You are on page 1of 18

CÂU 1: Vận dụng và phát triển tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh trong điều

kiện hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra những biện pháp gì để thực hiện
đại đoàn kết? Liên hệ việc thực hiện tại cơ quan, đơn vị đồng chí đang công tác?
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống những quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như giải phóng dân tộc, xây dựng chủ
nghĩa xã hội, xây dựng Đảng, phát triển văn hóa, con con người... Trong những tư
tưởng ấy, đại đoàn kết dân tộc là một nội dung cốt lõi, làm nên dấu ấn quan trọng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, được Đảng
Cộng sản Việt Nam kế thừa, vận dụng thành công trong quá trình lãnh đạo nhân dân
đấu tranh giải phóng dân tộc, tiến hành công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là một hệ thống
các luận điểm về vị trí, vai trò, nội dung, nguyên tắc, phương pháp tập hợp, tổ chức
lực lượng cách mạng, nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh của dân tộc, của
quốc tế trong sự nghiệp đấu tranh của độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,
Thành công, thành công, đại thành công”. Lời dạy của Bác đã trở thành tư tưởng chỉ
đạo, phương châm hành động để Đảng ta lãnh đạo phát huy truyền thống đoàn kết,
tạo sức mạnh tổng hợp giành thắng lợi cho cách mạng. Trước yêu cầu của sự nghiệp
đổi mới, xây dựng và bảo vệ đất nước theo tinh thần Nghị quyết mà Đại hội XIII,
Đảng nhận định trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ tiếp tục còn có những diễn
biến phức tạp: Hoà bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, song đang đứng
trước nhiều trở ngại, khó khăn; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, xung đột cục
bộ tiếp tục diễn ra dưới nhiều hình thức, phức tạp và quyết liệt hơn, làm gia tăng rủi
ro đối với môi trường kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế. Đại dịch Covid-19 tiếp tục
diễn biến phức tạp, khó kiểm soát, tác động tiêu cực, kéo dài đến kinh tế thế giới, khu
vực, trong đó có nước ta. Ở trong nước, chúng ta đang tiếp tục đẩy mạnh toàn diện,
đồng bộ công cuộc đổi mới; tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính
trị trong sạch, vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc;
phát triển kinh tế nhanh, bền vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân
dân; giữ vững ổn định chính trị - xã hội; Tuy nhiên, chúng ta cũng gặp không ít khó
khăn, thách thức, nhất là tác động của suy thoái kinh tế, tài chính, những tiêu cực và
tệ nạn xã hội, chống phá của các thế lực thù địch, vấn đề bảo vệ chủ quyền biển,
đảo... làm ảnh hưởng nhất định đến tư tưởng và đời sống các tầng lớp nhân dân.
Chính vì vậy, tư tưởng đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc giữ vị trí đặc biệt
quan trọng, nhất quán và xuyên suốt trong đường lối, chủ trương của Đảng, của Nhà
nước Việt Nam. Đảng luôn xác định, “đoàn kết” là giá trị cốt lõi, “đại đoàn kết toàn
dân tộc” là đường lối chiến lược, là cội nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu của cách
mạng Việt Nam, hướng đến mục tiêu: củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết toàn
dân tộc nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, giữ vững độc lập dân tộc,
thống nhất của Tổ quốc, thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước vững
bước đi lên CNXH. Đại hội XIII của Đảng ta đã tiếp tụckhẳng định mục tiêu của cách
mạng nước ta là: Phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với
sức mạnh thời đại; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định;

1
phấn đấu để đến giữa thế kỷ XXI, nước ta trở thành nước phát triển, theo định hướng
xã hội chủ nghĩa.
Trải qua các thời kỳ cách mạng, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ngày càng được hoàn thiện, phát triển. Quan
điểm chỉ đạo này trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay như sau: đại đoàn kết
dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng; lấy
mục tiêu giữ vững độc lập , thống nhất Tổ quốc, vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ,
công bằng, văn minh; bảo đảm công bằng và bình đẳng xã hội, chăm lo lợi ích chính
đáng của các giai tầng, kết hợp hài hòa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể; đại đoàn kết
là sự nghiệp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị mà hạt nhân lãnh đạo là tổ
chức Đảng; thực hiện nhất quán đường lối đoàn kết quốc tế với phương châm Việt
Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của các nước trong cộng
đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình, phát triển. Quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII
xác định: Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh
đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
Để có thể thực hiện tốt các quan điểm đó, Đảng đã vận dụng và thực hiện tốt
các nguyên tắc: đại đoàn kết dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa lợi ích giữa các thành
viên trong xã hội; đoàn kết trong Đảng là hạt nhân, là cơ sở vững chắc để xây dựng
khối DĐK dân tộc; phải tin dân, lắng nghe, tiếp thu, giải quyết các khó khăn vướng
mắc của dân, làm tốt công tác dan vận; đoàn kết phải trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ
quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau, hợp tác bình đẳng cùng có lợi.
Với tinh thần đó, Đảng cũng đã đề ra những biện pháp đại đoàn kết cần phải thực
hiện trong giai đoạn hiện nay như sau:
Một là, xây dựng những chính sách nhằm tăng cường khối đại đoàn kết
toàn dân tộc: mọi hoạt động của hệ thống chính trị cũng như của cán bộ, đảng viên,
công chức, viên chức đều nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân. Cần tập trung xây dựng
và hoàn thiện những chính sách phát triển kinh tế xã hội và các chính sách đối với các
giai cấp, tầng lớp xã hội sao cho giải quyết hài hòa các quan hệ lợi ích trong xã
hội;quan tâm, tạo điều kiện để các giai tầng phát huyhiệu quả vai trò của mình; bảo
vệ quyền và lợi ích chính đáng, bình đảng của mọi tầng lớp nhân dân.
Hai là, xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh để Đảng thực sự là hạt
nhân lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộcCủng cố sự đoàn kết, thống nhất trong
Đảng; Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng để phát huy va trò của Mặt trận tổ
quốc và các đoàn thể nhân dân. Kết hợp thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong
Đảng và chế độ hiệp thương dân chủ trong tổ chức Mặt trận tổ quốc; Chăm lo đào tạo
bồi dưỡng, xây dựng độ ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu sự nghiệp cách mạng.
Ba là, phát huy mạnh mẽ vai trò của chính quyền trong việc thực hiện chính
sách đại đoàn kết dân tộcTiếp tục thực hện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Cụ thể hoá “dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra“ trong tất cả các loại hình tổ chức và đơn vịHoạt
động của cơ quan NN phải đặt nhiệm vụ phục vụ nhân dân là trên hết; Xây dựng
phong cách và phương thức công tác của cán bộ, CCVC phù hợp với đạo đức cách
mạng và đáp ứng yêu cầu tăng cường khối ĐĐK.

