You are on page 1of 6

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA SINH HỌC – KHOA Y DƯỢC

Báo cáo thực hành Lý Sinh

Giảng viên: Đỗ Minh Hà


Nhóm
Thành viên: Phạm Trung Kiên
Bùi Diệu Linh
Nguyễn Thái Hoàng
Văn Trọng Minh
Đào Việt Nam
Bài 1
XÁC ĐỊNH NĂNG LƯỢNG HOẠT HÓA CỦA QUÁ TRÌNH
CO BÓP TIM ẾCH TÁCH RỜI

1.1 . LÝ THUYẾT
Động học nghiên cứu tốc độ của phản ứng (hay quá trình) và sự phụ thuộc của
nó vào các yếu tố như nhiệt độ, nồng độ và sự có mặt của chất xúc tác hoặc ức
chế.
Để một phản ứng hóa học xảy ra thì các nguyên tử, phân tử của chất tham gia
phải thay đổi, sắp xếp lại cấu trúc của nó và hình thành nên một trật tự cấu trúc
mới trong sản phẩm của phản ứng. Muốn vậy, nguyên tử hoặc phân tử phải có
một năng lượng tối thiểu để vượt qua hàng rào lực đẩy giữa các lớp vỏ điện tử để
liên kết với nhau, do đó năng lượng hoạt
hóa là năng lượng tối thiểu cần thiết để
nguyên tử, phân tử có thể tham gia vào
phản ứng.
Theo Maxwell – Boltzmann, sự phân
bố phân tử theo năng lượng có dạng như
trên hình 1. Giả sử Ehh là năng lượng tối
thiểu cần thiết để phân tử của một chất có
thể tham gia vào một loại phản ứng thì ta
thấy chỉ những phân tử nào có năng lượng
bằng hoặc lớn hơn Ehh (là những phân tử
có năng lượng nằm bên phải đường thẳng
Ze) là có khả năng tham gia vào phản ứng
tạo thành sản phẩm.
Khi nhiệt độ thay đổi, làm thay đổi
động năng do chuyển động nhiệt của các
phân tử. Do đó tổng năng lượng của các
phân tử cũng thay đổi. Chẳng hạn khi nhiệt độ tăng lên (T2 > T1) thì năng lượng
của các phân tử tăng lên, phân tử có năng lượng bằng hoặc lớn hơn Ehh sẽ nhiều
hơn, thể hiện ở đường cong phân bố Maxwell – Boltzmann dịch sang bên phải,
do vậy chúng có khả năng tham gia vào phản ứng nhiều hơn làm cho tốc độ phản
ứng tăng lên. Mối liên quan giữa tốc độ và phản ứng và nhiệt độ được biểu diễn
qua phương trình Arhenius.
𝐸ℎℎ
𝐾 = 𝑝𝑧𝑒 − 𝑅𝑇 (1.1)
trong đó: K – tốc độ của phản ứng; Ehh – năng lượng hoạt hóa; P – yếu tố lập
thể; R – hằng số khí; Z – hệ số va chạm; T – nhiệt độ tuyệt đối.
1
Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của lnK vào đại lượng được thể hiện trên
𝑇
hình 2. Đồ thị này có ý nghĩa
quan trọng, dựa vào nó chúng
ta có thể xác định được giá trị
năng lượng hoạt hóa của một
quá trình:
𝐸ℎℎ
𝑡𝑔𝛼 = (1.2)
𝑅
Năng lượng hoạt hóa còn
có thể được xác định thông
qua một đại lượng khác, đại
lượng Q10. Đại lượng Q10 hay
còn được gọi là hệ số Van’t
Hoff. Đại lượng này là tỷ số
giữa hai hằng số tốc độ của
phản ứng ở điều kiện chênh
lệch nhau 10 độ Censius
(10oC).
𝐾2 𝐾𝑇+10
Q10 = = (1.3)
𝐾1 𝐾𝑇
Trong đó: K1 – hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ ban đầu T1; K2 –
hằng số tốc độ của phản ứng ở nhiệt độ T2 = T1 +10;
Đại lượng Q10 có nghĩa quan trọng. Nó cho biết hằng số tốc độ của phản ứng
tăng hay giảm bao nhiêu lần khi nhiệt độ thay đổi 10oC. Biểu thức toán học thể
hiện mối liên quan giữa năng lượng hoạt hóa của quá trình đại lượng Q10 như
sau:
𝐸ℎℎ = 0,46. 𝑇1. T2. 𝑙𝑔𝑄10 (1.4)

