You are on page 1of 18

Bài 8

KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG


TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở cơ SỞ

A. MỤC TIÊU
về kiến thức: Trang bị cho học viên tri thức khoa học và thực tiễn về kỹ
năng xử lý tình huống (chủ yếu là tình huống chính trị - xã hội) trong lãnh
đạo, quản lý ở cơ sở.

về kỹ năng'. Giúp học viên có được những kỹ năng cơ bản để có thể xử


lý tình huống (chủ yếu là tình huống chính trị-xã hội) ữong lãnh đạo, quản
lý ở cơ sở.

về tu tưởng: Nâng cao trách nhiệm, tinh thần chủ động, sáng tạo, hiệu
quả của học viên trong việc xử lý tình huống (chủ yếu là tình huống chính
trị - xã hội).

B. NỘI DUNG
1. TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI VÀ xử LÝ TÌNH

HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở


Cơ SỞ
1.1. Tình huống chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở

1.1.1. Khái niệm tình huống chỉnh trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở

cơ sở
Tình huống theo cách hiểu thông thường, là sự kiện, vụ việc

xảy ra trong một thời gian, không gian, với những chủ thể và đối tượng,
trong những hoàn cảnh có mâu thuẫn, V.V.. nhất định, nằm ngoài sự dự
đoán và buộc con người phải ứng phó, giải quyết.

Tình huống thường là sự kiện không bình thường (biến cố) diễn ra
trong đời sống xã hội, có thể gây ra sự bất ổn định đối với đời sống xã hội,
buộc con người phải quan tâm, áp dụng những giải pháp để giải quyết; là
diễn biến không đoán trước được, làm người ta lâm vào tình trạng bất ngờ,
buộc phải suy nghĩ, đối phó; là hoàn cảnh diễn biến, thường bất lợi, cần đối
phó; là thực tế khách quan có những diễn biến bất lợi (đột biến) cần phải
đối phó, đặt ra yêu cầu phải giải quyết một cách cụ thể. Có tình huống đã
xuất hiện, có tình huống giả định (được nêu ra xuất phát từ kinh nghiệm
thực tiễn và để có biện pháp đề phòng).

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt, tình huống là hoàn cảnh diễn biến,
thường bất lợi cần đối phó: rơi vào tình huống khó xử, phải thận trọng
trong bất kỳ tình huống nào1. Theo Từ điển Tâm lý học, “tình huống là hệ
thống các sự kiện bên ngoài chủ thể, có tác dụng thúc đẩy tính tích cực của
người đó. Bên ngoài chủ thể về mặt không gian (tình huống nằm ngoài chủ
thể); về mặt thời gian (tình huống xảy ra trước so với hành động của chủ
thể) và về mặt chức năng (tình huống độc lập với các điều kiện tương ứng
ở thời điểm chủ thể hành động)”1 2.

Từ góc đô nhân thức, tình huống là khi con người, do chủ

quan hay khách quan, chưa cỏ sư nhân biết, hiểu biết về mỏt sư vât, hiên
tương hay quá trình nào đó trong thế giới xung quanh và cả trong hoat
đông thưc tiễn của mình. Tình huống bắt nguồn từ chỗ “cỏ vấn đề” ('tình
huống cỏ vấn đế') như là sư mâu thuẫn giữa “cái đã biết” và “cái chưa biết”
ừong quá trình nhân thức của chủ thể, “cái chưa biết” frở thành “vấn đề”
khi con người cỏ nhu cầu và khả năng tìm hiểu nỏ, làm nảv sinh nhu cầu và
khả năng giải quyết mâu thuẫn dưa trên vốn tri thức kinh nghiêm và tri
thức khoa hoc.

Từ góc độ chính trị, tình huống là những sự việc, hiện tượng hay quá
trình không bình thường xảy ra trong chính trị, có xu hướng hoặc khả năng
gây bất ổn định cho chính ứị. Nghiên cứu tình huống, trong đó có tình

1 Xem Nguyễn Như Ý (Chủ biên): Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb.Văn hóa - Thông tin, H. 1998, te. 1649.

2 Vũ Dũng (Chủ biên): Từ điển tâm lý học, Nxb.Từ điển Bách khoa, H.2008. tr.876.
huống chính trị, không chỉ cần phải nghiên cứu tính chất, đặc điểm, diễn
biến, khuynh hướng phát ừiển của các tình huống cụ thể, đề ra các giải
pháp tác động đến chúng, mà còn phải làm rõ tính quy luật và quy luật của
các tình huống.

Trong các tình huống đối với hoạt động lãnh đạo, quản lý ở cơ sở thì
tình huống chính trị - xã hội là loại tình huống chủ yếu, quan trọng và cần
tập trung giải quyết nhiều nhất. Tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở có thể
gây bất ổn định kinh tế - xã hội, an ninh, trật tự; đe dọa cấp ủy, chính
quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở.