2
Bốn là, mở rộng và đa dạng hóa các hình thức, tập hợp nhân dân nâng cao vị
trí, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dânMTTQ và các đoàn thể
nhân dân phối hợp các CQNN hướng hoạt động nhiều hơn về cơ sở, dến từng hộ dân
nhất là vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng đặt biệt khó khăn; vận động nhân
dân xoá đó giảm nghèo vương lên làm giàu chính đáng, xây dựng đời sống ấm no,
hanh phúc.
Năm là, tăng cường công tác chính trị, tư tưởng, nâng cao trách nhiệm công
nhân, xây dựng sự đồng thuận xã hội, đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nướcĐa
dạng hoá hình thức tuyên truyềnGiáo dục ý thức chănm lo xây dựng khối ĐĐK thống
nhất trong Đnảg và trong nhân dân, xây dựng sự đồng thuận XH và đề cao ý thức
cộng đồng trách nhiệm .
Sáu là, giữ vững môi trường hòa bình, tạo điều kiện quốc tế thuận lợi cho công
cuộc đổi mới; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì
hòa bình, độc lập, dân chủ và tiến bộ xã hộiĐưa quan hệ quốc tế đã được thiết lập đi
vào chiều ssấu, ổn định, bền vững giải quyết các bất đồng và tranh chấp thông qua
thương lượng hoà bình; tôn trọng lẫn nhau, bình và cùng có lợi
Liên hệ thực tế tại cơ quan
Xuất phát từ chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Nhà nước tỉnh Tiền Giang, là
cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng và ngoại hối trên
địa bàn; tham mưu, giúp việc cho Thống đốc....; đồng thời, là cơ quan đại diện cho
Công đoàn ngành Ngân hàng Việt Nam trên địa bàn, thực hiện và chăm lo bảo vệ
quyền lợi chính đáng cho cán bộ ngân hàng trên địa bàn tỉnh,đơn vị luôn xác định rõ:
ngoài việc phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao thì phải không
ngừng rèn luyện, tu dưỡng, học tập theo phong cách của Bác; nhất là tư tưởng về tinh
thần đoàn kết của Bác để thực sự là một mắc xích quan trọng và then chốt trong việc
lãnh đạo, quản lý các tổ chức tín dụng hoàn thành tốt nhiệm vụ chung, góp phần xây
dựng và phát triển quê hương.Thành tích..... Để có được những thành tích đáng ghi
nhận trên, đó là nhờ một phần rất lớn từ sự đoàn kết nội bộ, sự đồng lòng vì lợi ích
chung của tập thể đơn vị, tập thể ngành của 42 cán bộ, công chức tại đơn vị.
Nhìn chung cơ quan đoàn kết, tập thể cán bộ đảng viên đơn vị luôn có tinh thần
ý thức trách nhiệm, đoàn kết, hỗ trợ nhau trong công tác cũng như trong cuộc sống;
tự rèn luyện nâng cao phẩm chất đạo đức, năng lực để cùng nhau phát triển.Lãnh đạo
đơn vị luôn quan tâm, xây dựng và thực hiện nhiều chính sách nhằm đảm bảo quyền
lợi và khơi dậy tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ nhau cả trong và ngoài đơn
vị. Tổ chức Công đoàn áp dụng hỗ trợ vốn quay vòng cho công chức tại đơn vị, tạo
điều kiện cho công chức phát triển kinh tế, đầu tư giáo dục nâng cao trình độ...làm tốt
công tác chăm lo đời sống vật chất, sức khỏe và tinh thần cho công chức. Đặc biệt,
trong bối cảnh dịch Covid diễn biến phức tạp, tập thể đơn vị đã nêu cao tinh thần
đoàn kết, hỗ trợ nhau cùng vượt qua đại dịch, hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn
và cùng nhau chia sẻ những khó khăn trong thời gian làm việc giãn cách, 03 tại chỗ
và mắc bệnh. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã triển khai thực hiện tốt phong trào thi đua
“Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua thực hiện phòng, chống và chiến
thắng đại dịch Covid-19” nhằm hưởng ứng Lời kêu gọi toàn dân đoàn kết phòng,
chống đại dịch Covid-19. Theo đó, với vai trò là đầu tàu của ngành trên địa bàn, đơn

3
vị đã làm tốt công tác tuyên truyền các biện pháp và vận động quyên góp phòng
chống dịch. Đặc biệt là làm tốt công tác tư tưởng cho toàn thể công chức tại đơn vị,
tại các tổ chức tín dụng để cùng trụ vững, tin tưởng và từng bước vượt qua giai đoạn
khó khăn khi dịch bùng phát và lan rộng trong các đơn vị ngân hàng.
Chi bộ, lãnh đạo đơn vị luôn gương mẫu đi đầu, là hạt nhân đoàn kết; luôn quan
tâm tạo điều kiện, động viên, chia sẻ khó khăn với các thành viên trong cơ quan, đặc
đặc biệt là thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tự phê bình và
phê bình.Xây dựng, ban hành và thực hiện tốt quy chế làm việc của cơ quan, xem đây
là công cụ lãnh đạo, quản lý; là cơ sở đảm bảo sự thống nhất hoạt động của cán bộ,
công chức; là văn bản pháp lý để giải quyết mối quan hệ giữa các thành viên trong
đơn vị.
Hoạt động của các đoàn thể luôn có sự gắn kết, liên hệ chặt chẽ; ngoài thành tích
chung của đơn vị thì hoạt động của chi bộ, công đoàn và chi đoàn luôn được cấp trên
quản lý đánh giá cao, trong sạch, vững mạnh và nhiều năm liền hoàn thành xuất sắc
nhiệm vụ, được tuyên dương. Thông qua các hoạt động đoàn thể đa dạng và phù hợp
như hội thao, giao lưu, họp mặt... giúp công chức tại đơn vị cũng như của ngành trên
địa bàn gần nhau hơn, đoàn kết hơn và gắn bó nhiều hơn với công việc mình đang
đảm nhận, nâng cao trách nhiệm của bản thân.
Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại hạn chế: Trong giao tiếp ứng xử, vẫn còn
một số cán bộ đảng viên còn nóng nảy, còn áp đặt...đặc biệt là chưa nhận thức đầy đủ
trách nhiệm, hiệu quả công việc chưa cao, hoàn thành công việc còn chậm
Cần phải phát huy tính công khai, dân chủ trong đơn vị để tăng cường tinh thần
trách nhiệm của công chức, viên chức; mọi người đều thấy mình có vai trò đóng góp
cho cơ quan ở các phạm vi, mức độ, các lĩnh vực khác nhau.
+ Tăng cường hoạt động thanh tra nhân dân của đơn vị nhằm phát hiện sớm và
giải quyết dứt điểm tình trạng mầm móng gây mất đoàn kết trong cơ quan.
+ Hàng năm cơ quan có khen thưởng cá nhân là hạt nhân đoàn kết; đồng thời
góp ý phê bình, khiển trách cá nhân gây mất đoàn kết nội bộ

