You are on page 1of 20

Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

SỔ TAY LÂM SÀNG NHI KHOA

1
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

Mục lục:

A.Khám trẻ sơ sinh..........................trang 3

B.Khám trẻ em………………………………trang 10

2
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

A.Khám trẻ sơ sinh


Định nghĩa: trẻ sơ sinh là trẻ được sinh ra trong 4 tuần đầu (28 ngày)…

I.Triệu chứng và các dấu hiệu:


Trẻ sơ sinh không thể khai báo triệu chứng cho người bác sĩ khám, vì vậy người bác sĩ phải nhận
biết các triệu chứng, dấu hiệu của trẻ sơ sinh. Các triệu chứng, dấu hiệu đó có thể đặc hiệu
hoặc không đặc hiệu nhưng có một phần rất quan trọng là phải năm bắt được những triệu
chứng, dấu hiệu của trẻ từ lời khai của bố mẹ bé.

1. Nhợt nhạt: dấu hiệu này có thể gợi ý cho một vài nguyên nhân sau:

- Thiếu máu
- Tưới máu kém

Trẻ sơ sinh có nồng độ Hb cao hơn ở người lớn, do dó nếu trẻ sơ sinh có da, niêm mạc nhợt
nhạt thì đó là dấu hiệu bất thường. Nồng độ HB < 120g/dL là thấp ở trẻ sơ sinh.

Trẻ sinh non nhìn da hồng hào hơn do lớp mỡ dưới da còn mỏng.

2.Rối loạn hô hấp :

-Tần số hô hấp nhanh khi trên 60l/m với các dấu hiệu đi kèm như co kéo hõm ức, phập
phòng cánh mũi, huy động các cơ hô hấp phụ.

3.Xanh tím:

-Xanh tím trung ương:

Biểu hiện rõ ở môi, niêm mạc miệng do sự hạ oxy máu nhận biết rõ khi SpO 2 <80% (bình
thường >95%) bởi Hct của trẻ sơ sinh cao. Nguyên nhân gây ra xanh tím trong trường hợp này
có thể do trẻ sơ sing có bệnh lý tim bẩm sinh hoặc hô hấp bẩm sinh hoặc cả hai, vài vậy cần làm
rõ nguyên nhân và can thiệp sớm nhất có thể cho trẻ.

-Xanh tím ngoại vi:

Xanh tím ở đầu tay, chân trong khi không có xanh tím trung ương thì dấu hiệu này chỉ là
biểu hiện sinh lý.

4.Vàng da:

3
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

Nhiều trẻ sơ sinh có dấu hiệu vàng da rất sớm sau sinh. Kiểm tra củng mạc của trẻ sơ
sinh là cách tốt nhất để xác định trẻ sơ sinh có bị vàng da do tăng Billirubin hay không. Với dấu
hiệu vàng da trong giai đoạn này chúng ta không thể phân biệt được trên lâm sàng là sinh lý hay
bệnh lý.

5.Run rẩy:

Thường thấy ở trẻ sơ sinh vài ngày sau đẻ, đó là hiện tượng sinh lý khi vỏ não trẻ chưa
điều khiển được hoàn toàn sự vận động, chức năng vận động tự động của các nhân dưới vỏ vẫn
còn chiếm ưu thế.

Dấu hiệu này là bất thường khi ở trẻ sơ sinh có sự hạ Glucose máu, đa hồng cầu….

6.Dị tật bẩm sinh:

Các bất thường về chi thể, thân mình, đầu, H/c Down…… đều được xem là bất thường
về mặt cấu trúc của trẻ sơ sinh.

7.Giảm trương lực cơ:

Trương lực cơ của trẻ bình thường sinh đủ tháng có thể cảm nhận được ở tư thế gấp
của cùi chỏ, gối, hông của trẻ sơ sinh

Giảm trương lực cơ xảy ra trong các bệnh hệ thông như giảm Oxy máu, hạ Glucose máu
hoặc nhiễm trùng máu hoặc là hệ quả của các vấn đề về thần kinh, cơ.

Trẻ sơ sinh bị sinh non thì có trương lực cơ yếu hơn trẻ sinh đủ tháng.

