You are on page 1of 8

TỈNH ỦY TIỀN GIANG

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH TIỀN GIANG


~~~~~~*~~~~~~

BÀI THU HOẠCH


NGHIÊN CỨU THỰC TẾ

TIÊU ĐỀ:

CÔNG TÁC PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH


LÀNG CỔ ĐÔNG HÒA HIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ ĐÔNG HÒA HIỆP, HUYỆN CÁI BÈ

Họ và tên học viên: TRƯƠNG VĂN LỰC


Lớp: Bồi dưỡng kiến thức QLNN-Ngạch Chuyên viên. Khóa: K41

Tiền Giang, ngày 01 tháng 6 năm 2021


NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ

GIẢNG VIÊN 1:……………………………………………………


GIẢNG VIÊN 2:……………………………………………………

NHẬN XÉT CHUNG:


.....................................................................................................................
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….

ƯU ĐIỂM:
.....................................................................................................................
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
HẠN CHẾ:
.....................................................................................................................
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………….
ĐIỂM TRUNG BÌNH (số và chữ):
........................................................................................................................
........................................................................................................................
GIẢNG VIÊN 1 GIẢNG VIÊN 2

2
BÁO CÁO NGHIÊN CỨU THỰC TẾ CUỐI KHÓA
LỚP BỒI DƯỠNG KIẾN THỨC QLNN NGẠCH CHUYÊN VIÊN

I. PHẦN MỞ ĐẦU

- Họ và tên: TRƯƠNG VĂN LỰC


- Lớp: Bồi dưỡng Kiên thức Quản lý Nhà nước - Ngạch Chuyên viên K41
- Đơn vị công tác: Văn phòng HĐND và UBND huyện Cái Bè, tỉnh Tiền
Giang.

1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:


a. Đối tượng nghiên cứu
Công tác phát huy giá trị di tích làng cổ Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa
Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là làng cổ).
b. Phạm vi nghiên cứu
Di tích làng cổ Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh
Tiền Giang.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Tìm hiểu và có cách nhìn khách quan và thực tế nhất về công tác quản lý
Nhà nước đối với khu di tích làng cổ Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện
Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
3. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu trong 01 ngày: ngày 20 tháng 5 năm 2021.
4. Khả năng ứng dụng kết quả nghiên cứu:
Thông qua kết quả nghiên cứu của chuyến đi thực tế tại khu di tích làng cổ
Đông Hòa Hiệp, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang sẽ giúp cho
bản thân tiếp thu thêm nhiều kinh nghiệm, vận dụng kiến thức và kỹ năng đã tiếp
thu được, vận dụng vào thực tiễn hiện nay của mình.

II. PHẦN NỘI DUNG


1. Mô tả đối tượng nghiên cứu:
Làng Đông Hòa Hiệp thuộc huyện Cái Bè, cách trung tâm thành phố Mỹ
Tho 46 km và nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Kông.Làng cổ Đông Hòa Hiệp xưa,
nay là xã Đông Hòa Hiệp thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là một trong
những làng cổ của vùng đấy Tiền Giang nói riêng và Nam bộ nói chung. Vào
thế kỷ thứ 18, chúa Nguyễn Phúc Chu đã cho thiết lập ở dinh Phiên Trấn một
đơn vị mới là dinh Long Hồ và chọn thôn An Bình Đông thuộc xã Đông Hòa
3
Hiệp nay làm lỵ sở của dinh Long Hồ, đến năm 1757, lỵ sở mới dời về thôn
Long Hồ (là thành phố Vĩnh Long thuộc tỉnh Vĩnh Long ngày nay).
Trong suốt 25 năm là lỵ sở dinh Long Hồ, làng Đông Hòa Hiệp đã quy tụ
nhiều vị quan lại và đại địa chủ đến sinh sống, làm cho vùng đất này trở nên trù
phú. Từ cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều ngôi nhà được xây cất bằng các
loại gỗ quý, có mái lợp ngói, cao và rộng, kiến trúc theo lối kết hợp giữa phương
Đông lẫn phương Tây, đã góp phần tạo ra diện mạo kiến trúc và cảnh quan nổi
trội của làng so với các địa phương khác.
Là một trong những hoạt động trong dự án bảo tồn làng cổ Đông Hòa Hiệp,
tổ chức JICA và Trường Đại học Nữ Chiêu Hòa của Nhật Bản đã phối hợp với
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Tiền Giang và UBND huyện Cái Bè đã
triển khai nhiều hoạt động nghiên cứu về làng cổ. Theo Tiến sĩ Nguyễn Thế
Hùng, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Việt Nam đánh giá, "Bảo tồn làng cổ
Đông Hòa Hiệp với những nét đặc trưng về cảnh quan, kiến trúc và những sinh
hoạt văn hóa, ẩm thực,... gắn với vùng đất này là một trong những nỗ lực để mọi
người dù ở nơi đâu đều có thể chiêm ngưỡng và hiểu thêm về vùng đất cổ của
Việt Nam".