Như vậy, có thể hiểu: Tình huống chỉnh trị - xã hội trong lãnh đạo,
quản lỷ ở cơ sở là sự kiện, biến cổ không bình thường diễn ra trong chỉnh
trị - xã hội, vượt qua giới hạn của pháp luật và đạo đức, gây mất ổn định
chính trị và xã hội, xảy ra tại một địa bàn nhất định ở một địa phương, đơn
vị ở cơ sở và cỏ khả năng lan rộng, đe dọa tổ chức đảng, chỉnh quyền đòi
hỏi người cán bộ lãnh đạo, quản lỷ phải áp dụng giải pháp cụ thể, kịp thời
để giải quyết.
Nguồn gốc của tình huống chính trị - xã hội có thể là những mâu thuẫn
khách quan hoặc chủ quan về lợi ích giữa các cá nhân, nhóm xã hội, thể
hiện bằng sự bất đồng, tranh chấp do khác nhau về nhận thức, thái độ, nhu
cầu, giá trị và lợi ích, V.V.. ở cơ sở, được thể hiện bằng hành vi đụng độ,
chống phá với các hình thức, quy mô và mức độ khác nhau. Khi tình huống
chính trị - xã hội xuất hiện và phát triển, chủ thể chính gây ra tình huống
thường lôi kéo những người khác đứng về phía mình bằng lợi ích vật chất
hoặc tinh thần, dẫn đến “sự phân cực” và làm cho hành vi người tham gia
tình huống có thể trở nên cực đoan.

Quá trình hình thành tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở có thể từ
trạng thái xã hội có bất đồng về chính trị - xã hội; từ yêu cầu của vận động,
phát ứiển của kinh tế - xã hội; từ sự bất cập trong lãnh đạo, quản lý của cấp
ủy, chính quyền; từ các hiện tượng tiêu cực trong quản lý kinh tế - xã hội;
từ động cơ ích kỷ, vụ lợi, cá nhân của một hoặc một số người; từ sự lơi
lỏng trong quản lý, theo dõi, phòng ngừa các hiện tượng tiêu cực trong xã
hội; v.v. ở cơ sở.

1.1.2. Phân loại tình huống chinh trị - xã hội ở cơ sở

Có nhiều tiêu chí khác nhau để phân loại huống tình huống chính trị -
xã hội ở cơ sở.

- Căn cứ vào lĩnh vực phát sinh tình huống chính trị - xã hội

ở cơ sở có thể chia thành các nhỏm sau:

về kinh tế - xã hội: là những tình huống nảy sinh có liên quan đến lợi
ích kinh tế như tranh chấp đất đai, quy hoạch, giá cả, đền bù, giải tỏa, thu
hồi đất đai chưa thỏa đáng; bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa họp lý; tụ
tập đông người cản trở các hoạt động kinh tế (xây dựng các công trình giao
thông, thủy lợi, cơ sở sản xuất kinh doanh, công trình xử lý môi trường;
V.V.).

về chính trị - xã hội: là những tình huống nảy sinh có liên quan đến lợi
ích kinh tế như khiếu kiện đông người đối với cấp ủy, chính quyền và
doanh nghiệp; tung tin thất thiệt, lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt, gây hoang mang
trong dư luận xã hội; tụ tập đông người cản trở, cướp phá tài sản của cơ
quan công quyền, của doanh nghiệp; sử dụng các nguồn lực bên ngoài để
tập họp lực lượng, tuyên truyền xuyên tạc, chống phá trên địa bàn; V.V..

về văn hóa - xã hội: Là những tính huống nảy sinh có liên quan đến
vấn đề văn hóa - xã hội như tụ tập đông người gây rối, mâu thuẫn làm mất
trật tự, an toàn xã hội; xây dựng trái phép cơ sở thờ tự, tổ chức các hoạt
động tôn giáo, túi ngưỡng trái phép,

V.V..
- Căn cứ vào nội dung, hình thức, phạm vi, quy mô và tính chất, có các

tình huống chính trị - xã hội có hoặc không có đối kháng; xung đột nội bộ,
xung đột địch - ta.
- Căn cứ vào phuơng pháp, chủ thể gây tình huống, có các tình huống

chính trị - xã hội do cá nhân, nhóm, tổ chức, người cầm đầu tham gia.
1.1.3. Những biểu hiện chủ yếu của tình huống chỉnh trị - xã hội ở cơ sở

Tình huống chính ừị - xã hội ở cơ sở có những biểu hiện chính như:

- Tố cáo, khiếu kiện phức tạp, kéo dài của người dân đối với cấp ủy,

chính quyền;
- Phản ứng trước tình trạng quan liêu, tham nhũng;

- Đối xử thiếu công bằng của chính quyền đối với người dân, nhóm

người dân và doanh nghiệp;


- Sự bất bình đẳng về địa vị xã hội, quyền lực, sự khác biệt về giá trị,

lợi ích giữa các nhóm dân cư;


- Xuất hiện “lợi ích nhóm” của một bộ phận của cán bộ, công chức;