8.Chỉ số Apgar:

Được dùng trong lâm sàng với khả năng đánh giá ban đầu về tình trạng tổng quát của
trẻ vừa mới được sinh ra

Chỉ số Apgar
Điểm
0 1 2
Thuộc tính
Nhịp tim Mất nhịp <100l/m >100l/m
Yếu, không đều, hổn
Hô hấp Mất hô hấp Tốt, khóc to
hển
Gập tay và chân chống
Cử động Không Và cử động gập
lại cử động duỗi
Phản xạ kích thích Không đáp ứng Nhăn mặt, khóc yếu ớt Khóc hay rụt lại
Nhợt
Màu da Nhợt nhạt nhạt ở các chi, thân Toàn thân hồng hào
hồng hào

4
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

II.Tiền sử:
1. Tiền sử bệnh lý của gia đình.
2. Kết quả lần mang thai trước (nếu có).
3. Sức khỏe bà mẹ trong thời gian thai kỳ hiện tại, bao gồm tiền sử sử dụng thuốc.
4. Các test sàng lọc trước sinh
5. Các vấn đề về lần mang thai hiện tại
6. Thời gian ối vỡ
7. Sốt trong khi chuyển dạ
8. Nước ối xanh
9. Trạng thái không ổn định của thai nhi trong thời gian chuyển dạ ( nhịp tim giảm, tăng cử
động, tống xuất phân su…..)
10. Trạng thái ban đầu lúc mới sinh, bao gồm kết quả khí máu động mạch, chỉ số Apgar
11. Tình trạng tiểu tiệu và đại tiện ra phân su từ lúc sinh

III.Thăm khám lâm sàng:


Đặt trẻ sơ sinh ở nơi ấm áp, khám bệnh một cách có hệ thống nhưng phải linh hoạt, không quá
cứng nhắc vì hư thể bạn sẽ không khai thái được những yếu tố quan trọng tù phần thăm khám
trẻ. Khám trẻ sơ sinh khi đặt trẻ nằm ở bàn khám hoặc giường bệnh, với trẻ lớn hơn có thể
khám trẻ khi trẻ được bố hoặc mẹ bế trẻ.

Trình tự khám:

a)Toàn thân:

1.Quan sát cẩn thận tình trạng phát triển của trẻ, các chỉ số nhân trắc họ của trẻ có phù
hợp với độ tuổi hiện tại của trẻ không, trẻ có tình trạng suy dinh dưỡng không?

2.Quan sát các dấu hiệu sau ở trẻ:

1. Xanh tím

2.Rối loạn hô hấp

3.Nhợt nhạt

3.Quan sát tư thế và hành vi của trẻ

4.Tìm các dị tật bẩm sinh ở trẻ

5.Nghe tim và khám bụng trẻ nếu trẻ nằm yên, không quấy khóc

5
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

6.Nếu trẻ có khóc, thì tiếng khóc nghe có bình thường không?

*Da:

Bình thường: khô ráo, căng mỏng

Bất thường: Ban đỏ, phồng rộp, bầm tím…

*Đầu:

-Quan sát hình dạng của đầu:

1.Đầu nhỏ

2.Đầu to

3.Đầu to do giãn các não thất

4.Đầu ngắn

5.Đầu dài

6.Đầu không đối xứng

-Sờ các thóp, đánh giá thóp: phồng, dẹt, lõm……

-Sờ các đường khớp sọ

Bất thường: có khối máu tụ, đường khớp sọ giãn, thóp phồng….

*Mắt:

-Quan sát các thành phần của mắt, ổ mắt

-Kiếm tra trẻ có bị vàng mắt hay xuất huyết mắt không

-Dấu hiệu “mắt búp bê”: Xoay đầu trẻ về một bên thì sẽ thấy nhãn cầu xoay về bên đối diện,
dấu hiệu này sẽ mất khi trẻ >1 tuổi

-Dấu hiệu rung giật nhãn cầu: giữ trẻ ở tư thế đứng và di chuyển trẻ qua lại theo chiều ngang,
trẻ sẽ có dấu hiệu rung giật nhãn cầu, dấu hiệu này mất đi khi trẻ >3 tháng tuổi.

