You are on page 1of 134

BỘ TÀI CHÍNH

HỌC VIỆN TÀI CHÍNH


--------------------

NGUYỄN THỊ NGỌC


CQ53/21.12

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐỀ TÀI :
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ BÁN
HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
XANH VIỆT NAM

CHUYÊN NGÀNH : KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP


MÃ SỐ : 21

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : TH.S ĐẶNG THẾ HƯNG


HÀ NỘI – 2019
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn tốt nghiệp là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Sinh viên

Nguyễn Thị Ngọc

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.............................................................................................i
MỤC LỤC........................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT............................................................vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ....................................................vii
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
CHƯƠNG 1: NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG
VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP
THƯƠNG MẠI................................................................................................5
1.1 Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh...5
1.1.1 Khái niệm,bản chất về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
...........................................................................................................................5
1.1.2 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh................................................................................................7
1.2 Nội dung cơ bản của Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp thương mại.........................................................8
1.2.1 Các hình thức bán hàng và phương thức thanh toán.......................8
1.2.1.2 Các phương thức thanh toán...........................................................11
1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu....12
1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng............................................................12
1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.........................................14
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán...................................................................16
1.2.3.1 Các phương pháp tính giá...............................................................16
1.2.3.2 Các bước tính giá vốn hàng bán......................................................17
1.2.3.3 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán.........................................18
1.2.4.Kế toán xác định kết quả kinh doanh.................................................19
1.2.4.1.Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.................................................19

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page ii


1.2.4.2. Kế toán chí phí và doanh thu hoạt động tài chính........................21
1.2.4.3. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác................................22
1.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh.......................................................................................................25

1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh trong
điều kiện kế toán máy......................................................................................27

1.5 Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính...........................................30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:............................................................................32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TÓAN BÁN HÀNG VÀ
XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM XANH VIỆT NAM....................................................33
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Phát triển sản phẩm Xanh Việt Nam 33
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Phát triển
sản phẩm xanh Việt Nam..............................................................................33
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Phát triển
sản phẩm Xanh Việt Nam............................................................................36
2.1.2.1 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh........................................................36
2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ hàng hóa..........................................................36
2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình kinh doanh............37
2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty.................................................39
2.1.3.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí...........................................39
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phậnvà mối quan hệ giữa các
bộ phận chức năng trong bộ máy.................................................................39
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty................................40
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sơ đồ bộ máy kế toán.........................................40
2.1.4.3 Chính sách áp dụng tại công ty........................................................43

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page iii


2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công
ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam.........................................45
2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán bán hàng tại công ty..............................45
2.2.2 Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công
Ty TNHH Phát triển sản phẩm Xanh Việt Nam........................................46
2.2.2.1 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty
TNHH Phát Triển Sản Phẩm xanh Việt Nam...........................................46
2.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Phát triển sản phẩm
xanh Việt Nam...............................................................................................61
2.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh.................................................68
2.2.2.4 Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính........................81
2.2.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp..................................84
2.2.2.6 Kế toán xác định kết quả Kinh doanh tại Công Ty TNHH Phát
triển Sản phẩm Xanh Việt Nam..................................................................86
2.2.3 Thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo Tài chính...................91
2.3 Đánh giá thực trạng côn tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại Công Ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam.. .93
2.3.1 Ưu điểm.................................................................................................93
2.3.2 Hạn chế..................................................................................................96
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................................98
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN
HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY
TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XANH VIỆT NAM...........................99
3.1 Yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh...............................................................................99
3.1.1 Yêu cầu..................................................................................................99
3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện........................................................................100

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page iv


3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và Xác định kết
quả Kinh doanh tại Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam.
.......................................................................................................................101
3.3 Các điều kiên cần thiết để thực hiện các giải pháp trên...................106
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................108
KẾT LUẬN..................................................................................................109

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIÊT TẮT

STT Chữ viết tắt Chữ viết thường

1. BHTN Bảo hiểm thất nghiệp


2. BHXH Bảo hiểm xã hội
3. BHYT Bảo hiểm y tế
4. CCDC Công cụ dụng cụ
5. CPBH Chi phí bán hàng
6. CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp
7. CPTC Chi phí tài chính
8. DN Doanh nghiệp
9. DTTC Doanh thu tài chính
10. GTGT Giá trị gia tăng
11. GVHB Giá vốn hàng bán
12. HH Hàng hóa
13. KPCĐ Kinh phí công đoàn
14. KQKD Kết quả kinh doanh
15. SXKD Sản xuất kinh doanh
16. TK Tài khoản
17. TNDN Thu nhập doanh nghiệp
18. TSCĐ Tài sản cố định

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ
Hình vẽ:
Hình 1.1 Danh mục hàng hóa được mã hóa trong kỳ...................................30
Hình 2.1 Giao diện phần mềm kế toán công ty...........................................46
Hình 2.2 Màn hình phiếu Xuất kho bán hàng........................................... 53
Sơ đồ:

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
.........................................................................................................................16
Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên...................18
Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán vốn hàng bán đối với doanh nghiệp hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ......................................19
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí quản lý kinh doanh............................21
Sơ đồ 1.5: Trình tự kế toán chi phí và doanh thu hoạt đông tài chính
...................................................................... Error: Reference source not found
Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán chi phí, thu nhập khác................................... 24
Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán thuế TNDN hiện hành....................................26
Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh.........................27
Sơ đồ 1.9: Quy trình xử lý thông tin kế toán bán hàng và xác định kết
quả bán hàng..................................................................................................31
Sơ đồ 2.1 : Quy trình kinh doanh sản phẩm của công ty...........................39
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống điều hành tại Công ty......................... 40
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán.................................................................. 41
Sơ đồ 2.4 Quy trình ghi sổ của công ty TNHH phát triển sản Phẩm Xanh
Việt Nam.........................................................................................................44
Sơ đồ 2.5 : Quy trình xuất kho hàng hóa:...................................................67
Biểu đồ:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page vii


Biểu 2.01 Sổ cái tài khoản 511 theo hình thức Nhật Kí Chung.................54
Biểu 2.02 Sổ Cái TK 131 theo hình thức Nhật Ký Chung......................... 55
Biếu 2.03 Trích sổ Cái TK 156 theo hình thức Nhật Kí Chung...........Error:
Reference source not found
Biểu 2.04 Sổ Cái TK 632 theo hình thức Nhật Kí Chung.........................68
Biếu 2.05 Sổ Cái TK 6421 theo hình thức Nhật Kí Chung.......................71
Biểu 2.06 Trích sổ cái Tài khoản 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp....82
Biểu 2.07 Sổ Cái TK 635 theo hình thức Nhật Kí Chung..........................88
Biểu 2.08 Sổ Cái TK 821 theo hình thức Nhật Kí Chung..........................91
Biểu 2.09 Sổ cái TK 911 ( Quý 4 năm 2018)...............................................95
Biểu 2.10 Trích sổ Nhật kí chung Năm 2018 của Công ty........................ 96
Bảng:
Bảng 2.1 Quy mô và kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần nhất36
Bảng 2.2 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTy......................100

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page viii


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Sản xuất ra của cải vật chất là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của xã
hội loài người. Cùng với xã hội, các hoạt động sản xuất kinh doanh của các
doanh nghiệp đã, đang được mở rộng và ngày càng phát triển không
ngừng.Ngày nay, trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của
Nhà Nước, các doanh nghiệp đang có một môi trường sản xuất kinh doanh thuận
lợi: các doanh nghiệp được tự do phát triển, tự do cạnh tranh và bình đẳng trước
pháp luật, thị trường trong nước được mở cửa; song cũng vấp phải không ít khó
khăn từ sự tác động của quy luật cạnh tranh của cơ chế mới. Để vượt qua quá
trình chọn lọc, đào thải khắt khe của thị trường các doanh nghiệp phải giải quyết
tốt các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
mình trong đó việc đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là vấn đề mang tính
sống còn của doanh nghiệp.
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhất là đối với một doanh nghiệp
thương mại, bán hàng là một trong những nghiệp vụ cơ bản chi phối các nghiệp vụ
khác. Các chu kỳ kinh doanh có thể diễn ra liên tục nhịp nhàng khi doanh nghiệp
thực hiện tốt khâu tiêu thụ đó có thể là cơ sở để tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp
mà lợi nhuận là mục tiêu cốt lõi của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để
thực hiện mục tiêu này doanh nghiệp cần phải lựa chọn kinh doanh mặt hàng nào
có lợi nhất, các phương thức tiêu thụ để làm sao bán được nhiều hàng nhất, hàng
hóa phải đảm bảo thu hồi được vốn, bù đắp các chi phí đã bỏ ra, từ đó doanh
nghiệp xác định đúng đắn kết quả kinh doanh, giúp định hướng hướng kinh doanh ,
tạo đà phát triển cho doanh nghiệp.
Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của vấn đề bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh, qua quá trình thực tập tại công ty TNHH Phát triển Sản phẩm
xanh Việt Nam cùng với sự hướng dẫn tận tình của Thầy ThS. Đặng Thế Hưng

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 1


và các cán bộ phòng kế toán trong công ty em đã chọn cho mình đề tài là: “ Kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển
Sản phẩm Xanh Việt Nam”
2. Mục đích nghiên cứu
* Mục tiêu chung: Nghiên cứu thực trạng hạch toán kế toán bán hàng và
xác định kết quả kinh doanh ở Công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt
Nam . Từ đó hiểu sâu hơn về lý thuyết và có cái nhìn thực tế hơn về kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh.
*Mục tiêu cụ thể:
 Tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh
doanh tại công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam.
 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty
TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam.
 Đề ra nhận xét chung và đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát Triển Sản
Phẩm Xanh Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm quá trình tiêu thụ hàng hóa( quá trình
bán hàng) và xác định kết quả kinh doanh trong Công ty TNHH Phát Triển Sản
Phẩm Xanh Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian: Các dữ liệu, thông tin kế toán được phân tích dựa trên thông
tin do phòng kế toán cung cấp trong quý 4 năm 2018
 Địa điểm: Tại Công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam
 Nội dung nghiên cứu: Tìm hiểu về nội dung và cách thức tổ chức công
tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Phát
Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam. Tìm hiểu về bộ máy kế toán, bộ máy hoạt

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 2


động, các cách hạch toán, số sách chứng từ, các mẫu hóa đơn chứng từ công ty
đang sử dụng. Từ đó rút ra nhận xét và đưa ra những kiến nghị nhằm giúp công
ty quản lý tốt công tác bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
4. Phương pháp nghiên cứu.
* Phương pháp quan sát: Theo dõi quá trình làm việc của các nhân viên kế
toán tại công ty các công việc vào sổ sách, hạch toán.
* Phương pháp phân tích hoạt động kinh doanh: Phân tích – tổng hợp – so
sánh.
* Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn các kế toán tại công ty, qua đó thu
thập các số liệu liên quan đến đề tài.
* Phương pháp thống kê: Tập hợp tất cả các số liệu thu thập được trong
quý 4/ 2018 tại Công ty đưa vào phân tích dựa trên phương pháp diễn dịch để
phát thảo những con số thành những nhận định, đánh giá và phân tích về Kế
toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận văn của em gồm có 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh trong DN thương mại.
Chương 2: Thực trạng kế toán bán hàng và xác đinh kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam.
Vận dụng lý luận đã học tập và nghiên cứu tại Học viện Tài chính, kết hợp
với thực tế tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng thu
nhận được tại Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam, cùng với sự
hướng dẫn tận tình của ThS. Đặng Thế Hưng và các anh chị Phòng Kế toán tại

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 3


Công ty, em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình. Do thời gian thực tập
chưa nhiều và khả năng còn hạn chế nên luận văn của em không tránh khỏi
những sai sót. Em rất mong nhận được sự đánh giá, nhận xét và chỉ bảo trực tiếp
của ThS. Đặng Thế Hưng, các thầy, cô và các anh chị phòng kế toán để luận
văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 4


CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH Ở DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát chung về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
1.1.1 Khái niệm,bản chất về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh.
* Về bán hàng
a,Khái niệm
Bán hàng là việc chuyển quyến sở hữu sản phẩm, hàng hóa gắn với phần
lớn lợi ích hoặc rủi ro cho khách hàng, đồng thời được khách hàng thanh toán
hoặc chấp nhận thanh toán. Quá trình bán hàng là giai đoạn cuối cùng của quá
trình sản xuất kinh doanh nó có ý nghĩa rất quan trọng đối với các doanh nghiệp,
bởi vì đây là quá trình chuyển hóa vốn từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị
“ tiền tệ”, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn để tiếp tục quá trình sản xuất kinh
doanh tiếp theo.
b/ Bản chất
Bán hàng tự thân nó không phải là một quá trình của sản xuất kinh doanh
nhưng nó lại là một khâu cần thiết của tái sản xuất xã hội. Kết quả cuối cùng của
thương mại tính bằng mức lưu chuyển hàng hoá mà việc lưu chuyển hàng hoá
lại phụ thuộc mức bán hàng nhanh hay chậm. Doanh nghiệp càng bán được
nhiều hàng thì sức mạnh của doanh nghiệp càng tăng lớn. Như vậy bán hàng là
yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Việc bán hàng hoá có tác dụng nhiều mặt đối với lĩnh vực sản xuất và tiêu
dùng của xã hội. Thông qua thị trường, bán hàng góp phần điều hoà sự cân bằng
giữa sản xuất và tiêu dùng, giữa hàng hoá và tiền tệ trong lưu thông, giữa nhu
cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán. Đặc biệt là đảm bảo cân đối giữa các
ngành, các khu vực trong nền kinh tế. Các đơn vị trong nền kinh tế thị trường
không thể tồn tại và phát triển một cách độc lập mà giữa chúng có mối quan hệ

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 5


qua lại khăng khớt với nhau. Quá trình bán sản phẩm có ảnh hưởng trực tiếp tới
quan hệ cân đối sản xuất giữa các ngành, các đơn vị với nhau nó tác động đến
quan hệ cung cầu trên thị trường.Bán hàng là cơ sở hình thành lên doanh thu và
lợi nhuận, tạo ra thu nhập để bù đắp chi phí bỏ ra, bảo toàn và phát triển vốn
kinh doanh thông qua các phương thức bán hàng phù hợp với yêu cầu của khách
hàng.
* Xác định kết quả kinh doanh
a/ Khái niệm
Xác định kết quả kinh doanh là việc so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra
và thu nhập kinh doanh thu về trong kỳ. Nếu thu nhập lớn hơn chi phí thì kết
quả kinh doanh là lãi, thu nhập nhỏ hơn chi phí thì kết quả kinh doanh là lỗ.
Việc xác định kết quả kinh doanh thường được tiến hành vào cuối kỳ kinh
doanh thường là cuối tháng, cuối quý hoặc hết năm tùy thuộc vào đặc điểm kinh
doanh và yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
b/ Bản chất
Kết quả kinh doanh là một chỉ tiêu quan trọng. Nó phán ánh hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp trong kỳ có hiệu quả hay không. Thông qua đó doanh
nghiệp có thể nhận xét được hoạt động kinh doanh của mình và có những biện
pháp khắc phục những hạn chế.Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
bao gồm: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính, kết quả hoạt động tài
chính và kết quả hoạt động khác .
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: là số chênh lệch giữa DTT và trị
giá vốn hàng bán,CPBH và CPQLDN.
- Kết quả hoạt động tài chính: là số chênh lệch giữa thu nhập của hoạt
động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính.
- Kết quả hoạt động khác : là số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác
và các khoản chi phí khác và chi phí thuế TNDN.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 6


1.1.2 Yêu cầu quản lý, nhiệm vụ của kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh.
a/ Yêu cầu quản lý
-Quản lý theo dõi từng phương thức bán hàng, từng khách hàng, tình hình
thanh toán của khách hàng, yêu cầu thanh toán đúng hình thức, đúng hạn để
tránh hiện tượng mất mát, thất thoát, ứ đọng vốn.
-Quản lý kế hoạch và tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ đối với từng
thời kỳ, từng khách hàng, từng loại hàng hóa.
-Quản lý chất lượng, xây dựng thương hiệu là mục tiêu cho sự phát triển
bền vững của doanh nghiệp.
-Quản lý chặt chẽ giá vốn của hàng hóa tiêu thụ, giám sát chặt chẽ các
khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, đảm bảo tính hợp pháp,
hợp lệ.
-Đối với việc xác định kết quả kinh doanh phải tổ chức chặt chẽ, khoa học
đảm bảo việc xác định kết quả cuối cùng của quá trình kinh doanh, thực hiện
nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ, kịp thời.
b/ Nhiệm vụ
Bán hàng là một chức năng chủ yếu trong doanh nghiệp thương mại. Chính
vì vậy mà kế toán bán hàng có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý
và tiêu thụ hàng hoá. Cụ thể kế toán bán hàng cần thực hiện những nhiệm vụ
sau:
 Ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ và chính xác tình hình bán hàng của
doanh nghiệp trong kỳ cả về giá trị và số lượng hàng bán trên tổng số và trên
từng mặt hàng, từng địa điểm bán hàng, từng phương thức bán hàng.
 Tính toán và phản ánh chính xác tổng giá thanh toán của hàng bán ra bao
gồm cả doanh thu bán hàng, thuế giá trị gia tăng đầu ra của từng nhóm mặt
hàng, từng hoá đơn.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 7


 Xác định chính xác giá mua thực tế của lượng hàng đó bán, đồng thời
phân bổ chi phí thu mua cho hàng bán nhằm xác định kết quả bán hàng.
 Kiểm tra, đôn đốc tình hình thu hồi và quản lý tiền hàng, quản lý khách
nợ, theo dõi chi tiết theo từng khách hàng, số tiền khách nợ. Đôn đốc kiểm tra
đảm bảo thu đủ và kịp thời tiền bán hàng tránh bị chiếm dụng vốn bất hợp lý.
 Tập hợp đầy đủ, chính xác, kịp thời giá vốn hàng bán các khoản chi phí
bán hàng trong quá trình tiêu thụ hàng hoá cũng như chi phí quản lý doanh
nghiệp. Xác định chính xác và đúng các khoản thuế phải nộp về sản phẩm hàng
hoá đó tiêu thụ. Phân bổ chi phí hợp lý còn lại cuối kỳ kết chuyển chi phí cho
hàng đó tiêu thụ làm căn cứ để xác định kết quả kinh doanh.
 Cung cấp thông tin cần thiết về tình hình bán hàng, phục vụ cho việc chỉ
đạo điều hành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
 Tham mưu cho lãnh đạo về các giải pháp để thúc đẩy quá trình bán hàng.
Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh là công cụ quan trọng
trong quản lý và điều hành có hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp trong
quá trình kinh doanh.
1.2 Nội dung cơ bản của Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
trong doanh nghiệp thương mại.
1.2.1 Các hình thức bán hàng và phương thức thanh toán

1.2.1.1 Các hình thức bán hàng

Đối với doanh nghiệp thương mại có 2 loại đó là: Doanh nghiệp thương
mại nội địa và doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu.Tương ứng
với từng loại hình doanh nghiệp có các hình thức bán hàng sau:
a/ Đối với doanh nghiệp thương mại nội địa:
Tuỳ thuộc vào đặc điểm sản phẩm hàng hoá tiêu thụ mà doanh nghiệp có
thể sử dụng một trong các phương thức sau:
 Bán buôn qua kho.
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 8
Đây là hình thức bán buôn mà hàng hoá bán được xuất ra từ kho của doanh
nghiệp. Theo phương thức này có 2 hình thức bán buôn:
+ Bán buôn qua kho bằng cách giao hàng trực tiếp.
+ Bán buôn qua kho bằng cách chuyển thẳng hàng.
 Bán buôn vận chuyển thẳng.
Đây là hình thức bán buôn mà các doanh nghiệp thương mại sau khi mua
hàng, nhận hàng mua về không nhập kho mà chuyển thẳng cho bên mua.
Phương thức này được thực hiện theo các hình thức:
+ Bán buôn vận chuyển thẳng không tham gia thanh toán( Bán buôn
giao tay ba): Theo hình thức này, doanh nghiệp không tham gia vào việc thanh
toán tiền mua hàng, bán hàng với người mua, người bán. Doanh nghiệp chỉ thực
hiện việc môi giới: sau khi tìm được nguồn hàng, thoả thuận giá cả số lượng
(dựa trên cơ sở giá cả số lượng trong đơn đặt hàng của người mua) doanh nghiệp
tiến hành bàn giao hàng ngày tại kho hay địa điểm giao hàng của người bán và
người mua có trách nhiệm thanh toán với người bán chứ không phải với doanh
nghiệp. Như vậy, hàng hóa trong trường hợp này không thuộc sở hữu của doanh
nghiệp, doanh nghiệp được hưởng hoa hồng môi giới.
+ Bán buôn vận chuyển thẳng có tham gia thanh toán: Theo hình thức
này, doanh nghiệp thương mại sau khi mua hàng chuyển hàng đi bán thẳng cho
bên mua tại một địa diểm đã thoả thuận. Hàng hoá lúc này vẫn thuộc sở hữu của
doanh nghiệp. Chỉ khi bên mua thanh toán hoặc khi doanh nghiệp nhận được
giấy biên nhận hàng và bên mua chấpnhận thanh toán thì hàng hoá được xác
nhận là tiêu thụ. Trong trường hợp này, doanh nghiệp tham gia thanh toán với cả
hai bên: Thu tiền bán hàng của người mua và trả tiền mua hàng cho người bán.
 Phương thức bán lẻ:
Đây là phương thức bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng.
+ Hình thức bán hàng thu tiền tập trung