- Sự bị động, lúng túng, thiếu chuẩn bị trong công tác tổ chức, nhân

sự; thực hiện không đúng quy hoạch, sắp xếp trong bầu cử, ứng cử;
- Tình trạng thiếu thẳm quyền, thiếu trách nhiệm giải trình, lỗi quy

trình trong công tác tổ chức, cán bộ;


- Sự giảm sút vai trò lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền;

- Hiện tượng chia rẽ, mất đoàn kết trong cấp ủy, chính quyền, người

dân;
- Sự hạn chế về cơ hội tiếp cận thông tin, biểu thị ý kiến của người

dân;
- Xuất hiện quan điểm sai trái trong cán bộ, đảng viên và nhân dân, sự

tuyên truyền chống phá của thế lực thù địch;


- Hiện tượng bất họp tác với chính quyền;

- Phản ứng tiêu cực, chống đối của một số người cơ hội, bất mãn, tiêu

cực;
- Lan truyền thông tin, dư luận xấu trong cộng;

- Xuất hiện đám đông, lộn xộn, gây rối, kích động chống đối;
- Có biểu hiện chống phá, can thiệp từ bên ngoài, từ các thế lực thù

địch;
- Xuất hiện những nhóm chống đối, gây bạo loạn, đe dọa lật đổ chính

quyền; V.V..
1.2. Xử lý tình huống chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở

cơ sở
1.2.1. Khái niệm xử lỷ tình huống chỉnh trị - xã hội trong lãnh đạo,

quản lỷ ở cơ sở
Xử lý tình huống, theo Từ điển Bách khoa Tâm ỉỷ học, là việc (hoạt
động) giải quyết vấn đề thông qua quá trình “đi từ tình huống có vấn đề,
vượt qua các trở ngại, đến chỗ giải quyết vấn

đề”3.
Xử lý tình huống là hành động đối phó, ứng phó với một vấn đề, một
sự việc xảy ra ngoài ý muốn của chủ thể, độc lập với các điều kiện tương
ứng ở thời điểm chủ thể hành động trong một không gian và thời gian nhất
định. Xử lý tình huống là việc ngăn chặn - ngăn cấm (đối với những tình
huống mâu thuẫn hoặc xung đột mới hình thành); điều chỉnh - chuyển hóa
(đối với những tình huống có mâu thuẫn hoặc xung đột có tính chất biện
chứng - mâu thuẫn, xung đột không đối kháng); triệt tiêu - xóa bỏ (đối với
những tình huống mâu thuẫn hoặc xung đột có tính chất đối kháng).

Tình huống có thể xảy ra trong mọi lmh vực của đời sống xã hội, đối
với mỗi loại tình huống có thể có cách tiếp cận, định nghĩa và do đó có
cách xử lý khác nhau. Xử lý tình huống đòi hỏi tri thức (sự hiểu biết khoa
học), nghiệp vụ, kinh nghiệm, bản lĩnh và kỹ năng thể hiện sự nhạy bén,
linh hoạt của chủ thể trong giải quyết một vấn đề, một sự việc ngoài ý
muốn.

Như vậy, có thể hiểu xử lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở là hành
động chủ thể (cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị) trong việc ngăn

3 Alan E.Kazdin (Chủ biênì: Từ điển Bách khoa Tâm lý hoe, 2000,
chặn, điều chỉnh, chuyển hóa, xóa bỏ một tình huống chính trị - xã hội nằm
ngoài ý muốn chủ thể, xảy ra trước hành động chủ thể, độc lập với điều
kiện tương ứng ở thời điểm chủ thể hành động trên địa bàn cơ sở.

1.2.2. Yêu cầu xử lỷ tình huống chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản

lý ờ cơ sờ
Một là, nắm vững quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và nguyên tắc, sử
dụng linh hoạt các phương pháp, chủ động - kiên quyết các biện pháp trong
xử lý tình huống; mục tiêu của xử lý tình huống là nhằm ổn đinh chính trị -
xã hội, ổn định và phát triển kinh tế, văn hóa, nâng cao đời sống nhân dân,
giữ vững an ninh - trật tự và an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, hệ
thống chính trị, bảo vệ cán bộ (nhất là cán bộ trực tiếp tham gia xử lý tình
huống), bảo vệ người dân (nhất là những người tích cực, người đấu tranh
chống tiêu cực), V.V.. trên địa bàn.

Hai là, xác định rõ căn cứ chính trị, pháp lý, bảo đảm họp pháp, họp lý,
họp tình trong xử lý tình huống; huy động lực lượng tại chỗ, tranh thủ sự
đồng tình ủng hộ rộng rãi của nhân dân trong và ngoài địa bàn.

Ba là, bảo đảm thống nhất sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính
quyền trong xử lý tình huống; phối họp chặt chẽ giữa cấp ủy, chính quyền
và tổ chức chính trị - xã hội trong xử lý tình huống trên địa bàn.

Bổn là, phản ứng nhanh, chính xác, ưu tiên xử lý tình huống tại chỗ,
kịp thời, ngăn ngừa lan rộng sang địa phương, cơ sở khác.