Trong thực nghiệm chúng ta có thể xác định đại lượng Q10 và do vậy việc tính giá
trị năng lượng hoạt hóa của một quá trình (nhất là quá trình sinh học) trở nên dễ
dàng. Mục đích của bài thực tập là xác định năng lượng hoạt hóa của quá trình co
bóp tim ếch tách rời.

1.2. MỤC TIÊU


1. Xác định được đối tượng nghiên cứu của động học;
2. Nắm vững năng lượng hoạt hóa của một phản ứng (một quá trình);
3. Mô tả mối liên quan giữa hằng số tốc độ của phản ứng với nhiệt độ;
4. Nắm vững bản chất của đại lượng Q10 và ý nghĩa của nó;
5. Thành thạo phương pháp cô lập tim ếch và tính năng lượng hoạt hóa
của một quá trình sinh học.
1.3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH
1.3.1. Dụng cụ, hóa chất và vật liệu
- 1 kéo to - 1 bàn xốp để ghim ếch
- 1 kéo con - 2 công tơ hút
- 1 chọc tủy - 3 bình tam giác có nút cao su
- 1 khay mổ dài hai lỗ
- 10 đinh ghim - 1 nồi cách thủy
- 4 cốc thủy tinh - 1 khay (chậu) nước đá
- 4 canuyl - 2 nhiệt kế loại 0 – 50oC
- 1 cuộn chỉ - 1 lít dung dịch Ringer dung cho
- 2 khăn lau dùng để mổ động vật biến nhiệt
- 4 con ếch / nhóm - 1 đồng hồ bấm giây
1.3.2. Các bước tiến hành
1. Tách rời tim ếch
- Dùng kim chuyên dụng chọc tủy ếch, đặt ếch lên bàn mổ, dung ghim
cố định bốn chi ếch vào bàn mổ.
- Dùng kéo to mở rộng xoang ngực ếch, cẩn thận cắt bỏ màng bao tim
sẽ thấy tim ếch cùng hai động mạch: một rẽ sang trái, một rẽ sang phải từ
động mạch chủ. Nhẹ nhàng lật tim ếch lên sẽ thấy tĩnh mạch chủ phía dưới.
- Dùng kéo panh nhỏ, luồn sợi chỉ dài chừng 15-20cm xuống dưới hai
động mạch và tĩnh mạch chủ. Cẩn thận trong khi luồn chỉ qua tĩnh mạch vì
thành tĩnh mạch rất mỏng nên dễ bị rách.
- Thắt chặt tĩnh mạch chủ và động mạch
phía phải của ếch.
Nhẹ nhàng kéo sợi chỉ để nâng động mạch
trái lên, cắt vát một
đường, tạo một lỗ nhỏ để luồn canuyl có
chứa dung dịch Ringer
(dung dịch sinh lý máu lạnh) vào sâu trong
tâm thất. Sự xuất hiện
cột máu trong canuyl khi tim co bóp đẩy
lên chứng tỏ canuyl đã
đưa vào đến tâm thất.
- Dùng ống hút rút bỏ máu trong canuyl,
tiếp tục cho dung dịch Ringer vào canuyl để rửa
tim cho đến khi toàn bộ máu trong tim đã được thay thế hết bằng dung dịch
Ringer.
- Thắt chặt chỉ, buộc động mạch trái vào canuyl rồi dung kéo
con cắt rời tim ra khỏi lồng ngực ếch, quả tim sau khi tách rời khỏi cơ