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 9


+ Hình thức bán hàng thu tiền trực tiếp
+ Hình thức bán hàng trả chậm, trả góp
Theo hình thức này, khi giao hàng cho người mua thì số hàng đó được coi
là đã bán và doanh nghiệp mất quyền sở hữu về số hàng đó. Người mua sẽ thanh
toán lần đầu ngay tại thời điểm mua. Số tiền còn lại người mua chấp nhận trả
dần ở các kỳ tiếp theo và phải chịu một tỷ lệ lãi nhất định. Thông thường thì số
tiền trả ở các kỳ sau phải bằng nhau, bao gồm: Một phần tiền gốc và một phần
lãi trả chậm.
 Phương thức gửi hàng
Theo phương thức này, định kỳ doanh nghiệp gửi hàng cho khách hàng
trên cơ sở thỏa thuận hợp đồng mua bán giữa hai bên và giao hàng tại địa điểm
đó quy ước trong hợp đồng.
 Phương thức bán hàng qua đại lý.
+ Đối với bên giao đại lý:
Hàng giao cho đơn vị đại lý vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp và
chưa xác dịnh là đã bán. Doanh nghiệp chỉ hạch toán vào doanh thu khi nhận
được tiền thanh toán của bên nhận đại lý hoặc đã được chấp nhận thanh
toán.Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thuế GTGT, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu
có) trên tổng giá trị hàng gửi bán đã tiêu thụ mà không được trừ đi phần hoa
hồng đã trả cho bên nhận đại lý. Khoản hoa hồng doanh nghiệp đã trả coi như là
phần chi phí bán hàng được hạch toán vào tài khoản 6421.
+ Đối với bên nhận đại lý:
Số hàng nhận đại lý không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng
doanh nghiệp có trách nhiệm phải bảo quản, giữ gìn, bán hộ. Số hoa hồng được
hưởng là doanh thu trong hợp đồng bán hộ của doanh nghiệp.
 Phương thức hàng đổi hàng.
Trường hợp này khác với các phương thức bán hàng trên là người mua

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 10


không trả bằng tiền mà trả bằng vật tư, hàng hoá. Việc trao đổi hàng hoá thường
có lợi cho cả hai bên vì nó tránh được việc thanh toán bằng tiền, tiết kiệm được
vốn lưu động, đồng thời vẫn tiêu thụ được hàng hoá.
b/Doanh nghiệp thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu.
Xuất khẩu là bán hàng hóa, dịch vụ ra nước ngoài căn cứ vào hợp đồng
kinh tế đã ký. Nguồn hàng để xuất khẩu chủ yếu là thu mua trong nước từ nhiều
nơi hoặc nhiều cơ sở sản xuất nên quá trình lưu chuyển hàng hóa tương đối dài,
do đó phải mất thời gian dài để thu gom, thậm chí có những hàng hóa trước khi
xuất khẩu phải gia công, đóng gói, chế biến thêm.
Hàng hóa được coi là xuất khẩu trong những trường hợp:
-Hàng xuất bán cho các doanh nghiệp nước ngoài theo các hợp đồng kinh
tế đã ký kết.
-Hàng gửi đi hội chợ triển lãm sau đó bán thu ngoại tệ.
-Hàng bán cho khách nước ngoài hoặc Việt Kiều thanh toán bằng ngoại tệ.
-Dịch vụ sủa chữa, bảo hiểm tàu biển, máy bay cho nước ngoài thanh toán
bằng ngoại tệ.
-Hàng viện trợ cho nước ngoài thông qua các hiệp định, nghị định, thư do
nhà nước ký kết với nước ngoài nhưng được thực hiện qua doanh nghiệp xuất
khẩu.
1.2.1.2 Các phương thức thanh toán
a/ Thanh toán bằng tiền mặt:
Sau khi giao hàng cho khách hàng thì khách hàng sẽ trực tiếp thanh toán
cho doanh nghiệp số tiền bằng giá trị lô hàng mà doanh nghiệp đã xuất bán.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 11


b/ Thanh toán không dùng tiền mặt:
* Thanh toán bằng chuyển khoản: Khách hàng sau khi nhận hàng đầy đủ sẽ
chuyển vào tài khoản của doanh nghiệp số tiền tương ứng với trị giá lô hàng
xuất bán theo giá đã thỏa thuận.
* Thanh toán theo hình thức trao đổi hàng: Theo sự thỏa thuận giữa 2 bên
sau khi doanh nghiệp chuyển lô hàng cho khách hàng thì đồng thời chuyển
quyền sở hữu số hàng hóa khác có giá trị tương ứng với số hàng mà doanh
nghiệp đã chuyển đi.
* Thanh toán chậm: Hình thức này được áp dụng cho những khách hàng
có quan hệ mua bán thường xuyên, đã có uy tín với công ty. Trong trường hợp
này, công ty bị chiếm dụng vốn nhưng bù lại khách hàng phải chịu phần lãi suất
do việc trả chậm.
* Một số phương thức thanh toán quốc tế trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu:
Phương thức chuyển tiền.
Phương thức ghi sổ hay phương thức mở tài khoản.
Phương thức thanh toán nhờ thư tín( L/C)....
1.2.2 Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.2.1 Kế toán doanh thu bán hàng
 Khái niệm
Theo chuẩn mực kế toán số 14 được ban hành theo quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31/7/2001 thì doanh thu bán hàng được hiểu là tổng
giá trị các lợi ích kinh tế doanh thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng
vốn chủ sở hữu.Doanh thu thuần được xác định bằng tổng doanh thu sau khi trừ đi
các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và doanh thu hàng đã bán bị trả
lại.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 12


 Điều kiện ghi nhận doanh thu
Theo chuẩn mực kế toán số 14 ban hành ngày 31/7/2001 thì doanh thu bán
hàng chỉ được ghi nhận khi thỏa mãn đồng thời 5 điều kiện sau:
1.Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua.
2.Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở
hữu hàng hóa hoặc quyền kiểm soát hàng hóa.
3.Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
4.Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch
bán hàng.
5. Xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
 Chứng từ kế toán sử dụng:
* Hóa đơn bán hàng thông thường (Mẫu 02-GTGT-3LL)
* Hóa đơn GTGT (Mẫu 01-GTKT3/001-12P). Đối với doanh nghiệp nộp
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
* Hóa đơn GTGT (Mẫu 02-GTTT). Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp.
* Hóa đơn kiêm phiếu xuất kho
* Phiếu nhập kho (M01-VT), phiếu xuất kho (M02-VT)
* Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (03XK-3LL)
* Phiếu xuất kho hàng gửi đại lý, kí gửi (01-BH)
* Các chứng từ thanh toán: Phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm thu, giấy báo Có của NH, bảng sao kê của NH...
Đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa thì sử
dụng thêm các chứng từ liên quan đến hoạt động xuất khẩu:
 Hóa đơn thương mại (commecer invoice)
 Vận đơn hay chứng từ vận tải

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 13


 Giấy chứng nhận xuất xứ ( Certificate of origin)
 Bảng kê chi phí đóng gói
 Biên lai thu phí
 Tờ khai hải quan
 Tài khoản sử dụng
Để kế toán doanh thu bán hàng, kế toán sử dụng các tài khoản:
 Tài khoản 511-Phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
doanh nghiệp trong một kỳ hạch toán của hoạt động sản xuất kinh doanh từ các
giao dịch và nghiệp vụ.
Tài khoản 511 cuối kỳ không có số dư và có 4 tài khoản cấp 2:
* Tài khoản 5111 – Doanh thu bán hàng hóa
* Tài khoản 5112 – Doanh thu bán các thành phẩm
* Tài khoản 5113 – Doanh thu cung cấp dịch vụ
* Tài khoản 5114 – Doanh thu khác
 Tài khoản 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp: Phán ánh số thuế GTGT
đầu ra, số thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp, số thuế GTGT đã được
khấu trừ, số thuế GTGT đã nộp và còn phải nộp vào ngân sách nhà nước.
Tài khoản 3331 có 2 tài khoản cấp 3:
* Tài khoản 33311 – Thuế giá trị gia tăng đầu ra
* Tài khoản 33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu
 Tài khoản 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
1.2.2.2 Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
 Khái niệm
Các khoản giảm trừ doanh thu dùng để phản ánh toàn bộ số tiền giảm trù
cho người mua hàng được giảm trừ vào doanh thu hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Kế toán chiết khấu thương mại

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 14


Ghi nợ tài khoản 511 - Phản ánh số chiết khấu thương mại mà doanh
nghiệp đã giảm trừ, hoặc đã thanh toán cho người mua hàng do việc người mua
mua hàng hóa, dịch vụ với khối lượng lớn theo thỏa thuận bên bán sẽ dành cho
bên mua một khoản chiết khấu thương mại.
 Kế toán hàng bán bị trả lại
Hàng bán bị trả lại: Là số sản phẩm hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp đã xác
định tiêu thụ nhưng bị khách hàng trả lại do vi phạm các điều kiện cam kết trong
hợp đồng kinh tế như hàng kém phẩm chất, sai quy cách, chủng loại.
Ghi bên nợ Tài khoản 511 : Phản ánh doanh thu của số thành phẩm, hàng
hóa đã tiêu thụ bị khách hàng trả lại do lỗi của doanh nghiệp.
 Kế toán giảm giá hàng bán
Giảm giá hàng bán: là khoản tiền doanh nghiệp giảm trừ cho bên mua hàng
trong trường hợp đặc biệt vì lý do hàng bán bị kém phẩm chất, không đúng quy
cách, hoặc không đúng thời hạn… đã ghi trong hợp đồng.
Ghi bên nợ Tài khoản 511 : Phản ánh khoản giảm giá hàng bán thực tế phát
sinh trong kỳ.
Ngoài ra một số khoản thuế: Thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế
GTGT nộp theo phương pháp trực tiếp.
 Các chứng từ kế toán sử dụng
* Hóa đơn GTGT (mẫu 01-GTKT3/001-12P)
* Hóa đơn bán hàng thông thường (mẫu 02-GTGT-3LL)
* Bảng thanh toán hàng đại lí, ký gửi (mẫu 01-BH)
* Thẻ quầy hàng (mẫu 02-BH)
* Các chứng từ thanh toán (phiếu thu, séc chuyển khoản, séc thanh toán,
ủy nhiệm thu, giấy báo có của ngân hàng...)
* Chứng từ kế toán liên quan khác như phiếu nhập kho hàng trả lại...
 Tài khoản kế toán sử dụng

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 15


* Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng
Và các tài khoản liên quan : TK 3331. TK 3332, TK 3333, TK 111, 112,
131,..
 Trình tự kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu

TK 911 TK 511 TK 111,112,131


T

(4) Kết chuyển doanh thu thuần để (1)Doanh thu bán hàng và
xác định KQKD cung cấp dịch vụ phát sinh

TK 3331
TK 333(2,3)

(3)Kết chuyển Thuế Thuế GTGT đầu ra


TTĐB, NK

(2)Các khoản giảm trừ doanh


thu(CKTM, giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại )

Sơ đồ 1.1: Trình tự kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu
1.2.3 Kế toán giá vốn hàng bán
1.2.3.1 Các phương pháp tính giá
Trong doanh nghiệp thương mại thường áp dụng một trong các phương
pháp tính giá sau:
* Phương pháp giá đích danh
* Phương pháp giá bình quân gia quyền
* Phương pháp giá nhập trước xuất trước
* Phương pháp giá hạch toán
1.2.3.2 Các bước tính giá vốn hàng bán

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 16


Khi hàng hóa được nhập kho, thì kế toán tiến hành ghi sổ theo dõi theo
trị giá mua thực tế của từng lần nhập hàng cho từng thứ hàng hóa. Các chi phí
thu mua thực tế phát sinh liên quan trực tiếp đến quá trình mua như: chi phí vận
chuyển, bốc dỡ, tiền thuê kho, bãi... được hạch toán riêng (mà không tính vào trị
giá thực tế của từng thứ hàng hóa), đến cuối tháng mới tính toán phân bổ cho
hàng hóa xuất kho để tính trị giá vốn của hàng hóa xuất kho.
* Xác định trị giá vốn hàng xuất bán:
Trị giá vốn Chi phí thu mua phân bổ
= Trị giá mua HH +
hàng xuất bán cho hàng hóa xuất bán
Chi phí mua phân bổ cho hàng hóa xuất kho bao gồm các chi phí liên
quan trực tiếp đến quá trình thu mua như: Chi phí vận chuyển, bốc dỡ; tiền thuê
kho, bãi; khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh qua quá trình thu
mua…
Chi phí mua hàng Chi phí mua hàng Tiêu
Chi phí mua
của HH tồn kho đầu của HH phát sinh chuẩn
hàng phân +
kỳ trong kỳ phân bổ
bổ cho HH
của HH đã
xuất kho = x
HH tồn kho cuối kỳ và HH đã xuất bán trong xuất bán
trong kỳ
kỳ trong kỳ
 Chứng từ kế toán
* Phiếu xuất kho,
* Phiếu nhập kho,
* Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,
* Phiếu xuất kho gửi hàng đi bán.
 Tài khoản sử dụng:
TK 632 - Giá vốn hàng bán
Ngoài ra còn sử dụng các tài khoản liên quan như: TK 156, TK 157, TK
611, TK 111,TK112,...
1.2.3.3 Phương pháp kế toán giá vốn hàng bán

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 17


- Doanh nghiệp kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kê khai thường
xuyên:

TK 156 TK 157 TK 632 TK 156

Xuất kho hàng gửi Trị giá vốn hàng Trị giá vốn hàng

đi bán gửi đã tiêu thụ bán bị trả lại

Trị giá vốn hàng xuất bán

TK 112 ,TK 111 TK 911

Mua hàng bán ngay không qua kho GVHB để xđ KQKD

Sơ đồ 1.2 Trình tự kế toán giá vốn hàng bán đối với doanh nghiệp hạch
toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 18


Doanh nghiệp kế toán giá vốn hàng bán theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

TK 156 , 157, 151 TK 611 TK 632 TK 911

(1)Đầu kỳ KC hàng hóa (3)KC GVHB (5) GVHB xác định

tồn kho kết quả KD

(6) Cuối kỳ KC hàng hóa còn lại

(Chưa tiêu thụ)

TK 111, 112, 131

(2) Nhập kho hàng hóa (4’)Hoàn


nhập dự
TK 1331 phòng giảm
giá HTK TK 2294
Thuế gtgt đầu vào

(4)Trích lập dự phòng giảm


giá HTK

Sơ đồ 1.3: Trình tự kế toán vốn hàng bán đối với doanh nghiệp hạch toán
hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ
1.2.4.Kế toán xác định kết quả kinh doanh.
1.2.4.1.Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
Chi phí quản lý kinh doanh trong doanh nghiệp bao gồm: chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp.
 Khái niệm

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 19


Chi phí bán hàng là toàn bộ chi phí thực tế phát sinh liên quan đến quá
trình bán sản phẩm, hàng hóa và cung cấp dịch vụ của Doanh nghiệp. Bao gồm:
Chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm , hàng hóa, chi phí bảo quản, đóng gói,
vận chuyển, chi phí lương nhân viên bán hàng, chi phí vật liệu bao bì, chi phí
dụng cụ đồ dùng, chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ cho bộ phận bán hàng, chi phí
bảo hành sản phẩm, chi phí dịch vụ mua ngoài ( điện, nước, điện thoại, fax,..) và
chi phí bằng tiền khác.
Chi phí quản lý doanh nghiệp là toàn bộ chi phí liên quan đến hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và một số khoản khác có tính
chất chung toàn doanh nghiệp. Theo quy định của chế độ hiện hành, chi phí
quản lý doanh nghiệp bao gồm: Chi phí về lương nhân viên quản lý doanh
nghiệp (tiền lương, tiền công các khoản phụ cấp,..), bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y
tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh
nghiệp,chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, công cụ dụng cụ, chi
phí khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp,thuế, phí và lệ phí,
chi phí dự phòng, chi phí dịch vụ mua ngoài( điện, nước, điện thoại, fax,..) chi
phí bằng tiền khác ( tiếp khách, hội nghị khách hàng,...).
 Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh chi phí quản lý kinh doanh phát sinh trong kỳ và kết chuyển
chi phí quản lý kinh doanh, kế toán sử dụng:
TK 642: Chi phí quản lý kinh doanh
TK 642 không có số dư cuối kỳ và có các TK cấp 2 như sau
* TK 6421 – Chi phí bán hàng: dùng để tập hợp và kết chuyển CPBH thực
tế phát sinh trong kỳ.
* TK 6422 – Chi phí quản lý doanh nghiệp: Dùng để tập hợp và kết chuyển
các chi phí sản xuất kinh doanh, quản lý hành chính và chi phí khác liên quan
đến hoạt động chung của doanh nghiệp.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 20


Ngoài ra doanh nghiệp còn sử dụng TK 111,TK112,TK 334,TK 214,...
Sơ đồ 1.4: Trình tự kế toán chi phí quản lý kinh doanh
TK334,
338… TK 6421, 6422 TK 111,152,
Chí phí về nhân viên (6) Các khoản giảm
BH, QLDN chi phí BH, QLDN

TK 152, 153,242
242..
(2) Chí phí về NVL, CCDC,
cho BH, QLDN

TK 214
(3) Chí phí khấu hao TSCĐ
dùng cho BH, QLDN

TK 333
(4) Thuế, phí phải nộp nhà
nước

TK 331, 111 TK 1331

(5) Chí phí dịch vụ, chi phí


khác cho BH, QLDN

1.2.4.2. Kế toán chí phí và doanh thu hoạt động tài chính
 Tài khoản kế toán sử dụng:
*TK 635 – Chi phí tài chính: Dùng để phản ánh các khoản chi phí hoạt
động tài chính của doanh nghiệp.
* TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính: Dùng để phản ánh các khoản
doanh thu từ hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan: TK 111, 112, 131,...
* Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 21


+ Tiền lãi: Lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, lãi từ việc bán hàng trả chậm trả
góp.
+ Cổ tức và lợi nhuận được chia.
+ Chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá ngoại tệ.
+ Thu nhập khác liên quan đến hoạt động tài chính.
 Trình tự kế toán doanh thu hoạt động tài chính

TK 911 TK 515 TK 138


Cổ tức, lợi nhuận được
chia sau ngày đầu tư

CK thanh toán mua hàng được TK 331


Kết chuyển
hưởng
doanh thu hoạt
động tài chính

TK 1112,
TK 1111,1121,121,228
1122,121, 228

Bán ngoại tệ, nhượng bán,


thu hồi khoản đầu tư TC

Lãi bán ngoại tệ, bán khoản


đầu tư

Phân bổ doanh thu bán hàng TK 3387


trả chậm, lãi nhận trước

TK 413
Lãi tỷ giá hối đoái do đánh
giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 22


 Trình tự kế toán chi phí hoạt động tài chính

TK 413 Tk 635 TK 2291, 2292

Lố tỷ giá do đánh giá lại


khoản mục tiền tệ có gốc Hoàn nhập số chênh lệch
ngoại tệ cuối kỳ dự phòng đầu tư chứng
khoán, tổn thất đầu tư

TK 121,228

Lỗ về bán các khoản đầu tư

TK111,112 TK 911

Tiền thu CP nhượng


được bán
Cuối kỳ, kết chuyển chi
TK 2291,2292
phí hoạt động tài chính
Lập dự phòng giảm giá
chứng khoán, dự phòng tổn
thất đầu tư vào đv khác

TK 111,112,331

CK thanh toán cho người mua

TK 111,112,242

Lãi tiền vay phải trả, phân


bổ lãi mua hàng trả chậm..