Năm là, làm chủ tình hình (chủ động trước sự biến động nhanh và phức
tạp của tình hình, tình huống), phân tích toàn diện bối cảnh, nhận diện đúng
nguyên nhân; lựa chọn phương án tối ưu, áp dụng biện pháp phù hợp; tập
trung nguồn lực, phương tiện cần thiết; quản trị truyền thông, làm chủ dư
luận; nắm vững tâm trạng của cán bộ và người dân; khắc phục kịp thời hậu
quả; dự báo đúng, ổn định nhanh tình hình trên địa bàn.

2. KỸ NĂNG XỬ LÝ TÌNH HUỐNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI


TRONG LÃNH ĐẠO, QUẢN LÝ Ở co SỞ
Đối với tình huống chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở,
cần thực hiện một số hoạt động cơ bản sau:

2.1. Nhận diện, phân loại tình huống

2.1.1. Tiếp cận địa bàn, nắm bẳt tình huống

Tiếp xúc thực tế, nắm bắt nhanh chóng, kịp thời và chính xác địa đểm,
thời gian, quy mô, diễn biến, thành phần, lực lượng;

số lượng, hình thức, nội dung; phương tiện, V.V.. tại chỗ, trực quan tại nơi
diễn ra tình huống và thông qua báo cáo, phản ánh của cán bộ, đảng viên,
người dân và dư luận xã hội, V.V.. để đưa ra nhận định chính xác, đứng
đắn và kịp thời về tình huống, nắm bắt, mô tả đúng tình huống.

2.1.2. Phân tích, nhận biết mâu thuẫn của tình huống

Bình tĩnh, khách quan, sáng suốt, nhạy bén để nhận biết một

cách đúng đắn, rõ ràng và đầy đủ các mâu thuẫn trong tình huống (biện
chứng, đối kháng, nội bộ, địch - ta, trực tiếp, gián tiếp, v.v.,), tính chất của
tình huống (kinh tế, xã hội, chính trị, xã hội, môi trường, v.v..), tổ chức, cá
nhân gây ra tình huống - người cầm đầu, người tham gia tình huống và
“mục tiêu”, “yêu sách” của họ V.V.. bằng tư duy phân tích, tổng họp, lịch
sử cụ thể, so sánh, phản biện để nhận biết bản chất mẫu thuẫn của tình
huống.

2.1.3. Xác định nguyên nhân của tình huống

Phân tích khách quan, toàn diện và cụ thể để nhận biết nguyên nhân
khách quan, chủ quan, trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài, cần lưu ý
không phải mâu thuẫn nào cũng dẫn đến xung đột, chỉ mâu thuẫn dẫn đến
hành vi đấu tranh xã hội (giữa các bên) mới dẫn đến tình huống chính trị -
xã hội. Trong tình huống chính trị - xã hội, các bên liên quan có xu hướng
đối nghịch, chống đối nhau bằng nhiều hình thức, quy mô, có thể sử dụng
hoặc không sử dụng bạo lực. Phân biệt mẫu thuẫn, đối kháng trong nhận
thức, tâm lý với mẫu thuẫn, đối kháng trong hành động, hành vi. Không né
tránh, làm lu mờ thực chất, nguyên nhân thực của tình huống.

Nhận biết, phân tích các nhân tố tác động đến tình huống như: yếu tố
kinh tế, chính trị, văn hóa, tâm lý, tộc người, yếu tố nội bộ, yếu tố nước
ngoài. Nhận biết sự hạn chế hiểu biết, thiếu và chậm tiếp cận thông tin của
bộ phận người dân về các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước,
nhất là những chủ trưcmg, chính sách liên quan trực tiếp đến quyền và lợi
ích của người dân ở cơ sở. Nhận biết tình huống phát sinh từ quá ưình tổ
chức thực hiện đường lối, chính sách của Nhà nước, thái độ, phương pháp,
phong cách cách làm việc của cán bộ ở cơ sở. Phân tích tình huống từ nhận
thức, vấn đề, quá trình, nguyên tắc đến thực tế. Phân biệt rõ từng nhóm chủ
thể gây ra tình huống, từ nhỏm có lợi ích trực tiếp, nhóm chịu ảnh hưởng
đến nhỏm tham gia (vào hùa hay a dua, hùa theo, V.V..) ; tình huống có thể
chuyển hóa thành tích cực và tình huống tiêu cực cần xử lý triệt để.

2.2.4. Phân loại tình huống

Từ mô tả tình huống, phân tích nguyên nhân tình huống cần phân loại
đúng tình huống (tình huống ừong lĩnh vực nào, địa phương nào, quy mô,
phạm vi, thời gian xảy ra tình huống; tình huống xã hội, chính trị - xã hội
hay tình huống chính trị; phản ứng, phản đối hay phản động; nội bộ hay có
sự can thiệp từ bên ngoài; tự phát hay cố ý, cố tình; mục đích chỉ “gây
tiếng vang” hay chống phá đến cùng). Phân loại đúng tình huống tạo cơ sở
cho việc chuẩn bị và tiến hành xử lý trực tiếp tình huống.