Bất thường:

-Nhiễm trùng mắt có thể gợi ý bởi các dấu hiệu mắt đỏ, tiết mủ, chảy ghèn…

*Mũi:

6
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

-Kiểm tra xem có thông thoáng đường thở ở mũi hay không

Miệng:

-Quan sát và kiểm tra phần ngoài miệng lẫn trong miệng

*Cổ:

-Quan sát để tìm thấy các bất thường ở cổ, khám hệ thống hạch ở cổ…….

b)Thăm khám bộ phận

1.Tim mạch:

1.Quan sát bệnh nhi có xanh tím, nhợt nhạt, đỗ mồ hôi không

2.Tần số thở

3.Xác định mỏm tim

4.Sờ tim ngoài lồng ngực bằng cả lòng bàn tay

5.Cảm nhận sự đập của tim vào lòng bàn tay, cảm nhận rung miu nếu có

6.Đếm nhịp tim trong vong 15s sau đó nhân 4

7.Bắt mạch bẹn 2 bên

8.Nghe tim bằng ống nghe ở các thính điểm, mô tả các tiếng tim nghe được.

9.Đo Huyết áp, khổ của băng cuốn HA phải phủ được 2/3 cánh tay trẻ.

9.Khám gan lớn.

Giá trị bình thường của nhịp tim và tần số thở của trẻ sơ sinh
Loại trẻ Sinh non Sinh đủ tháng
Nhịp tim 120-160 100-140
Tần số thở 40-60 30-50

2.Hô hấp:

1.Quan sát hình dạng lồng ngực cũng như sự vận động hô hấp của ngực.

7
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

2.Đếm tần số thở và nghe các âm thở đi kèm(khò khè, rít….)

3.Tìm kiếm các dấu hiệu rối loạn hô hấp nếu có: thở nhanh, rút hõm ức, co kéo khảng
gian sườn, phập phồng cánh mũi

4.Khám rung thanh và gõ thực sự không giúp ích gì nhiều trong khai thác các dấu hiệu
bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

5.Dùng ống nghe, nghe sự thông khí ở phổi, phát hiện các âm bất thường( rale…..)

3.Bụng:

1.Tháo tả lót của trẻ

2.Quan sát bụng, gồm rốn, háng , ghi nhận những bất thường

3.Làm ấm tay, sau đó sờ bụng trẻ từ phải qua trái, sờ cảm giác bề mặt trước rồi mới ấn
để cảm nhận các cấu trúc sâu hơn

4.Khám lách của trẻ. Ở trẻ sơ sinh, lách có thể lớn xuống bờ sườn trái thậm chí là lớn
xuống hố chậu

5.Khám gan lớn:khám như khám người lớn, ghi nhận gan lớn bao nhiêu dưới bờ sườn
trên đường trung đòn phải, giới hạn trên của gan để tránh trường hợp sa gan bẩm sinh.

6.Nhìn hậu môn của trẻ, xem nó có ở đúng vị trí không? Có nằm đúng nút gân trung tâm
hay có dị dạng hậu môn thực tràng bẩm sinh

7.Khám ống hậu môn bằng ngón tay để kiểm tra hẹp ống hậu môn hoặc dấu “tháo cống”
trong bệnh Hirschsprung.

4.Thần kinh:

1.Quan sát sự bất đối xứng trong tư thế và vận động của trẻ

2.Đánh giá trương lực cơ giữa 2 phần đối xứng của cơ thể

3.Đánh giá phản xạ gân xương

4.Kích thích cảm giác đau một cách nhẹ nhàng để đánh giá cảm giác của trẻ

5.Kiểm tra thị lực của trẻ: bế trẻ vào đứng một góc tối vừa phải, thị lực của trẻ là bình
thường khi trẻ dướng mắt nhìn về phía khu vực có ánh sáng

8
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

6.Kiểm tra thính giác: bằng cách ghi nhận các phản ứng giật mình với một âm thanh.
Sàng lọc thính học lý tưởng nhất là bằng máy điện tử phải được thực hiện trong giai đoạn sơ
sinh.

5.Khám cơ quan sinh dục ngoài:

1.Quan sát hình dạng của bộ phận sinh dục, xem xét có sự bất thường hay không

2.Kiểm tra có quan giao hợp, vị trí lỗ tiểu , hậu môn lạc chỗ

3.Kiểm tra xem có khối phồng bất thường, thoát vị bẹn bẩm sinh

9
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

B.Khám trẻ em:


Định nghĩa: trẻ em là những cá thể có độ tuổi từ 12 tháng đên 16 tuổi, là một danh từ không
đặc hiệu vì từ 12 tháng đến 16 năm là một khoảng thời gian dài trong đó sự phát triển của trẻ
biến đổi rất nhiều trong từng giai đoạn nhỏ trong đó.

