You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ

KHOA KỸ THUẬT CƠ KHÍ

-----🙢✧🙠-----

BÁO CÁO GIỮA KỲ

Công Nghệ Thủy Lực Và Khí Nén

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:


Huỳnh Phạm Bảo Ngọc Nguyễn Phương Nam MSSV: 1900303
Lớp: ĐKTĐ0119

Cần Thơ, 2022


Câu 1: Liệt kê các thiết bị thường dùng trong mạch thủy lực, tìm
các thông số kỹ thuật, nguyên tắc hoạt động và các nhãn hiệu của
thiết bị ?

1. Bơm thủy lực :


Bơm luôn là thiết bị trung tâm dù là ở trạm nguồn hay ở 1 hệ thống thủy lực lớn, hoàn
chỉnh.
Chức năng của bơm thủy lực đó là hút dầu từ bể chứa để bơm đẩy vào đường ống
dòng dầu có lưu lượng để cung cấp cho các thiết bị cơ cấu, chấp hành trong hệ thống
hoạt động.
1.1. Nguyên lý hoạt động:
Bơm thủy lực hoạt động dựa trên 1 nguyên lý đơn giản đó là: Bơm dầu thủy lực
với áp suất lớn sẽ tạo nên 1 dòng lưu chất đủ mạnh để vượt qua các áp lực cản trở
của tải.
Khi được kết nối với động cơ và nguồn điện tương thích, hoạt động bơm sẽ bắt
đầu diễn ra:
+ Tại cửa dầu vào của bơm, lực cơ học sẽ tác động để hình thành 1 vùng chân
không. Chính nhờ vào áp suất của khí trong bơm mà hình thành nên 1 lực để hút
dầu, nhớt, hóa chất và các chất lỏng thủy lực khác từ bể chứa.
+ Chất lỏng sau khi được tạo ra này sẽ được dẫn đi đến đường vào của bơm dưới
tác động của lực cơ học xác định và tạo nên 1 lực đẩy lớn để đi vào hệ thống.
Tùy theo cụ thể đó là loại bơm gì và cấu trúc như thế nào mà nguyên lý làm việc
của từng bơm cũng sẽ khác nhau ở một vài điểm.
1.2. Các lại bơm dầu thủy lực
 Bơm thủy lực cánh gạt (Vane pumps)
Đây là loại bơm thể tích, hoạt động theo nguyên lý tăng giảm áp suất trên cơ chế
luân phiên để hút và đẩy dầu đi trong hệ thống.
Bơm được phân chia thành 2 loại chính là: Bơm cánh gạt đơn và kép.

1
Bơm thủy lực cánh gạt có rất nhiều ưu
điểm như: Cấu trúc bơm đơn giản nên rất dễ dàng cho việc bảo dưỡng, lắp đặt hoặc sửa
chữa. Khi bơm vận hành không tạo nên các tiếng ồn lớn, hiệu suất bơm cao và ổn định.
Đặc biệt, người dùng có thể điều chỉnh lưu lượng bơm theo yêu cầu.
Tuy nhiên, bơm này lại không thích hợp với các ứng dụng cần áp suất cao hay cần vận
chuyển những chất có độ đặc và độ nhớt cao. Sau 1 thời gian làm việc với tần suất liên
tục, cánh gạt của bơm sẽ bị ăn mòn và dẫn đến lưu lượng bơm giảm, tiếng ồn lớn dần.
 Bơm thủy lực bánh răng (Gear pump)

Bơm bánh răng hay còn gọi là bơm nhông, là loại bơm được sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay.
Đặc điểm của bơm:
+ Chịu quá tải trong 1 thời gian dài.
+ Kích thước nhỏ gọn.
+ Độ chính xác cao khi vận hành.
+ Trên cùng 1 đơn vị trọng lượng, so với bơm lá thì bơm nhông có số vòng quay cũng
như công suất bơm lớn hơn.
+ Cấu trúc bơm đơn giản nên rất dễ
sản xuất cũng như tháo lắp bảo trì.
Bơm được phân chia thành 2 loại:
Bơm bánh răng ăn khớp trong, ăn
khớp ngoài.