2.2. Lập kế hoạch, triển khai xử lý tình huống

* Bảo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền, xác định đúng chức năng, trách
nhiệm của tổ chức, cả nhân liên quan, xác định cơ sở chỉnh trị - pháp lỷ để
xử lỷ tình huống
Báo cáo cấp có thẩm quyền, xác định đúng cấp có thẩm quyền giải
quyết; xác định đầy đủ cơ sở chính trị, căn cứ pháp lý để xử lý tình huống;
lựa chọn vấn đề ưu tiên giải quyết bằng kỹ năng đặt mục tiêu, phân tích, so
sánh, đối phó, thuyết phục, hành động.

* Thành lập tổ, ban công tác, tổ “phản ứng nhanh ”


Thành lập lập tổ, ban công tác, tổ “phản ứng nhanh” bảo đảm sự lãnh
đạo, chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, chặt chẽ, kịp thời trong cấp ủy, chính
quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, các ban công tác, tổ công tác “phản
ứng nhanh”. Ban công tác, tổ “phản ứng nhanh” phải có cơ cấu, số lượng,
thành phần phù hợp, theo quy định của pháp luật để ra quyết định, lập kế
hoạch xử lý tình huống. Thiết lập, duy trì và giữ vững các “kênh” thông tin,
liên lạc thông suốt giữa các bộ phận trong ban công tác, tổ “phản ứng
nhanh” thực hiện đúng chế độ báo cáo thường xuyên, kịp thời trong tổ, ban
chỉ đạo, tổ công tác “phản ứng nhanh” và với cấp trên theo phương châm
thông suốt, nhanh chóng, hiệu lực, hiệu quả.

Phân công rõ ràng, chặt chẽ các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân
chủ trì, phối họp (các cấp, các ngành, tổ chức, cơ quan, đơn vị và cá nhân
có liên quan), trong đó cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân chủ trì chịu
trách nhiệm chính, huy động sức mạnh tổng họp của hệ thống chính trị ở
địa phương. Phân công, phối họp rõ ràng, chặt chẽ lực lượng tại chỗ, lực
lượng của cấp trên, lực lượng nhân dân (dân sự), lực lượng vũ trang (công
an, dân phòng, dân quân, tự vệ), bên ữong địa bàn, bên ngoài địa bàn (của
địa phương, địa bàn khác); huy động lực lượng tại chỗ (là

chính) và lực lượng không tại chỗ (khi cần thiết).


* Xây dựng các phương án, phương pháp, biện pháp ứng phó và xử lý
tình huống lỉnh hoạt
Xây dựng các phương án xử lý, lựa chọn phương án xử lý tối ưu nhằm
ứng phó, xử lý tình huống chủ động, kịp thời, hiệu quả đối; sử dụng
phương pháp, biện pháp xử lý thích hợp; xác định những giải pháp họp lý
để xử lý tình huống, nhất là tình huống xung đột lớn, nguy hiểm, V.V..
* Huy động lực lượng, phương tiện, công cụ thiết yếu thiết và nắm
vững đổi tượng, địa bàn xảy ra tình huống
Huy động lực lượng phản ứng nhanh của các ban công tác, tổ “phản
ứng nhanh”, quần chúng, lực lượng vũ trang đúng quy định của pháp luật,
phương tiện, công cụ và hậu cần cần thiết theo phương châm tiết kiệm,
hiệu quả. Huy động người có uy túi ữong cộng đồng (trong các gia đình,
dòng họ, tôn giáo, tín ngưỡng, tộc người, các nhóm đồng đẳng) tại chỗ
tham gia phát hiện, tuyên truyền vận động, hòa giải và xử lý tình huống.
Nắm vững đối tượng, địa bàn xảy ra tình huống, chủ động, kiên trì, kiên
quyết, linh hoạt trong xử lý tình huống.

* Tổ chức tuyên truyền, vận động kiên trì, khéo léo, phù hợp
Tiếp xúc với người dân, tin tưởng vào dân, dựa vào người

dân tại địa bàn; dựa vào các tổ chức quần chứng và các cá nhân quần chúng
tích cực, cốt cán, có uy tín, cán bộ lão thành, cựu chiến binh, người cao
tuổi, chức sắc, hội đoàn tôn giáo, túi ngưỡng; dựa vào các dòng họ tộc
(nhất là dựa vào vai trò của trưởng tộc, trưởng họ, người đứng đầu gia
đình); dựa vào nhà

trường, doanh nhiệp - doanh nhân, sơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn,
V.V..