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 23


* Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
- Khoản chi phí hoặc khoản lỗ liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính.
- Chi phí liên quan đến hoạt động cho vay vốn.
- Chi phí liên quan đến mua bán ngoại tệ.
- Chi phí lỗ khi mua bán ngoại tệ, khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái.
1.2.4.3. Kế toán các khoản chi phí và thu nhập khác
 Tài khoản kế toán sử dụng: TK 711 - Thu nhập khác: Tài khoản này phản
ánh các khoản thu nhập khác của doanh nghiệp
 Trình tự kế toán thu nhập khác
Sơ đồ 1.6: Trình tự kế toán thu nhập khác

TK 911 TK 711 TK 111,112,138

Thu phạt khách hàng vi phạm HĐ


Cuối kì kết
chuyển thu nhập
khác

Nhận tài trợ, biếu tặng TK 152,156,211


vật tư, hàng hóa, TSCĐ

Các khoản thuế XNK, TK 333


TTĐB, BVMT được hoàn

Đầu tư bằng hàng hóa có


Giá trị đánh giá lại lớn
TK 228
hơn giá trị ghi sổ

TK 156

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Giá trị ghi sổ Page 24
TK 811: Phản ánh các khoản chi phí khác phát sinh trong kỳ
 Trình tự kế toán chi phí khác:

TK 111,112,131 TK 811 TK 911

Chi phí khác (Chi phí thanh


lý, nhương bán TSCĐ Kết chuyển chi phí khác
để xác định kết quả kinh
doanh

TK 331,331

Khi nộp phạt Khoản bị


phạt do vi
phạm HĐ

TK 211 TK 214
NG
GTHM

Giá trị còn lại của TSCĐ

1.2.4.4. Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

 Tài khoản kế toán sử dụng:


TK 821- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Dùng để phản ánh chi phí
thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm chi phí thuế thu nhập doanh ngiệp hiện

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 25


hành và chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại làm căn cứ xác định kết
quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính hiện hành.
* TK 821 có 2 TK cấp 2:
-TK 8211: Chi phí thuế thu nhập hiện hành
-TK 8212: Chi phí thuế thu nhập hoãn lại
 Trình tự kế toán
Sơ đồ 1.7: Trình tự kế toán thuế TNDN hiện hành

TK 333(4) TK 821(8211) TK 911


Xác định thuế TNDN
K/c thuế TNDN Xác
hiện hành phải nộp
định KQKD

Số tạm nộp > số phải nộp

1.2.4.5. Kế toán xác định kết quả kinh doanh


Kết quả kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một thời kỳ
nhất định, biểu hiện bằng số tiền lãi hay lỗ.
 Công thức xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Kết quả kinh doanh trước thuế = DTT từ hoạt động bán hàng và cung cấp
dịch vụ - Giá vốn hàng xuất bán + DTTC - CPTC - CPBH - CPQLDN + (Thu
nhập khác - Chi phí khác)
Kết quả kinh doanh Kết quả kinh doanh Chi phí thuế thu nhập
= -
sau thuế trước thuế doanh nghiệp
 Tài khoản sử dụng
*TK 911 – Xác định kết quả kinh doanh: Dùng để xác định kết quả kinh
doanh trong doanh nghiệp

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 26


* TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Dùng để phản ánh kết quả hoạt
động kinh doanh và tình hình phân phối, xử lý kết quả kinh doanh của doanh
nghiệp.
Ngoài ra, kế toán còn sử dụng các tài khoản liên quan: TK 511, 632, 6421,
6422, 711,811,..
Sơ đồ 1.8: Trình tự kế toán xác định kết quả kinh doanh
TK 632 TK 911 TK 5111, 5112

K/c giá vốn K/c doanh thu BH

TK 635 TK 515
K/c doanh thu hoạt
K/c CP tài chính động tài chính

TK 6421, 6422
TK 711
K/c CPBH và CPQLDN K/c thu nhập khác

TK 811
K/c chi phí khác TK 8212
K/c số PS Có>số PS Nợ
TK 8212
TK 8211

K/c CP thuế TNDN hiện hành K/c lỗ từ hoạt động TK 421


kinh doanh
TK 8212
K/c số PS Có < số K/c số lãi từ hoạt động kinh
PS Nợ TK 8212 doanh

1.3 Hệ thống sổ kế toán sử dụng trong kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 27


Theo phụ lục 4 của thông tư số 133/ 2016/ TT -BTC ngày 26/8/2016 của
Bộ Tài chính thì có 3 hình thức sổ kế toán áp dụng đó là:
* Hình thức Nhật ký Chung
* Hình thức Nhật ký- Sổ cái
* Hình thức Chứng từ ghi sổ
Tuỳ thuộc vào quy mô, đặc điểm hoạt động, yêu cầu quản lý,trình độ nghiệp
vụ và điều kiện trang thiết bị kỹ thuật tính toán mà mỗi doanh nghiệp lựa chọn cho
mình một loại hình kế toán phù hợp với nội dung kinh tế . Sau đó lấy số liệu trên
các sổ Nhật ký để ghi Sổ Cái theo từng nghiệp vụ phát sinh.
 Hình thức kế toán Nhật ký chung:
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ kế toán sau:
 Sổ Nhật ký chung, sổ Nhật kí đặc biệt
 Các sổ như:
+ Sổ chi tiết TK 131 - Phải thu khách hàng
+ Sổ cái TK 511 , TK 632, TK 911
+ Sổ cái TK 632, 6421, 6422, …
+ Các sổ kế toán chi tiết liên quan như sổ chi tiết bán hàng, sổ chi tiết phải
thu khách hàng, sổ chi tiết chi phí bán hàng… được mở theo yêu cầu quản lý chi
tiết cụ thể của đơn vị đối với nghiệp vụ phát sinh.
 Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái
Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ Cái gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ Cái,Sổ chi tiết TK 131- Phải thu khách hàng
+ Nhật ký – Sổ Cái;
+ Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
 Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ gồm các loại sổ kế toán sau:
+ Sổ cái, Sổ chi tiết TK 131-Phải thu khách hàng

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 28


+ Chứng từ ghi sổ;
+ Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ
+ Sổ Cái
+ Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
1.4 Đặc điểm tổ chức kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
trong điều kiện kế toán máy.
Công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán
trên máy vi tính Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong
bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây.
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Mã hóa thông tin có thể hiểu là việc tập hợp tất cả các thông tin của một đối
tượng nào đó thành một đoạn mã (có thể là số, chữ hay các ký hiệu,…) mà thông
qua đoạn mã này sẽ biết được các thông tin chi tiết về đối tượng đó.Trong kế toán
có rất nhiều các đối tượng cần theo dõi như: Khách hàng, Nhân viên, Kho, Hàng
hóa, TSCĐ... Để tối ưu việc xử lý tìm kiếm, tính toán... thay vì phải xử lý rất nhiều
thông tin về một đối tượng thì chỉ cần xử lý với đoạn mã hoá của đối tượng đó.
Danh mục khách hàng: Dùng tên viết tắt của khách hàng, nhà cung cấp
(chữ hoa không dấu), kèm theo số thứ tự, hoặc chữ viết tắt đặc biệt trong trường
hợp có nhiều khách hàng, doanh nghiệp có tên viết tắt trùng nhau.
Ví dụ:
BINHMINHVIET: Công ty TNHH Đầu tư và phát triển thương mại Bình
Minh Việt.
Mã Nhân viên: Dùng tên, họ viết tắt của nhân viên trong doanh nghiệp (chữ
hoa không dấu) kèm theo số thứ tự hoặc bí danh (nếu có nhiều đối tượng trùng
tên, họ).
Ví dụ: YEN: TrầnThị Hải Yến
OANH: Nguyễn Thị Oanh

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 29


Mã Vật tư, hàng hóa: Dùng kết hợp các ký tự theo quy ước trong mã vật tư
hàng hóa gồm có tên viết tắt của vật tư, hàng hóa (chữ hoa không dấu) và ký hiệu
về thông số kỹ thuật hay quy cách, kích cỡ của vật tư, hàng hóa (nếu có).
Hình 1.1 Danh mục hàng hóa được mã hóa trong kỳ.

(Nguồn: Phòng Kế toán công ty)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 30


Sơ đồ 1.9: Quy trình xử lý thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng

Hạch toán nghiệp vụ (nhập dữ liệu vào phần mềm)


- Xuất bán hàng hóa, ghi nhận doanh thu
- Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
- Hạch toán và tập hợp CPBH,CPQLDN
- Kế toán doanh thu, thu nhập và chi phí khác…

Thực hiện các nghiệp vụ kết chuyển và xác định kết


quả
- Kết chuyển để xác định doanh thu thuần
- Kết chuyển chi phí, doanh thu trong kì để xác
định kết quả

Cung cấp thông tin


- Các sổ kế toán chi tiết, tổng hợp
- Sổ sách báo cáo kế toán doanh thu, chi phí
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính
Bước 1: Tổ chức mã hóa các đối tượng pháp lý.
Bước 2: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán phù hợp với điều kiện thực
hiện kế toán trên máy.
Bước 3: Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán.
Bước 4: Lựa chọn và vận dụng hình thức kế toán.
Cụ thể với kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng, ta có quy trình
xử lý thông tin kế toán bán hàng và xác định kết quả như sau:
(1) Hàng ngày, kế toán căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc bảng tổng
hợp chứng từ cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định
tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng
biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 31


Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động cập nhật vào
sổ kế toán tổng hợp, sổ cái, sổ nhật ký...và các sổ, thẻ kế toán liên quan.
(2) Cuối tháng (hoặc bất kỳ thời điểm nào cần thiết), kế toán thực hiện các
bút toán kết chuyển để xác định kết quả bán hàng là lãi hay lỗ trong kỳ kế toán,
thực hiện phân phối kết quả để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng
thông tin. Việc đối chiếu giữa các số liệu tổng hợp và các số liệu chi tiết được
thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được
nhập trong kỳ.
1.5 Trình bày thông tin trên Báo cáo tài chính.
Các chỉ tiêu về kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh được thể
hiện trên các chỉ tiêu của Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ ( MS01)
+ Các khoản giảm trừ doanh thu (MS02)
+ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (MS03)
+ Giá vốn hàng bán( MS11)
+ Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ ( MS20)
+ Doanh thu hoạt động tài chính( MS21)
+ Chi phí bán hàng (MS25)
+Chi phí quản lý doanh nghiệp ( MS 26)
+Chi phí tài chính ( MS22)
+ Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh ( MS30)
+ Thu nhập khác ( MS 31)
+Chi phí khác ( MS32)
+Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế( MS 50)
+ Chi phí thuế TNDN ( MS51)
+ Lợi nhuận kế toán sau thuế ( MS60).

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 32


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1:
Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát những vấn đề lý luận cơ bản
về Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh, nhằm làm rõ hơn về vai
trò, vị trí của kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh đối với việc ra
quyết định của các nhà quản lý. Sự cần thiết của kế toán bán hàng và xác định
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp,đặc điểm, vai trò và ý nghĩa của bán hàng,
yêu cầu quản lý của nghiệp vụ bán hàng và nhiệm vụ của quá trình bán hàng.Đối
với kế toán quá trình bán hàng, tìm hiểu và trình bày được đặc điểm kế toán chi
tiết hàng hóa, các phương thức bán hàng, các phương thức thanh toán, kế tooán
giá vốn hàng bán, kế toán các khooản giảm trừ doanh thu, kế toán chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp. Đồng thời trình bày được các hình thức kế toán
hiện đang được áp dụng tại doanh nghiệp và cách trình bày trên báo cáo tài
chính.
Những lý luận này sẽ là nền tảng cho quá trình tìm hiểu và viết luận văn tốt
nghiệp về thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại công ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 33


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TÓAN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM
XANH VIỆT NAM
2.1 Tổng quan về Công ty TNHH Phát triển sản phẩm Xanh Việt Nam
2.1.1 Qúa trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Phát triển sản
phẩm xanh Việt Nam
Tên công ty: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XANH
VIỆT NAM
Tên giao dịch : GDP VIET NAM CO., LTD
Trụ sở chính : Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ,Hà Nội
Điện thoại: 0965420301
Mail: Sanphamxanh@gmail.com
Mã số thuế : 0106178995.
Ngân hàng: Ngân hàng Bảo Việt - Hội sở chính.
Số tài khooản : 0071012468003
Vốn điều lệ : 900.000.000 đồng
Giám đốc: Lê Ngọc Hân
Công ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam là công ty được thành
lập ngày 15/05/2013 với sự góp vốn của 2 thành viên sáng lập mà người đại diện
theo pháp luật của công ty là Lê Ngọc Hân là giám đốc của công ty. Công ty
kinh doanh trên nhiều lĩnh vực buôn bán các loại cây thực phẩm. Trụ sở chính
đặt tại Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ,Hà Nội. Công ty có đủ
khả năng về kinh nghiệm,để bắt kịp xu hướng thị trường, phát triển ngành nghề
kinh doanh.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 34


Mục tiêu của Công ty trong những năm tiếp theo phấn đấu mở rộng phạm
vi hoạt động khắp khu vực miền Bắc, làm phong phú thêm chủng loại sản phẩm
của Công ty.
-Nhiều khách hàng biết đến công ty hơn
- Bảo toàn và tăng cường vốn.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước
- Đảm bảo kết quả lao động , chăm lo không ngừng cải thiện nâng cao đời
sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ
công nhân viên trong công ty.
 Giai đoạn 2013– 2015: Hình thành và củng cố
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2013, Công ty đã liên tục đặt ra cho
mình những mục tiêu, hướng phát triển cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn. Giai
đoạn này Công ty tập trung phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có, phát triển hơn
nữa lĩnh vực kinh doanh chủ lực: Trồng và nhập về các loại cây nông sản, bán
buôn ra thị trường.
 Giai đoạn 2015 – 2018: Xây dựng và phát triển
Công ty tiếp tục nghiên cứu, nắm bắt nhu cầu thị trường.Năm 2016, Công
ty quyết định mở rộng hoạt động sang lĩnh vực : xuất khẩu hàng sang nước
ngoài, Một bước chuyển mình đúng đắn đã đem lại thành công cho Công ty.
Công ty đã mở rộng được địa bàn hoạt động, ký kết được nhiều hợp đồng lớn
với các công ty ngoài địa bàn thành phố Hà Nội như: Đơn vị GDP EARL của
pháp,...
Tình hình quy mô tài chính và kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm
2017- 2018 được thể hiện trong bảng số liệu sau:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 35


Bảng 2.1 Quy mô và kết quả kinh doanh của công ty trong 2 năm gần nhất
CHỈ TIÊU NĂM 2017 NĂM 2018
Tài sản 860,538,174 823,370,031
Nợ phải trả 64,228,894 1,465,451
Vốn chủ sở hữu 796,309,280 821,904,580
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 907,790,987 922,256,852
Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 907,790,987 922,256,852
Giá vốn hàng bán 339,759,100 285,868,000
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịc vụ 568,031,887 636,388,852
Doanh thu hoạt động tài chính 17,876,591 590,221
Chi phí tài chính 5,048,337 9,566,957
Trong đó: Chi phí lãi vay 0 0
Chi phí quản lý kinh doanh 569,258,688 595,417,991
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 11,601,453 31,994,125
Thu nhập khác 0 0
Chi phí khác 0 0
Lợi nhuận khác 0 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 11,601,453 31,994,125
Chi phí thuế TNDN 2,320,291 6,398,825
Lợi nhuận sau thuế TNDN 9,281,162 25,595,300
(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Cùng với sự phát triển về qui mô hoạt động kinh doanh, Công ty đã đầu tư
mới máy móc thiết bị, đổi mới cơ chế quản lý, cấu trúc lại bộ máy từ văn phòng
công ty đến các đơn vị. Nhờ vậy, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng
phát triển. Thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh đa ngành, đa nghề, tập

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 36


trung đầu tư theo chiều sâu đối với những ngành, những lĩnh vực mà Công ty
đang nắm lợi thế. Trong thời buổi hội nhập có rất nhiều thách thức và khó khăn,
tập thể lãnh đạo công ty đã không ngừng cải bộ máy kỹ thuật, đào tạo nhân viên.
Công ty đã dần khẳng định vị trí của thị trường.
2.1.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Phát triển sản
phẩm Xanh Việt Nam
2.1.2.1 Đặc điểm hàng hóa kinh doanh
Công ty kinh doanh các mặt hàng nông sản là chủ yếu như:
1.Rau củ khô (seasonal and permanent supply); 
2.Trái cây đặc sản (seasonal items);
3. Sản phẩm cây công nghiệp (cà phê, cacao, hồ tiêu, điều..)
4. Sản phẩm củ quả chế biến (Sắn lát, tinh bột sắn, chuối khô,jam,...).
Ngoài ra còn bán lẻ các đồ gia dụng, mặt hàng nội thất, bán vải, giầy
dép,....
2.1.2.2 Thị trường tiêu thụ hàng hóa
Công ty tiêu thụ được khá nhiều các mặt hàng trong nước, đã và đang tiến
hành mở rộng ra thị trường quốc tế , cụ thể như:
 Liên Bang Nga Với các loại hàng như: Rau củ quả chế biến, hàng tiêu
dùng, dệt may,...
 Hàn Quốc với các mặt hàng chủ yếu :Rau củ khô, thực phẩm chế biến,
cà phê chế biến ,...
 Nhật Bản: Rau củ quả đông lạnh, hàng đồ chơi, đồ gia dụng từ nông
phẩm,...
 Trung Đông : Chè, cà phê, các mặt hàng nông sản khô,.....

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 37


2.1.2.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh và quy trình kinh doanh
* Đặc điểm hoạt động kinh doanh:
Công ty kinh doanh chủ yếu theo hình thức xuất khẩu hàng hóa nông sản
cho các công ty nước ngoài.Hàng hóa xuất khẩu của Công ty là các loại nông
sản, được công ty thu mua từ các tổ chức, cá nhận kinh doanh, đặc biệt là từ
phía những người nông dân,..
* Quy trình kinh doanh sản phẩm của công ty được tóm tắt như sau:
- Sau khi nhận được đơn đặt hàng từ khách hàng, công ty tiến hành liên hệ
với các hộ nông dân đã ký kết hợp đồng cung ứng sản phẩm, tiến hành thu gom
hàng hóa nông sản về.
- Tiến hành đóng gói hàng hóa, bảo quản phù hợp.
- Tiến hành làm các thủ tục vận chuyển, làm thủ tục hải quan, phân tích ,
kiểm định sản phẩm,sau đó xuất cho đơn vị nước ngoài.
- Đơn vị nước ngoài tiến hành giao nhận hàng và làm thủ tục thanh toán.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 38


Sơ đồ 2.1 : Quy trình kinh doanh sản phẩm của công ty

Nhận đơn đặt hàng.

