You are on page 1of 7

Chương 1: Bối cảnh ra đời và những nội dung về quyền con người trong Hiến

Pháp 1946

1.1 Hoàn cảnh ra đời

Cuộc Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập cho dân tộc ta.
Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở đầu kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa được thành lập Chủ tịch Hồ Chí
Minh cho rằng hai nhiệm vụ trước mắt là bầu Quốc hội và làm Hiến pháp vì theo
luận điểm nổi tiếng của V.I.Lênin là giành chính quyền là một việc khó, nhưng giữ
chính quyền lại càng là một việc khó hơn hoàn toàn đúng với hoàn cảnh Việt Nam
lúc bấy giờ. Nhà nước non trẻ vừa mới được thành lập đang đứng trước vô vàn
những thách thức, khó khăn. Đó là, nguy cơ ngoại xâm tiếp tực đe dọa; bọn phản
động trong nước lợi dụng lúc quân đồng minh sắp vào Đông Dương nổi dậy; nền
tài chính kiệt quệ; 95% dân số mù chữ và vừa trải qua nạn đói năm 1945. Trước
tình hình đó, Đảng và Nhà nước ta phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, lãnh đạo
nhân dân bằng mọi cách giữ vững và xây dựng chính quyền cách mạng.
Nhận trọng trách trước Đảng, trước nhân dân Nhà nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa non trẻ đã tiến hành một loạt các biện pháp để giữ vững chính quyền;
trong đó việc xây dựng một Hiến pháp cho một Nhà nước mới còn non trẻ là việc
rất cần thiết. Vì vậy, trong cuộc họp lần đầu tiên của chính phủ lâm thời ngày
3/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ
chuyên chế cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế, nên nước
ta không có Hiến pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ.
Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ” 1. Từ những yêu cầu cấp bách là có Nhà
nước thì phải có pháp luật nên Hiến pháp năm 1946 được ra đời.

1
Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, t.4, tr.8
1.2 Những nội dung về quyền con người trong Hiến pháp 1946
Hiến pháp 1946 – Hiến pháp đầu tiên của nhà nước ta đã rất chú trọng quy
định quyền và nghĩa vụ của công dân. Chế định này được đặt vào vị trí thỏa đáng,
quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy rõ ràng trong Hiến pháp. Việc
bảo đảm quyền tự do dân chủ của nhân dân trở thành một trong ba nguyên tắc cơ
bản của Hiến pháp 1946. Với Hiến pháp mới, lần đầu tiên trong lịch sử Việt Nam,
những người nô lệ trước đây thực sự trở thành người chủ đất nước, được bảo đảm
các quyền tự do dân chủ.
Quyền con người là yếu tố quan trọng trong mục tiêu và động lực của sự
phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, nó là chế định cơ bản nhất nhất trong mọi hiến
pháp. Sự phát triển của lịch sử nhân loại đã chứng minh hùng hồn sức mạnh vô
địch của nhu cầu về quyền tự do của con người.Quyền với tính cách là một nhu cầu
độc lập đã tạo ra động lực mạnh mẽ trong hoạt động của con người, đặt biệt thể
hiện rõ nết ở lĩnh vực chống áp bức, bóc lột; xây dựng xã hội công bằng, tự do. Xã
hội chiếm hữu nô lệ rung chuyển và sụp đổ do các cuộc khởi nghĩa giành lại quyền
làm người mà giai cấp chủ nô đã tước đoạt của những người nô lệ. Ở đó, vần đề
trội lên là quyền làm người, quyền tự do, chứ chưa phải là lợi ích kinh tế trực tiếp.

Hiến pháp 1946 đã dành hẳn Chương II gồm 18 điều để quy định về quyền con
người và bảo đảm quyền con người (Chương II: Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của
công dân). Có thể khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt
Nam, các quyền tự do, dân chủ của con người được đạo luật cơ bản nhất ghi nhận
và bảo đảm, người dân Việt Nam được xác nhận có tư cách công dân của một nước
độc lập có chủ quyền.

Trong bản Hiến pháp này, hàng loạt các quyền của con người đã được ghi
nhận:

1.2.1 Quyền dân sự


- Các quyền bình đẳng:
+ Bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hóa được quy định ở Điều 6 của Hiến
pháp: Tất cả công dân Viêt Nam đều ngang quyền về mọi phương diện: chính trị,
kinh tế, văn hóa.
+ Bình đẳng trước pháp luật, tham gia chính quyền và công cuộc kiến quốc
tùy theo tài năng và đức hạnh của mình được quy định ở Điều 7: Tất cả công dân
Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, đếu được tham gia chính quyền và công
cuộc kiến quốc tùy theo tài năng và đức hạnh của mình.
+ Bình đẳng giữa các dân tộc, quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi
phương diện để nhanh chóng tiến kịp trình độ chung được quy định ở Điều 8:
Ngoài sự bình đẳng về quyền lợi, những quốc dân thiểu số được giúp đỡ về mọi
phương diện để chóng tiến kịp trình độ chung.
+ Phụ nữ bình đẳng với nam giới được quy định Điều 9: Đàn bà ngang
quyền với đàn ông về mọi phương diện.