Kết quả nghiên cứu cho thấy kiến trúc truyền thống của nhà cổ Đông Hòa
Hiệp có niên đại hàng trăm năm, nằm rải rác trong phạm vi rộng lớn. Các ngôi
nhà ở đây dù đã trải qua nhiều thời gian và những biến cố của chiến tranh,
nhưng vẫn giữ được nhiều giá trị kiến trúc truyền thống của người Việt. Một số
ngôi nhà cổ có kiến trúc theo kiểu phương Tây với vẻ đa dạng, vừa cổ kính vừa
mang chút hiện đại.

Nhà cổ ông Kiệt tại xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
2. Phân tích, đánh giá thực trạng làng cổ Đông Hòa Hiệp:
Hiện nay làng cổ Đông Hòa Hiệp có hơn 10 căn nhà cổ được xây dựng từ
thế kỷ 19 (khoảng những năm 1836) các căn nhà do con cháu quản lý và đưa
4
vào phục vụ khai thác du lịch, homestay, nhà hang,…. và có sự quản lý của Nhà
nước. Trong thời gian qua, di tích đã và đang được phát huy giá trị một cách tích
cực dưới các mức độ khác nhau như: Hành trình du lịch về nguồn đối với các di
tích, Lễ hội làng cổ Đông Hòa Hiệp mỗi năm 1 lần,… đã thu hút thêm nhiều
khách tham quan và trở thành những địa điểm du lịch hấp dẫn, thu hút một
lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước. Hàng năm, các di tích bị xuống
cấp đều được các ngành, các cấp và cá nhân quan tâm đưa vào Kế hoạch xin chủ
trương trùng tu và phục hồi di tích.
- Ưu điểm:
+ Trong những năm qua hoạt động du lịch làng cổ trên địa bàn có bước
khởi sắc. Các thành phần kinh tế tham gia vào các hoạt động kinh doanh trong
lĩnh vực du lịch ngày càng tăng, nhất là thành phần kinh tế tư nhân tham gia đầu
tư vào lĩnh vực Resort, Homstay, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, phương tiện
giao thông, điểm buôn bán các sản vật, quà lưu niệm đã mang lại hiệu quả rõ rệt,
tạo công ăn việc làm cho nhiều người lao động tại địa phương.
- Nếu như số lượng khách du lịch đến làng cổ Đông Hòa Hiệp Cái Bè năm
2015 là 138.094 lượt thì năm 2019 là 180.000 lượt tăng bình quân 13%. Số
lượng các hoạt động vui chơi giải trí gắn với làng cổ cũng không ngừng tăng dần
thêm lên mỗi năm.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tại nhà cổ được đầu tư đáng kể, có nhà cổ
có cơ sở lưu trú nhất là cơ sở lưu trú đạt chất lượng cao không ngừng phát triển.

Cảnh bên trong nhà cổ ông Kiệt


- Nguyên nhân:

5
- Do sản phẩm du lịch bán cho khách được đa dạng phong phú hơn, nâng
dần nhận thức giá trị kinh tế du lịch ở mọi tầng lớp nhân dân, góp phần phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Hoạt động xúc tiến, quảng bá hình ảnh làng cổ Đông Hòa Hiệp được chú
trọng…
- Được sự quan tâm từ chính quyền đến nhân dân trong công tác phát triển
làng cổ Đông Hòa Hiệp ngày càng được nâng cao góp phần đáp ứng được yêu
cầu của khách du lịch.
- Hạn chế:
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được trong thời gian qua trên
lĩnh vực du lịch làng cổ Đông Hòa Hiệp cũng còn những mặt hạn chế:
- Tình hình dịch bệnh Covid 19 ảnh hưởng đến du lịch làng cổ nói riêng và
Cái Bè nói chung.
- Nhận thức của một bộ phận hộ nhân dân tham gia hoạt động kinh doanh
du lịch chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt mà chưa nghĩ đến phát triển bền vững lâu
dài nên có thể cạnh tranh không bình đẳng, ứng xử thiếu văn hóa. Tài nguyên và
tiềm năng du lịch nhà cổ từng bước được khai thác nhưng chưa được đầu tư
tương xứng để khai thác có hiệu quả hơn, vệ sinh môi trường chưa thật tốt.
- Sản phẩm du lịch trùng lắp, chưa có sản phẩm mang tính đặc thù riêng,
chưa khai thác được tiềm năng du lịch.