2
 Bơm thủy lực piston

Bơm piston sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý thay đổi thể tích. Đó là việc hút và đẩy chất
lỏng thủy lực hoàn toàn phụ thuộc vào thay đổi thể tích trong buồng bơm, thông qua việc
các piston di chuyển tích tiến trong xi lanh.
Bơm thủy lực piston là lựa chọn của rất nhiều người khi muốn có áp suất bơm cao. Trung
bình áp vận hành từ 50 psi – 500 psi, tốc độ từ 1gpm – 700 gpm và mã lực đạt từ 1 – 500.

Hiện nay, có các loại bơm piston như:


+ Hướng trục

3
Đặc điểm của loại bơm này: Piston trong bơm được đặt song song với trục quay bơm.
Piston sẽ được truyền động thông qua khớp hay đĩa nghiêng. Chúng sẽ tỳ sát vào đĩa
nghiêng nên đồng thời vừa chuyển động tịnh tiến piston vừa chuyển động quay của rotor.
Có 2 loại hướng trục: Bơm piston trục cong, trục thẳng.
+ Hướng kính
Cấu tạo của bơm hướng kính gồm các bộ phận, chi tiết như: piston, rotor, vành trượt điều
khiển vành nổi stator, buli khớp nối, phanh hãm phớt làm kín, vòng bi vành nổi, vòng bi
đỡ trục, bệ trượt, vỏ bơm, phớt làm kín cổ trục bơm, nắp bơm, trục bơm, đường dẫn dầu,
vành nổi, đường xả dầu, trục phân phối dầu, cần điều khiển độ lệch tâm.
Loại bơm này có đặc điểm cấu tạo gồm: Các piston ở bên trong bơm đều chuyển động
hướng tâm so với trục quay rotor.
 Bơm thủy lực trục vít

Bơm thủy lực trục vít dạng xoắn. Nó có 2 loại chính đó là bơm trục vít xoắn 2 trục hoặc
bơm trục vít xoắn 3 trục.
Hoạt động của nó nhờ vào 1 trục chủ động và 1 trục bị động hoặc 2 trục bị động ăn khớp
với nhau nhờ các bánh răng. Nguyên lý làm việc đó là biến cơ năng thành năng lượng của
của dòng thủy lực và cung cấp cho các thiết bị trong hệ thống.
Cấu tạo của 1 bơm thủy lực trục vít gồm: Đường cấp dầu vào, đường xả dầu ra, vỏ bơm,
trục chủ động, trục bị động, bánh răng ăn khớp làm nhiệm vụ điều phối, buồng bơm, cáng
gạt, ổ bi và phụ kiện làm kín bơm.
Do đặc điểm của mình mà bơm thủy lực trục vít thường được đặt ở cuối hệ thống hoặc
giữa hệ thống vì khả năng hút các lưu chất bơm kém. Tuy nhiên, bơm có hiệu suất làm
việc tốt cùng khả năng làm việc với áp suất cao trung bình khoảng 300 bar và đạt đỉnh lên
500 bar và hút đẩy các dòng lưu chất đặc biệt như: rỉ mật, cao su, dầu cá, sơn, bùn…

4
1.3. Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật bơm thủy lực thường dao động là:


 Áp suất lên đến 700 bar hoặc 10000 Psi: Qua đó cho phép lắp đặt ở nhiều
vị trí khác nhau như trên thùng dầu…
 Áp suất lớn nhất vào khoảng 250kg/cm2
 Áp suất định mức: 210 kg/ cm2
 Tốc độ: 500- 3000
 Tầng bơm: 1-3
 Tốc độ bơm: 3000 vòng/ phút
1.4. Các nhãn hiệu
 Yuken
 Shimadzu
 Rexroth
 Parker
 Nachi
2. Motor thủy lực:

Động cơ thủy lực là dạng truyền động quay. Tức nghĩa là dầu thủy lực sẽ được bơm vào
động cơ để làm trục đầu ra quay. Nếu xét về mặt nguyên lý thì nó khá giống với bơm
thủy lực đó là đều được cung cấp lưu lượng chất lỏng tuy nhiên cuối cùng là nó biến
thành điện năng thủy lực để điều khiển và vận hành các thiết bị trong hệ thống.
Thiết bị này chỉ hoạt động khi lắp nó song song với 1 máy bơm thủy lực để chuyển năng
lượng của chất lỏng thành chuyển động quay hoặc điện năng thủy lực để cung cấp lực,
cung cấp các chuyển động để di chuyển tải ở bên ngoài.
Khi nói đến mô tơ thủy lực thì chúng ta phải nhắc đến 2 đặc điểm:
+ Tốc độ của motor: Tốc độ của một động cơ được thể hiện thông qua số vòng quay trên
1 đơn vị thời gian cụ thể đó là phút. Nó chính là sự kết hợp của 2 yếu tố đó là sự dịch
chuyển dòng chất và lưu lượng chất lỏng.
+ Mô men xoắn: Nó là thông số của sự giảm áp và sự dịch chuyển trong mô tơ.
2.1. Nguyên lý hoạt động

Các loại motor thủy lực sẽ biến năng lượng chất lỏng bên trong thành năng lượng cơ khí,
do đó sẽ tạo được các mô men xoắn cực lớn và sinh ra 1 số vòng quay đủ để có thể di

5
chuyển được một phụ tải cần thiết mà ở đó không có năng lượng nào khác có thể thay thế
được.
Motor thủy lực dạng bánh răng và dạng cánh gạt với mô men vừa phải nhưng có thể đạt
được 1 số vòng quay cực lớn. Còn motor piston trục nghiêng và motor piston dạng hướng
trục cũng tạo được momen lớn và số vòng quay tương đối lớn.
2.2. Các loại motor thủy lực
 Motor thủy lực bánh răng

Cấu tạo của loại motor thủy lực này sẽ bao gồm có 2 bánh răng: 1 bánh răng không tải và
1 bánh răng thường được gắn với trục ra.
Khi dầu nhớt hay chất lỏng thủy lực tạo ra áp suất cao được đưa vào ở 1 bên bánh răng
thì nó sẽ chảy đều quanh bánh răng. Và khi đến vỏ motor thì nó sẽ được nén để đi ra khỏi
động cơ.
Chính vì động cơ bánh răng vô cùng bền bỉ, ít bị hư hỏng, trục trặc và đặc biệt là rất ít có
sự cố xảy ra nên chúng thường được nhiều người mua lựa chọn và trở nên thông dụng tại
thị trường nước ta. Tuy nhiên, khi mua sản phẩm, khách hàng cũng cần chú ý tới việc tổn
thất của các chất lỏng, áp suất tình từ cửa vào cho đến cửa ra vì chúng gây ảnh hưởng
không nhỏ tới động cơ, làm sinh nhiệt và làm giảm hiệu suất.

 Motor thủy lực piston

Motor ở dạng piston có các dạng hướng trục, hướng kính cực kỳ đa dạng. Loại motor
thủy lực độc đáo này được khách hàng đánh giá rất cao vì mô men khởi động thực tế của
chúng thường cao hơn so với mẫu mã, thiết kế của động cơ. Nó đảm bảo cho động cơ
6
hoạt động ổn định và trơn tru nhất cùng với tuổi thọ cao, máy móc ít hư hỏng hoặc trục
trặc.
Với dạng motor radial piston, các piston thủy lực được bố trí sao cho vuông góc so với
trục khuỷu. Khi nguồn điện được cung cấp thì trục khuỷu sẽ quay, đồng thời kéo theo
piston dịch chuyển theo hướng áp suất chất lỏng bằng hình thức tuyến tính.
Một số loại motor khác thì các piston được sắp xếp thành hình tròn ở bên trong phần vỏ
motor. Cho nên, khi tiến hành xoay thì các trục sẽ thẳng hàng với piston bơm dầu. Nếu là
piston hướng trục thì sẽ có 2 dạng cơ bản là motor piston có trục thẳng và motor piston
có trục cong.

 Motor thủy lực cánh gạt

Dòng dầu có áp lực cao sẽ đi vào bên trong mô tơ thủy lực thông qua cửa nạp. Áp lực dầu
sẽ tác động lên cánh gạt để làm chuyển động quay rotor của mô tơ. Sau đó, dòng dầu sẽ
đi đến cửa xả.
1Tùy theo cấu tạo của nó mà việc luôn duy trì cánh gạt dựa vào bề mặt của vỏ mô tơ khi
nó bắt đầu quay sẽ phụ thuộc vào lực từ lò xo bên trong hoặc áp suất của dòng dầu.
Đặc điểm của loại động cơ cánh gạt thủy lực đó là lưu lượng chất lỏng thủy lực không thể
thay đổi được. Loại này ít thông dụng hơn hẳn do thiết kế, cấu tạo phức tạp nên giá thành
sẽ cao hơn so với loại motor bánh răng có cùng công suất hoạt động.