4
Câu 2: Quan điểm Hồ Chí Minh về những phẩm chất đạo đức cơ bản của cán
bộ? Liên hệ tình hình đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay và liên hệ bản
thân tại đơn vị.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của cách mạng
Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới đã để lại cho
chúng ta di sản tinh thần to lớn, những tư tưởng mang giá trị vô giá và những giá trị
nhân văn cao cả.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát
triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại;
là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đ-
ường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi.
Trong đó có tư tưởng về đạo đức, đặc biệt là đạo đức người cán bộ. Sinh thời,
Người luôn quan tâm đến đạo dức CM, Người cũng là một tấm gương sáng, là hiện
thân của đạo đức cách mạng, nêu gương cho toàn Đảng, toàn dân ta. Theo HCM, đạo
đức là cái gốc của người cách mạng, không có đạo đức cách mạng thì không lãnh đạo
được nhân dân; có đạo đức CM thì gặp khó khăn, gian khổ, thất bại cũng không sợ
sêt, rụt rè, lùi bước; tuy năng lực và công việc của mỗi người khác nhau nhưng ai giữ
được đạo đức CM là người cao thượng. Người khẳng định muôn việc thành công
hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hoặc kém. Đạo đức ấy được thể hiện ở những phẩm
chất như: trung với nước hiếu với dân; yêu thương con người; cần kiệm, liêm chính
chí công vô tư và tinh thần quốc tế trong sáng. Những phẩm chất đó được biểu hiện
cụ thể như sau:
* Một là, trung với nước, hiếu với dân.
Đây là phẩm chất đạo đức quan trọng hàng đầu, là mối quan hệ với đất nước,
với dân tộc, thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước, giữ nước và phát triển của
đất nước, là phẩm chất đạo đức chủ chốt nhất.
Trung với nước, đòi hỏi phải quyết tâm, suốt đời, hết lòng, hết sức phụng sự
Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết, trước
hết, như: trung thành và kiên định con đường XHCN, có hành động thiết thực để bảo
vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước,…Hiếu với
dân đòi hỏi phải trọng dân, tin dân, học dân, hỏi dân, hiểu dân, lắng nghe ý kiến của
nhân dân, thương dân, hòa mình với quần chúng nhân dân thành một khối; nắm vững
dân tình, dân tâm, dân ý; quan tâm dân quyền, dân sinh, dân trí, dân chủ, dân vận;
làm cho dân tin, dân phục, dân yêu.
“Trung với nước, hiếu với dân” không phải là một khẩu hiệu, mà phải thể hiện
bằng hành động thiết thực, phải lấy hiệu quả công việc làm thước đo.
* Hai là, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.
Đây là phẩm chất đạo đức giải quyết mối quan hệ “với tự mình”. Cần là siêng
năng, chăm chỉ cố gắng dẻo dai. Kiệm là tiết kiệm, không xa xỉ, không hoang phí,
không bừa bãi.Cần và kiệm phải đi đôi với nhau như 2 chân của con người.Liêm là
trong sạch, không tham lam -tham tiền của, tham địa vị, tham danh tiếng, tham ăn

5
ngon, tham sống yên là bất liêm. Chữ liêm phải đi đôi với chữ kiệm. Có kiệm mới
liêm được.Chính nghĩa là không tà, nghĩa là thẳng thắn, đứng đắn. Điều gì không
thẳng thắn, đứng đắn tức là tà.
Như vậy, cần, kiệm, liêm là gốc rễ của chính. Hồ Chí Minh cho rằng cần,
kiệm, liêm, chính là 04 đức tính cần có của con người, một lẽ tự nhiên như bốn mùa
của trời, bốn phương của đất. Thiếu một đức thì không thành người. Cần, kiệm, liêm,
chính đặc biệt cần thiết đối với người cán bộ, đảng viên, vì họ là những người có
quyền, nếu thiếu lương tâm thì có thể rơi vào đục khoét, mưu lợi cho mình. Cán bộ,
đảng viên mà suy thoái đạo đức thì ảnh hưởng đến thanh danh của Đảng và nhiệm vụ
cách mạng. Đảng viên sai lầm sẽ đưa quần chúng đến sai lầm. Theo Hồ Chí Minh,
mặt trái của quyền lực dễ làm cán bộ, đảng viên tha hóa; Những người trong các công
sở đều có nhiều hoặc ít quyền hành. Nếu không giữ đúng cần, kiệm, liêm, chính thì
dễ trở nên hủ bại, biến thành sâu mọt của dân.
Ngoài ra, Cần, kiệm. liêm, chính còn là thước đo trình độ văn minh tiến bộ của một
dân tộc; cần, kiệm, liêm, chính là nền tảng của đời sống mới, của thi đua ái quốc, là
cái cần để làm việc, làm người, làm cán bộ, phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại.
Chí công vô tư là khi làm bất cứ việc gì đùng nghĩ đến mình trước, hưởng thụ đi
sau, là lòng mình chỉ biết có Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào, là đặt lợi ích của cách
mạng của nhân dân lên trên hết, trước hết. Thực hành chí công vô tư cũng có nghĩa
là là phải kiên quyết quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng, bởi
vì chủ nghĩa cá nhân là trái đạo đức cách mạng.
Tuy nhiên, cần phân biệt sự khác nhau giữa chủ nghĩa cá nhân và lợi ích chính
đáng của cá nhân. Nếu những lợi ích cá nhân không trái với lợi ích tập thể thì không
phải là xấu. Theo Hồ Chí Minh, đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là
“giày xéo lên lợi ích cá nhân”. Và chỉ ở trong chế độ xã hội chủ nghĩa thì mỗi người
mới có điều kiện để cải thiện đời sống riêng của mình, phát huy tính cách riêng và sở
trường riêng của mình.
Tóm lại, cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và có mối
quan hệ với chí công vô tư. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược
lại chí công vô tư, một lòng, một dạ vì dân, vì Đảng thì nhất định sẽ thực hiện được
cần, kiệm, liêm, chính.
* Ba là, thương yêu con người, sống có tình có nghĩa.
Thương yêu quí trọng con người trong tư tưởng HCM luôn đứng vững trên lập
trường của giai cấp công nhân, biến hành động cụ thể, tức là tình yêu thương con
người dành cho con người đang sống thực trên đời này, bị áp bức, đói nghèo, bệnh
tật. Tình thương yêu con người của HCM là một biểu hiện sáng ngời của việc thấm
nhuần chủ nghĩa Mác Lê nin. Đó là một tình yêu thương không chỉ trong phạm vi dân
tộc mà cả phạm vi nhân loai. Nó đòi hỏi phải luôn nghiêm khắc với bản thân, rộng rãi
độ lượng với người khác, thể hiện trên nguyên tắc tự phê bình và phê bình một cách
chân thành nghiêm túc nhắm giúp con người tốt đẹp hơn.
* Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng

6
Tinh thần quốc tế là một phẩm chất đạo đức bắt nguồn từ bản chất của giai cấp
công nhân và chế độ xã hội chủ nghĩa. Chủ tịch HCM là nhà yêu nước nhiệt thành,
một chiến sĩ quốc tế vĩ đại. Người không chỉ giáo dục tinh thần quốc tế trong sáng
thủy chung mà con là hiện thân của tinh thần quốc tế kết hợp chủ nghĩa yêu nước
chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản.Người đặt sự nghiệp cách mạng của dân tộc
Việt Nam trong quỹ đạo cách mạng thế giới; coi thắng lợi của nhân dân VN cũng là
thắng lợi chung của nhân dân tiến bộ thế giới, thắng lợi của bạn cũng là thắng lợi của
mình. Theo Người, mục tiêu đấu tranh của nhân dân Việt Nam với mục tiêu chung
của nhân loại là hòa bình độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ thế giới
Trên tinh thần đó, HCM đưa ra 3 nguyên tắc cho CB ĐV rèn luyện gồm: phải tu
dưỡng đạo đức suốt đời; nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức và xây đi đôi với
chống.
Như vậy, những phẩm chất đạo đức của người cán bộ luôn có tác động qua lại biện
chứng với nhau, thiếu một trong những phẩm chất đó thì người cán bộ, đang viên khó
mà làm tròn nhiệm vụ của Đảng và nhân dân giao phó. Do đó, nó đòi hỏi người cán
bộ phải luôn rèn luyện, tu dưỡng, xem đây là một nhiệm vụ thường xuyên và liên tục.
tư tưởng này của Người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng đội
ngũ cán bộ và công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Liên hệ tình hình đạo đức của cán bộ, đảng viên hiện nay:
Với nhận thức cán bộ là gốc của mọi công việc, đạo đức cán bộ là nhân tố quyết
định chất lượng và hiệu quả hoạt động của cả hẹ thống chính trị, sự thành công của
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, trong những năm qua, Đảng, Nhà nước ta
thường xuyên lãnh đạo, chỉ đaọ xây dựng đội ngũ cán bộ công chức theo yêu cầu của
thực tiễn cách mạng, đã giành được nhiều kết quả quan trọng với những bước chuyển
biến tích cực.
Thấm nhuần lợi dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 92 năm qua, Đảng ta đã xây
dựng, bồi dưỡng đại bộ phận cán bộ, đảng viên phát huy được phẩm chất, đạo đức
cách mạng. Đa số cán bộ, đảng viên luôn trau dồi và giữ được phẩm chất, đạo đức
cách mạng, yêu nước, yêu dân, chí công, vô tư, gương mẫu, có lối sống trong sạch,
lành mạnh. Tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên vững vàng trước những biến động trong
nước và thế giới, kiên định mục tiêu và con đường đi lên CNXH do Đảng, Bác Hồ và
nhân dân ta đã lựa chọn, hăng hái đi đầu trong công cuộc đổi mới, hoàn thành các
nhiệm vụ được giao. Nhiều cán bộ, đảng viên đã thực hiện nghiêm túc việc tự phê
bình và phê bình với thái độ trung thực để khắc phục cái sai, cái xấu, bảo vệ cái đúng,
cái tốt; có ý thức tăng cường đoàn kết trong nội bộ và ngoài xã hội do vậy, đã tạo nên
động lực mạnh mẽ thúc đẩy tiến trình đổi mới, góp phần vào thành tựu chung của cả
nước. Nhiều đồng chí đã nêu cao tấm gương về bản lĩnh chính trị, có ý thức rèn
luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, hết lòng, hết sức tận tụy với công việc,
được quần chúng yêu mến, tín nhiệm. Nhiều cán bộ, đảng viên đã năng động, sáng
tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trước dân, trước Đảng, mạnh dạn tìm
tòi, thử nghiệm nhiều cách làm mới, đạt hiệu quả cao, được quần chúng tin yêu, ca
ngợi, góp phần quan trọng trong việc tăng cường và củng cố niềm tin của nhân dân
vào sự lãnh đạo Đảng.Đặc biệt, công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh thời gian
qua đã xuất hiện nhiều tấm gương điển hình, tiêu biểu sẳn sàng xả thân vì sức khỏe,