thể mà vẫn đập, đẩy cột dung dịch sinh lý trong canuyl lên xuống nhịp nhàng
thì việc tách rời (hay cô lập) tim ếch mới đạt yêu cầu.
- Gắn canuyl có tim ếch và nhiệt kế vào hai lỗ nhỏ của nút bình tạo ẩm
sao cho bầu thủy ngân của nhiệt kế và mỏm tim ở một độ cao như nhau. Bình
ẩm là bình tam giác thủy tinh có chứa dung dịch sinh lý để tạo độ ẩm cho tim
cô lập hoạt động tốt hơn. Nếu kỹ thuật tách tốt ta có một quả tim cô lập đập
nhịp nhàng tới 8 giờ liên tục.
2. Xác định đại lượng Q10 và năng lượng hoạt động của quá trình
co bóp tim ếch tách rời
- Chuẩn bị ba bình ẩm chứa khoảng 50ml dung dịch Ringer ở 3 nhiệt
độ khác nhau.
Bình 1. Đặt ở nhiệt độ của phòng thí nghiệm.
Bình 2. Đặt trong máy điều nhiệt có nhiệt độ cao hơn nhiệt độ phòng
o
10 C.
Bình 3. Đặt vào chậu nước đá để hạ nhiệt độ xuống thấp hơn nhiệt độ
phòng 10oC
- Khi nhiệt độ đã ổn định, đặt tim ếch cô lập vào bình ẩm ở nhiệt độ
phòng, đếm số nhịp đập của tim trong thời gian 1 phút, đó chính là hằng số tốc
độ của quá trình co bóp tim ếch tách rời (KT) đếm ít nhất 3 lần để lấy giá trị
trung bình.
Lưu ý: Có thể xác định hằng số tốc độ của quá trình bằng cách xác
định thời gian mà tim đập được 20 nhịp. Suy ra 60 giây đập được bao nhiêu
nhịp. Làm như vậy có thể tiết kiệm được thời gian hơn.
- Tiến hành tương tự như trên ở nhiệt độ cao hơn và thấp hơn 10oC so
với nhiệt độ phòng để xác định được KT+10 và KT-10. Cần chú ý mỗi lần thay
đổi nhiệt độ phải chờ 3 phút cho tim thích ứng với điều kiện nhiệt độ mới
trong bình ẩm.
- Áp dụng công thức để tính đại lượng Q10 trong điều kiện tăng nhiệt
độ :
𝐾𝑇 + 10
𝑄10 =
𝐾𝑇
Từ đó tính năng lượng hoạt hóa của quá trình co bóp tim ếch tách rời
trong điều kiện này là:

𝐸ℎℎ = 0,46. 𝑇1. 𝑇2. 𝑙𝑔𝑄10 [kcal]


(T1, T2 chuyển thành nhiệt độ tuyệt đối)
Còn ở điều kiện giảm nhiệt độ thì:
𝐾𝑇
𝑄′ 10 =
𝐾𝑇 − 10
Và năng lượng hoạt hóa là:
𝐸ℎℎ = 0,46. 𝑇1. 𝑇2. 𝑙𝑔𝑄′10 [kcal]
1.4. KẾT QUẢ THỰC HÀNH
Bảng tổng hợp số liệu trung bình
Thời gian (s)
Đại
Số nhịp Hằng số Năng lượng
Lần Lần Lần Trung lượng
đập tốc độ K hoạt hóa Ehh
1 2 3 bình Q10

20
20
20

1.5. Kết luận- Giải thích


1.6. Tài liệu tham khảo
1. Phan Sỹ An (Chủ biên), Lý sinh Y học, NXB Y học, Hà Nội, 2005.
2. Nguyễn Thị Quỳ, Lý sinh học (Phần thực tập), NXB Khoa học và kỹ
thuật, Hà Nội, 2002.

You might also like