- Các quyền tự do:


+ Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức hội họp, tự do cư trú, đi lại
trong nước và ra nước ngoài, tự do tín ngưỡng quy định ở Điều 10: Công dân Việt
Nam có quyền:
- Tự do ngôn luận
- Tự do xuất bản
- Tự do tổ chức và hội họp
- Tự do tín ngưỡng
- Tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài.
+ Tự do về thân thể (không bị bắt bớ, giam cầm nếu không có quyết định của
tư pháp), thư tín, nhà ở không ai được xâm phạm được quy định ở Điều 11: Tư
pháp chưa quyết định thì không được bắt cớ và giam cầm người công dân Việt
Nam.
Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam, không ai được xâm phạm một cách
trái pháp luật.
Đây là quyền cơ bản nhất trong tất cả quyền con người đã được Nhà nước
non trẻ đầu tiên tuyên bố và đảm bảo trong đạo luật cơ bản.

+ Trong hoàn cảnh cụ thể của đất nước lúc bấy giờ, Hiến pháp 1946 bảo vệ
quyền tư hữu tài sản của mọi công dân được quy định ở Điều 12: Quyền tư hữu tài
sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.
Điều đó đã đáp ứng được nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân, tạo nên
sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân trong quá trình đấu tranh giải phóng dân
tộc.
1.2.2 Quyền chính trị

- Các quyền dân chủ:

Bầu cử, ứng cử, bãi miễn được quy định từ Điều 17 đến Điều 19:
Điều 17
Chế độ bầu cử là phổ thông đấu phiếu. Bỏ phiếu phải tự do, trực tiếp và kín.
Điều 18
Tất cả công dân Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt gái trai, đều
có quyền bầu cử, trừ những người mất trí và những người mất công quyền.
Người ứng cử phải là người có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải
biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ.
Công dân tại ngũ cũng có quyền bầu cử và ứng cử.
Điều 19
Cách thức tuyển cử sẽ do luật định.
Phúc quyết về Hiến pháp và những quan hệ đến vận mệnh quốc gia được
quy định ở Điều 21: Nhân dân có quyền phúc quyết về Hiến pháp và những việc
quan hệ đến vận mệnh quốc gia, theo Điều thứ 32 và 70.

Hiến pháp 1946 quy định quyền của công dân trên lĩnh vực chính trị, lĩnh
vực quan trọng bậc nhất khi nói về quyền của con người. Công dân đủ 18 tuổi trở
lên có quyền bầu cử và 21 tuổi trổ lên có quyền ứng cử vào các cơ quan đại diện
Nhà nước theo nguyên tắc phổ thông, trược tiếp, bình đẳng và bỏ phiếu kín. Cùng
với quyền bầu cử và ứng cử công dân có quyền bãi miễn đại biểu mà mình đã bầu
ra, có quyền bỏ phiếu về Hiến pháp và những việc có liên hệ đến vận mệnh quốc
gia
- Quyền tìm nơi tị nạn tại các quốc gia khác khi bị đàn áp được quy định ở
Điều 16: Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn
tránh thì được trú ngụ trên đất Việt Nam.

Ở điều này Hồ Chí Minh đã thể hiện được tinh thần đoàn kết quốc tế trong
tư tưởng của người nhằm tạo nên một sức mạnh của khối đoàn kết những nhân dân
tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

1.2.3 Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội


- Các quyền về kinh tế: quyền lợi của giới cần lao trí thức và chân tay được
bảo đảm được quy định ở Điều 13: Quyền lợi các giới cần lao trí thức và chân tay
được bảo đảm.
- Các quyền về văn hóa: nền sơ học và cưỡng bách không học phí, học trò
nghèo được Chính phủ giúp đỡ, trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương
trình của nhà nước, quốc dân thiểu số được học bằng tiếng của mình ở sơ học được
quy định ở Điều 15: Nền sơ học cưỡng bách và không học phí. Ở các trường sơ
học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình.
Học trò nghèo được Chính phủ giúp.
Trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước.
- Các quyền về xã hội: công dân già yếu, tàn tật được giúp đỡ; trẻ em được
chăm sóc về mặt giáo dưỡng được quy định ở Điều 14: Những người công dân già
cả hoặc tàn tật không làm được việc thì được giúp đỡ. Trẻ con được săn sóc về mặt
giáo dưỡng.
*****

Chế định về quyền công dân được Hiến pháp 1946 ghi nhận có ý nghĩa rất lớn
đối với một dân tộc như Việt Nam sau một thời gian dài dưới sự thống trị của các
triều đại phong kiến và nhiều năm bị sự đô hộ của thực dân Pháp. Người dân trong
các chế độ đó không được coi là một công dân theo đúng nghĩa của nó mà bị coi là
những “thần dân” với những quyền dân chủ rất hạn chế. Do vậy, với sự ra đời của
Hiến pháp 1946 trong một chính thể nhà nước cộng hoà, người dân Việt Nam đã
thực sự được công nhận những quyền cơ bản của con người và chuyển sang vị thế
làm chủ đất nước.

Như vậy, với Hiến pháp 1946 lần đầu tiên trong lịch sử địa vị pháp lý của công
dân được xác lập gắn liền với việc dân tộc giành được độc lập. Có thể nói, mặt dù
ra đời trong hoàn cảnh hết sức khó khăn nhưng Hiến pháp 1946 đã long trọng ghi
nhận những giá trị quyền con người mà nâhn dân ta đã giành được, xem nó là nội
dung cốt lõi của Hiến pháp dân chủ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. T.s Đỗ Ngọc Hải (2008), Hiến pháp năm 1946 bản Hiến pháp đặt nền mống
cho nền lập hiến Nhà nước Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
2. Văn phòng quốc hội (1998), Hiến pháp năm 1946 và sự kế thừa, phát triển
trong các Hiến pháp Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. www.na.gov.vn
4. www.wikipedia.org
5.

You might also like