Phát huy dân chủ ở cơ sở, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng, kiến nghị
của người dân; vận động, thuyết phục người dân trên địa bàn, tranh thủ và
mở rộng sự ủng hộ của quần chúng; kết họp chặt chẽ việc vận động, thuyết
phục của cán bộ, công chức đối với người dân và của người dân với nhau.
Thực hiện vai trò của hòa giải của Mặt trận, các tổ chức chính trị và các tổ
chức xã hội - nghề nghiệp trong xử lý tình huống. Tuyên truyền bằng nhiều
hình thức như loa, đài hay các phương tiện truyền thông đại chúng cán bộ,
tuyên truyền viên trực tiếp đến người dân.
Lắng nghe, tập họp ý kiến phản ánh, thu thập đơn từ tố cáo của người
dân; giải thích, phân tích rõ đúng sai của các “mục tiêu”, “lợi ích”, “ảnh
hưởng” của tình huống theo đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước,
quy định cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, hương ước, phong tục, tập
quán của địa phương cho người dân một cách kiên trì, khéo léo, có lý, có
tình...

* Tiếp cận, phân hỏa, cách ly và vô hiệu hỏa người cầm đầu (người
cầm đầu tiêu cực)

Chủ động, khẩn trương phân hóa, phát hiện để vận động, thuyết phục,
để cô lập, cách ly, vô hiệu hóa người cầm đầu, “dập tắt” mục đích, ý đồ xấu
(nếu có) của người cầm đầu bằng kỹ năng quan hệ - tương tác, giao tiếp,
đàm phán - thảo luận, thuyết phục - hành động. Phát hiện, ngăn chặn kịp
thời những kẻ có ý đồ và hành vi kích động dư luận, kích động bạo lực,
thách thức dư luận, thách thức chính quyền, lợi dụng tình huống xung đột,
gây mất ổn định, nhân danh lợi ích cộng đồng để tìm kiếm lợi ích riêng của
những người cầm đầu. Đàm phán, đối thoại trấn áp kẻ cực đoan, cách ly,
vô hiệu hóa người cầm đầu, bằng huy động và sử dụng sức mạnh, “áp lực”
của quần chúng, bằng chế tài của pháp luật và lực lương vũ trang khi cần
thiết và theo quy định của pháp luật.

* Giải tán đám đông, trấn áp kẻ cực đoan, hạn chế sự lan tỏa

Giải tán đám đông, phát hiện, ngăn chặn kịp thời, kiên quyết các hiện
tượng “tâm lý đám đông”, “vào hùa”, “đánh hôi”, cướp phá, tẩu tán tài sản
công và tài sản của người dân, tung tin thất thiệt, xuyên tạc tình hình, gây
rối loạn. Điều tiết, kiểm soát hành vi của các lực lượng gây ra và tham gia
tình huống theo quy định của pháp luật, hạn chế các hình thức bạo lực có
thể xảy ra. Phát hiện, ngăn chặn các đối tượng chuẩn bị, tàng trữ, sử dụng
các phương tiện, công cụ (thậm chí vũ khí) để tấn công người thi hành
công vụ, tấn công người dân.
Giải tỏa tình huống xung đột đi đến một số thống nhất về việc giải
quyết các mục tiêu, yêu sách của các bên. Dựa trên sự thống nhất đó, chủ
thể quản lý có thể sử dụng các công cụ và phương thức quản lý xung đột
như rút khỏi xung đột, hòa giải, cạnh tranh, họp tác. Trong đó, có thái độ
phù họp với những người cầm đầu và đám đông, nhỏm tích cực, nhóm
trung dung và kẻ giấu mặt. Tùy theo tính chất tình huống xung đột để xác
định có sử dụng lực lượng vũ trang hay không theo quy định của pháp luật.
Trong trường họp giải tỏa tình huống xung đột bằng biện pháp hòa bình,
cần có hợp đồng, thỏa thuận hoặc văn bản khác nhau giữa các bên và với
chính quyền để đảm bảo tính pháp lý.

Trường họp nếu chủ thể quản lý đã áp dụng các biện pháp hòa bình, nhưng
không thể hòa giải thì có thể giải quyết bằng vũ lực, người cực đoan chống
đối có thể bị bắt, bị đàn áp.

* Quản trị truyền thông, định hướng và làm chủ dư luận


Quản trị chặt chẽ truyền thông (báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng
xã hội) khi phản ánh, đưa tin, bình luận về tình huống; định hướng đúng
đắn, kịp thời làm chủ dư luận... Thông tin và truyền thông có thể giúp định
hướng, trấn an dư luận, cũng có thể làm cho xã hội trở nên bất ổn, hỗn
loạn, do vậy thông tin trên các phương tiện truyền thông chính thống phải
chính xác, trung thực và kịp thời. Khi tiếp nhận thông tin cần bình tĩnh
chọn lọc thông tin đúng, tránh tiếp nhận thông tin sai lệch. Các cơ quan,
phương tiện truyền thông đại chúng chính thống phải định hướng xã hội,
kịp thời điều chỉnh hoặc xóa bỏ những thông tin sai lệch, đưa ra những
thông tin chính xác, giúp hai bên gây ra tình huống và xử lý tình huống
nắm rõ được thực chất của tình huống. Định hướng, sử dụng hợp lý, có
hiệu quả mọi hình thức, phương tiện truyền thông ở cơ sở.