7
tính mạng của nhân dân, nhất là trong đội ngũ ý bác sỹ, lực lượng vũ trang, lực lượng
tuyến đầu chống dịch trở thành những tấm gương mẫu mực cho mỗi cán bộ, đảng
viên chúng ta học tập, noi theo. Phát huy những mặt tích cực đó đã thực sự đóng góp
rất lớn vào thành công của sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình
mới hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình đổi mới, hội nhập quốc tế, một bộ phận cán bộ, đảng
viên có biểu hiện suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, rơi vào chủ nghĩa cá nhân,
ích kỷ, tình trạng “nói không đi đôi với làm”, “nói một đằng làm một nẻo”… đang
gây bức xúc trong xã hội, làm mất niềm tin trong nhân dân. Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI) cũng đã chỉ rõ: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có
những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai
nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh
lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) cũng đã khẳng định: Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa
bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng
phí, tiêu cực vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ
máy nhà nước.Tình trạng trên đã ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng và Nhà nước,
làm giảm lòng tin của một bộ phận nhân dân vào con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta.
Tình trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là: tác động
tiêu cực từ mặt trái của cơ chế kinh tế thị trường; từ sự khủng hoảng của chủ nghĩa xã
hội trên thế giới và các mặt tiêu cực của quá trình toàn cầu hóa, sự lợi dụng các
phương tiện truyền thông hiện đại bởi các thế lực phản động, thù địch để xuyên tạc,
bóp méo tình hình thực tế của Việt Nam, cổ xúy cho lối sống hưởng lạc, thực dụng,
ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, vì đồng tiền và âm mưu, chiến lược “diễn biến hòa bình”
các thế lực thù địch. Mặt khác, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động kém hiệu quả. Có biểu hiện xem nhẹ
giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, xem nhẹ giáo dục đạo đức
cách mạng; cơ chế, xử lý kỹ luật chưa đủ nghiêm, chưa đủ sức răn đe; công tác tổng
kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp; bản thân một bộ
phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập, để chủ nghĩa cá nhân
phát triển, chi phối, làm xói mòn bản chất tốt đẹp của người đảng viên cộng sản...
Để góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng này, Đại hội XIII của Đảng đã khẳng
định: Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng
chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ. Trong
đó, xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững
mạnh, nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn hiện nay.
Trong thời gian tới, cần tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị 05 ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị và
Kết luận số 01 ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh việc
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiện
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII. Nêu cao tính tự giác tu dưỡng, rèn luyện của mỗi

8
cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, lãnh đạo quản lý, người đứng đầu; làm tốt công tác
kiểm tra, giám sát, kịp thời nêu gương người tốt việc tốt, có chính sách thỏa đáng với
những người có công trong phát hiện và đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực; kiên
quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời đúng pháp luật đối với những cán bộ, đảng viên vi
phạm kỷ luật, hoặc có biểu hiện sa đọa về đạo đức, lối sống, tham nhũng, tham
nhũng;  tạo mọi điều kiện cho nhân dân tham gia giám sát hoạt động, công tác của
cán bộ, đảng viên theo tinh thần Đảng ta từ nhân dân mà ra, Cán bộ là “công bộc” của
nhân dân.
Liên hệ bản thân
Đứng trước thực trạng trên, với vai trò là một đảng viên trẻ, mang trên mình trách
nhiệm với quê hương, bản thân nhận thức rằng việc tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức
cách mạng vừa là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, vừa là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Ngân hàng là ngành kinh doanh đặc biệt, nhạy cảm vì liên quan đến tiền, lợi ích vật
chất, luôn đối mặt với nhiều rủi ro. hàng loạt đại án ngân hàng cùng nhiều vụ án liên
quan đến sai phạm pháp luật của cán bộ ngân hàng trên cả nước đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo về đạo đức cán bộ ngân hàngVì vậy, đòi hỏi bản thân cần tập trung
làm tốt một số nội dung sau: phải thường xuyên nêu cao ý thức trách nhiệm trong
thực hiện nhiệm vụ được giao, vì nhân dân mà phục vụ; tuyệt đối trung thành với chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, theo vị trí, chức trách,
nhiệm vụ của mình, phải cần mẫn, tận tâm, hăng hái trong mọi công việc, kiên trì
thực hiện cho được kế hoạch công tác, không vì khó khăn mà bỏ dở; không lãng phí,
phô trương, hình thức trong mọi việc; luôn trong sáng, ham làm, ham học, ham tiến
bộ, không tham địa vị, tiền tài; chính trực trong thực hiện nhiệm vụ, ngay thẳng trong
mọi công việc, có bản lĩnh đấu tranh bảo vệ cái đúng, cái đẹp, phê phán cái sai, cái
xấu. Cần rèn cho bản thân thói quen nói đi đôi với làm, không chỉ nói suông mà phải
chứng minh bằng kết quả; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, thẳng thắn,chân
thành góp ý cho đồng nghiệp, đồng chí để cùng tiến bộ. Để góp phần thực hiện được
những nội dung trên, bản thân còn phải không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng
lực và trình độ chính trị để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Chỉ có như vậy, bản
thân mới không ngừng tiến bộ, trưởng thành, tạo nền tảng vững chắc giúp bản thân
rèn luyện bản lĩnh, vững vàng trước những tác động tiêu cực.
Tuy Bác đã đi xa nhưng những điều Người tâm huyết, những chỉ dẫn trong tư tưởng
của Người vẫn còn nguyên giá trị. Ôn lại, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Người, chính là thấm nhuần sâu sắc lời Người căn dặn: Đạo đức cách
mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà
phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong.
Những năm tới, việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách Chủ tịch
Hồ Chí Minh sẽ trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục của ngành Ngân hàng
góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ ngân hàng tận tâm, chuyên nghiệp, nhiệt
huyết, sáng tạo, tiếp tục cùng ngành giữ vững vai trò chủ lực là “huyết mạch của nền
kinh tế”.