7
 Motor thủy lực 5 sao

Motor thủy lực hình sao hay còn gọi là motor 5 sao cung cấp các momen xoắn lớn. Nó
thực hiện nhiệm vụ chuyển từ công năng quay sang động năng quay. Nó sẽ biến chuyển
dòng chảy và áp suất chất lỏng thủy lực thành mô men xoắn và dịch chuyển góc quay
theo yêu cầu.
Không giống như bơm là đẩy chất lỏng ra bên ngoài qua cửa xả, thiết bị này sẽ tạo lực để
chuyển động xoay liên tục.

2.3. Thông số kỹ thuật


8
Thông số kỹ thuật motor thủy lực -SAINFON 25
 Tối đa tốc độ: 1085 (vòng / phút)
 Tối đa mô men xoắn :72 (Nm)
 Tối đa sản lượng: 8,5 (kW)
 Tối đa áp suất giảm: 14 (MPa)
 Tối đa dòng chảy : 40(L / phút)
 Trọng lượng :6,5 (kg)
2.4. Các nhãn hiệu
 Danfoss
 Parker
 Zihyd
 Sainfon
3. Van thủy lực

Van thủy lực chính là một thành phần cấu thành hệ thống truyền động, giúp đồng nhất
trong việc kiểm soát: momen, lực và chuyển động. Sự kết hợp của các loại van trong hệ
thống sẽ đảm bảo cho việc vận hành được ổn định, năng suất và an toàn.
Van dầu thủy lực có thể hoạt động dựa trên điện từ, lực cơ học, áp suất chất lỏng và
người ta phân chia thành nhiều loại: Van tuần tự, van khống chế hành trình, van chỉnh áp,
van giảm áp, van 1 chiều, van chống lún, van điện từ thủy lực, van gạt tay dầu…
Tùy theo thiết kế, cấu trúc của hệ thống mà số lượng van được lắp đặt có thể là một van
hoặc vài chục van tại đường ống hay các vị trí khác nhau với cấu tạo và chức năng khác
nhau.
Chất liệu của van thường là: inox, thép, đồng, sắt mạ, nhựa… Chúng được sử dụng bởi có
thể tăng độ cứng cáp, chống va đập cho thiết bị. Đặc biệt, sử dụng trong môi trường thủy
lực nên cần có khả năng chống ăn mòn, oxi hóa tốt.
3.1. Nguyên lý hoạt động

Tất cả các van thủy lực đều có chức năng điều khiển, phân phối dòng dầu, áp suất trong
hệ thống thủy lực để phục vụ cho mục đích cụ thể của người dùng. Các van sẽ hoạt động
dựa trên nguyên lý: Cho hoặc không cho dòng chất lỏng thủy lực đi qua. Tùy theo cấu
trúc của van mà cách thức cho dòng chất đi qua sẽ khác nhau.
Cụ thể, van thủy lực thực hiện 3 chức năng chính:
+ Phân chia dòng chảy, điều hướng dòng chảy chất lỏng đi đúng theo yêu cầu.
+ Cung cấp hoặc ngăn chặn dòng dầu thông qua hoạt động đóng mở cửa van.

9
+ Điều tiết lượng dầu theo yêu cầu, điều chỉnh áp suất sao cho phù hợp với tỷ lệ đã được
cài đặt trước.
3.2. Các loại van thủy lực
 Van điều khiển hướng (Directional control valves)
+ Van 1 chiều thủy lực

+ Van thủy lực 3/2

+ Van thủy lực 4/2

10
+ Van thủy lực 4/3

+ Van thủy lực 5/2

11
+ Van thủy lực 5/3

 Van điều khiển áp suất (Pressure controls valves)


+ Van giảm áp thủy lực

12
+ Van an toàn thủy lực

+ Van cân bằng thủy lực


13
+ Van tuần tự thủy lực

 Van điều khiển dòng chảy (Van tiết lưu – Flow control valves)