Vì thời gian biên tập có hạn, mà triệu chứng học trẻ em đặc trưng cho từng loại bệnh thì nhiều
vô kể nên tôi xin phép chỉ trình bày vắn tắt các triệu chứng theo từng cơ quan và nguyên nhân
có thể gây ra triệu chứng để bạn đọc có thể hình dung. Đối với trẻ lớn thì các bạn có thể hỏi và
thăm khám lâm sàng như người lớn, còn trong khuôn khổ cuốn sổ cầm tay này tôi chỉ xin trình
bày những triệu chứng chính mà bạn có thể khai thác được ở những trẻ em chưa biết nói, hoặc
biết nói nhưng chưa hiểu được nội dung của lời nói.

Trước khi vào phần trình bày nội dung của phần khám trẻ em, chúng ta luôn nhớ trẻ em không
phải là người lớn thu nhỏ.Vì vậy chúng ta cần có sự đánh giá phù hợp và chính xác với lứa tuổi
của đối tượng thăm khám. Tiền sử của đối tượng mà chúng ta khai thác được là chìa khóa để đi
đến chẩn đoán, thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng sẽ là công cụ giúp chúng ta phân biệt
chẩn đoán và thay đổi chẩn đoán.

10
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

Các bệnh thường gặp ở trẻ em/người lớn

Bệnh xảy ra giới hạn ở Bệnh gặp ở trẻ em và Bệnh xảy ra giới hạn ở
trẻ em người lớn người lớn

Nhịp nhanh trên thất


Tim Bệnh mạch vành
Bệnh tim bấm sinh

Eczema
Da liễu Các bênh lý ác tính
Vảy nến

Bệnh Coeliac
Táo bón
Viêm dạ dày ruột
Trào ngược thực quản-
dạ dày
Tiêu chảy ở trẻ mới biết Viêm túi thừa
Tiêu hóa Viêm ruột
đi Các bệnh lý ác tinh
Đau bụng không đặc
hiệu
DỊ ứng thức ăn
H/c kém dung nạp

Bạch hầu
Hen phế quản COPD
Hô hấp Ho gà
Viêm phổi Các bệnh lý ác tính
Sởi

Viêm khớp do nhiễm


Cơ xương khớp khuẩn
Bệnh lý khớp hoạt động

Viêm màng não


H/c đau nửa đầu
Thần kinh Co giật do sốt
Đau đầu không đặc hiệu
Bệnh lý ác tính

Trào ngược bàng Nhiễm khuẩn đường


TIết niệu Các bệnh lý ác tính
quang-niệu quản tiết niệu

11
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

I.Tiền sử:

1.Tiền sử về các triệu chứng đang thăm khám hiện tại

2.Tiền sử các bệnh tật trước đó ( nếu có)

3.Tiền sử sinh nở:

-Có vấn đề gì với trẻ trong thai kỳ hay không?

-Cháu là con thứ mấy? vì thường con so có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn con
rạ nên sẽ có nhiều di chứng do chuyển dạ kéo dài ở trẻ.

-Phương pháp đẻ: bằng đường âm đạo hay mổ đẻ

-Cân nặng lúc sinh?

-Cháu sinh có đủ tháng không?

-Tình trạng cháu lúc sinh ra có bình thường không? Hay phải đưa vào đơn vị
chăm sóc trẻ sơ sinh đặc biệt?

4.Tiền sử tiêm chủng: tùy lịch tiêm chủng quốc gia của mỗi nước khác nhau mà chúng ta
có thể hỏi bố mẹ trẻ nhưng câu hỏi phù hợp liên quan đến vấn đề tiêm chủng.

5.Tiền sử phát triển: hỏi cháu có phát triển bình thường không? Có giai đoạn nào bị suy
dinh dưỡng không? Cháu có tăng cân đều không? Vóc dáng và cân nặng của cháu so với
các trẻ cùng lứa tuổi như thế nào?.....

6.Tiền sử gia đình: hỏi xem gia đình có các bệnh lý di truyền nào không? Hỏi các vấn đề
nghi ngờ bệnh lý lây nhiễm từ những thành viên trong gia đình cho trẻ, vd:viêm gan B,
lao….

