You are on page 1of 2

Chủ đề: Quan niệm về mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực của giảng viên đại

học.

1. Đây là mối quan hệ có tác động qua lại tạo nên uy tín của người thầy trong mục tiêu đào tạo
nhân cách nghề.
- Mục tiêu chung của việc dạy và học là mở mang dân trí, nâng cao kiến thức; bồi dưỡng
những tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp, những phẩm chất trong sáng và phong cách lành
mạnh cho con người, đào tạo con người có ích cho xã hội. Văn hóa giáo dục phải đào tạo được
những lớp người có đức, có tài kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta “sánh vai cùng các
cường quốc năm châu”. Học không phải để lấy bằng cấp mà phải thực học, “học để làm việc,
làm người, làm cán bộ”. (Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục.)
Vì vậy, người thầy cần có uy tín của mình để đạt được mục tiêu chung. Ngoài ra, với giáo dục
đại học là đào tạo ra những nhân cách nghề. Trước hết giảng viên cần có một nhân cách nghề
chuẩn mực, là tấm gương sáng biểu hiện thông qua quá trình dạy học.
Thứ nhất, sinh viên “học để làm việc” nên người thầy phải có năng lực bao gồm kiến thức
chuyên ngành vững chắc, kiến thức khoa học cơ bản rộng; Kỹ năng mềm ngày một phát triển
phù hợp với nghề và truyền đạt lại được cho sinh viên như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng trình
bày, kỹ năng nghiên cứu khoa học,...; Cùng với thái độ chuẩn mực đối với nghề như yêu nghề.
Thứ hai, sinh viên học để “làm người, làm cán bộ” nên phẩm chất của người thầy vô cùng
quan trọng. Vì ngoài gia đình, thì thầy cô và bạn bè cùng những người xung quanh sẽ góp phần
tạo nên nhân cách lần thứ hai trong nhân sinh quan của một con người.
Tóm lại, quá trình dạy học đại học không thể tách rời mối quan hệ giữa phẩm chất và năng lực
của người thầy, và bản thân mỗi giảng viên cũng không thể tách rời hoặc quá đề cao một trong
hai yếu tố trên.

2. Quan niệm về mối quan hệ này sẽ tác động trực tiếp đến nội dung giáo dục có phù hợp với
thực tiễn hay không.
- Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục thì giáo dục phải toàn diện, bao
gồm cả văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghề nghiệp, lao động. Các mối quan
hệ này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người chỉ rõ, nếu không có trình độ văn hóa thì không
tiếp thu được khoa học - kỹ thuật; không học khoa học - kỹ thuật thì không theo kịp được nhu
cầu kinh tế nước nhà; song phải chú ý học chính trị (là học chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối
chính sách của Đảng và Nhà nước), vì nếu chỉ học văn hóa mà không học chính trị thì như người
nhắm mắt mà đi.
Ví dụ: Giảng viên có phẩm chất tốt sẽ quan tâm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng và môi trường nói
chung của sinh viên mình; kết hợp với năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc khoa học cùng
thái độ tích cực. Họ sẽ nắm bắt nhanh môi trường dạy học hiện có, chuẩn bị nội dung phù hợp,
và đặc biệt là phương pháp dạy và học hiệu quả phù hợp nhất với thực tiễn.
3. Phương châm, phương pháp giáo dục sẽ được phản ánh thông qua mối quan hệ giữa phẩm
chất và năng lực của giảng viên.
- Với phương châm học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải
kết hợp với lao động; phải kết hợp chặt chẽ ba khâu: gia đình, nhà trường và xã hội; thực hiện
dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Học ở mọi nơi, mọi lúc; Học mọi người, học suốt đời. Coi
trọng việc tự học, tự đào tạo và đào tạo lại.
Người thầy phải thấm nhuần phương châm dạy học này trong quá trình chuẩn bị, hành nghề dạy
học của mình. Chỉ với những giảng viên thực sự có phẩm chất, có tình yêu nghề với công việc
mình đã chọn và năng lực giảng viên đủ để hiểu và thực hiện được phương châm đó.
- Phương pháp giáp dục phải phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cách dạy phải phù hợp với
trình độ người học, phù hợp với lứa tuổi, dạy từ dể đến khó; phải kết hợp học tập với vui chơi,
giải trí lành mạnh, phải dùng biện pháp nêu gương gắn liền với phong trào thi đua...
Thực tế thì người thầy/cô đứng trên bục giảng chính là tấm gương sáng nhất cho sinh viên của
mình học tập.

4. Đội ngũ giảng viên hiện tại phải được quan tâm xây dựng, bồi dưỡng phẩm chất và năng lực
để họ yêu nghề, yên tâm công tác, đoàn kết và hợp tác với đồng nghiệp, giỏi về chuyên môn,
thuần thục về phương pháp. Mỗi giảng viên phải là một tấm gương sáng về đạo đức, về học tập
“Học không biết chán, dạy không biết mỏi”.

You might also like