- Công tác quản lý nhà nước về du lịch cũng còn những hạn chế khó khăn
như: không có kinh phí cho các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch.
- Nguyên nhân:
- Đội ngũ lao động, phục vụ tại nhà cổ tuy được đào tạo, bồi dưỡng nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh của ngành du lịch.
- Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 nên các điểm du lịch ở làng cổ
Đông Hòa Hiệp đến nay vẫn đóng cửa.
- Sản phẩm nhà cổ không có sự đa dạng các loại hình vui chơi giải trí nên
chưa khai thác hết được tiềm năng du lịch.
3. Giải pháp:
Việc đầu tư phát triển du lịch làng cổ cần tập trung vào các lĩnh vực sau:
- Đầu tư vào cơ sở vật chất kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu du khách quốc tế như:
Khu vui chơi giải trí, thương mại dịch vụ và các khu nghỉ dưỡng chất lượng cao, cơ
sở sản xuất hàng lưu niệm tại nhà cổ và nên đầu tư vườn hoa, kiểng với điện tích lớn
để phục vụ khách du lịch đến tham quan, giải trí...
6
- Chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động trên các
lĩnh vực của ngành du lịch. Đội ngũ hướng dẫn viên phải giỏi ngoại ngữ và thể hiện
sự hiểu biết, chuyên nghiệp để giới thiệu đến khách trong và ngoài nước.
- Đầu tư cơ sở hạ tầng đến các điểm du lịch như: Cầu đường ven sông Tiền
“cầu Cái Thia” nối liền hai bờ sông Cái Cối đi đến địa phận cầu Mỹ Thuận, xã
Hòa Hưng, Cái Bè; mở rộng đường làng nghề Đông Hòa Hiệp và bờ kề đường
An Ninh - An Hòa, An Bình Đông (Đông Hòa Hiệp).
- Đầu tư phục hồi và phát huy các giá trị văn hóa phi vật thể của làng cổ
như: Lễ hội, Đờn ca tài tử, múa bóng rỗi và quảng bá hình ảnh sản phẩm du lịch
của địa phương.
- Ứng phó với tình hình du lịch gặp khó khăn do dịch bệnh Covid-19, Tại
buổi gặp gỡ giữa lãnh đạo UBND tỉnh Tiền Giang, các Sở, ngành chức năng của
tỉnh, lãnh đạo huyện, hộ kinh doanh du lịch, những khó khăn, bất lợi đã được
đưa ra bàn bạc để từ đó nhằm tìm giải pháp "cứu vãn” cho ngành du lịch. Đa số
các chủ doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh du lịch kiến nghị nhà nước cần quan
tâm miễn, giảm về các loại thuế, phí thuê mặt bằng, tiền đóng bảo hiểm xã hội,
phí công đoàn, bến bãi; miễn giảm lãi vay ngân hàng đến khi hết dịch Covid-19.
Đồng thời, chính quyền địa phương cần triển khai nhanh các gói hỗ trợ của
Chính phủ, các gói tín dụng ưu đãi và hỗ trợ cho hàng trăm nhân viên trực tiếp
hoạt động ngành du lịch bị thất nghiệp…

7
Trò đẩy gậy trong ngày hội Làng cổ Đông Hòa Hiệp năm 2020
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
- Thông qua chuyến đi thực tế tại làng cổ Đông Hòa Hiệp, qua tìm hiểu về công
tác phát huy giá trị di tích làng cổ Đông Hòa Hiệp và Thăm nhà cổ đã trang bị cho
tôi thật nhiều kiến thức về lý luận và thực tiễn, qua chuyến đi này tôi sẽ vận dụng
những kiến thức đã cập nhật được cuộc sống, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và
đặc biệt là hoàn thành tốt chương trình khóa học đạt kết quả cao nhất.
- Bản thân đã tích lũy được rất nhiều vốn tri thức lý luận và thực tiễn ở
những nơi đến, tiếp thêm động lực hăng say học tập và công tác tốt. Bản thân tôi
tự nhủ rằng, cần phải học tập không ngừng, nâng cao trình độ cả về chuyên môn,
lý luận và thực tiễn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Ý kiến đề xuất:
- Đầu tư kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng hạ tầng giao thông, hỗ trợ
quảng bá du lịch chung của làng cổ nói riêng và Cái Bè nói chung.
- Ban hành cơ chế thông thoáng để mời gọi đầu tư trên lĩnh vực du lịch
làng cổ…
- Đầu tư kinh phí để xây dựng và trùng tu các công trình tại nhà cổ nhằm
tạo nhiều hoạt động vui chơi.
- Phân bổ kinh phí cho sự nghiệp du lịch tại làng cổ nói riêng và Cái Bè nói
chung.
------oOo--------

You might also like