7.Tiền sử dử dụng thuốc: quan trọng nhưng rất dễ khai thác nếu bố mẹ trẻ còn giữ sổ
khám bệnh, đơn thuốc. Làm rõ các tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là các loại thuốc
kháng sinh.

12
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

II. Thăm khám lâm sàng:

a)Toàn thân:

1.Cân nặng.

2.Dấu hiệu sống:

-khổ của băng cuốn HA phải phủ được 2/3 cánh tay trẻ.

Giới hạn trên của các số đo sinh lý trẻ em ở các độ tuổi


Độ tuổi Mạch(lần/phút) Tần số thở(lần/phút) Huyết áp(mmHg)
2-5 120 25 120/70
5-10 110-120 22-25 120-130/70-75
10-16 100-110 18-22 120-130/70-75

3.Nhiệt độ.

4.Khám Tai, mũi, họng. Ghi nhận bất thường.

5.Khám hệ thống hạch ở cổ, tuyến giáp.

6.Da, niêm mạc.

Các dấu hiệu nghiêm trọng, yêu cầu phải chú ý ngay trong phần
thăm khám tổng quát
1.Tưới máu kém (nghi ngờ shock giảm thể tích)
2. Thời gian Refill mao mạch kéo dài >2s
3.Tay chân lạnh (nghi ngờ có shock)
4.Chóng mặt,Hạ huyết áp(dấu hiệu muộn của shock giảm thể tích)
5. Xuất huyết dưới da, phát ban khắp cơ thể
6.Đau đầu, sợ ánh sáng, cứng cổ, nôn vọt(gợi ý viêm màng não)
7.Khó thở lúc nghỉ ngơi,hơi thở ngắn(gợi ý có rối loạn hô hấp vd:
hen phế quán, viêm phổi)
8.Sốt >380C
9.Nhịp tim nhanh

13
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

b)Cơ quan:

1.Hô hấp:

Tần suất hay Có ý nghĩa cao nếu Chẩn đoán phân


Triệu chứng gặp đi kèm với các triệu biệt
chứng:
*** Nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới,
Hơi thở ngắn
Thở khòa khè từng
lúc nghỉ
cơn cấp tính, hít
ngơi(TNLNN)
phải vật chất lạ, suy
tim……
*** TNLNN, khò khè, sốt Nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới,
Ho hen phế quản, Hít
hoặc nuốt phải dị
Cấp tính vật
*** TNLNN, sốt Nhiễm khuẩn
đường hô hấp dưới,
Khò khè hen phế quản, Hít
hoặc nuốt phải dị
vật
* Khởi phát lúc vận Đau cơ xương, viêm
động, sốt thực quản do trào
Đau ngực ngược, thiếu máu
cơ tim, tràn mủ
màn phổi…..
Mạn tính ** Ho, khò khè, phát Thiếu tập thể dục,
Hơi thở ngắn
triển, chậm lớn bênh lý về hô hấp,
lúc vận
bênh lý về tim, suy
động(TNLVD)
nhược thần kinh…
*** Khò khè, TNLVD, Ho+khạc đờm gợi ý
chậm lớn có sự nhiễm khuẩn
đường hô hấp,
Ho
thường gặp là phế
quản phế viêm, hít
phải vật chất lạ…
Khò khè *** TNLVD, chậm lớn Xác định các nơi
gây hẹp đường thở:
mũi, thanh quản,
phể quản…

14
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

* Vận động Đau ngực không


đặc hiệu, đau cơ
Đau ngực
xương, thiếu máu
cơ tim…
Chú thích:
-Phân loại: cấp tính(khoảng thời gian xảy ra <1 tuần), mạn tính(khoảng thời
gian xảy ra trên 3 tuần)
-Tần suất hay gặp: ***(rất hay gặp), **(thường gặp), *(hiếm khi)

-Những dấu hiệu bất thường:

+Trẻ em dưới 3 tuổi có thạnh ngực mềm và phổi chưa giãn nở hết. Trong sự bất
thường thì thở vào, cơ hoành co mạnh để làm giảm áp lực lồng ngực nhằm hít không khi
từ bên ngoài vào, điều này đã làm cho các xương sườn cuối bị kéo vào trong và bụng trẻ
phồng lên hay còn gọi là “thở bụng”

+Trẻ em có thành ngực mỏng nên có thể nghe được âm thở rõ ràng. Đường thở
của trẻ em nhỏ nên có xu hướng gây nên những âm thở lạ nhưng không mang tính chất
bệnh lý,vì vậy điều này cần có kinh nghiệm lâm sàng mới xác định rõ được. Dùng ống
nghe có thể nghe được nhiều âm bệnh lý khác nhau, như tiếng khò khè đa âm sắc vào
thì thở ra, rale nổ vào cuối thì hít vào…...cộng với tình trạng khó thở của trẻ gợi ý nhiều
có tổn thương thực thể tại hệ thống hô hấp.