9
Câu 3 : Tác phong khoa học của cán bộ theo tư tưởng Hồ Chí Minh? Liên hệ
việc thực hiện các nội dung này đối với đội ngũ cán bộ nơi đồng chí đang công
tác?
Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá
mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn
mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân
cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau.Phong cách Hồ Chí Minh là
một chỉnh thể bao gồm phong cách tư duy, phong cách làm việc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh là biểu hiện đặc trưng cho mối quan hệ giữa Đảng và các tổ chức đảng; với cán
bộ, đảng viên; mối quan hệ giữa Đảng với quần chúng nhân dân; giữa cán bộ với
nhân dân. Nội dung chủ yếu nhất của phong cách làm việc của Người đó là: tác
phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ và tác phong khoa học. Phong cách
làm việc khoa học là vấn đề mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, Người
thường xuyên nhắc nhở và yêu cầu đội ngũ cán bộ phải thường xuyên rèn luyện để có
được phong cách này. Trong tác phẩm Sửa đổi lối làm việc, Hồ Chí Minh viết: “Nếu
mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn
to tát hơn nữa”. “đúng hơn”, “khéo hơn” chính là cách làm việc khoa học. Nó đòi hỏi
cách làm việc phải đúng với quy luật khách quan, mang tính kế hoạch, bài bản, sáng
tạo và hiệu quả. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tác phong làm việc khoa học thể hiện cụ
thể ở một số nội dung sau: 
Mỗi cán bộ phải ý thức được rằng, ở những mức độ đậm nhạt khác nhau, người
Việt Nam đều bị chi phối bởi tư duy tiểu nông, tác phong làm việc thiếu khoa học.
Noi theo tấm gương Hồ Chí Minh, chúng ta phải khắc phục thói quen tự do, tùy tiện,
gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra nghiên cứu, chậm chạp, lề mề.
Đồng thời, phải xây dựng một tác phong khoa học trong công tác, trong lãnh đạo.
Làm việc cần phải đi sâu, đi sát, điều tra nghiên cứu, nắm bắt người, nắm việc,
nắm tình hình cụ thể. Phải nắm thông tin và xử lý thông tin một cách khoa học. Trên
cơ sở kết quả điều tra, nghiên cứu chính xác, phải nắm chắc và hiểu thấu vấn đề đi
đến kết luận và quyết định vấn đề cho đúng.
Làm việc phải có mục đích rõ ràng; chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát hợp
theo phương châm: “Kế hoạch một, biện pháp mười, quyết tâm hai mươi”. Nêu ra
mục đích, đặt kế hoạch không phải cho kêu, cho oai mà để thực hiện. Một kê hoạch
nhỏ thực hiện tốt còn hơn kế hoạch lớn mà không thực hiện được.
Theo lời dạy và tấm gương Hồ Chí Minh, tác phong khoa học đòi hỏi lãnh đạo
phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và có điển hình. Người
cán bộ, nhất là lãnh đạo phải “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay
làm”, cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể; phải cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời,
làm đên nơi, đến chốn. Phải loại bỏ căn bệnh “hữu danh vô thực”, không từ cái gốc,
cái chính, làm qua loa, đại khái, “đâu voi đuôi chuột”, làm ít suýt ra nhiều, để làm
một cái báo cáo cho oai, nhưng xét kỹ thì rỗng tuếch.
Phải thường xuyên chú ý rút kinh nghiệm. Theolời dạy của Hồ Chí Minh, mỗi
cán bộ phải ý thức rằng sau mỗi công việc cần phải rút kinh nghiệm, kinh nghiệm
thành công và thất bại. Những kinh nghiệm đó phài được phổ biến rộng rãi cho tất cả

10
các bộ, các địa phương để học những kinh nghiệm hay và tránh những kinh nghiệm
dở.
Như vậy, cùng với việc đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ công cuộc đổi mới, công
nghiệp hóa, hiện đại hóa; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc cũng đặt ra đòi hỏi
cao về phẩm chất và năng lực ở đội ngũ cán bộ. Tuy nhiên, cùng với những ưu điểm,
thì đội ngũ cán bộ hiện nay vẫn còn những hạn chế về phẩm chất, năng lực, trong đó
có phương pháp làm việc. Trước thực trạng trên, Đảng ta đã xác định một trong các
nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XIII là: “Xây dựng đội ngũ đảng viên và
cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu đủ phẩm chất, năng lực, uy
tín, ngang tầm nhiệm vụ”. Đội ngũ cán bộ cần được thường xuyên bồi dưỡng phương
pháp làm việc khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh; qua đó, làm cơ sở trực tiếp để
xây dựng phương pháp công tác cụ thể cho hoạt động của cán bộ các cấp. Bởi lẽ, dù
người cán bộ có tri thức, trình độ lý luận và năng lực, tâm huyết, nhưng nếu không
được trang bị phương pháp làm việc khoa học thì khó có thể đạt được thành công
trong công việc.
*Liên hệ việc thực hiện các nội dung này đối với đội ngũ cán bộ nơi đồng
chí đang công tác:
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Tiền Giang đ ược thành lập từ tháng 6 năm
1975 trên cơ sở chuyển thành từ Ty Ngân khố tỉnh Mỹ Tho. Hiện nay, là đơn vị thuộc cơ
cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Có chức năng tham mưu, giúp
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện quản lý nhà nước về tiền tệ, hoạt động
ngân hàng và ngoại hối trên địa bàn tỉnh Tiền Giang và thực hiện một số nghiệp vụ
Ngân hàng Trung ương theo ủy quyền của Thống đốc với hoạt động của 04 phòng
nghiệp vụ và tương đương. Tổng số CBCC là 42 người, 19 nữ. Tất cả CBCC đều có
trình độ phù hợp với vị trí công tác, ngạch công chức, đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm
vụ được giao. Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ có 17 người, chiếm 39,53%; Đại học có
21 người, chiếm 48,84%; Cao đẳng có 1 người, chiếm 2,33%. Trình độ chính trị: Cao
cấp: 5 người, chiếm 11,63%; Trung cấp: 07 người, chiếm 16,28%.Thêm thành tích….
Những kết quả mà Chi nhánh đạt được ngoài sự nổ lực phấn đấu của cả tập
thểmà còn nhờ phần lớn vào việcnhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của
việc xây dựng phong cách làm việc cho cán bộ, đảng viên theo phong cách Hồ Chí
Minh. Với đặc thù nghiệp vụ vừa gồm mảng quản lý nhà nước về lĩnh vực tiền tệ -
ngân hàng, vừa thực hiện mảng công tác là đại diện công đoàn ngành ngân hàng Việt
Nam trên địa bàn, xử lý, giải quyết những vấn đề chung của các tổ chức tín dụng,
chính do môi trường làm việc này đã tạo nên cho đội ngũ lãnh đạo, cán bộ công chức
tại đơn vị phải không ngừng rèn luyện, xây dựng một môi trường làm việc khoa học,
chuyên nghiệp và sáng tạo. Ban Giám đốc, Câp ủy đã nêu cao tinh thần trách nhiệm
trong lãnh đạo, luôn giữ vững tinh thần nêu gương, nói đi đôi với làm, kiên định
các mục tiêu đổi mới, sáng tạo, xây dựng văn hóa nơi công sở góp phần hình thành
phong cách làm việc khoa học, chuyên nghiệp trong toàn đơn vị; giúp từng cán bộ
công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, tạo nền tảng cho sự thành công chung
của Chi nhánh.
Để gắn lý luận với thực tiễn, việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong
cách Hồ Chí Minh được cán bộ, Đảng viên tại đơn vị tích cực học tập và rèn luyện,