Thu gom hàng hóa,


nông sản

Đóng gói, bảo


quản

Kiểm tra sản Thuê phương Làm thủ tục


phẩm tiện vận hải quan
chuyển

Giao nhận hàng

Thủ tục thanh toán

( Nguồn: Phòng kế toán công ty)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 39


2.1.3 Đặc điểm tổ chức quản lý tại công ty
2.1.3.1 Sơ đồ về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí
Sơ đồ 2.2 Sơ đồ tổ chức hệ thống điều hành tại Công ty

GIÁM ĐỐC

Phòng tổ Phòng tài


chức hành Phòng kinh
chính kế
chính doanh
toán

-Tổ chức bộ máy lãnh đạo của công ty là một việc mà bất kì doanh nghiệp
nào cũng phải cần và không thể thiếu được .Nó đảm bảo sự giám sát quản lí chặt
chẽ tình hình kinh doanh của doanh nghiệp .
2.1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phậnvà mối quan hệ giữa các bộ phận
chức năng trong bộ máy.
Mối quan hệ giữa các bộ phận quản lý:
Các phòng ban trong doanh nghiệp có quan hệ mật thiết, chặt chẽ với nhau.
Các phòng cung cấp thông tin, phối hợp thực hiện với các phòng ban khác thực
hiện nhiệm vụ mà công ty giao phó.
Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và
làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định hiện hành. Giám đốc điều
hành mọi hoạt động kinh của công ty, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ
máy quản lý của doanh nghiệp theo nguyên tắc gọn nhẹ đảm bảo hoạt động
kinh doanh có hiệu quả.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 40


Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm trong việc lãnh đạo xây dựng các
phương án đầu tư, tham mưu xây dựng chiến lược kinh doanh, tăng cường mở
rộng thị trường thông qua các hoạt động quảng bá, cung cấp số liệu đầy đủ và
chính xác tình hình hoạt động của công ty...
Phòng tài chính kế toán: Chức năng chính của bộ phận kế toán là thực
hiện các nghiệp vụ kế toán cũng như phối hợp cùng phòng kinh doanh để tiến
hành thu tiền từ các hợp đồng đã ký với khách hàng sau khi tiến hành các thao
tác kỹ thuật bàn giao cho khách hàng.
Phòng tổ chức hành chính: Xây dựng chương trình kế hoạch, quy mô cán
bộ, tham mưu cho giám đốc về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm và phân công các cán
bộ lãnh đạo và quản lý công ty thuộc thẩm quyền của giám đốc
2.1.4 Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.1.4.1 Đặc điểm tổ chức sơ đồ bộ máy kế toán
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ bộ máy kế toán

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Kế Thủ
Kế toán Kế Kế toán
Kế toán toán Qũy
Công toán thanh
tổng hợp tiền
nợ Thuế toán
lương

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 41


(1) Kế toán trưởng
-Tổ chức, chỉ đạo việc thực hiện công tác kế toán, phân công công việc cụ
thể cho từng nhân viên trong phòng kế toán.
- Theo dõi, cập nhật và thực hiện các chính sách chế độ mới nhất của Nhà
nước về công tác hạch toán kế toán.
- Tổng hợp cung cấp các thông tin tài chính cho nhà quản lý và các đối
tượng có liên quan về toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh
nghiệp.
(2) Kế toán tổng hợp:
- Tiến hành định khoản các nghiệp vụ nội sinh, kết chuyển, khsổ cuối kỳ.
- Theo dõi, tổng hợp tài liệu kế toán theo kỳ kế toán. Lập các báo cáo
định kỳ hoặc khi có yêu cầu của nhà quản lý.
(3) Kế toán công nợ:
- Theo dõi các khoản nợ phải thu, nợ phải trả và tình hình thanh toán các
khoản phải thu của khách hàng .
- Theo dõi, đôn đốc các khoản nợ phải thu nhưng có khả năng khó đòi.
(4) Kế toán thuế:
- Theo dõi các khoản thuế giá trị gia tăng đầu ra, đầu vào, thfuế môn bài...
- Cuối kỳ kế toán lập tờ khai thuế nộp cho cục thuế để xác định số thuế
đượckhấu trừ và số thuế còn phải nộp.
(5) Kế toán thanh toán:
- Theo dõi, ghi chép các khoản thanh toán của Công ty qua Ngân hàng.
- Kiểm tra, giám sát sự biến động về tiền mặt, tiền gửi ngân hàng trong
quá trình hoạt động của Công ty.
(6) Kế toán tiền lương:
- Lập bảng chấm công, bảng thanh toán lương, bảng tính và phân bổ
tiềnlương cùng các bảng biểu khác có liên quan.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 42


- Tính lương và các khoản trích theo lương phải trả cho người lao động
theo quy định của Nhà nước.
- Theo dõi việc trích lập và sử dụng quỹ tiền lương trong doanh nghiệp,
thanh toán các khoản thu – chi công đoàn.
(7) Thủ quỹ:
- Chịu trách nhiệm nhập, xuất tiền khi có phiếu thu, chi có đầy đủ chữ ký
của Tổng giám đốc cùng Kế toán trưởng.
- Định kỳ kiểm kê số tiền mặt tồn quỹ thực tế và đối chiếu với sổ quỹ
tiềnmặt để xác định chênh lệch và tìm nguyên nhân.
2.1.4.2 Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán.
Sổ sách kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp
vụ kinh tế đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian liên quan
đến hoạt động kinh doanh tại các công ty. Hiện tại công ty tuân thủ đúng chế độ
sổ sách theo TT 133/2016/TT-BTC bao gồm sổ sách kế toán tổng hợp và sổ sách
kế toán chi tiết ( Đã trình bày ở phần I..)
Công ty đang sử dụng phần mềm kế toán SV Accounting , theo quy trình
của phần mềm kế toán, các nghiệp vụ phát sinh được nhập vào phần mềm và tự
động nhập vào các sổ kế toán tổng hợp và Sổ chi tiết như sổ nhật ký chung, sổ
cái, thẻ, Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, phiếu chi, phiếu thu,..
Dưới đây là quy trình ghi sổ của công ty TNHH phát triển sản Phẩm Xanh
Việt Nam:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 43


Sơ đồ 2.4 Quy trình ghi sổ của công ty TNHH phát triển sản Phẩm Xanh
Việt Nam

Cụ thể:

* Hàng ngày kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng tổng hợp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có
để nhập vào máy tính, theo các mục được thiết kế sẵn trên phần mềm.
* Theo quy trình của phần mềm kế toán các thông tin được nhập vào máy
theo từng chứng từ và tự động nhập vào các sổ kế toán.
* Cuối tháng ( Hoặc vào bất cứ thời điểm nào) kế toán thực hiện các thao
tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính.
2.1.4.3 Chính sách áp dụng tại công ty
a/ Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán
Báo cáo tài chính hàng quý, hàng năm gửi cho cơ quan thuế, cơ quan thống
kê, cơ quan đăng ký kinh doanh, báo cáo tài chính gồm:
- Báo cáo tình hình tài chính( Mẫu số B01 a-DNN)
-Bảng Cân đối kế toán ( Mẫu B01-DN)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 44


-Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh ( Mẫu số B02- DN)
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
-Báo cáo lưu chuyển tiền tệ ( Mẫu sô B03-DN)
b/Chế độ kế toán tại công ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt
Nam đang áp dụng.
Hiện công ty đang áp dụng chế độ kế tooán theo thông tư 133/2016/TT-
BTC thay thế quyết định 48.
-Niên độ kế toán từ ngày 01/01/N đến 31/12/N
-Đơn vị tiền sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam
-Nguyên tắc và phương pháp chuyển đổi các đồng tiền khác: Được quy đổi
ra đồng Việt Nam theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhà nước phát sinh tại
cùng thời điểm .
c/ Phương pháp hàng tồn kho
-Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Giá gốc
-Phương pháp hạch tooán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
-Phương pháp tính giá hàng xuất kho: Phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.
d/Phương pháp tính thuế GTGT
-Tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
-Nguyên tắc đánh giá TSCĐ theo quy định hiện hành và tính khấu hao theo
thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài Chính.
-Hệ thống tài khoản sử dụng:
-Thông thường kế tooán tại công ty sử dụng khoảng 40 tài khoản cấp 1 ,
đồng thời mở thêm các tài khoản cấp 2,3 phù hợp.
-Hiện nay công ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam đang áp
dụng kế toán theo hình thức kế toán máy trên phần mềm SV Accounting, sổ kế
toán theo hình thức Nhật ký chung.
Các chứng từ kế toán được nhập vào máy tính, đồng thời được ghi vào

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 45


bảng tổng hợp các chứng từ kế toán. Phần mềm kế toán SV Accounting khi nhận
được các dữ liệu sẽ tự kết chuyển các dữ liệu liên quan vào các sổ kế tooán
tương ứng. Vào cuối kỳ, kế toán lấy số liệu từ các sổ kế toán để tổng hợp và lập
báo cáo tài chính, hoặc tổng hợp khi nhà quản lý cần.
Hình 2.1 Giao diện phần mềm kế toán công ty

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

2.2 Thực trạng kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty
TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam.
2.2.1 Đặc điểm công tác kế toán bán hàng tại công ty
Hiện nay công ty bán hàng dưới hình thức xuất khẩu, công ty thu mua
sản phẩm nông sản từ các hộ nông dân, ngoài ra công ty còn có khu vườn rau
sạch,được chăm sóc an toàn để cung cấp cho khách hàng. Sản phẩm sau khi thu

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 46


hoạch được thu mua và bảo quản kỹ lưỡng, sau đó xuất sang nước ngoài cho các
công ty bên Pháp. Công ty luôn đặt chất lượng là mục tiêu hàng đầu nên sản
phẩm luôn hội tụ các tiêu chuẩn như : Chất lượng tốt, giá cả có sức cạnh tranh,
hợp thị hiếu người tiêu dùng.
2.2.2 Công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty
TNHH Phát triển sản phẩm Xanh Việt Nam
2.2.2.1 Kế toán doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu tại Công ty TNHH
Phát Triển Sản Phẩm xanh Việt Nam.
a/ Kế toán doanh thu bán hàng
 Tài khoản sử dụng: TK 5111 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ
Và các tài khoản khác như :
- TK 131 - Phải thu khách hàng
- TK 3331- Thuế GTGT đầu ra
- TK 111,112- Tiền mặt, tiền gửi NH…
 Chứng từ sử dụng : Do công ty là loại hình doanh nghiệp bán hàng theo
hình thức xuất khẩu nên chứng từ công ty sử dụng là:
- Hóa đơn GTGT
- Hợp đồng mua bán, các chứng từ thu chi như GBC của ngân hàng, bản
sao kê của ngân hàng,..
 Sổ kế toán sử dụng: Sổ Nhật kí chung, sổ cái TK 511,..
Khi hợp đồng kinh tế được hoàn thành , phòng kinh doanh chuyển giao hợp
đồng cho phòng kế toán nhập số liệu HĐ GTGT hàng hóa bán ra và in làm 3 liên
theo mẫu số 01- 3LL.
Liên 1: lưu tại phòng kế toán.
Liên 2: Giao cho khách hàng
Liên 3: Dùng cho kế toán thanh toán.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 47


Trên hóa đơn ghi đầy đủ mã số thuế đầy đủ , tên khách hàng, địa chỉ
khách hàng, hình thức thanh toán và đầy đủ chữ ký. Để thuận tiện hơn cho công
tác quản lí công nợ thì kế toán công ty theo dõi chi tiết khách hàng trên sổ chi
tiết khách hàng, điều này giúp công ty có thể đưa ra những phân tích và nhận xét
chính xác về nguồn tiêu thụ chủ yếu của công ty.
Đồng thời kế toán sẽ lập phiếu xuất kho thành 2 liên:
Liên 1: Chuyển cho khách hàng
Liên 2 : Kế toán giữ để theo dõi và hạch toán
* Trình tự hạch toán: Nhận được hóa đơn do phòng kinh doanh chuyển
sang , kế toán căn cứ vào tổng số tiền hàng đã chấp thuận thanh toán để hạch
toán doanh thu và các khoản phải thu của khách hàng.
Khi nhận được phiếu thu tiền mặt hoặc giấy báo có của ngân hàng thông
báo khách hàng đã trả tiền, kế toán mới ghi giảm các khoản phải thu, đồng thời
hạch toán vào phần mềm.
Ví dụ: Nghiệp vụ phát sinh Ngày 12/10/ 2018 Công ty Xuất bán 1 lô hàng
hóa cho Công ty GDP EARL theo hóa đơn số 0000017 , tổng giá trị lô hàng là
2.175 euro, được khách hàng thanh toán ngay theo hình thức chuyển khoản.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 48


Hóa đơn GTGT

HÓA ĐƠN Mẫu sổ: 01GTKT3/002

GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: VN/17P

Liên1: Lưu nội bộ Số: 0000017

Ngày 12 tháng 10 năm 2018

Đơn vị bán hàng: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM XANH VIỆT
NAM
Mã số thuế: 0106178995
Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, Tp Hà Nội
Điện thoại: Fax:
Số tài khoản: Tại:
Họ tên người mua hàng:…………………………………………………
Tên đơn vị: Công ty TNHH GDP EARL
Mã số thuế: 0109781645
Địa chỉ:
Hình thức thanh toán: CK Số tài khoản:………………………….
ST ĐV SỐ ĐƠN THÀNH
TÊN HÀNG HÓA,DỊCH VỤ
T TÍNH LƯỢNG GIÁ(euro) TIỀN
(1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)×(5)
01 Lá lạc dai khô hữu cơ kg 29 2,5 72,5
02 Lá thìa canh khô hữu cơ kg 28 1,5 42
03 Lá râu mèo khô hữu cơ kg 336 2,0 672
04 Lá lạc tiên hữu cơ khô kg 4 2,0 8
05 Lá đan sâm cơ hữu cơ kg 198 3,0 594
06 Hạt chôm chôm khô hữu cơ kg 225 2,5 562,5
07 Vỏ chôm chôm khô hữu cơ kg 60 2,0 120
08 Cơm chôm chôm khô hữu cơ kg 52 2,0 104

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 49


Cộng tiền hàng: 2.175,000

Thuế suất GTGT: 0% Tiền thuế GTGT: 0

Tổng cộng tiền thanh toán: 2.175,000


Số tiền viết bằng chữ: Hai nghìn một trăm bảy mươi lăm euro

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị


(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ
tên)
Lê Ngọc Hân

( Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Trình tự nhập dữ liệu vào phần mềm kế toán:


- Trên màn hình giao diện, chọn Vật tư, hàng hóa
- Chọn chứng từ: Chứng từ bán hàng kiêm phiếu xuất kho
- Điền dữ liệu vào các ô
+Ngày: 12/10/2018
+Số chứng từ:số 17 , Ngày HĐ 12/ 10/ 2018,
+ Kho xuất : Hàng hóa nông sản
+ Tk ghi nợ: 131
+Khách hàng: Chọn Công ty GDP EARL
+Diễn giải: Xuất bán hàng cho Công ty GDP theo HĐ 0000017
+ Do khách hàng thanh toán bằng ngoại tệ nên ta tích vào ô ngoại tệ -->
chọn Mã ngoại tệ ( được cập nhât sẵn), và điền tỷ giá phù hợp.
Lưu ý: Ô “ Tỷ giá” chính là tỷ giá mua vào hoặc bán ra của ngân hàng
giao dịch tại ngày ghi trên hóa đơn bán hàng ( tỷ giá này được ghi rõ trên hợp

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 50


đồng xuất khẩu hàng hóa).
Theo nghiệp vụ trên thì tỷ giá nhập vào phiếu chính là tỷ giá mua vào tại ngân
hàng Bảo Việt tại ngày 12/10/2018 là 26.860,39 VNĐ/ EURO
+ Nhập dữ liệu liên quan đến hàng hóa xuất bán
 Mã hàng, tên hàng, đơn vị tính
 Số lượng
 Đơn giá
 Thành tiền
+ Vào trang “Bút toán” hạch toán nghiệp vụ trên, và kích vào “ Lập bút toán”
để hoàn tất phiếu xuất, trường hợp cần in phiếu xuất kho thì chọn “ In phiếu”.Ta
có “ Phiếu xuất kho” như hình sau:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 51


+ Trong trường hợp, bán hàng thu tiền ngay thì sau khi lập bút toán, ta
kích chọn <Thu Tiền>, chương trình sẽ tự động lập phiếu thu cho Phiếu xuất
này.
Ta có giao diện phiếu xuất kho bán hàng ( Hình 2.2)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 52


Hình 2.2 Màn hình phiếu Xuất kho bán hàng

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

Căn cứ vào hóa đơn, kế toán nhập liệu vào phần mềm kế toán, phần mềm tự động
lên sổ Nhật kí chung, Sổ cái các TK 131,TK 156, TK 5111,.

* Sổ cái tài khoản 511 ( Biểu 2.01)

* Sổ Cái tài khoản 131 ( Biểu 2.02)

* Sổ Chi tiết TK 131 ( Chi tiết cho khách hàng là Công ty GDP EARL)

* Sổ Cái tài khoản 156 ( Biểu 2.04) , Sổ Cái TK 632 ( Biểu 2.05)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 53


Biểu 2.01 Sổ cái tài khoản 511 theo hình thức Nhật Kí Chung

Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư 133/2016 TT- BTC
ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Chứng từ Nhật ký chung Sổ Số tiền


Ngày,
hiệu
tháng, ghi Diễn giải Trang STT
Số hiệu Ngày, tháng TK đối Nợ Có
sổ sổ dòng
ứng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kỳ        ...
      Số phát sinh trong kỳ          
12/10/2018 HD0000017 12/10/2018 Xuất kho bán hàng cho công Ty GDP     131 58,421,349
Xuất kho bán hàng cho Công Ty
12/12/2018 HD000018 12/12/2018 Green Power     131 191,783,188
KC- Kết chuyển doanh thu bán hàng
31/12/2018   31/12/2018 quý IV/ 2018     911 250,240,537
     
      Cộng số phát sinh     250,240,537 250,204,537
      Số dư cuôi kì    
      Cộng lũy kế từ đầu năm     922,256,852 922,256,852

Ngày 31 tháng 12 năm 2018

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 54


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu)

Biểu 2.02 Sổ Cái TK 131 theo hình thức Nhật Ký Chung


Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư
133/2016 TT- BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 131- Phải thu khách hàng

Chứng từ Nhật ký chung Sổ Số tiền


Ngày, hiệu
tháng, ghi Diễn giải Trang STT TK
Số hiệu Ngày, tháng Nợ Có
sổ sổ dòng đối
ứng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kỳ       127,313,436  
      Số phát sinh trong kỳ          

Xuất kho bán hàng 58,421,349


12/10/2018 HD0000017 12/10/2018 cho Công ty GDP     5111
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 55
Thu tiền hàng của
12/10/2018   GBC25  12/10/2018 Công ty GDP EARL     1121 58,421,349
Thu tiền hàng tháng
trước của Công ty
PT30 CP Chế biến Nông
14/10/2018 14/10/2018 Sản Phú Vinh     1111   50,670,550
    ...            
Thu tiền hàng tháng
trước của Cty TNHH
chế biến Nông sản
15/11/2018 PT36 15/11/2018 Hoa Sen     1111   75,678,310
    ...            
Xuất kho bán hàng
  cho Công ty TNHH
12/12/2018 HD0000018 12/12/2018 Green Power     5111 191,783,188  
Thu tiền hàng của
công Ty Green
12/12/2018   GBC38 12/12/2018 Power     1121   191,783,188
      ....       .. ....
Tổng phát sinh trong
      kỳ       250,204,537 376,553,397
      Dư cuối kỳ       964,576  

Ngày 31 tháng 12 năm 2018


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 56
( Ký, họ tên) ( Ký,họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

Biểu 2.03 Sổ chi tiết TK 131- ( Công ty TNHH GDP EARL) theo hình thức Nhật Ký chung

Mẫu số S12-
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm Xanh Việt Nam DNN
(Ban hành theo Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày
Thôn Đoàn Kết , Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội 26/8/2016 của Bộ Tài chính)

SỔ CHI TIẾT
Tài khoản 131
Đối tượng: Công Ty
TNHH GDP EARL
Loại tiền : VNĐ
Ngày Chứng từ Thời hạn Số phát sinh Số dư
tháng ghi Số Ngày Diễn giải TK Đối ứng được chiết
Nợ Có Nợ Có
sổ hiệu tháng khấu
A B C D E 1 2 3 4 5
      Số dư đầu kì         67,980,550  
      Số phát sinh trong kỳ            
10/10/201     Xuất kho bán hàng cho công 5111   58,421,349      

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 57


8 ty GDP
10/10/201 Thu tiền hàng của công ty
8     GDP 1121     58,421,349    
15/11/201 Công ty GDP EARL trả tiền
8 hàng tháng 9/2018 1121 30,500,350

      Cộng số phát sinh     58,421,349 88,921,699    


      Số dư cuối kỳ         37,480,200  
Biểu 2.04 Sổ Cái TK 156- Hàng hóa theo hình thức Nhật ký chung

Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư
133/2016 TT- BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài
Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 156

Nhật ký Sổ
Chứng từ Số tiền
chung hiệu
Ngày, tháng,
Diễn giải TK
ghi sổ Số Trang STT
Ngày, tháng đối Nợ Có
hiệu sổ dòng
ứng
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 58
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kỳ         3,000,000  
    Số phát sinh trong kỳ          
111
05/10/2018 NK017 05/10/2018 Nhập kho nông sản     1 12,220,000  
111
09/10/2018 NK018 09/10/2018 Nhập kho nông sản     1 11,500,000  
111
09/10/2018 NK019 09/10/2018 Nhập kho nông sản     1 15,163,000  
111
10/10/2018 NK020 10/10/2018 Nhập kho nông sản     1 9,562,500  
111
10/10/2018 NK021 10/10/2018 Nhập kho nông sản     1 8,334,000  
111
11/10/2018 NK022 11/10/2018 Nhập mua nông sản     1 11,953,000  
111
11/10/2018 NK023 11/10/2018 Nhập mua nông sản     1 7,535,500  
Xuất kho bán hàng cho Công Ty GDP
12/10 XK07 12/10/2018 EARL     632   23,7888
Xuất kho bán hàng cho Công ty Green
12/12 XK08 12/12/2018 Power     632   51,580,000
      Cộng số phát sinh       75,268,000 75,368,000
      Sô dư cuối kỳ       3,900,000  
285,868,00
      Cộng lũy kế từ đầu năm       289,768,000 0
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 59
Ngày 31 tháng 12 năm 2018