2.Tiêu hóa:

Triệu chứng Tần suất hay gặp Có ý nghĩa cao Chẩn đoán phân
nếu đi kèm với biệt
các triệu chứng:
Cấp tính Nôn mửa *** Sốt, chóng mặt, Viêm dạ
mất nước dày,viêm dạ dày
ruột cấp, viêm
tai giữa, viêm
phổi, nhiễm
khuẩn đường tiết
niệu, viêm màng
não, viêm não,
chấn thương
vùng đầu…

15
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

*** Sốt, mất nước Viêm dạ dày ruột


cấp, viêm đại
Tiêu chảy
tràng, viêm ruột
thừa…
** Sốt, phân có máu Viêm dạ dày ruột
cấp, viêm đại
tràng, các
Đau bụng nguyên nhân cần
phẫu thuật cấp
cứu: lồng ruột,
viêm ruột thừa…
*** Suy mòn tiến Trào ngược dạ
triển, đau đầu dày thực
quản(hiếm gặp ở
Nôn mửa
trẻ lớn so với trẻ
nhỏ), tăng áp lực
nội sọ
*** Suy mòn tiến Bất dung nạp
triển đường Lactulose,
Mạn tính
Tiêu chảy bệnh Coeliac nếu
suy mòn tiến
triển, viêm ruột
*** Đau không phải Rối loạn thần
quanh rốn, đau kinh thực vật,
Đau bụng đầu, tiêu chảy và bệnh Coeliac,
nôn mửa, suy viêm ruột,……
mòn tiến triển
Chú thích:
-Phân loại: cấp tính(khoảng thời gian xảy ra <1 tuần), mạn tính(khoảng thời
gian xảy ra trên 3 tuần)
-Tần suất hay gặp: ***(rất hay gặp), **(thường gặp), *(hiếm khi)

-Ở trẻ 6 tháng đến 3 tuổi, khám bụng trẻ bằng cách cho trẻ ngồi thẳng trên đùi của bố
hoặc mẹ. Trẻ nhỏ có lách lớn có thể sờ được ở hố chậu trái thậm chí ở hố chậu phải.

-Chỉ định thăm khám thực tràng thường ít chỉ định ở trẻ em, ngoài trừ trong các trương
hợp trẻ các tổn thương nằm ở gần ống hậu môn có thể dùng ngón tay út để thăm khám.

3.Thần kinh:

16
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

Triệu chứng Tần suất hay gặp Có ý nghĩa cao Chẩn đoán phân
nếu đi kèm với biệt
các triệu chứng:
** Nôn mửa, sốt,H/c đau nửa đầu,
Đau đầu cứng cổ, sợ ánh
viêm màng não,
sáng viêm não…
* Viêm não
Varicella( Varicell
a Zoster virus gây
bệnh thủy đậu,
Dáng đi nghiêng
có biến chứng
ngả
gây viêm não),
viêm dây thần
Cấp tính kinh tiền đình ốc
tai…
* Viêm não, nhiễm
Mức độ rối loạn
độc, sử dụng
ý thức
thuốc…
* Co giật do
sốt,viêm màng
não, viêm não,
Co giật
động kinh, rối
loạn chuyển
hóa…
** Nôn mửa, đau U não, h/c đau
bụng nửa đầu, đau
Đau đầu đầu mạn tính
không rõ nguyên
nhân…
* Teo cơ, rối loạn
chuyển hóa bẩm
Suy nhược về sự
Mạn tính sinh, các bệnh về
phát triển
thoái hóa thần
kinh….
* Động kinh, hội
chứng QT kéo
Co giật dài(hiếm gặp),
rối loạn chuyển
hóa bẩm sinh…
Chú thích:
-Phân loại: cấp tính(khoảng thời gian xảy ra <1 tuần), mạn tính(khoảng thời
gian xảy ra trên 3 tuần)
-Tần suất hay gặp: ***(rất hay gặp), **(thường gặp), *(hiếm khi)

17
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

-Đau đầu mạn tính có thể có nguyên nhân từ miệng, các xoang, abcesse răng, hoặc mặt.