2.3. Ổn định tình hình, khắc phục hậu quả của tình huống

2.3.1. Ôn định tình hình


Sử dụng các kỹ năng đối phó, phục hồi - khôi phục để ổn định hóa hoạt
động địa bàn. Tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước
về xử lý, quản lý tình huống chính ữị - xã hội ở cơ sở, tạo sự đồng thuận
trong xã hội, ổn định trật tự, phát triển kinh tế - xã hội. Thông tin đến cán
bộ và đảng viên và người dân về kết quả xử lý tình huống, đánh giá, kết
luận, xác nhận của cơ quan, cấp có thẩm quyền về kỷ luật, khen thưởng có
liên quan đến tình huống và xử lý tình huống, giúp cho mọi người có nhận
thức đúng, an tâm tư tưởng, ổn định xã hội, đời sống và sản xuất. Đặc biệt
là đối với những tình huống xuất phát từ hành vi sai trái của cán bộ, đảng
viên hay xuất phát từ hành động chống phá của các đối tượng cần thông tin
cho nhân dân thấy được tính nghiêm minh của pháp luật. Định hướng
thông tin, giữ vững ổn định tư tưởng, hạn chế hoang mang, dao động trong
cán bộ, đảng viên và nhân dân, chống tuyên truyền xuyên tạc.

2.3.2. Khắc phục hậu quả


Sử dụng mọi biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại
về người, của cải, hoạt động sản xuất kinh doanh, môi trường, giao thông,
liên lạc; về tư tưởng, tâm lý, tình cảm; về những hậu quả, ảnh hưởng tiêu
cực khác của tình huống. Động viên, khen thưởng các cá nhân, tổ chức có
thành tích; phê bình, xử lý kỷ luật, thậm chí kiến nghị đưa ra xét xử trước
pháp luật các cá nhân, tổ chức có khuyết điểm, sai phạm, V.V.. có liên
quan đến tình huống và xử lý tình huống ở cơ sở.

2.4. Đánh giá việc xử lý tình huống

2.4.1. Xây dụng báo cáo, sơ kết, tổng kết

Xây dựng, hoàn thiện báo cáo; phân tích, đánh giá có hệ thống, khách
quan tình huống và quá trình, hiệu quả xử lý tình huống, tính phù hợp của
các biên pháp xử lý và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác
động và tính bền vững của việc xử lý tình huống. Quá trình đánh giá cần
cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích, lồng ghép những kinh nghiệm
vào quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện quyết định xử lý tình
huống.

2.4.2. Tổ chức hội nghị, rút kính nghiệm

Rút kinh nghiệm các khâu, các bước và tổng thể của việc xử lý tình
huống; quá trình ra quyết định và triển khai thực hiện quyết định xử lý tình
huống; xác định trách nhiệm, xử lý vi phạm, kỷ luật, khen thưởng, động
viên những người gây ra và xử lý tình huống; hoàn thiện bộ máy, cán bộ
(điều chỉnh, củng cố, tăng cường, thay thế, bổ sung, kết thúc, giải thể, hủy
bỏ, V.V.. tổ chức, bộ máy, hoạt động, cán bộ không còn yêu cầu hoặc
không đáp ứng yêu cầu) nếu cần thiết. Tổ chức hội nghị, rút kinh nghiệm
đối với tất cả nội dung, hình thức, phương pháp, phương tiện, công cụ và
các khâu, bước lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, việc xử lý tình huống ở cơ sở.

2.5. Theo dõi, dự báo và phòng ngừa tình huống

2.5.1. Theo dõi, dự báo tình hình

Theo dõi là hoạt động của cấp ủy, chính quyền cơ sở và các cơ quan
chức năng các cấp có liên quan được thực hiện một cách liên tục nhằm
thường xuyên thu thập thông tin, nắm bắt các dấu hiệu của tình huống khi
tái phát hoặc mới xuất hiện nhằm giúp cho cấp ủy, chính quyền cơ sở kịp
thời ra quyết định, đảm bảo cho tình huống không tái phát hoặc không xuất
hiện mới. Theo dõi các giai đoạn ngầm, giai đoạn công khai, giai đoạn
căng thẳng, giai đoạn đối đầu, giai đoạn bộc lộ xung đột của các tình huống
nếu có.

Thường xuyên nắm bắt tình hình địa phương, tâm tư, nguyện vọng của
người dân để phản ánh với cấp ủy, chính quyền; giám sát việc thực hiện
đường lối, chính sách ở địa phương; thực hiện phản biện xã hội và tham gia
góp ý xây dựng Đảng và chính quyền; xây dựng chính sách hợp lý và kịp
thời giải quyết thỏa đáng những yêu cầu, bức xúc của người dân. Tham
mưu rà soát, điều chỉnh những chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội chưa sát họp với tình hình thực tế, chưa đáp ứng được đầy đủ tâm tư,
nguyện vọng của người dân trên địa bàn, quá trình tổ chức thực hiện còn có
những sai phạm nên đã vấp phải sự phản ứng của người dân, gây ra tình
huống mất ổn định.