11
trong đó xây dựng phong cách làm việc khoa học của Người, xem đây là một nội
dung quan trọng nhằm thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Cụ thể, đơn vị đã xây dựng
được chương trình hành động hàng năm, chương trình công tác hàng tháng và các kế
hoạch chuyên môncụ thể; lãnh đạo các phòng chức năng đều có xây dựng kế hoạch
làm việc, mục tiêu chất lượng của phòng, của đơn vị; có bảng phân công nhiệm vụ
cho từng cán bộ, công chức phù hợp với năng lực, sở trường của mỗi cá nhân để phát
huy hết khả năng của mỗi người. Từ đó, mỗi công chức đều xây dựng cho mình một
kế hoạch làm việc hợp lý, khoa học, có nhật ký công việc hàng ngày để biết việc nào
cần làm trước, việc nào làm sau, nắm được mấu chốt của vấn đề, việc nào là việc
quan trọng và làm việc trên tinh thần tự giác, trách nhiệm. Bên cạnh đó, do đặc thù
quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng trên địa bàn nên các quyết định, kế hoạch
mà Chi nhánh xây dựng, ban hành phải thực sự phù hợp, hiệu quả và đạt được sự
đồng thuận. Trước những vấn đề đặt ra, Chi nhánh luôn nghiên cứu, rà soát điều tra
kỹ lưỡng trước khi xây dựng, tham mưu chính sáchnhư: căn cứ trên cơ sở chủ trương,
Nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tình hình thực tế, xuất
phát từ lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tham khảo các ý kiến của các
tổ chức, cá nhân triển khai/thụ hưởng chính sách, có nghiên cứu phân tích tác động
chính sách… từ đó xây dựng và tham mưu lãnh đạo ra quyết định cuối cùng.
Mặt khác, việc xây dựng kế hoạch công tác kiểm tra, giám sát đều được triển
khai thực hiện tốt; xây dựng gương điển hình tiên tiến trong học tập và làm theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; giáo dục, giúp đỡ quần chúng ưu tú để
giới thiệu lên cấp ủy cấp trên xem xét kết nạp đảng; đồng thời thường xuyên thực
hiện việc kiểm tra, giám sát các hoạt động đã được triển khai để đánh giá, rút kinh
nghiệm cả bên chuyên môn lẫn đoàn thể. Định kỳ hàng tháng/quý/năm, chi nhánh
đều tổ chức các cuộc họp giao ban, đối thoại với các tổ chức tín dụng, sơ kết, tổng kết
để đánh giá những kết quả đạt được cũng như rút ra những bài học kinh nghiệm để đề
ra giải pháp phù hợp.
Học tập theo tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ, đảng viên, công
chức tại Chi nhánh luôn ý thức về việc cần đổi mới, sáng tạo trong công việc để có
góc nhìn toàn diện hơn, tăng hiệu quả công việc. Cũng từ việc chủ động tiếp nhận,
tiếp cận thông tin từ nhiều phía, công chức tại đơn vị có thông tin đa chiều, tư duy
mở, không chỉ dựa vào kinh nghiệm chủ quan trong quá trình tham mưu chính sách,
đưa ra quyết định. Đặc biệt trong tình hình mới, thời đại công nghệ 4.0, cán bộ, đảng
viên đã chủ động, tích cực học hỏi để ứng dụng khoa học kỹ thuật, từ đơn giản trong
quá trình lưu trữ, theo dõi văn bản, công việc cho đến các mức độ phức tạp hơn.
Tất cả những điều đó đã góp phần làm sâu sắc thêm giá trị doanh nghiệp và
giá trị con người của Chi nhánh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được đó,
vẫn còn một số ít cán bộ, điảng viên có phong cách làm việc chưa thực sự khoa học,
chậm đổi mới, bảo thủ, thiếu nhiệt tình trong công tác; thực hiện các công việc hành
chính theo khuôn mẫu, quy định có sẵn, chưa có tư duy đột phá, cải tiến để thay đổi
lề lối, phương thức làm việc nhằm nâng cao chất lượng công tác.Số lượng này rất nhỏ
so với mặt bằng chung của cả đơn vị, chủ yếu rơi vào những cán bộ lớn tuổi, sắp về
hưu. Tuy hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, nhưng chủ yếu là thực hiện chức năng

12
quản lý, mô hình làm việc nhà nước theo biên chế nên đôi khi cũng tác động đến tư
tưởng, thiếu nhiệt huyết và đổi mới.
Trong thời gian tới để tiếp tục phát huy những ưu điểm và hạn chế những tồn
tại, đơn vị cần đẩy mạnh thực hiện một số nội dung sau:tiếp tục nâng cao nhận
thức về công tác bồi dưỡng, cập nhật những nội dung, phương pháp làm việc mới,
phương pháp làm việc khoa học theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho đội ngũ cán bộ;hoàn
thiện tiêu chuẩn các đối tượng cán bộ.Đặc biệt, cần triển khai và thực hiện nghiêm
túc, có hiệu quả Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Với tư cách là một đảng viên trẻ, với nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc
rèn luyện theo phong cách làm việc của Hồ Chí Minh để từng bước khẳng định bản
thân gắn với tình hình thực tế tại đơn vị tôi nhận thấy: bản thân cũng như mỗi viên
chức, mỗi đảng viên phải tự mình tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ học vấn,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ; phải có sự tự nguyện, tự giác, nghiêm khắc với bản
thân; hãy soi mình vào Bác và sửa chữa dần những “thói hư, tật xấu” hoặc những hạn
chế, khuyết điểm mà mình đang mắc phải để xây dựng một phong cách chuẩn
mực; cần tích cực thay đổi thói quen và tư duy cũ, hình thành phong cách làm việc
mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc của bản thân. Duy trì nề nếp làm việc
có kế hoạch và theo kế hoạch, theo thời gian biểu cụ thể để biết xác định nhiệm vụ,
sắp xếp những công việc hằng ngày, hằng tuần một cách hợp lý để mọi việc được
thực hiện đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả, có chất lượng. Khi nhận bất kỳ một nhiệm vụ
gì dù lớn hay nhỏ đều phải nghiên cứu kỹ, đánh giá nhiều mặt của vấn đề trước khi
thực hiện. Nghiêm túc học tập và rèn luyện phong cách làm việc thông qua trường
lớp; đúc kết thực tiễn; cập nhật những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm mới, tác
phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, năng động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu
thời hội nhập, thời kỳ cách mạng 4.0

