You are on page 1of 2

Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ ở chi bộ 1

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: "Để làm cho Đảng mạnh thì
phải mở rộng dân chủ"; "thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm
chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng"; "một Đảng là đạo đức, là văn minh" phải bảo đảm thực hành dân
chủ rộng rãi, phải làm tất cả các cấp ủy và mọi đảng viên bày tỏ hết ý kiến của
mình với Đảng.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc thực hiện dân chủ trong Đảng,
Chỉ thị số 10-CT/TW ngày 30/3/2007 của Ban Bí thư về nâng cao chất lượng
sinh hoạt chi bộ đã xác định “trong sinh hoạt chi bộ phải thực sự mở rộng và
phát huy dân chủ, nhất là việc thảo luận, quyết định những vấn đề thuộc chức
năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên,
tạo được không khí cởi mở, chân thành để mọi cán bộ, đảng viên bày tỏ chính
kiến, tâm tư, nguyện vọng của mình; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân
chủ; nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật, đề cao tinh thần tự phê bình và phê bình,
bảo vệ những đảng viên thẳng thắn đấu tranh chống các biểu hiện sai trái, tiêu
cực, tăng cường sự đoàn kết, thống nhất và tình thương yêu đồng chí trong
Đảng”.

Thời gian qua chi bộ 1 đã cơ bản duy trì nền nếp sinh hoạt đúng, đủ định
kỳ; quan tâm chuẩn bị nội dung, thực hiện quy trình sinh hoạt đảm bảo quy
định; tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình của đảng viên trong sinh
hoạt từng bước được đề cao; cấp ủy, chi bộ đã có sự chuyển biến tích cực trong
việc quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết cấp trên hoặc xây
dựng nghị quyết của cấp mình; nghị quyết, chương trình, kế hoạch của chi bộ đã
thể hiện được ý chí, nguyện vọng của tập thể, sát hợp với tình hình thực tế, góp
phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Tuy nhiên, không khí sinh hoạt chưa thực sự cởi mở, nghiêm túc, nội dung
sinh hoạt chưa được ban chi ủy thảo luận trước, chủ yếu do bí thư chuẩn bị. Tinh
thần tự phê bình và phê bình còn hạn chế chủ yếu do bí thư chi bộ gợi ý và nêu
vấn đề, việc tham gia phát biểu ý kiến của đảng viên trong sinh hoạt chi nộ định
kỳ hang tháng còn ít.

Phát huy dân chủ trong sinh hoạt chi bộ là phương pháp tốt nhất để thực
hiện các công việc của chi bộ hoặc công việc chuyên môn nhanh nhất, hiệu quả
nhất; đề cao trách nhiệm, nâng cao năng lực của bí thư chi bộ; tạo cơ hội tốt để
cán bộ, đảng viên học hỏi lẫn nhau về phương pháp, kiến thức, kỹ năng, kinh
nghiệm, không ngừng nâng cao năng lực của bản thân để hoành thành nhiệm vụ
chính trị của chi bộ. Để khắc phục hạn chế về phát huy dân chủ trong sinh hoạt
chi bộ bản thân tôi xin đưa ra một số giải pháp chủ yếu như sau:

Một là, tạo môi trường thân thiện, không khí cởi mở, khuyến khích đảng
viên nhất là các đảng viên trẻ trong chi bộ bày tỏ chính kiến, bộc lộ tâm tư,
nguyện vọng của mình, trao đổi, thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc chức
năng, nhiệm vụ của chi bộ và trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của đảng viên.
Để làm được điều này, trước hết chi ủy, bí thư chi bộ phải cầu thị, biết lắng
nghe, không áp đặt ý kiến cá nhân và trù dập người phê bình. Các đồng chí cấp
ủy viên và đảng viên phải có trách nhiệm, tự giác, mạnh dạn tham gia phát biểu
ý kiến thẳng thắn, xác đáng, thuyết phục.

Hai là, dân chủ giao nhiệm vụ cho cán bộ, đảng viên phù hợp. Căn cứ vị trí
công tác, năng lực của từng cán bộ, đảng viên, bí thư chi bộ cùng ban chi ủy bàn
bạc, lập kế hoạch giao nhiệm vụ cho từng người, sau đó gặp gỡ, trao đổi với
từng đảng viên được giao nhiệm vụ. Trong quá trình thảo luận, bí thư chi bộ
nhấn mạnh về nội dung, yêu cầu công việc để mỗi đảng viên trình bày ý kiến,
nguyện vọng của mình.

Ba là, bí thư chi bộ cần khách quan, có uy tín, chia sẻ, cảm thông với đảng
viên. Có phong cách dân chủ khi chủ trì các kỳ sinh hoạt, biết động viên, gợi mở
để đảng viên trao đổi, thảo luận kỹ những vấn đề được nêu, đồng thuận trước
khi kết luận, khuyến khích tự phê bình và phê bình, lắng nghe, tôn trọng, tiếp
thu những ý kiến xây dựng, thẳng thắn, trung thực; đồng thời, chấn chỉnh, phê
phán những cá nhân vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ hoặc có ý kiến thiếu
tính xây dựng, bảo thủ trong trao đổi, thảo luận...

Bốn là, không ngừng nâng cao nhận thức, phẩm chất, năng lực và trách
nhiệm của đội ngũ đảng viên trong chi bộ. Trước hết, chi bộ phải tích cực tuyên
truyền, thuyết phục để mỗi đảng viên nhận thức rõ trách nhiệm giảng dạy,
nghiên cứu, sẵn sàng đóng góp ý kiến vào các công việc của chi bộ; quan tâm 
đào tạo, bồi dưỡng, thường xuyên và khuyến khích đảng viên tự học tập, tự
nghiên cứu, nâng cao nhận thức, năng lực bản thân để tham gia ngày càng chất
lượng hơn vào công việc của chi bộ và nhất là công việc giảng dạy.

You might also like