Người lập
Kế toán trưởng Giám đốc
biểu
( Ký, họ tên, đóng
( Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
dấu)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 60


b/ Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu
* Chiết khấu thương mại
 Tài khoản sử dụng:TK 511 : Phản ánh khoản Chiết khấu thương mại
mà do Doanh nghiệp đã giảm trừ hoặc đã thanh toán cho người mua hàng đã
mua hàng hóa với khối lượng lớn theo thỏa thuận về chiết khấu thương mại.
Trường hợp mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng chiết khấu thì
khoản chiết khấu thương mại được ghi vào giảm trừ giá bán trên hóa đơn
GTGT.
 Chứng từ kế toán sử dụng là Hóa đơn GTGT
 Quy trình xử lý, luân chuyển hóa đơn GTGT như sau:
Đầu tiên: Người mua hàng chuẩn bị các chứng từ liên quan đến việc trả
tiền ( Phiếu thu tiền, Giấy Báo Nợ của ngân hàng..)
Bộ phận kế toán thanh toán nhận các chứng từ thanh toán, viết hóa đơn
bán hàng (hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) – 3 liên.
Kế toán trưởng, chủ tài khoản ký duyệt hóa đơn.
Kế toán thanh toán nhận hóa đơn đã ký duyệt, đưa cho người mua ký
(người mua giữ liên 2, liên 1 lưu ở bộ phận bán hàng, liên 3 để thanh toán).
Kế toán thanh toán ghi sổ kế toán.
Chuyển hóa đơn cho bộ phận kế toán thuế (GTGT)
Bộ phận kế toán thuế ghi sổ chi tiết thuế GTGT.
Chuyển hóa đơn đến các bộ phận kế toán liên quan
Ghi sổ kế toán liên quan.
Lưu hóa đơn ở bộ phận kế toán bán hàng.
* Kế toán giảm giá hàng bán
 Tài khoản sử dụng: Kế toán sử dụng Tài khoản 511
Vì các lý do chủ quan mà doanh nghiệp giảm giá bán cho khách hàng.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 61


Trong trường hợp giảm giá ngoài hoá đơn, bên mua lập “Biên bản thoả
thuận” và công ty tiến hành xuất “Hoá đơn giảm giá”, sau đó kế toán phản
ánh khoản giảm giá vào bên Nợ tài khoản 511- “Giảm giá hàng bán”, ghi
giảm thuế GTGT, công nợ của khách hàng hoặc trả bằng tiền….
Trường hợp giảm giá được xác định ngay, khoản giảm giá được thực
hiện ngay trên hoá đơn GTGT. Khi đó, giá bán trên hoá đơn là giá đã được
giảm, kế toán không ghi nhận vào tài khoản 521 mà ghi giảm trực tiếp trên tài
khoản 511.
 Chứng từ sử dụng:
Hóa đơn giảm giá.
Trong các tháng gần đây, Công ty không phát sinh nghiệp vụ liên quan
đến Giảm giá hàng bán cho khách hàng.
* Kế toán hàng bán bị trả lại
 Tài khoản sử dụng :
Kế toán sử dụng tài khoản 511 và các tài khoản có liên quan(3331,
111,112,..) để hạch toán giá trị hàng bán bị trả lại.
 Chứng từ sử dụng:
 Hóa đơn GTGT (bản coppy)
 Biên bản trả lại hàng
 Thủ tục, quy trình:
Trường hợp Công ty đã xuất hoá đơn, người mua đã nhận hàng nhưng
sau đó người mua phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải
trả lại toàn bộ hay một phần hàng hoá. Khi phát sinh nghiệp vụ hàng bán bị
trả lại, bên mua hàng lập “Biên bản trả lại hàng” ghi lý do trả lại hàng, kèm
thêm biên bản copy “Hoá đơn GTGT” của lô hàng đó, kế toán kho hàng sẽ
lập “Phiếu nhập kho hàng bán bị trả lại” và hạch toán vào bên Nợ tài khoản

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 62


511 - Hàng bán bị trả lại. Nghiệp vụ này sẽ làm giảm doanh thu bán hàng của
công ty.
Trường hợp công ty đã xuất hàng và lập hoá đơn, người mua chưa nhận
hàng nhưng phát hiện hàng hoá không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại
toàn bộ hàng hoá hoặc một phần hàng hoá, khi trả lại hàng bên mua và công
ty phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị chưa có thuế
GTGT, tiền thuế GTGT, lý do trả lại hàng theo hoá đơn bán hàng (Số, ký
hiệu, ngày tháng của hoá đơn) đồng thời kèm theo hoá đơn gửi trả lại cho
công ty để công ty lập lại hoá đơn GTGT cho số hàng hoá đã nhận, và làm
căn cứ cho công ty điều chỉnh doanh thu và thuế GTGT đầu ra.
Trong quý 4 năm 2018, công ty không phát sinh các nghiệp vụ liên quan
đến các khoản giảm trừ doanh thu.
2.2.2.2 Kế toán giá vốn hàng bán tại Công ty TNHH Phát triển sản phẩm
xanh Việt Nam.
 Phương pháp tính giá vốn
Công ty xác định giá vốn hàng bán theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ. Kế toán giá vốn hàng bán phản ánh trị giá vốn của hàng hóa
bán ra trong kỳ. Tại công ty, giá vốn hàng bán được kế toán kho thực hiện tính
lại cuối mỗi kỳ thông qua phần mềm kế toán.
Cuối tháng, căn cứ vào số lượng và giá trị thực tế của hàng hoá tồn đầu
kỳ, nhập trong kỳ, giá bình quân của 1 đơn vị hàng hoá được tính theo công thức
sau:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 63


Trị giá mua của Trị giá mua của
Đơn giá hàng tồn đầu kỳ + hàng nhập trong kỳ
bình quân =
Số lượng hàng Số lượng hàng
tồn đầu kỳ + nhập trong kỳ

Trị giá mua


của hàng
x Đơn giá bình Số lượng hàng
xuất bán = x
quân hóa xuất trong kì
trong kỳ
Chi phí thu mua Chi phí thu
của hàng tồn đầu mua của hàng
Chi phí mua + Trị giá mua
= kỳ mua trong kỳ
của hàng xuất × của hàng xuất
Trị giá mua Trị giá mua
bán trong kỳ bán trong kỳ
của hàng xuất của hàng tồn
+
trong kỳ cuối kỳ

Sau đó xđ giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:

Trị giá vốn của Trị giá mua của Chi phí thu mua của
= +
hàng xuất bán hàng xuất bán hàng xuất bán trong kỳ
Tại Công ty sử dụng kết quả giá vốn đã tính sẵn trên phần mềm, do vậy
sau mỗi nghiệp vụ ghi nhận doanh thu chưa ghi nhận ngay giá vốn. Cuối mỗi
kỳ kế toán thì kế toán tiến hành xác định giá vốn xuất kho bình quân cho cả
kỳ.
* Trích mặt hàng cụ thể trong quý 4 năm 2018 của Công ty TNHH Phát
triển sp xanh: VN như sau :
Mã HH Tên HH ĐVT Tồn đầu kỳ Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ
      SL TT SL TT SL TT
Hạt chôm chôm khô hữu
HHN42 cơ kg 200 1800000 1500 18600000 550 66000000

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 64


Biết chi phí mua của hàng tồn đầu kì là 120.000, hàng nhập trong kì là
1.000.000 đ
*Đơn giá bình quân gia quyền của HH trên được tính như sau:
(1.800.000+18.600.000):(200+1500) =12.000 ( đồng/ kg)
Trị giá vốn hàng xuất kho trong quý 4/ năm 2018:
12.000 x550 = 6.600.000 ( đồng)
Trị giá vốn hàng bán trong kì là
6.600.000 +(120.000+1.000.0000) x 6.600.000 = 6.962.353 ( Đồng/kg)
(1.800.000 +18.600.000)
 Chứng từ sử dụng:
* Phiếu xuất kho, phiếu nhập kho
* Hóa đơn bán hàng, hóa đơn vận chuyển hàng hóa
* Hoá đơn GTGT, giấy biên nhận, phiếu thu, phiếu chi,...
Tài khoản sử dụng : TK632- Giá vốn hàng bán. Và các tài khoản khác
có liên quan : TK 1331- Thuế GTGT khấu trừ, TK 331 Phải trả người bán, Tk
156: Hàng hóa.
 Sổ sách kế toán sử dụng:Sổ chi tiết tài khoản 632, Sổ nhật ký chung,
Sổ cái tài khoản 632.
* Sổ chi tiết một số tài khoản có liên quan.
 Quy trình luân chuyển:
Quy trình xuất kho hàng hóa:
- Phòng kinh doanh mua hàng về có đầy đủ hóa đơn, khi hàng về nhập
kho, thủ kho căn cứ vào HĐGTGT và kết quả kiểm nhận, ghi số lượng thực
nhập vào phiếu nhập kho và thẻ kho. Sau đó Chuyển phiếu nhập kho và thẻ
kho đến phòng kế toán.
- Khi có lệnh xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho gửi đến phòng kế
toán.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 65


- Khi nhận được thông báo bán hàng, thủ kho lập phiếu xuất kho, hàng
sẽ được xuất ngay sau khi phiếu xuất kho được giám đốc phê duyệt. Phiếu
xuất kho được lập thành 2 liên, liên 1giao cho khách hàng , liên 2 lưu nội bộ
và chuyển cho kế toán ghi sổ. Sau đó ,nhập vào phần mềm cho ra các sổ chi
tiết, sổ cái các tài khoản, sổ nhật ký chung.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 66


Sơ đồ 2.5 : Quy trình xuất kho hàng hóa:

Lệnh giao hàng

Lập phiếu xuất


kho

BGĐ phê
duyệt

Thủ kho xuất

Đại diện nhận


hàng và ký
nhận

Sổ theo dõi
Bảo vệ hàng hóa ra vào
kiểm tra cổng

Chuyển chứng từ Phần mềm kế toán


cho kế toán

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 67


Biểu 2.05 Sổ Cái TK 632 theo hình thức Nhật Kí Chung
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư 133/2016
TT- BTC ngày 26/8/2016 của Bộ
Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 632- Giá vốn hàng bán

Nhật ký
Sổ Số tiền
  chung
hiệu
Ngày, tháng, ST
Diễn giải TK
ghi sổ Tran T
Số hiệu Ngày, tháng đối Nợ Có
g sổ dò
ứng
ng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu năm          
      Số phát sinh trong kỳ          
    ....          
Xuất kho bán hàng cho công
PXK07 156
12/10/2018 12/10/2018 ty GDP     24,788,000  
Xuất kho bán hàng cho công
PXK08 156
12/12/2018 12/12/2018 ty Green Power     51,580,000  
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển giá vốn hàng bán     9111   75,368,000
      Cộng số phát sinh trong kỳ       75,368,000 75,368,000
      Số dư cuối kỳ          
      Lũy kế từ đầu năm       285,868,000 285,868,000

Ngày 31 tháng 12 năm 2018


Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 68


( Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 69


2.2.2.3 Kế toán chi phí quản lý kinh doanh
a/ Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng tại công ty gồm các chi phí thực tế phát sinh trong quá
trình bán hàng hóa, bao gồm chi phí lương cho nhân viên bán hàng, chi phí
vận chuyển, chi phí bảo quản, đóng gói hàng hóa, … Chi phí vận chuyển
được xác định bằng chi phí xăng ô tô, tiền cước vận chuyển, chi phí vận tải.
Chi phí khấu hao tài sản liên quan đến bán hàng được công ty khấu hao
theo phương pháp đường thẳng.
 Chứng từ sử dụng: Giấy đề nghị tạm ứng, giấy thanh toán tạm ứng,
phiếu thu, phiếu chi, hoá đơn gtgt, bảng lương, bảng phân bố khấu hao tài sản
cố định, Biên bản lưu kho,.…
 Tài khoản sử dụng: Kế toán chi phí bán hàng sử dụng tài khoản 6421
theo thông tư 133., TK 1111, TK 1331,TK 331,..
 Quy trình xử lý nghiệp vụ: Hàng ngày, khi có nghiệp vụ phát sinh
liên quan đến chi phí bán hàng, kế toán căn cứ vào hoá đơn, chứng từ (bảng
phân bổ tiền lương, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, phiếu chi, hoá
đơn…) nhập dữ liệu vào máy tính. Phần mềm tự động hạch toán và lưu tại các
sổ cái , sổ chi tiết và sổ Nhật Kí chung.
Trong quý IV/ 2018, công ty phát sinh các nghiệp vụ liên quan đến chi
phí bán hàng và được kế toán ghi nhận, nhập vào phần mềm kế toán, Vào sổ
Nhật kí chung ( Biểu 2.11) và Sổ Cái TK 6421 ( Biểu 2.06)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 70


Biếu 2.06 Sổ Cái TK 6421 theo hình thức Nhật Kí Chung
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư
133/2016 TT- BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài
Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 6421- Chi phí bán hàng

Nhật ký Sổ
Chứng từ Số tiền
Ngày, chung hiệu
tháng, ghi Diễn giải TK
Ngày, Trang STT
sổ Số hiệu đối Nợ Có
tháng sổ dòng
ứng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kỳ        
      Số phát sinh trong kỳ          
18/10/201
8 64 18/10/2018 Thanh toán phí vận chuyển     1111 500,000  
19/10/201
8 67 19/10/2018 Thanh toán phí vận chuyển     1111 10,000,000  
22/10/201 36 22/10/2018 Cước vận chuyển     331 35,789,700  

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 71


8
22/10/201
8 37 22/10/2018 Phí xử lý thông tin     331 5,099,020  
22/10/201
8 38 22/10/2018 Phí thủ tục hải quan     331 2,909,091  
25/10/201
8 39 25/10/2018 Phí chứng từ     331 935,600  
25/10/201
8 40 25/10/2018 Cước vận chuyển     331 701,700  
31/10/201 Phí lưu kho, bốc xếp hàng
8 72 31/10/2018 hóa     1111 2,979,300  
30/11/201 Phí lưu kho, bốc xếp hàng
8 82 30/11/2018 hóa     1111 4,070,250  
31/12/201
8 5 31/12/2018 Kết chuyển chi phí bán hàng     9111 62,981,661
      Cộng số phát sinh       62,981,661 62,981,661
      Số dư cuối kỳ          
      Lũy kế từ đầu năm       296,264,473 296,264,473

Ngà
y 31 tháng 12 năm 2018

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc


( Ký, họ ( Ký , họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu)
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 72
tên)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 73


Ví dụ: Một số chứng từ liên quan đến chi phí xuất khẩu hàng hóa trong
kỳ như: Biên lai thu phí, phí vận chuyển, tờ khai hải quan, ...
Biên lai thu tiền phí

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 74


Hóa đơn GTGT về chi phí lưu kho

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 75


(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 76


b/ Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lí doanh nghiệp là những chi phí hành chính và chi phí
quản lý chung của doanh nghiệp bao gồm các chi phí về lương nhân viên bộ
phận quản lí doanh nghiệp: BHXH, BHYT, KPCĐ của công nhân viên quản lí
doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ
dùng cho văn phòng,…
+ Tiền lương và các khoản phụ cấp của công ty cho toàn bộ cán bộ nhân
viên của Công ty.
+ Chi phí CCDC
+ Chi phí khấu hao TSCĐ.
+ Chi phí thuế (ngoài chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp), phí, lệ phí và
các khoản phải nộp Nhà nước khác.
+Chi phí dịch vụ mua ngoài.
+ Các khoản chi phí bằng tiền khác.
 Chi phí tiền lương cho cán bộ công nhân viên và các khoản phụ cấp
cho toán bộ cán bộ nhân viên công ty:
+ Việc theo dõi chấm công do 1 cán bộ phòng kinh doanh phụ trách, sau
đó báo cáo lại với kế toán để theo dõi và tính lương.
+ Tiền lương trả cho cán bộ nhân viên theo hợp đồng đã ký kết. Tỷ lệ
trích lập các khoản theo lương tại công ty như sau:
 Bảo hiểm xã hội: 25,5%
 Bảo hiểm y tế: 4.5%
 Kinh phí công đoàn: 2.0%
 Bảo hiểm thất nghiệp: 2.0%
+ Công ty thực hiện cấp một số các khoản phụ cấp cho nhân viên như:
tiền may trang phục mùa hè, tiền may trang phục mùa đông, tiền bồi dưỡng
các ngày lễ têt: Quốc tế lao động, Tết…

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 77


 Chi phí công cụ dụng cụ:
+ Gồm các khoản chi mua công cụ dụng cụ phục vụ cho hoạt động của
công ty, với những CCDC có giá trị nhỏ, kế toán hạch toán ngay vào chi phí
trong kỳ, với những CCDC có giá trị lớn hơn, kế toán thực hiện phân bổ theo
thời gian nhất định.
+ Các CCDC mà công ty thường sử dụng và mua sắm như: điện thoại,
máy in, cây máy tính, bao bạt, …
 Chi phí thuế (ngoài chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp), phí, lệ phí và
các khoản phải nộp Nhà nước:
+ Thuế môn bài
+ Phí cầu đường…
 Chi phí dịch vụ mua ngoài:
+ Chi phí vận chuyển, chuyển phát nhanh, bưu điện, nước sạch…
 Chi phí bằng tiền khác:
+ Tiền hội họp, liên hoan, tiên xăng xe. Công tác phí cho nhân viên đi
công tác…
 Chứng từ sử dụng:
-Bảng thanh toán tiền lương
-Hóa đơn GTGT
-Bảng kê nộp thuế
- Phiếu chi, giấy báo có ngân hàng,…
- Sổ chi phí sản xuất
 Tài khoản sử dụng
TK 6422: Chi phí quản lý doanh nghiệp
TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
TK 1111: Tiền mặt
Một số tài khoản liên quan:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 78


* TK 242: Chi phí trả trước
* TK 3383: Bảo hiểm xã hội
* TK 3384: Bảo hiểm y tế
* TK 3386: Bảo hiểm thất nghiệp
* TK 3382: Kinh phí công đoàn....
Ví dụ minh họa về một số chứng từ: Phiếu chi, phiếu kế toán phân bổ
CCDC,...
Ví dụ: Lập phiếu chi tiền ngày 14 tháng 12 năm 2018 chi tiền mua vé
máy bay đi công tác cho nhân viên Hoàng Thị Tuyết, Với số tiền 2.380.000
đồng.
‘Kế toán hạch toán trên phần mềm kế toán như sau:
Vào mục “ Chứng từ”, Chọn “ Phiếu chi tiền VNĐ” trên hệ thống thực
đơn.Gồm 2 phần:
Phần1 , ghi thông tin chung của chứng từ:
+ Nhập Ngày tháng, số chứng từ, tháng hạch toán.
+Người nhận tiền, địa chỉ tự động phần mềm cập nhật do đã được khai
báo đầu kì
+Diễn giải : Chi tiền vé máy bay đi công tác cho NV
+TK tiền mặt:1111
Phần 2, ghi bút toán hạch toán:
+ Số tiền, TK Nợ 6422
+Ghi số thuế GTGT Nợ tk 1331.....
Sau đó , kích vào ô “ Lập bút toán”, và Chọn “ In Phiếu” ,phần mềm cho ra
phiếu chi như sau :

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 79


ĐƠN VỊ: CÔNG TY TNHH PHÁT TRIỂN SẢN
PHẨM XANH VIỆT NAM
Địa chỉ: Thôn Đoàn Kết, xã Đại Yên, Huyện
Chương Mỹ, TP Hà Nội
 
 
Số: ........................
PHIẾU CHI
Nợ:6422 .........................
Ngày 14 tháng 12 năm 2018
Nợ: 1331
Có: .1111........................
Họ và tên người nhận tiền: Hoàng Thị Tuyết
Địa chỉ: Công Ty Cổ phần Jet 24, 144 Phố Chùa Bộc, phường Quang
Trung,Quận Đống Đa, Tp Hà Nội
Lý do chi: Chi tiền mua vé máy bay đi công tác
Số tiền: 2.380.000 (viết bằng chữ): Hai triệu ba trăm tám mươi nghìn đồng
Kèm theo: ........01.........chứng từ gốc.