13
Câu 4: Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh? Vì sao đến 1930, tư
tưởng Hồ Chí Minh được hình thành cơ bản? Làm rõ những khó khăn thử
thách của tư tưởng HCM giai đoạn 1930 – 1940?
Những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước thời gian qua là minh chứng
rõ nhất cho việc nhận định mỗi bước trưởng thành của Đảng, của đất nước, của dân
tộc đều in đậm những giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh. Bằng trí tuệ và tài hoa
của một bậc vĩ nhân, Người đã kết tinh những giá trị truyền thống quý báu của dân
tộc, những tinh hoa văn hóa nhân loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lê nin, để lại
cho dân tộc Việt Nam một di sản vô giá có ý nghĩa và giá trị mang tính thời đại, là
ngọn đuốc soi đường cho cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
Khái niệm tư tường Hồ Chí Minh được Đảng ta khái quát lại trong Cương lĩnh xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
như sau: là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của
cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác-
Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống
tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, là tài sản tinh thần vô cùng to
lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của
nhân dân ta giành thắng lợi.Tư tưởng của Người được hình thành trước những đòi hỏi
khách quan của dân tộc và nhân loại;bằng trí tuệ và hoạt động thực tiễn của mình trên
cơ sở tiếp thu những truyền thống quý báu của dân tộc, những tinh hoa văn hóa nhân
loại mà đỉnh cao là chủ nghĩa Mác – Lênin. Quá trình hình thành và phát triển tư
tưởng Hồ Chí Minh gắn với từng giai đoạn lịch sử cụ thể, được phân ra 04 giai đoạn
lớn:
Từ 1890 – 1911: Tiếp nhận chủ nghĩa yêu nước và hình thành ý chí yêu
nước
Đây là giai đoạn Nguyễn Sinh Cung được tiếp nhận các giá trị truyền thống tốt
đẹp của dân tộc là chủ nghĩa yêu nước trong môi trường gia đình, quê hương, đất
nước. Người cũng được tiếp nhận tinh hoa văn hóa phương Đông qua nền giáo dục
Nho giáo Việt Nam và bắt đầu tiếp xúc với văn hóa phương Tây. Người tận mắt
chứng kiến cảnh thực dân Pháp bóc lột nhân dân ta và thái độ hèn nhát của chính
quyền nhà Nguyễn; sự thất bại của các bậc tiền bối do chưa tìm được đường lối lãnh
đạo đúng đắn để đưa nhân dân ta đến bến bờ hạnh phúc.Vì vậy, Người đã quyết định
đi tìm con đường mới, tìm mẫu hình mới cho sự nghiệp giải phóng dân tộc và con
người Việt Nam.
Từ 1911 – 1920: Đi tìm đường cứu nước
Đây là giai đoạn Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây, Người đã đi qua và
đến những nơi văn minh nhất, đến nơi cùng cực nhất để khảo sát, tìm hiểu một cách
toàn diện đời sống của các dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại và nghiên
cứu về các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, đặc biệt là cách mạng tư sản Anh,
Pháp và Mỹ. Người đã rút ra những kết luận quan trọng về nguồn gốc của áp bức dân
tộc và giai cấp, đã nhận thấy tính không triệt để của cách mạng dân chủ tư sản và các
cuộc cách mạng này đã trở nên cũ đối với lịch sử phát triển của nhân loại.
Trên cơ sở đó, Ngườitìm đến với chủ nghĩa Mác - Lênin sau khi được tiếp xúc
với Luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, tìm ra con đường của
cách mạng Việt Nam là con đường cách mạng vô sản. Người đã biểu quyết tán thành

14
Quốc tế thứ III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp trở, thành người cộng sản,
đánh dấu bước chuyển biến về chất trong TT HCM.
Từ 1921 – 1930: Tư tưởng Hồ Chí Minh hình thành về cơ bản
Giai đoạn này, Người tham gia hoạt động thực tiễn trong phong trào cộng sản
quốc tế và giải phóng dân tộc thế giới, bắt đầu tiến hành tổ chức truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin và được ghi nhận là một trong những giai đoạn quan trọng bậc nhất trong quá trình hình
thành và phát triển của TT HCM với sự hình thành tư tưởng về CM GPDT, về ĐCS, về mối quan hệ giữa
CM thuộc địa và CM quốc tế. Người viết nhiều tác phẩm như Bản án chế độ thực dân Pháp
(1925), Đường cách mệnh (1927). Người đã soạn thảo Chánh cương vắn tắt của Đảng, Sách
lược vắn tắt của Đảng, Chương trình vắn tắt của Đảng, Điều lệ tóm tắt (1930) của Đảng Cộng sản
Việt Nam. Văn kiện này, là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng ta, cũng là những
tác phẩm thể hiện cao độ những nội dung cơ bản của TT HCM. Đó là những quan
điểm về cách mạng vô sản đối với công cuộc giải phóng dân tộc, giai cấp, con người
trong thời đại mới; Về phạm trù cách mạng giải phóng dân tộc; về xây dựng Đảng và
đội ngũ cán bộ của Đảng; về tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng; về đường lối
cơ bản, mục tiêu, phương pháp, bước đi và quan hệquốc tế của cách mạng Việt Nam
Từ 1930-1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện và phát triển ở Việt
Nam
- Tư tưởng Hồ Chí Minh gặp khó khăn, thử thách 1930 – 1940:
Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam với đường lối cách mạng vô sản qua các tác
phẩm, văn kiện đầu tiên nêu trên là sự sáng tạo của Hồ Chí Minh khi vận dụng chủ
nghĩa mác-lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.Tuy nhiên do chưa nắm bắt
được tình hình thực tiễn và bị chi phối bởi các quan điểm tả khuynh của Quốc tế
Cộng sản, Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng tháng 10 năm 1930
đã chỉ trích, phê phán xung quanh các vấn đề về mối quan hệ dân tộc - giai cấp, vấn
đề Mặt trận dân tộc thống nhất, tên Đảng và ra án nghị quyết thủ tiêu các văn kiện
này, đồng thời quyết định đổi tên Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản
Đông Dương.
Trước tình hình đó, Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì quan điểm của mình. Chỉ sau
khi Đại hội 7 Quốc tế cộng sản tháng 7 năm 1935 phê phán khuynh hướng tả khuynh,
biệt phái trong phong trào cộng sản quốc tế và từ thực tiễn cách mạng nước ta, Đảng
từng bước điều chỉnh và đề ra những chủ trương theo quan điểm đúng đắn của
Nguyễn Ái Quốc. Tháng 9 năm 1939, Quốc tế Cộng sản đã đồng ý để Nguyễn Ái
Quốc về công tác ở Đông Dương. Ngày 28-1-1941 người về đến Việt Nam và từ đây
trực tiếp lãnh đạo cách mạng nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh được thực hiện đúng đắn ở Việt Nam 1941 – 1945:
Tháng 5 năm 1941 Hồ Chí Minh triệu tập và chủ trì Hội nghị Trung ương
Đảng lần thứ 8. Tại hội nghị này những quan điểm của Hồ Chí Minh về đường lối
cách mạng Việt Nam chủ yếu là giải quyết mối quan hệ dân tộc - giai cấp, đặt quyền
lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy, đoàn kết toàn dân trong xây dựng lực lượng
cách mạng, xây dựng mặt trận đoàn kết dân tộc và phương pháp cách mạng Hồ Chí
Minh được khẳng định.Với những quan điểm đúng đắn đó, mặt trận Việt Minh được
Đảng ta tổ chức đã phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc trên
cả nước, đồng thời tạo ra cơ sở chính trị vững chắc cho sự ra đời của lực lượng vũ