-Cơn co giật cấp tính có thể bị nhầm lẫn với rét run do sốt ở trẻ em. Một cơn co giật có
đặc trưng là chậm (1 phát/1s) nhưng mạnh,biên độ lớn, bất thình lình mà không thể dừng lại,
mất ý thức và chóng mặt khi thay đổi tư thế.

-Một cơn rét run có tần số nhanh (5 phát/1s) , biên độ nhỏ hơn cơn co giật, có thể dừng
lại nếu trẻ được bố mẹ vuốt ve và không mất ý thức.

-Có thể khám chức năng vận động của trẻ bằng cách cho trẻ thực hiện những động tác
chống lại trọng lực như bảo trẻ đặt tay lên đầu, nâng chân lên từ tư thế nằm trên giường, đứng
dậy từ tư thế ngồi xổm.

-Cứng cổ là dấu hiệu thường biểu hiện ở trẻ khi bạn đang hỏi bệnh trẻ hoặc bố mẹ trẻ.
Nếu nghi ngờ, bảo trẻ quay đầu từ hướng này sang hướng khác hoặc trẻ gặp cổ tối đa để xem
cằm có chạm vào ngực không, với trẻ nhỏ hơn thì người khám di chuyện đồ chơi trước mắt trẻ
nhằm thu hút sự chú ý của trẻ và nhìn xem sự chuyển động của đầu trẻ.

4.Da:

Triệu chứng Tần suất hay gặp Có ý nghĩa cao Chẩn đoán phân
nếu đi kèm với biệt
các triệu chứng
Cấp tính Ngứa ** Thở rít, hơi thở Côn trùng cắn, Dị
ngắn, thương ứng type 1 (IgE)
tổn dạng mề đay
Bóng nước ** Thở rít, hơi thở Mề đay, chốc lở
ngắn, vỏ bóng do tụ cầu vàng
nước màu dạng bóng
vàng(nhiễm nước(bullous
khuẩn tụ cầu impetigo)
vàng)
Phát ban ** -Sốt -Ban xuất huyết
-Ban có đốm có thể kết hợp
xuất huyết biểu với nhiễm khuẩn
hiền cả thân máu do não mô

18
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

mình hoặc mặt cầu, bệnh lý


sau cẳng chân giảm tiểu cầu tự
-Tổn thượng miễn
dạng vòng đỏ với -Ban đỏ đa
màu hồng ở hình(h/c Steven-
trung tâm Johson)…..
Mạn tính Mảng bong tróc *** Phân bố ở các -Eczema
mặt gấp của chi -Vảy nến
và ngứa, tìm
thấy ở cùi chỏ,
gối
Tóc thưa * -Ngứa -Nấm tóc
-bệnh hệ thống -Rụng tóc trong
trong vòng 2-4 thời kỳ hậu sản…
tháng trở lại -Hói
Chú thích:
-Phân loại: cấp tính(khoảng thời gian xảy ra <1 tuần), mạn tính(khoảng thời
gian xảy ra trên 3 tuần)
-Tần suất hay gặp: ***(rất hay gặp), **(thường gặp), *(hiếm khi)

-Sự phân bố các ban:

+Đối xứng: vảy nến ở mặt duỗi các chi, eczema ở mặt gấp các chi

+Không đối xứng: U hạt dàng vong, viêm da…..

+Lan rộng: Phát ban do thuốc……….

+Theo các vùng da do dây thần kinh liên sườn chi phối :Zona thần kinh liên sườn

+Phát ban khi tiếp xúc với ăn nắng mặt trời: do thuốc hoặc Lupus ban đỏ hệ
thống

-Các dạng tổn thương:

+Dạng vảy

+Dạng sần sùi vỏ cây

+Dạng nang

+Mụt nhọt

19
Trường DHYD Huế Trương Tất Thuật YG 2012-2018

+Dạng phồng rộp

+Dạng mảng vữa

-Phân bố tổn thương:

+Rải rác

+Dính chùm

+Từng mãng

+Dạng vòng

5.Tim mạch: Thăm khám theo sách “Bài giảng lâm sàng Nhi khoa” trường DHYD Huế
trang 171.

20

You might also like