Ngày 14 tháng 12 năm 2018.


Giám đốc Kế toán Người lập Người nhận
Thủ quỹ
(Ký, họ tên, đóng trưởng phiếu tiền
(Ký, họ tên)
dấu) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)

Đã nhận đủ số tiền (viết bằng chữ): Hai triệu ba trăm tám mươi nghìn đồng
+ Tỷ giá ngoại tệ (vàng, bạc, đá quý): ......................................................
+ Số tiền quy đổi: ......................................................................

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 80


Ví dụ: Ngày 31 tháng 12 năm 2018, Lập phiếu chi tiền thuê văn phòng hằng
tháng trả cho Ông Nguyễn Tiến Quân, Số tiền :7.000.000.Kế toán định khoản
nghiệp vụ như sau:
Nợ TK 6422 7.000.000
Có Tk 1111 7.000.000
Vào phân hệ “ Chứng từ” và chọn “ Phiếu chi tiền”, điền các thông tin vào
tab : Tên người nhận; địa chỉ, lý do và số tiền thích hợp, sau đó kích vào “ In
phiếu” ta được:

Phiếu chi tiền thuê văn phòng

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 81


Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quý liên quan đến chi phí quản lý doanh nghiệp được nhập vào phần mềm,
Vào sổ Nhật Ký Chung và các sổ Cái liên quan như sổ cái Tk 6422 ( Biểu 2.07), Sổ cái TK 111,. TK 112

Biểu 2.06 Trích sổ cái Tài khoản 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư
133/2016 TT- BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 6422- Chi phí quản lý doanh nghiệp

Ngày, Chứng từ Nhật ký chung Sổ hiệu Số tiền


tháng, ghi Diễn giải TK đối
sổ Số Trang STT ứng
Ngày,tháng Nợ Có
hiệu sổ dòng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kì          
      Số phát sinh trong kỳ          
08/10/201
8 BC67 08/10/2018 Phí ngân hàng     1121.007 16,500  
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 82
11/10/201
8 PC58 11/10/2018 Vé máy bay đi công tác     1111 2,490,910  
11/10/201
8 PC59 11/10/2018 Thuế phí khác     1111 540,000  
16/10/201
8 PC62 16/10/2018 Vé máy bay đi công tác     1111 3,298,182  
...      ....          
31/10/201
8 PK41 31/10/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3383 3,485,000  
31/10/201
8 PK41 31/10/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3384 615,000  
31/10/201
8 PK41 31/10/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3386 205,000  
31/10/201
8 PK41 31/10/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3382 102,500  
....      ....          
27/11/201
8 PC78 27/11/2018 Chi tiền thuê văn phòng     1111 7,000,000  
30/11/201
8 PK45 30/11/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3383 2,720,000  
...      .....          
29/12/201
8 PC89 29/12/2018 Thuế phí khác     1111 540,000  
30/12/201 PK47 30/12/2018 Tính và trích các khoản bảo hiểm     3383 2,720,000  

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 83


8
30/12/201 PK47 Tính và trích các khoản bảo hiểm
30/12/2018
8     3384 480,000  
30/12/201 PK47 Tính và trích các khoản bảo hiểm
30/12/2018
8     3386 160,000  
30/12/201 PK47 Tính và trích các khoản bảo hiểm
30/12/2018
8     3382 80,000  
... ....      
31/12/201
8 KHCC 31/12/2018 Phân bổ CCDC     242 2,516,891  
31/12/201
8 PC92 31/12/2018 Chi tiền thuê văn phòng     1111 7,000,000  
31/12/201
8     Kết chuyển Chi phí quản lý DN     911   101,571,630
      Cộng Số phát sinh       101,571,630 101,571,630
      Số dư cuối kì          
Lũy kế từ đầu năm 299,153,518 299,153,518

Ngà
y 31 tháng 12 năm 2018

Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc


( Ký, họ tên) ( Ký , họ tên) (Ký, họ tên,đóng dấu)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 84


SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 85
2.2.2.4 Kế toán chi phí và doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh
nghiệp thu được từ hoạt động tài chính hoặc kinh doanh về vốn trong kì kế
toán.
Chi phí tài chính là các chi phí liên quan đến các hoạt động về vốn, các
hoạt động đầu tư tài chính và các nghiệp vụ mang tính chất tài chính của
doanh nghiệp.
Doanh thu hoạt động tài chính và chi phí tài chính của doanh nghiệp phát
sinh từ các khoản:
-Tiền lãi: Lãi tiền gửi và lãi vay
-Chênh lệch do đánh giá lại khoản mục ngoại tệ
a) Tài khoản sử dụng
Hạch toán Doanh thu hoạt động tài chính của Công ty sử dụng tài khoản:
TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Và hạch toán chi phí hoạt động tài chính của Công ty sử dụng tài khoản:
TK 635 – Chi phí hoạt động tài chính.
Cuối kỳ, toàn bộ DTHĐTC và CPHĐTC trong kỳ sẽ được kết chuyển
vào TK 911 để xác định kết quả kinh doanh.
b) Chứng từ sử dụng: Trong tháng căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi, giấy
báo Nợ, giấy báo Có, …
Nếu là bút toán ngoại tệ, kế toán các phần hành ghi sổ theo tỷ giá của tháng
đó. Đến cuối tháng, kế toán tổng hợp sẽ xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái của từng
bút toán theo đúng tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày cuối tháng.
c) Quy trình hạch toán:
Để theo dõi DTHĐTC và CPHĐTC kế toán mở sổ cái các TK 635 –
Chi phí hoạt động tài chính và TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 86


 Quá trình tập hợp và hạch toán chi phí tài chính tại Công ty diễn ra như
sau :
+Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có liên quan đến chi phí tài
chính. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán sẽ phản ánh theo trình tự:
Nợ TK 635
Có TK liên quan
 Quá trình tập hợp và hạch toán doanh thu tài chính tại Công ty như
sau:
Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, có liên quan đến doanh thu tài
chính. Căn cứ vào các chứng từ gốc, kế toán sẽ phản ánh theo trình tự sau:
Nợ TK liên quan
Có TK 515
Cuối quý kế toán tiến hành tổng hợp các chi phí phát sinh trong quý, kết
chuyển sang TK 911 để xác định kết quả:
Nợ TK 515

Có TK 911

Nợ TK 911

Có TK 635

Ví dụ: Cuối quý 4/ 2018, Công ty đánh giá lại khoản mục tiền tệ có gốc ngoại
tệ và phát sinh chi phí tài chính do khoản chênh lệch tỷ giá cuối kì là
3.706.621, kế toán định khoản và nhập vào phần mềm kế toán bút toán như
sau:

Nợ Tk 635 3.706.621 ( Trích Biểu 2.08)

Có Tk 131 ( SCT) 3.706.621

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 87


Biểu 2.08 Sổ Cái TK 635 theo hình thức Nhật Kí Chung
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư 133/2016 TT-
BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 635- Chi phí tài chính
Nhật ký
Chứng từ Sổ hiệu Số tiền
Ngày, tháng, chung
Diễn giải TK đối
ghi sổ Số Ngày, Tran STT
ứng Nợ Có
hiệu tháng g sổ dòng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu năm          
      Số phát sinh trong kỳ          
23/11/2018     Đánh giá chênh lệch tỷ giá     131 3,706,621  
31/12/2018     Phí quản lý tài khoản     1121 11,000  
31/12/2018     Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính quý4/2018     911   3,717,621
      Cộng số phát sinh trong kỳ       3,717,621 3,717,621
      Số dư cuối kì          
      Cộng lũy kế từ đầu năm       9,566,957 9,566,957

Ngày 31 tháng 12 năm 2018


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 88


(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) ( Ký, họ tên, đóng dấu)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 89


2.2.2.5 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Tài khoản sử dụng
* TK 821: chi phí thuế TNDN hiện hành
* TK 3334: thuế TNDN
* TK 911: xác định kết quả kinh doanh
* TK liên quan khác: TK 111, 112xxxx…
* Chứng từ kế toán sử dụng: Tờ khai thuế TNDN, tờ khai quyết toán
thuế TNDN…
* Hệ thống sổ kế toán sử dụng: Thuế TNDN của công ty được phản
ánh trên sổ chi tiết và sổ Cái TK 821
* Trình tự hạch toán thuế TNDN của công ty
Theo định kỳ vào tháng thứ ba của quý kế toán căn cứ vào tờ khai
thuế thu nhập doanh nghiệp để ghi nhận số thuế TNDN hiện hành tạm nộp
vào chi phí thuế thuế TNDN hiện hành.
Cuối năm tài chính căn cứ vào tờ khai quyết toán thuế, nếu số thuế
TNDN hiện hành tạm nộp trong năm nhỏ hơn số phải nộp cho năm đó, kế
toán ghi nhận số thuế TNDN phải nộp thêm vào chi phí thuế thu nhập hiện
hành.Nếu số thuế TNDN hiện hành tạm nộp trong năm lớn hơn số phải nộp
của năm đó , kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành là số chênh lệch
giữa số thuế TNDN hiện hành tạm nộp trong năm lớn hơn số thuế phải nộp.
Chi phí thuế TNDN của công ty được thống kê và thể hiện qua Biểu 2.09.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 90


Biểu 2.09 Sổ Cái TK 821 theo hình thức Nhật Kí Chung
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư
133/2016 TT- BTC ngày
26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 821- Chi phí thuế TNDN hiện hành
Sổ
Ngày, Chứng từ Nhật ký chung hiệu Số tiền
tháng, ghi Diễn giải TK
sổ Số Ngày, Trang STT đối Nợ Có
hiệu tháng sổ dòng ứng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu kỳ          
      Số phát sinh trong kỳ          
31/03/2018   31/03/2018 Thuế TNDN tạm tính quý I/2018     3334 1,061,600  
31/03/2018 31/03/2018 Kết chuyển Thuế TNDN quý I/ 2018 911 1,061,600
30/06/2018   30/06/2018 Thuế TNDN tạm tính quý II/ 2018     3334 4,000,000  
30/6/2018 30/06/2018 Kết chuyển thuế TNDN quý II/ 2018 911 4,000,000
31/12/2018   31/12/2018 Thuế TNDN quý IV/ 2018     3334 1,337,225  

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 91


Kết chuyển thuế TNDN quý IV năm
31/12/2018   31/12/2018 2018     911   1,337,225
      Cộng số phát sinh       6,398,825 6,398,825
      Số dư cuối kỳ          
      Lũy kế từ đầu năm       6,398,825 6,398,825

Ngày 31 tháng 12 năm 2018

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc


(Ký, họ
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
tên)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 92


2.2.2.6 Kế toán xác định kết quả Kinh doanh tại Công Ty TNHH Phát triển
Sản phẩm Xanh Việt Nam
Mục đích của mọi quá trình kinh doanh là lợi nhuận, đó là mục tiêu của
mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển đồng thời cũng là căn cứ để xác
định kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đó. Công tác hạch toán
nói chung cũng chính là nhằm xác định xem doanh nghiệp hoạt động lãi hay
lỗ, lợi nhuận đạt được là bao nhiêu. Đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ,
việc hạch toán doanh thu là giai đoạn cuối cùng của hoạt động kinh doanh,
thông qua đó mà ta biết được kết quả cuối cùng của doanh nghiệp. Việc hạch
toán kết quả kinh doanh là khâu cuối cùng và rất quan trọng vì nó cho thấy
thành quả lao động của toàn doanh nghiệp, từ các bộ phận trực tiếp sản xuất
đến các phòng ban chức năng trong đó có một phần quan trọng của bộ máy kế
toá.
 Tài khoản sử dụng:
Để hạch toán kết quả hoạt động bán hàng, kế toán sử dụng các TK sau:
* TK 911: Xác định kết quả kinh doanh
* TK 421: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong đó TK này được
mở chi tiết thành hai TK cấp hai:
+ TK 4211: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước
+ TK 4212: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
Cuối tháng, sau khi đã hạch toán đầy đủ và chi tiết: doanh thu,
GVHB,CPQLDN, CP thuế TNDN kế toán tiến hành xác định kết quả bán
hàng. Kế toán căn cứ vào sổ Cái TK 511, 632, 6421,6422, 515, 635, 711, 811,
821 để thực hiện việc kết chuyển doanh thu thuần, GVHB,CPBH, CPQLDN,
chi phí tài chính, doanh thu tài chính, chi phí khác, thu nhập khác, CP thuế
TNDN vào TK 911 để xác định kết quả hoạt động kinh doanh. Đồng thời theo
dõi kết quả hoạt động kinh doanh được thực hiện trên sổ chi tiết TK 911, sổ
Cái TK 911.
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 93
 Sổ sách kế toán sử dụng :
Để theo dõi tình hình kết chuyển, phân bổ các chi phí phát sinh và xác
định kết quả bán hàng, kế toán mở sổ chi tiết của TK 911, sổ cái TK 911.
Ngoài ra còn có một số mẫu sổ liên quan khác.
Để xem sổ cái Tk 911, từ màn hình giao diện phần mềm, chọn “ Tổng hợp” ,
vào “ Sổ cái các tài khoản” sau đó điền thông tin: tên TK 911, chọn kỳ là quý
4, từ ngày 01/ 10/ 2018 đến 31/12/2018. Ta có sổ Cái TK 911 ( Biểu 2.10)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 94


Biểu 2.10 Sổ cái TK 911 ( Quý 4 năm 2018)
Công ty TNHH Phát triển sản phẩm xanh Việt Nam Mẫu sổ: S03b-DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội Ban hành theo thông tư 133/2016 TT- BTC
ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính
SỔ CÁI
(Dùng cho hình thức kế toán Nhật Kí chung)
( Quý 4 Năm 2018)
Tài khoản 911- Xác định kết quả kinh doanh

Nhật ký
Chứng từ Số tiền
chung
Sổ hiệu
Ngày, tháng, ST
Diễn giải TK đối
ghi sổ Số Trang T
Ngày, tháng ứng Nợ Có
hiệu sổ dò
ng
A B C D E G H 1 2
      Số dư đầu năm          
      Số phát sinh trong kỳ          
31/12/2018 1 31/12//2018 Kết chuyển doanh thu bán hàng     5111   250,204,537
31/12/2018 3 31/12/2018 Kết chuyển doanh thu tài chính     515   120,500
31/12/2018 4 31/12/2018 Kết chuyển giá vốn hàng bán     632 75,368,000  
31/12/2018 5 31/12/2018 Kết chuyển chi phí tài chính     635 3,717,621  
31/12/2018 6 31/12/2018 Kết chuyển chi phí bán hàng     6421 62,981,661  
31/12/2018 7 31/12/2018 Kết chuyển chi phí QLDN     6422 101,571,630  
31/12/2018 8 31/12/2018 Kết chuyển chi phí Thuế TNDN     821 1,337,225  
31/12/2018 9 31/12/2018 Xác định kết quả kinh doanh     4212 5,348,900
      Cộng số phát sinh trong kì       250,325,037 250,325,037
      Số dư cuối kỳ        
      Lũy kế từ đầu năm       922,847,073 922,847,073

Ngày 31 tháng 12 năm 2018

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 95


Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên, đóng dấu)
(Ký, họ tên) ( Ký, họ tên)
Biểu 2.11 Trích sổ Nhật kí chung Năm 2018 của Công ty
Công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam Mẫu số S03a- DNN
Thôn Đoàn Kết, Xã Đại Yên, Huyện Chương Mỹ,TP Hà Nội (Ban hành theo thông tư số 133/ 2016/ TT-
BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính)
SỔ NHẬT KÍ CHUNG
Năm 2018
Chứng từ Đã Số phát sinh
gh
Ngày, tháng,
Diễn giải i STT
ghi sổ Nợ Có
sổ dòn Số hiệu
Số hiệu Ngày, tháng cái g TK
A B C D E G H 1 2
.... ......
 
9/10/2018 NK018 9/10/2018 Nhập kho nông sản     156 11,500,000  
   
        1111   11,500.000
9/10/2018 NK018 9/10/2018 Nhập kho nông sản 156 15,163,000

1111 15,163,000
... .... ...
11/10/2018 PC58 11/10/2018 Chi tiền vé máy bay đi công tác 6422 2,490,910

1111 2,490,910
11/10/2018 PC59 11/10/2018 Thuế phí khác 6422 540,000

1111 540,000

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 96


12/10/2018 HD0000017 12/10/2018 Xuất kho bán hàng cho công ty GDP     131 58,421,394
          511 58,421,394
  XK07         632 23,788,000
...     156 23,788,000
8/11/2018 PC70 8/11/2018 Chi phí tiếp khách 6422 550,000
1331 55,000
1111 605,000
....
Thu tiền hàng tháng trước của Công ty
15/11/2018 PT36 15/11/2018 TNHH chế biến nông sản Hoa Sen 1121 75,678,310
131 75,678,310
30/11/2018 PC78 30/11/2018 Chi tiền thuê văn phòng 6422 7,000,000

. 1111 7,000,000
....
04/12/2018   PC80 04/12/2018 Mua CCDC nhập kho     153 258,727
25,87
    1331 3
1111 284,600

07/12/2018   PC84 07/12/2018 Chi tiền mua vé máy bay     6422 3,814,546

            1331 315,454

    1111 4,130,000
Xuất kho bán hàng cho Công ty Green
12/12/2018   XK08 12/12/2018 Power     632 51,580,000

    156 51,580,000
HD0000001  
  8 12/12/2018 Bán hàng cho Công Ty Green power     131 191,783,188

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 97


5111 191,783,188
14/12/2018   PC86 14/12/2018 Chi tiền mua vé máy bay     6422 2,199,091  
            1331 180,909  
            1111   2,380,000
... .. ...
19/12/2018   PC88 19/12/2018 Chi phí tiếp khách     6422 622,000  
            1331 62,200  
            1111   684,200

19/12/2018 19/12/2018 Phí xử lý thông tin 6421 4,022,215


 
    ....        .. 1331 402,222  
            331 4,424,437
30/12/2018   PC91 30/12/2018 Nộp tiền bảo hiểm     3383 4,000,000  
            3384 720,000  
            3386 320,000  
            3382 80,000  
            1111   5,120,000
31/12/2018 PC92 31/12/2018 Chi tiền thuê văn phòng     6422 7,000,000  
            1111   7,000,000
2,516,89
31/12/2018 KHCC12 31/12/2018 Phân bổ công cụ dụng cụ 6422 1
242 2,516,891
    .. ..          
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển doanh thu bán hàng     5111 250,204,537  
            911   250,204,537
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển doanh thu tài chính     515 120,500
            911 120,500
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển giá vốn hàng bán     911 75,368,000
            632 75,368,000

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 98


31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển chi phí tài chính     911 3,717,621
            635 3,717,621
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển chi phí QLKD     911 164,553,291
            6421 62,981,661
            6422 101,571,630
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển chi phí thuế TNDN     911 1,337,225
            821 1,337,525
31/12/2018   31/12/2018 Kết chuyển lãi     911 5,348,900
            4212 5,348,900
                 
1,614,560,89
      Tổng cộng       0 1,614,560,890

(Nguồn: Phòng kế toán công ty)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 99


2.2.3 Thực trạng trình bày thông tin trên Báo cáo Tài chính
Kết quả bán hàng và sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp trong quý IV/
2018 sẽ được trình bày trên Báo cáo kết quả kinh doanh, phần mềm kế toán
tạo ra dựa vào thông tin được cập nhật vào phần mềm khi nghiệp vụ kinh tế
phát sinh. Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh được lập theo Thông tư
133/ 2016 TT- BTC.
Để xem và in BCTC vào phân hệ “ Tổng hợp” , ta chọn “ Báo cáo tài
chính” ---> chọn loại BCTC muốn xem , kỳ báo cáo và kết xuất ra excel hoặc
in ra để lưu trữ và theo dõi.
Bảng 2.11 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của CTy
BÁO CÁO KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUÝ IV NĂM 2018

(Ban hành theo TT số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/ 2016 của Bộ tài chính)
       