Đe dự báo và cảnh báo có đứng thì các dự báo và cảnh báo phải có căn
cứ khoa học, có phương pháp, công cụ nghiên cứu khoa học, thực tiễn.
Thông tin, dữ liệu thu thập được phải ở mức tối đa, bao quát toàn diện,
khách quan về các dấu hiệu của tình huống. Dự báo, cảnh báo tình huống
dựa trên cơ sở kinh thực tế xử lý tình huống.

2.5.2. Xác định các biện pháp phòng ngừa, quản lỷ tình huống

Xây dựng phương án, kịch bản, lực lượng, phương tiện ứng phó đề
phòng. Xác định quản lý tình huống chính trị - xã hội ở cơ sở là sự tác động
có chủ đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý một cách liên tục có
tổ chức, liên kết các thành viên trong tổ chức hành động nhằm đạt tới mục
tiêu với kết quả tốt nhất thông qua các công cụ và nguồn lực của chủ thể
quản lý đến đối tượng quản lý nhằm đạt đến mục tiêu đề ra.

Tăng cường sự lãnh đạo, quản lý của cấp ủy, chính quyền cơ sở; thực
hiện đúng và tốt vai trò giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và
các tổ chức chính ữị - xã hội ở cơ sở góp phần phát hiện, ngăn chặn và
giảm thiểu tác động của các tình huống từ khi mới phát sinh. Xác định rõ
nguyên nhân yếu kém và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết, đề xuất
những quan điểm cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai ưò tham gia
quản lý tình huống chính trị-xã hội ở cơ sở. Tăng cường đồng thuận xã
hội, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, giải quyết thỏa đáng, họp lý, bền
vững tình huống đáp ứng yêu cầu ổn định và phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân trên địa bàn.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng và Nhà
nước, tạo chuyển biến trong nhân dân về nhận thức, ý thức chấp hành pháp
luật, xây dựng lối sống đạo đức, củng cố mối quan hệ máu thịt giữa Đảng,
chính quyền với người dân. Chủ động đấu tranh chống luận điệu xuyên tạc,
không để kẻ xấu lợi dụng, kích động. Tăng cường hoạt động tiếp công dân,
giải quyết, khiếu nại tố cáo, đối thoại trực tiếp, hòa giải ở cơ sở. Bám sát
thực tiễn, nắm chắc đối tượng (nếu có) để ngăn chặn kịp thòi những phản
ứng tiêu cực. Xây dựng và hoàn thiện các quy chế, kế hoạch chủ động ứng
phó kịp thời với tình huống khi xảy ra. Nâng cao năng lực và rèn luyện bản
lĩnh xử lý tình huống cho cán bộ, công chức. Khai thác những khía cạnh
tích cực của tình huống, kinh nghiệm có giá trị trong xử lý tình huống (tình
huống đã diễn ra và xử lý); và ngược lại, chỉ ra những khía cạnh tiêu cực
của tình huống và những kinh nghiệm chưa thành công để

khắc phục trong xử lý tình huống ấy.

c. CÂU HỎI THẢO LUẬN VÀ ÔN TẬP


* Câu hỏi thảo luận
Nêu một số tình huống chính trị - xã hội trong thực tế lãnh đạo, quản lý
ở cơ sở và việc sử dụng kỹ năng xử lý các tình huống đó?

* Câu hỏi ôn tập


1. Tình huống chính trị - xã hội trong lãnh đạo, quản lý ở cơ sở và

những biểu hiện chủ yếu của tình huống đó?


2. Những kỹ năng chủ yếu trong xử lý tình huống chính trị - xã hội ở

cơ sở là gì?
E. TÀI LIỆU HỌC TẬP

* Tài liệu bắt buộc


Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Trung cấp lý
luận chỉnh trị: Kỹ năng lãnh đạo, quản lý, Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.

* Tài liệu tham khảo


1. Hoàng Chí Bảo, Lưu Văn Sùng (Chủ biên): Tập bài giảng xử lý tình

huống chính trị, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2002.


2. Châu Truyền Lâm (Nguyễn Hoàng Yen dịch): Kỹ năng xử lý tình

huống thường ngày - 1 0 0 cách tiết kiệm năng lượng tại nhà, Nxb.Thanh
Niên, H.2012.
3. Dương Thị Liễu: Giáo trình kỹ năng thuyết trình, Nxb.Đại học

Kinh tế quốc dân, H.2013.


5. Phan Xuân Sơn (Chủ biên): Lý thuyết xung đột xã hội và quản ỉỷ

giải tỏa xung đột xã hội ở Việt Nam, Nxb.Lý luận chính trị, H.2014.
6. Trần Phúc Thăng, Nguyễn Thị Huyền Thái: Tỉnh khoa học của chủ

nghĩa Mác về xung đột xã hội, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 5-
2014.

You might also like