15
trang nhân dân. Đó là nhân tố căn bản đưa tới thành công của Cách mạng tháng Tám
năm 1945.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển trong điều kiện mới 1945 – 1969:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ra đời, nước ta bước vào kỷ nguyên độc lập và chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí
Minh được phát triển đáp ứng tình hình, nhiệm vụ cách mạng mới. Đó là những quan
điểm của Người về xây dựng nhà nước dân chủ mới ở nước ta; về những vấn đề
chính trị đối nội, đối ngoại; về xây dựng nền kinh tế, văn hóa, con người mới để bảo
vệ thành quả của Cách mạng Tháng 8. Ngoài ra, với việc nhận thức đúng đắn đường
lối cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh, Đảng ta đã thực hiện và lãnh đạo thành
công các chiến thắng lịch sử vẻ vang như chiến thắng Điện Biên Phủ, giải phóng nửa
đất nước và mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên thế giới; xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh cách mạng ở miền Nam đã dẫn dắt
nhân dân ta giành thắng lợi vẻ vang trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước. Những
thành quả to lớn đó đã khẳng định tư tưởng của Người đã đáp ứng tình hình, nhiệm
vụ mới phù hợp với điều kiện thực tiễn của nước ta và từng bước được phát triển.
Trước khi mất, Hồ Chí Minh để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc
thiêng liêng chỉ rõ sự tất thắng của sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, tổng kết những bài
học của cách mạng Việt Nam; chỉ ra những phương hướng lớn để xây dựng đất nước
sau chiến tranh nhằm thực hiện cho mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình,
thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách
mạng thế giới.
Như vậy, tư tưởng hồ chí minh hình thành và phát triển đáp ứng đòi hỏi của lịch
sử dân tộc và nhân loại trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của Đảng thắng lợi của
cách mạng Việt Nam đã khẳng định giá trị nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho hành
động của Đảng và cách mạng Việt Nam đây là tài sản tinh thần vô cùng quý giá của
dân tộc và nhân loại.
*Đến năm 1930 TTHCM được hình thành cơ bản vì:
Trên nền tảng có nhiều hoạt động thực tiễn sôi nổi, phong phú ở Pháp (1921-
1923), ở Liên Xô (1923-1924), Trung Quốc (1924 – 1927)…Người đã kết hợp nghiên
cứu xd lý luận kết hợp với tuyên truyền tư tưởng giải phóng dân tộc và vận động tổ
chức quần chúng đấu tranh, chuẩn bị cho việc thành lập Đảng; Người cũng đã viết
các tác phẩm như: Bản án chế độ thực dân Pháp (1925), Đường kách mệnh(1927),
Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt (1930),... để vạch trần bộ mặt của bọn thực
dân và đưa ra quan điểm giúp CMVN chiến thắng. Đặc biệt đến Tháng 2/1930,
Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội nghị hợp nhất và thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Người trực tiếp thảo văn kiện “Chánh cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt”, “Điều lệ
vắn tắt” và “Chương trình vắn tắt” của Đảng cho thấy những luận điểm về cách mạng
Việt Nam được hình thành cơ bản, vạch ra 06 nội dung quan trọng về con đường cách
mạng Việt Nam:đề ra mục tiêu chiến lược là  làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ
địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản; chỉ ra 02 nhiệm vụ cách mạng Việt Nam là
phản đế và phản phong, trong đó phản đế là quan trọng; xác định lực lượng cách
mạng gồm công nông là gốc và bầu bạn của công nông, bao gồm tất cả những người
yêu nước, có cả địa chủ nhỏ, tư sản và tiểu tư sản yêu nước; chỉ rõ lãnh đạo cách

16
mạng phải có Đảng lãnh đạo, Đảng của giai cấp công nhân, lấy chủ nghĩa Mác – Lê
nin làm nền tảng; phương pháp cách mạng là dùng bạo lực cách mạng và khẳng định
cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
Như vậy, ngay từ khi Đảng ra đời, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, phân tích đúng đắn đặc điểm của xã hội,
sắp xếp đúng vị trí của từng giai cấp, tầng lớp và cá nhân trong lực lượng cách mạng,
tạo điều kiện cho Đảng vừa ra đời đã nắm trọn quyền lãnh đạo cách mạng. Với cột
mốc lịch sử ngày 3-2-1930, tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt
Nam đã hình thành về cơ bản.
Như vậy, nếu nội dung chính của Tư tưởng Hồ Chí Minh “là một hệ thống quan
điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam” thì giai
đoạn này chính là giai đoạn hình thành những tư tưởng cơ bản đó . Mười năm hoạt
động sôi nổi nhất, quyết liệt nhất của CT Hồ Chí Minh từ 1921-1930 là thời kì đánh
dấu sự hình thành cơ bản tư tưởng Hồ Chí Minh mà đỉnh cao là năm 1930, đánh dấu
sự ra đời của ĐCSVN. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh: Từ khi có
Đảng lãnh đạo, CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Và quan trọng hơn
hết,đó là việc xác định mục tiêu chiến lược ở từng giai đoạn lịch sử nhất định để từ đó
đề ra nhiệm vụ cụ thể thực hiện.
* Làm rõ những khó khăn thử thách của tư tưởng HCM giai đoạn 1930 –
1940?
Những đường lối, chủ trương mà Hồ Chí Minh vạch ra trong Cương lĩnh đầu
tiên của Đảng thể hiện sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện
Việt Nam. Trong sự vận dụng sáng tạo đó có những vấn đề thuộc lý luận, chiến lược
cách mạng vô sản ở nước thuộc địa mà Lênin cũng như Quốc tế Cộng sản có đề cập
nhưng chưa đi sâu.Do đó, có một số khác biệt, chưa có sự thống nhất giữa tư tưởng,
quan điểm của Bác và của Đảng, của quốc tế Cộng sản. Điều này thể hiện chủ yếu ở
một số nội dung như:
Về quan điểm giải quyết mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp: Theo HCM: 02
nhiệm vụ này có mqh chặt chẽ với nhau, trong đó giải phóng dân tộc là hàng đầu, rồi
mới giải phóng giai cấp. Nhưng Theo QTCS, Đảng: không đề cao nhiệm vụ nào, tiến
hành đồng thời cả hai nhiệm vụ, đội lúc còn nhấn mạnh nhiệm vụ giải phóng giai
cấp.
Về quan điểm thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất: Theo HCM: lực lượng
công nông là gốc; ngoài ra còn tập hợp thêm các thành phần khác. Địa chủ lớn thì
đánh đổ; địa chủ nhỏ và vửa thì tập hợp; tư sản yêu nước là tư sản dân tộc thì tham
gia; TS ngoại bảng thì đánh đổ; trí thức lôi kéo họ chí ít thì cũng cô lập.Theo QTCS,
Đảng: lực lượng CM chủ yếu là giai cấp công nông, những người lao khổ, không
chấp nhận những địa chủ và tư sản yêu nước…
Về tên gọi của Đảng: Theo HCM: Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo QTCS,
Đảng: Đảng Cộng sản Đông Dương vì cho rằng Bác mang tính chủ nghĩa dân tộc, chỉ
biết lo cho dân tộc mình.
Lý do chưa có sự thống nhất là: Đảng ta chưa theo sát tình hình của Đông
Dương, kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên tầm nhìn chưa có và ảnh hưởng
khuynh hướng tả của QTCS là do xác định mâu thuẩn giai cấp là mâu thuẩn chủ yếu

17
cho nên phải đấu tranh xóa bỏ chế độ PK, giành quyền dân chủ, ruộng đất cho nhân
dân, đó là nhiệm vụ cần thực hiện trước.
Do chưa có sự thống nhất trong quan điểm nên HCM bị QTCS vô hiệu hóa bằng
cách không giao nhiệm vụ mà cử CT HCM đi học tập nghiên cứu sinh ở Liên Xô
Khi gặp khó khăn trong việc chưa thống nhất quan điểm, CT HCM chấp hành
mọi sự phân công của Đảng và vẫn kiên trì theo quan điểm của mình.
Trải qua thực tiễn của CMVN, gần 10 năm sau, vào tháng 11/1939 tại HN BCH
TW lần 6, quan điểm của Đảng quay về theo đúng quan điểm của CT HCM, chuyển
hướng chỉ đạo cách mạng, nêu cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, từng bước điều
chỉnh và đề ra những chủ trương đúng đắn; góp phần làm nên thành công của cuộc
CM tháng 8/1945 và khai sinh ra nước VNDC Cộng hòa cùng bản Tuyên ngôn mang
giá trị ý nghĩa to lớn được Bác đọc vào ngày 02/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình
lịch sử.

18

You might also like