  Mã số thuế: 0106178995
Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam
  Người nộp thuế:
              Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Thuyết
Stt Chỉ tiêu Mã Quý IV Quý III
minh
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
Doanh thu bán hàng và cung 250,325,037
1 01 IV.08 230,090,650
cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh
2 02   0 0
thu
Doanh thu thuần về bán hàng
3 và cung cấp dịch vụ 10   250,204,537 230,090,650
(10 = 01 - 02)
75,368,000
4 Giá vốn hàng bán 11   70,455,150
Lợi nhuận gộp về bán hàng và
5 cung cấp dịch vụ 20   174,863,537 159,635,500
(20 = 10 - 11)
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21   120,500 100,550
7 Chi phí tài chính 22   3,717,621 3,948,337
  - Trong đó: Chi phí lãi vay 23   0 0
8 Chi phí quản lý kinh doanh 24   164,580,291 157,890,225
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
9 kinh doanh 30   6,686,125 (2,102,512)
(30 = 20 + 21 - 22 – 24)
10 Thu nhập khác 31   0 0
11 Chi phí khác 32   0 0

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 100


12 Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40   0 0
Tổng lợi nhuận kế toán trước
13 50 IV.09 6,686,125 (2,102,512)
thuế (50 = 30 + 40)
14 Chi phí thuế TNDN 51   1,337,225 0
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
15 doanh nghiệp 60   5,348,900 (2,102,512)
(60 = 50 – 51)
(Nguồn:Phòng Kế toán Công Ty)

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 101


2.3 Đánh giá thực trạng công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả
kinh doanh tại Công Ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam
2.3.1 Ưu điểm
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh
Việt Nam, được tìm hiểu chung về quá trình hoạt động của công ty, em thấy
công tác kế toán tại đây rất chặt chẽ và chính xác trong từng khâu từ khâu
nhập chứng từ cho đến khâu hoàn thành báo cáo tài chính. Nhìn chung, kế
toán công ty đã hoàn thành nhiệm vụ chung của kế toán,kế toán đã cung cấp
đầy đủ thông tin tương đối chính xác phục vụ cho công tác quản lý. Xem xét
từng khía cạnh cơ bản ta thấy:
* Về tổ chức bộ máy kế toán
Công ty về cơ bản đã thực hiện tốt tổ chức cũng như phân công các bộ
phận kế toán, tổ chức bộ máy kế toán một cách đơn giản, linh hoạt, hợp lý,
đáp ứng nhu cầu quản lý của công ty. Hệ thống quản lí nói chung và bộ máy
kế toán nói riêng đã không ngừng cải thiện, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh
về hàng hóa.
Các nhân viên kế toán có trình độ nghiệp vụ chắc chắn, có nhiều kinh
nghiệm nghề nghiệp trong thực tế, có khả năng vận dụng kiến thức thực tế
linh hoạt và nhạy bén. Công việc kế toán được phân chia khoa học,đảm bảo
cho việc hạch toán cũng như quá trình tổng hợp số liệu kế tooán nhanh chóng,
đảm bảo tính thống nhất về phạm vi và phương pháp kế toán.
Kế toán bán hàng và công nợ: Phản ánh và hạch toán đầy đủ các nghiệp
vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ, quản lý tốt các khoản công nợ phải thu,
phải trả của công ty, đảm bảo cho quá trình lưu chuyển tiền tệ diễn ra hiệu
quả.
Thủ quỹ: Quản lý và tổng hợp đầy đủ các khoản thu chi trong công ty.
*Về chính sách kế toán:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 102


Công ty áp dụng chế độ kế tooán theo TT133/2016/TT-BTC. Việc áp
dụng thông tư này phù hợp với quy mô hoạt động của công ty.Công tác kế
toán đã tuân thủ đầy đủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam thông dụng, đảm
bảo các nguyên tức cơ bản.
Hình thức kế toán áp dụng là hình thức Nhật ký chung. Trong điều kiện
áp dụng phần mềm máy tính tại công ty, hình thức này được vận dụng phù
hợp với đặc điểm, tình hình hoạt đông của công ty. Hình thức nhật ký chung
đã được đơn giản hóa tại công ty nhiều so với lý thuyết. Việc vận dụng sáng
tạo này giúp cho kế toán giảm bớt, việc hạch toán số liệu đơn giản, dễ làm.
Hệ thống chứng từ được lập tại công ty phù hợp với nghiệp vụ kinh tế
phát sinh và đảm bảo đúng theo mẫu quy định của BTC. Việc kiểm tra, luân
chuyển, lưu trữ chứng từ theo đúng chế độ quy định. Chứng từ được luân
chuyển, sắp xếp và phân loại theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, theo trình
tự thời gian và được đảm bảo cẩn thận, dễ tìm, thuận tiện cho người sử dụng,
kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chức năng.
Hệ thống tài khoản: Tuân thủ theo các chế độ và quy định. Việc mở chi
tiết các tài khoản đựơc thực hiện linh hoạt theo yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp nhưng vẫn đảm bảo đúng với quy định.
Về việc áp dụng kế toán máy: Cùng với sự phát triển của Công nghệ
thông tin, công ty đưa chương trình kế toán máy vào sử dụng, Nhờ đó mà
công việc của kế toán viên trở nên đơn giản hơn, đem lại hiệu quả cao trong
công việc đồng thời phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời tình hình tài
chính và hoạt động kinh doanh của công ty.
* Về công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả Kinh doanh
- Việc hạch toán doanh thu, giá vốn cơ bản là đúng nguyên tắc, chế độ
hiện hành, tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp: Khi ghi nhận một khoản doanh
thu thì phải ghi nhận tương ứng một khoản chi phí liên quan đến việc phát inh
doanh thu đó.
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 103
- Về phương pháp hạch toán HTK: Phương pháp kế toán hàng tồn khi
được sử dụng ở công ty là phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp
này tương đối phù hợp với đặc điểm kinh doanh và yêu cầu quản lý của công
ty. Nó cho phép phản ánh kịp thời và thường xuyên tình hình kinh doanh của
Công ty, cung cấp đầy đủ các thông tin cho nhà quản lý.Từ đó, bộ phận kế
toán nắm rõ và báo cáo lên ban giám đốc để có kế hoạch nhập hàng hoặc tìm
cách tiêu thụ hàng nhanh chóng.
- Về tình hình cung cấp hàng hóa: Công tác tổ chức tiêu thụ hàng hóa
của công ty rất tốt. . Qua một thời gian thành lập và hoạt động, Công ty đã có
một số mối quan hệ thân thiết với các nhà cung cấp và thiết lập quan hệ với
nhiều bạn hàng, gắn bó lâu dài với công ty.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng: Công tác quản lý và
hạch toán chi phí này được tiên hành tương đối chặt chẽ , kịp thời và phù hợp.
Cuối kỳ các chi phí này được tổng hợp và báo cáo lên cấp trên giúp đánh giá
chính xác tình hình kinh doanh của công ty trong kỳ.
2.3.2 Hạn chế
* Về phương pháp tính giá thành thực tế hàng xuất kho.
Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia
quyền cả kỳ dự trữ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại không mang lại
hiệu quả chính xác và không phản ánh được tình hình biến động của giá cả,
phương pháp này chưa đáp ứng yêu cầu kịp thời của thông tin kế toán tại thời
điểm phát sinh nghiệp vụ.
* Về phương thức bán hàng và phương thức thanh toán
Công ty bán hàng theo hình thức xuất khẩu nên có thể gặp nhiều rủi ro, khó
khăn trong khâu phương tiện vận chuyển, khó khăn trong bảo quản hàng hóa.
Phương thức thanh toán: Công ty thanh toán cho nhà cung cấp bằng tiền
mặt, còn thu tiền từ khách hàng bằng ngoại tệ, vì vậy điểm bất lợi ở đây là
xẩy ra sự chênh lệch tỷ gí hối đoái, khó kiểm soát.
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 104
* Về kế toán kiểm soát nội bộ hàng tồn kho
Vì hàng hóa của công ty chủ yếu là các hàng hóa nông sản, không để
được lâu,nên việc bảo quản hàng tồn kho khó khăn, vì vậy số lượng hàng tồn
kho thường ít vì nhập đến đâu xuất đến đó theo nhu cầu của khách hàng, tuy
nhiên điểm bất lợi đáng nói là nếu không có lượng hàng tồn kho thì khi cần
đến lại không có sẵn, mất nhiều thời gian thu mua, xuất bán.
* Về áp dụng chính sách bán hàng
Công ty vẫn chưa đưa ra nhiều chính sách bán hàng hấp dẫn để giữ
khách hàng, khuyến khích khách hàng mua hàng với số lượng lớn. Trên hợp
đồng kinh tế còn chưa bổ sung điều khoản chiết khấu thuơng mại và cam kết
bán hàng đầy đủ. Bởi vậy chưa thúc đẩy được tăng doanh thu và mở rộng
được thị trường tiêu thụ.
* Về việc quản lý các khoản phải thu và trích lập dự phòng khó đòi.
Đứng trước sự biến động phức tạp của thị trường, trong điều kiện kinh
doanh cạnh tranh và gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty chưa có chính sach
trích lập dự phòng, đặc biệt là dự phòng phải thu khó đòi.Trong môi trường
kinh doanh hiện nay thì việc trích lập dự phòng là vấn đề cần thiết mà doanh
nghiệp nên xem xét, tránh làm mất đi lợi nhuận của doanh nghiệp.
*Về việc áp dụng phần mềm kế toán: Công ty đã ứng dụng Công nghệ
thông tin, áp dụng phần mềm kế toán trong quá trình tiếp nhận, xử lý các
thông tin kế toán trong kỳ phát sinh một cách hiệu quả. Song, phần mềm này
chưa đáp ứng được khối lượng nghiệp vụ phát sinh,phần mềm đang còn khá
giản đơn, chưa đáp ứng tốt nhu cầu của công ty trong công tác kế toán, công
tác quản trị của nhà quản lý. Công ty cần có giải pháp thay thế phần mềm
khác có tính năng ưu việt hơn, tạo hiệu quả trong quá trình kinh doanh và
quản lý doanh nghiệp, ứng dụng tối đa nhất những đổi mới, cải tiến về khoa
học kĩ thuật vào thực tiễn hoạt động trong doanh nghiệp.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 105


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung Chương 2 tập trung vào nghiên cứu thực trạng tổ chức kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Phát Triển Sản
Phẩm Xanh Việt Nam dựa trên những lý luận chung ở chương 1.Sau qúa trình
nghiên cứu thực trạng tại Công ty, luận văn đưa ra các đánh giá khách quan
về các kết quả đã đạt được, các mặt tích cực và mặt hạn chế trong tổ chức kế
toán bán hàng và kết quả kinh doanh hiện nay.
Việc phân tích tình hình thực tế tổ chức kế toán bán hàng và kết quả kinh
doanh tại Công ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam, làm cơ sở cho
việc tìm ra các giải pháp hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị, góp phần nâng cao
hiệu quả công tác quản trị kinh doanh tại Công ty trong thời gian sắp tới.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 106


CHƯƠNG 3

HOÀN THIỆN NỘI DUNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ


XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH PHÁT
TRIỂN SẢN PHẨM XANH VIỆT NAM

3.1 Yêu cầu, nguyên tắc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác
định kết quả kinh doanh.
3.1.1 Yêu cầu
Kế toán trong doanh nghiệp nói chung mà cụ thể ở đây là kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh là công cụ đắc lực của DN trong hoạt
động sản xuất kinh doanh nói chung nên đòi hỏi nó phải luôn hướng tới sự
hoàn thiện. Chính vì thế mà quá trình tổ chức công tác kế toán của DN phải
đáp ứng được những yêu cầu sau:
* Tôn trọng nguyên tắc, chế độ, chuẩn mực kế toán. Đây là yêu cầu bắt
buộc, là cơ sở, nền tảng cho việc quản lý, điều hành thống nhất hoạt động sản
xuất kinh doanh của tất cả DN. Mỗi DN khác nhau có thể áp dụng những hình
thức, phương pháp kế toán k hác nhau nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ đúng
chế độ, chuẩn mực kế toán của Nhà nước. Đó chính là hành lang pháp lý của
công tác kế toán tạo ra khả năng so sánh, đối chiếu được và thuận tiện cho
việc kiểm tra, chỉ đạo, đào tạo đội ngũ kế toán.
* Tổ chức kế toán nói chung và kế toán bán hàng xác định kết quả kinh
doanh nói riêng phải phù hợp với đặc điểm của DN, công tác quản lý. Mỗi
DN có hoạt động sản xuất kinh doanh khác nhau thì sẽ lựa chọn cho mình một
hình thức kế toán, phương pháp kế toán khác nhau để đảm bảo phù hợp với
DN mình. Nếu DN chỉ áp dụng cứng nhắc một hình thức, một phương pháp
kế toán nào đó không thích hợp với tình hình thực tế của DN tất yếu sẽ tạo ra
sự bất hợp lý trong hạch toán và không đem lại hiệu quả cao trong công tác kế
toán như mong muốn.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 107


* Công tác kế toán phải đảm bảo cung cấp thông tin đầ đủ, kịp thời,
chính xác. Yêu cầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đưa ra các
quyết định của nhà quản trị DN. Nếu thông tin kế toán không đáp ứng được
yêu cầu cơ bản này thì quyết định kinh tế của DN sẽ không đảm bảo được
tính thích hợp, đúng đắn, sát với thực tế. Vì thế, thông tin kế toán được cung
cấp sẽ quyết định đến sự thắng lợi của DN trong sự cạnh tranh trong nền kinh
tế thị trường.
3.1.2 Nguyên tắc hoàn thiện.
Để hoà n thiện cô ng tá c kế toá n nó i chung và kết toá n bá n hà ng và xá c
định kết quả bá n hà ng nó i riêng cầ n phả i tuâ n thủ cá c nguyên tắ c sau:
-Việc hoà n thiện phả i đả m bả o tuâ n thủ chế độ kế toá n, chính sá ch
tà i chính hiện hà nh củ a Nhà nướ c.
-Cá c biện phá p hoà n thiện đưa ra cầ n mang tính khả thi có hiệu quả
cao nhấ t vớ i chi phí thấ p nhấ t. Vì vậ y, việc hoà n thiện phả i dự a trên
nguồ n nhâ n lự c hiện có , bộ má y quả n lý củ a cô ng ty khô ng thay đổ i, phù
hợ p vớ i đặ c điểm ngà nh nghề, lĩnh vự c kinh doanh, tình hình kinh doanh
củ a cô ng ty.
-Hoà n thiện kế toá n phả i đả m bả o kết hợ p thố ng nhấ t giữ a kế toá n
tổ ng hợ p và kế toá n chi tiết. Nguyên tắ c nà y thể hiện ở việc sử dụ ng khoa
họ c hệ thố ng tà i khoả n do Bộ Tà i chính ban hà nh đả m bả o hiệu quả củ a
cô ng tá c kế toá n, đồ ng thờ i có mộ t hệ thố ng sổ kế toá n đầ y đủ , gọ n nhẹ.
-Việc hoà n thiện cô ng tá c kế toá n phả i đả m bả o việc cung cấ p kịp
thờ i, đầy đủ , chính xá c phụ c vụ cho cá n bộ quả n lý.
-Về tính hiệu quả củ a kế toá n, theo nguyên tắ c nà y thì thô ng tin kế
toá n bá n hà ng và xá c định kết quả bá n hà ng cung cấ p cho ban lã nh đạ o
cô ng ty phả i thiết thự c, hữ u ích để từ đó có quyết định đú ng đắ n.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 108


-Phả i phù hợ p vớ i yêu cầ u củ a trình độ nghiệp vụ chuyên mô n củ a
độ i ngũ cá n bộ quả n lý, cá n bộ kế toá n.
-Đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, tiết kiệm và hiệu quả.
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và Xác định kết
quả Kinh doanh tại Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam.
Qua quá trình thực tập tại công ty TNHH phát triển Sản Phẩm Xanh Việt
Nam, sau khi tìm hiểu về tổ chức kế toán nói chung và tổ chức kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng , dựa trên những kiến thức kế
toán đã học, em xin đề xuất một số ý kiến nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán
bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại công ty như sau:
* Thứ nhất, về phương pháp tính giá vốn xuất kho.
Do đặc thù tình hình kinh tế như hiện nay, với biến động thường xuyên
về giá cả của các mặt hàng, để xây dựng giá bán phù hợp, tính toán chính xác
được thặng số thương mại, công ty nên áp dụng tính đơn giá xuất kho hàng
bán theo phương pháp:
- Giá đơn vị bình quân sau mỗi lần nhập:
Theo phương pháp này, đơn giá hàng tồn kho được tính lại sau mỗi lần
nhập kho hàng hóa.
Đơn giá xuất kho bình Trị giá thực tế hàng tồn kho sau mỗi lần nhập
=
quân sau mỗi lần nhập Số lượng tồn kho sau mỗi lần nhập

Phương pháp này có ưu điểm: Đáp ứng kịp thời thông tin kế toán, cập
nhật được liên tục giá trị thực tế hàng hóa . Tuy tốn nhiều thời gian và công
sức tính toán, nhưng kế toán có thể tính toán và xác định đơn giá xuất kho
một cách phù hợp với thị trường. đặc biệt là đối với các mặt hàng xuất khẩu,
có sự thay đổi về tỷ giá ngoại tệ.
Ví dụ: Trích tài liệu trong quý IV/2018 tại công ty TNHH Phát triển Sản
phẩm Xanh ta có:

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 109


Tồn kho tại ngày 8/10/2018 là 100 kg lá đan sâm khô hữu cơ,đơn giá
38.000đ/kg, tổng trị giá hàng tồn là 3.800.000 ;lần nhập tiếp theo vào ngày
9/10/2018 nhập số lượng 380 kg,đơn giá là 43.000đ/kg tổng trị giá lô hàng là
16.340.000, ta tính đơn giá xuất kho sau lần nhập này như sau:

(4.000.000+16.340.000)
Đơn giá xuất kho = = 42.375 (đ/kg)
(100 +380)
* Thứ hai: Về phương thức bán hàng .
- Về phương thức bán hàng: Không nên chỉ chú trọng mảng xuất khẩu
hàng hóa, cần có các chiến lược tìm hiểu thị trường trong nước, mở rộng quy
mô thông qua các hình thức quảng cáo sản phẩm.
- Phát triển mở rộng các kênh bán hàng hơn nữa như bán hàng internet,
qua các phương tiện truyền hình để tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
- Tăng cường bán lẻ để phát triển thêm khách hàng nhỏ lẻ tránh trường
hợp bán buôn tập trung.
* Thứ ba: Hoàn thiện kế toán kiểm soát nội bộ hàng tồn kho
- Hàng tồn kho luôn là trung tâm trong doanh nghiệp, bởi vì hàng hóa
của công ty chủ yếu là nông sản, loại hàng này không để được lâu nên việc
bảo quản hàng tồn kho là khó vì thế công ty cần có biện pháp bảo quản an
toàn , tối thiểu hóa sự hư hỏng mất mát hàng hóa trong kho.
- Tổ chức, phân loại hàng hóa cụ thể và có phương pháp kiểm kê phù
hợp cho từng mặt hàng trong kho.Khi kiểm kê phải lập hội đồng hoặc ban
kiểm kê với đầy đủ các thành phần theo quy định, tiến hành cân đo đong đếm
cụ thể với từng mã hàng hóa, lập biên bản kiểm kê theo mẫu, xác định số
chênh lệch giữa thực tế kiểm kê và sổ sách kê toán theo từng tháng, quý, từng
mặt hàng.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 110


- Đặt ra các quy định, quy chế riêng về việc kiểm soát theo dõi hàng hóa
nhập xuất và tồn trong kỳ, có phương án xử ký kịp thời tránh thất thoát tài sản
của công ty.
Đồng thời, công ty nên lập quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho để có
thể giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Về mặt kinh tế cũng như tài chính,
quỹ dự phòng cho phép công ty luôn thực hiện được nguyên tắc hạch toán tài
sản theo chi phí gốc , lại vừa có thể ghi nhận trên các báo cáo tài chính của
mình. Mặt khác, quỹ dự phòng còn tạo dựng cho công ty một quý tiền tệ để
đủ sức khắc phục trước các thiệt hai có thể xảy ra trong kinh doanh, nó còn có
thể nhìn nhận như một đối sách tài chính cần thiết để duy trì hoạt động của
công ty.
*Thứ tư: Áp dụng thêm các chính sách bán hàng
Công ty nên xây dựng chính sách chiết khấu thương mại riêng, một số
chính sách về chiết khấu thanh toán dựa vào sản phẩm tiêu thụ, giá bán thực
tế của công ty nhằm kích thích sản lượng tiêu thụ, kích cầu tiêu dùng. Các
hình thức, chính sách này phải phù hợp với từng mặt hàng, từng khách hàng
và thế mạnh của công ty và ghi rõ trong hợp đồng, giúp tăng nhanh lượng
hàng hóa bán ra trong kì, đẩy mạnh doanh thu của công ty.
Ví dụ: Công ty nên đề ra mức chiết khấu thanh toán ứng với thời gian
khách hàng thanh toán tiền hàng cho công ty như bảng chiết khấu sau:

Thời gian thanh toán % Chiết khấu (Tính trên giá bán)
Trước 1 tuần 20%
Trả ngay 10%
sau 1 tuần 5%
sau 2-3 tuần 2%
sau 1 tháng Không hưởng chiết khấu

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 111


* Thứ năm: Quản lý khoản phải thu và trích lập dự phòng nợ phải
thu khó đòi.
Khô ng ít khá ch hà ng mua hà ng nhưng chưa thanh toá n ngay hoặ c
thanh toá n khô ng đú ng hạ n như đã thỏ a thuậ n vớ i Cô ng ty,điều nà y khiến
cho cô ng tá c quả n lý, sử dụ ng vố n kinh doanh gặ p nhiều khó khă n. Vì vậ y
để chủ độ ng hơn trong cô ng tá c sử dụ ng vố n kinh doanh và đả m bả o
nguyên tắ c thậ n trọ ng củ a cô ng tá c kế toá n thì cô ng ty phả i trích trướ c
dự phò ng cho khoả n nợ có thể thu hồ i chậ m hoặ c khô ng thể thu hồ i và o
chi phí QLDN trong kỳ.Bên cạ nh đó , cô ng ty có thể ra hạ n nợ cho khá ch
hà ng, nếu quá hạ n thì khá ch hà ng phả i chịu mộ t khoả n lã i suấ t bằ ng lã i
suấ t củ a Ngâ n hà ng. Kế toá n củ a cô ng ty nên xem xét, tính toá n các khoả n
phả i thu có khả nă ng khó đò i hoặ c tuổ i nợ quá hạ n đế lậ p quỹ dự phò ng
để đả m bả o sự phù hợ p giữ a doanh thu và chi phí trong kỳ.Cô ng ty có thể
đưa ra mứ c trích lậ p dự phò ng như sau:
 30%: giá trị đố i vớ i khoả n nợ phả i thu quá hạ n từ 6 thá ng đến dướ i1
nă m.
 50%: Giá trị đố i vớ i khoả n nợ phả i thu quá hạ n từ 1 nă m đến dướ i
nă m.
 70%: Giá trị đố i vớ i khoả n nợ phả i thu quá hạ n từ 2 nă m đến dướ i
3 nă m.
 100%: Giá trị đố i vớ i khoả n nợ phả i thu quá hạ n từ 3 nă m trở lên.
Ví dụ : Trích tà i liệu ngà y 31/10/2018, tà i liệu liên quan đến cô ng nợ
phả i thu như sau:
- Phả i thu Cô ng Ty TNHH chế biến nô ng sả n Hoa Sen số tiền
250.000.0000 , trong đó số nợ phả i thu quá hạ n thanh toá n 8 thá ng là
120.000.000, cò n lạ i các khoả n nợ phả i thu khá c đều chưa đến hạ n
thanh toá n và khô ng có khả nă ng khó đò i.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 112


Biết số dư trên TK 2293 trướ c khi trích lậ p dự phò ng nợ phả i thu khó
đò i là 0.
Dự a và o tà i liệu trên, ta tính đượ c mứ c dự phò ng nợ phả i thu khó đò i
cầ n trích lậ p như sau: 120.000.000* 30%= 36.000.000
Ta có bú t toá n: Nợ Tk 6422 36.000.000
Có TK 2293 36.000.000
*Thứ sáu: Hoàn thiện kế toán quản trị về chiến lược kinh doanh mặt hàng.
- Kế toán quản trị nên lập các báo cáo rõ ràng cho toàn bộ quá trình kinh
doanh và cho từng nhóm mặt hàng để thấy được hiệu quả kinh doanh của
từng mặt hàng. Thường xuyên cập nhật các thay đổi của thông tư, chế độ kế
toán, vận dụng sáng tạo linh hoạt trong tình hình hoạt động công ty.
Trong điều kiện kinh doanh hiện nay, công ty có thể vận dụng kế toán
quản trị trong việc lập thêm các báo cáo hoạt động kinh doanh theo số đảm
phí, báo cáo này chỉ mang tính nội bộ. Biến phí gồm: tổng giá vốn hàng bán,
chi phí bao bì, bao gói hàng… Định phí gồm: chi phí tiền lương, chi phí khấu
hao TSCĐ, chi phí bảo hiểm xã hội, chi phí tiếp khách, chi phí quảng cáo…
Nhìn vào báo cáo trên sẽ giúp cho người quản lý biết ngay doanh thu bán
hàng có đủ để bù đắp tổng chi phí phát sinh trong kỳ hay không, số đảm phí
cho thấy lợi nhuận gộp có đủ bù đắp tổng định phí phát sinh hay không, từ đó
có những biện pháp điều chỉnh nếu tổng định phí quá nhiều và không hợp lý.
Ngoài ra công ty có thể vận dụng những thông tin thích hợp do kế toán quản
trị cung cấp vào việc ra quyết định kinh doanh như: có nên tiếp tục hay loại
bỏ kinh doanh một sản phẩm nào đó, vì trong thực tế nhiều khi ban lãnh đạo
công ty phải đứng trước quyết định có nên tiếp tục hay ngừng kinh doanh mặt
hàng nào đó kém hiệu quả, có thể so sánh giữa các phương án kinh doanh,
thấy được phương án nào hiệu quả hơn, rút ra các khoản thu, chi, chênh lệch
giữa các phương án, từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 113


Trước hết, công ty cần lập dự toán tiêu thụ, dựa vào khối lượng sản
phẩm, hàng hóa và đơn giá bán của sản phẩm, hàng hóa dự kiến sẽ tiêu thụ,
lập dự toán tiêu thụ thường được lập cho cả niên độ kế toán và chia ra các quý
trong niên độ kế toán.
Bảng 3.1 Dự toán tiêu thụ
Quý
Chỉ tiêu Cả năm
I II III IV
1. Khối lượng sản          
phẩm tiêu thụ
2. Đơn giá bán          
3. Doanh thu          

- Dự toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp:
Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gồm nhiều khoản khác
nhau, được phân chia thành định phí và biến phí. Khi lập dự toán, các khoản
chi phí này phải căn cứ vào dự toán tiêu thụ, dự toán chi phí sản xuất và các
nhân tố khác ảnh hưởng đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh
nghiệp như: Phương thức bán hàng, phương thức quản lý, địa điểm kinh
doanh, nơi tiêu thụ...
- Đối với biến phí bán hàng có thể dự toán căn cứ vào khối lượng sản
phẩm tiêu thụ và đơn giá biến phí của 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ căn cứ vào
doanh thu tiêu thụ và tỷ suất biến phí tiêu thụ (số tiền biến phí tính cho 100
hay 1000đ doanh thu bán hàng).
- Đối với định phí bán hàng cũng được dự toán tương tự như biến phí,
lấy tổng định phí bán hàng chia đều cho 4 quý hoặc có thể tính đến một số
yếu tố thay đổi khác như giá phí, tính thời vụ và văn minh bán hàng.
- Công ty nên lập Báo cáo kết quả kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến
phí. Phân loại chi phí thành biến phí và đinh phí là cơ sở để phân tích mối
quan hệ Chi phí- sản lượng- Lợi nhuận.Từ đó, tạo đó tạo điều kiện tốt hơn

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 114


trong hoạch định phối hợp các mức độ chi phí, khối lượng, doanh thu để đạt
được lợi nhuận mong muốn.
Ta xác định lợi nhuận theo công thức:
Lợi nhuận = Doanh thu- Biến phí - Định phí
Bảng 3.2 Mẫu Báo cáo kết quả kinh doanh dạng lãi trên biến phí
Số tiền
Chỉ tiêu
Tổng số Một đơn vị SP
Doanh thu    
Chi phí biến đổi    
* CPBH    
* CP QLDN    
Lãi trên biến phí    
* CPBH    
* CP QLDN    
Lợi nhuận trước thuế    

- Trình độ , nă ng lự c giữ a cá c nhâ n viên kế toá n khô ng đồ ng đều, do


đó Cô ng ty nên có chính sá ch, giả i phá p đà o tạ o, nâ ng cao trình độ củ a
nhâ n viên kế toá n nhằ m nâ ng cao hiệu quả là m việc trong phò ng kế toá n.
Thứ bảy: Hoàn thiện tổ chức hệ thống tài khoản.
Hệ thống tài khoản có vai trò rất quan trọng trong việc hạch toán kế toán,
do vậy để phù hợp với đặc thù đặc của mình, doanh nghiệp cần xem xét, tổ chức
hệ thống tài khoản một cách phù hợp nhất, đảm bảo tính hợp lý, phù hợp, các tài
khoản được mở chi tiết gắn sát với các đối tượng kế toán đặc thù của doanh
nghiệp khi đó việc hạch toán sẽ trở nên khoa học dễ dàng và thuận tiện hơn.
Để đưa ra được các thông tin bán hàng , Công ty nên xây dựng hệ thống
danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết hơn đối với từng mặt hàng và từng loại
chi phí. Khi được hạch toán chi tiết, công ty có thể nhận thấy biến động doanh
thu chủ yếu xuất phát từ hệ thống sản phẩm nào, biến động chi phí chủ yếu
phát sinh từ hoạt động nào, từ đó có quyết định điều chỉnh nguồn lực cho kinh

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 115


doanh phù hợp. Việc hạch toán chi tiết danh mục sản phẩm sẽ mang lại hiệu
quả thật sự khi nhân viên kế toán có nghiệp vụ phân tích biến động doanh thu
tiêu thụ sản phẩm qua các kỳ, kết hợp với kế hoạch tổng hợp tư vấn về mặt
hàng, sản phẩm chủ lực của công ty trong kỳ hoạt động kinh doanh tới cho
ban lãnh đạo để có quyết định phù hợp.
Công ty nên mở chi tiết hơn nữa các tài khoản 511, 331, 131,…để dễ
theo dõi và hạch toán.
Ví dụ: Mở các tài khoản chi tiết cho doanh thu bán hàng hóa như sau:
TK 51111 :Doanh thu bán nông sản sấy khô
TK 51112: Doanh thu bán các loại hạt...
TK 1311: Phải thu công ty GDP EARL
TK 1312 : Phải thu Công ty TNHH chế biến nông sản Phú Minh...
Thứ tám: Đề xuất về đổi mới phần mềm kế toán
Hiện nay công ty đã ứng dụng phần mềm kế toán SV ACCOUTING.
Trên tình hình thực tế hiện nay của công ty như: kinh doanh ngày càng mở
rộng, khối lượng các nghiệp vụ phát sinh tăng lên nhiều, phức tạp hơn về nội
dung. Và hơn nữa các phần mềm kế toán mới ngày được cập nhật các thông
tư, chế độ mới hiện hành. Do vậy em xin có kiến nghị về việc công ty nên cập
nhật ứng dụng phần mềm kế toán máy mới để thay thế phần mềm kế toán
hiện tại sẽ giúp cho việc hạch toán cũng như việc kiểm tra được thuận lợi và
dễ dàng hơn.Công ty nên áp dụng phần mềm MISA. NET 2019, phần mềm
này được xây dựng dựa trên những quy định hiện hành về kế toán. Việc sử
dụng phần mềm sẽ giúp giảm bớt khối lượng công việc của các kế toán, giúp
cho quá trình hạch toán kế toán, theo dõi các đối tượng, đưa ra các thông tin
kế toán đầy đủ, kịp thời và chính xác, phục vụ cho quá trình quản trị hiệu quả
hơn.Từ đó quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty có nhiều chuyển biến
mới,thích nghi thị trường hội nhập quốc tế.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 116


Trên đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán bán hàng
và xác định kết quả bán hàng mà em rút ra được sau thời gian nghiên cứu thực
tế tại công ty TNHH Phát Triển sản phẩm Xanh Việt Nam. Để nâng cao hiệu
quả công tác kế toán cần phát huy những ưu điểm đã đạt được đồng thời
không ngừng khắc phục những thiếu sót. Điều này đòi hỏi không chỉ có sự
cố gắng nỗ lực của phòng kế toán mà còn đòi hỏi sự quan tâm chỉ đạo của ban
lãnh đạo công ty.
3.3 Các điều kiên cần thiết để thực hiện các giải pháp trên.
Trong điều kiện cạnh tranh hiện nay, để có chỗ đứng và phát triển lâu dài
trên thị trường đòi hỏi công ty cần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Làm được điều đó công ty cần nâng cao công tác quản lý hạch toán kế toán là
công cụ đắc lực cho quản lý doanh nghiệp nên càng cần hoàn thiện hơn nữa.
Trong hoạt động công tác kế toán, nâng cao chất lượng hạch toán kế
toán không thể không kể đến việc hoàn thiện kế toán bán hàng và xác định kết
quả kinh doanh. Công việc này khá phức tạp cần tiến hành thường xuyên và
đồng bộ đòi hỏi sự kết hợp và nỗ lực của Công ty lẫn phía Nhà nước.
Về phía Công Ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm Xanh Việt Nam
Để hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
tại đơn vị mình công ty cần tăng cường thực hiện các công việc sau:
* Công ty cần không ngừng nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ nhân
viên kế toán. Bên cạnh đó công ty cũng cần có những chính sách cụ thể để
đào tạo ngắn hạn cho nhân viên kế toán, thường xuyên cập nhật các chính
sách, chế độ kế toán mời làm cơ sở cho công tác kế toán.
* Tăng cường phát huy tính sáng tạo, năng động, nhiệt tình của đội ngũ
nhân viên trong công ty nói chung và đội ngũ kế toán đặc biệt là kế toán bán
hàng và xác định kết quả kinh doanh nói riêng sao cho vừa tuân thủ chế độ
vừa phù hợp với đặc điếm sản xuất kinh doanh của đơn vị.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 117


* Tạo điều kiện cho nhân viên kế toán đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu về
từng phần hành cụ thể, từ đó hoàn thiện hơn công tác hạch toán kế toán bán
hàng nói riêng và công tác kế toán nói chung.
Về phía Nhà nước
Hiện nay, các văn bản pháp lý kế toán được ban hành vẫn tồn tại sự thiếu
đồng bộ, bên cạnh đó lại còn có những quy định chưa thật sự phù hợp với
điều kiện thực tiễn kế toán tại các doanh nghiệp gây ra một số khó khăn cho
kế toán trong việc áp dụng chứng từ vào thực tế đơn vị mình. Vì vậy, Nhà
nước nói chung và BTC nói riêng cần nghiên cứu đồng bộ hệ thống pháp lý,
thay đổi các quy định sao cho gắn liền với thực tiễn tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp có thể áp dụng một cách lin hoạt tại đơn vị mình.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 118


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, cạnh tranh ngày càng trở nên
gay gắt, các doanh nghiệp thương mại sẽ không ngừng thay đổi, phát triển
mạnh mẽ để mở rộng mỗi quan hệ trên thị trường, phục vụ ngày càng hiệu
quả yêu cầu của người tiêu dùng. Mặt khác, trong hoạt động kinh tế thương
mại, quá trình bán hàng là khâu kinh doanh cuối cùng và cũng là khâu quan
trọng nhất trong quá trình luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Do
vậy, việc hoàn thiện công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng
cả về mặt nội dung lẫn phương pháp kế toán để phù hợp với quy định của Nhà
nước và điều kiện kinh tế hiện nay là một vấn đề cấp thiết đặt ra cho doanh
nghiệp. Trong quá trình thực tập tại Công Ty TNHH Phát Triển Sản Phẩm
xanh Việt Nam cùng với những kiến thức có được trong quá trình học tập ở
nhà trường, em đã đưa ra những kiến nghị, đề xuất như đã nêu ở Chương 3
của luận văn nhằm đóng góp ý kiến của mình, mong muốn giúp bộ phận kế
toán của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 119


KẾT LUẬN
Tiêu thụ hàng hoá có một vai trò rất quan trọng trong quá trình sản xuất
kinh doanh, bước cuối cùng trong chu kì sản xuất giúp doanh nghiệp thu hồi
vốn bằng tiền, tiếp tục chu kì sản xuất kinh doanh mới. Nó quyết định đến sự
tồn tại và phát triển của doanh nghiệp vì vậy tổ chức công tác kế toán nói
chung và tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh
nói riêng là một phương thức quản lý tài chính trong doanh nghiệp, công việc
thường xuyên và phải luôn được quan tâm.
Trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh
Việt Nam em đã nghiên cứu về kế toán bán hàng và xác định kết quả bán
hàng tại công ty. Giai đoạn này đã giúp cho em tiếp xúc với công tác kế toán
doanh thu bán hàng trong thực tế, làm sáng tỏ các kiến thức về lý luận đã
học được trên trường, đồng thời lý luận cơ sở được học cũng giúp soi rõ thực
tiễn, cho em thấy được những điểm hạn chế còn tồn tại trong thực tế công
tác kế toán nói chung và công tác kế toán bán hàng xác định kết quả bán
hàng tại Công ty . Từ đó em cũng mạnh dạn đưa ra một số đề xuất kiến nghị
mong muốn hoàn thiện tổ chức công tác kế toán tại đơn vị.
Thời gian thực tập ở doanh nghiệp là cơ hội tốt để em vận dụng những
kiến thức đã học vào thực tế. Em đã cố gắng học hỏi trao đổi ki \ến thức để
hoàn thành xong luận văn cuối khoá của mình. Tuy vậy, trong bài viết này
của em không tránh khỏi những sai sót qua cách trình bày và nhận xét vấn đề.
Em rất mong được sự góp ý của các thầy cô giáo để bài luận văn của
em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn giảng viên
hướng dẫn.ThS Đặng Thế Hưng và các anh chị trong phòng kế toán của
Công ty TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam đã tận tình chỉ bảo giúp
đỡ em hoàn thành luận văn cuối khoá này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thị Ngọc
SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 120
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
a. GS.TS.NGND Ngô Thế Chi, TS. Ngô Thị Thủy (đồng chủ biên) “Giáo
trình Kế toán tài chính”, Nhà xuất bản Tài Chính.
b. PGS.TS Đoàn Xuân Tiên (chủ biên) “Giáo trình Nguyên lý kế toán”,
Nhà xuất bản Tài chính.
c. Bộ Tài Chính: “Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam, Nhà xuất bản Lao
Động”.
d. Giáo trình kế toán doanh nghiệp thương mại dịch vụ – Chủ biên: TS.
Nguyễn Vũ Việt và Th.S. Nguyễn Thị Hoà – Năm 2010
e. Thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài Chính ban
hành hướng dẫn Chế độ kế toán doanh nghiệp.
f. Luật kế toán
g. Các website, diễn đàn: VACPA, Danketoan, webketoan…
h. Một số tài liệu khác có liên quan
 Tài liệu công ty cung cấp:
1. Báo cáo tài chính năm 2017, 2018.
2. Sổ sách hồ sơ có liên quan.
3. Hồ sơ đăng ký kinh doanh.
 Ngoài ra còn có luận văn cuối khóa của các khóa trước cùng
một số thông tư của Bộ tài chính.

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 121


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: THS ĐẶNG THẾ HƯNG


Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc
Khóa: 53 Lớp: CQ53/21.12
Đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty
TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam”
Nội dung nhận xét:

1. Về tinh thần thái độ thực tập của sinh viên


........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

2.Về chất lượng, nội dung của luận văn


........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

3. Về chất lượng, nội dung nhật ký thực tập

........................................................................................................................

........................................................................................................................

........................................................................................................................

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019

Người nhận xét

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 122


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN

Họ và tên giáo viên phản biện:............................................................................


Nhận xét quá trình thực tập tốt nghiệp của Sinh viên: Nguyễn Thị Ngọc
Khóa: 53 Lớp: CQ53/21.12
Đề tài: “Kế toán bán hàng và xác định kết quả kinh doanh tại Công Ty
TNHH Phát triển Sản phẩm Xanh Việt Nam”
Nội dung nhận xét:

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Điểm:

- Bằng số :...................
- Bằng chữ:.................

Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 2019

Người nhận xét

SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 123


SV:Nguyễn Thị Ngọ c-CQ 53/ 21.12 Page 124

You might also like