3.3. Các nhãn hiệu


 Yuken
 Rexroth
 Vickers

4. Xi lanh thủy lực

Xi lanh thủy lực hay ben thủy lực đều là tên gọi để chỉ một thiết bị có khả năng biến đổi
năng lượng của dòng dầu được cung cấp thành động năng để ép, nén, kéo, đẩy phục vụ

14
cho công việc của con người. Xi lanh được làm từ những vật liệu cứng cáp, bền chắc và
chống oxi hóa tốt như: Thép, inox, đồng, sắt mạ…
4.1. Nguyên lý làm việc

Nếu hệ thống của bạn chỉ có 1 xy lanh thủy lực thì nó sẽ hoạt động rất đơn giản như sau:
Dầu sẽ được bơm hút lên từ bể, đi qua các van phân phối đến cửa dầu vào của xi lanh.
Lượng dầu bên trong xi lanh tăng dần lên tạo nên 1 áp lực để piston có thể di chuyển ra
bên ngoài. Xi lanh sẽ biến năng lượng dầu thành động năng để con người ứng dụng ép,
nén, kéo…
Nếu hệ thống của bạn có từ 2 xi lanh trở lên thì cấu tạo và hoạt động của nó sẽ khác. Hai
piston của 2 xi lanh sẽ được kết nối thông qua 1 ống dầu thủy lực. Dầu thủy lực sẽ được
luôn bơm đầy vào bên trong ống. Khi tác động lực lên piston của xi lanh 1 thì lực sẽ
truyền qua dầu đến piston thứ 2. Lực tạo ra ở piston thứ 2 rất lớn nên truyền ra ngoài.
Tốc độ làm việc của ben thủy lực sẽ thay đổi nếu điều chỉnh lưu lượng dòng dầu và con
người cũng sẽ thay đổi hệ thống thông qua việc đổi kích thước của xi lanh và ty.
4.2. Các loại xy lanh
 Theo chiều tác động lực

+Xi lanh thủy lực 1 chiều

+Xi lanh thủy lực 2 chiều

15
 Theo kiểu hàn hoặc ghép

+Kết cấu hàn

+Ghép gu-rông

16
 Theo kiểu xếp cán

+Cán đơn

17
+Nhiều tầng

4.3. Thông số kỹ thuật

Việc xác định xi lanh dầu thủy lực nào phù hợp sẽ phải dựa trên thông số cụ thể
của từng xi lanh như:

+ Đường kính trong: Chính là lòng của xi lanh thủy lực, được ký hiệu bằng chữ
D.
+ Đường kính ngoài: được ký hiệu bằng chữ d nhỏ là chỉ số đường kính cán xi
lanh.
+ Hành trình làm việc: Được kỹ hiệu bằng chữ S để chỉ độ dài của piston trong xi
lanh.
+ Áp suất: Chính là áp lực làm việc của xi lanh. Áp có đơn vị là bar, kg/cm2.
+ Trọng lượng: Tùy theo kích thước xi lanh mà trọng lượng sẽ từ 1kilogam cho
đến hàng trăm kilogam. Kích thước càng lớn thì trọng lượng xy lanh thủy lực sẽ
càng nặng.
4.4. Nhãn hiệu
 Parker – USA
 Yuken – Nhật Bản

18
 Nachi – Nhật Bản

5. Kích thủy lực

Kích thủy lực còn được gọi là con đội thủy lực hay con đội ô tô, là thiết bị cơ khí được
dùng để nâng các vật nặng có trọng tải lớn và cồng kềnh. Con đội thủy lực là dụng cụ
thiết yếu được sử dụng nhiều trong các quán sửa chữa xe ô tô và các đơn vị sản xuất, sửa
chữa cơ khí khác.
5.1. Nguyên lý hoạt động

Con đội thủy lực cũng có nguyên lý hoạt động riêng.


+ Với cơ chế đẩy lên: Trong giai đoạn này, piston nén là piston được đánh dấu số 2 sẽ
tịnh tiến dần dần về phía dưới một khoảng L1 xác định. Ngay lập tức, van số 3 ở trong
kích thủy lực sẽ đóng lại.
Dầu, nhớt là chất lỏng trong bình công tác sẽ đi qua van một chiều số 4, dẫn vào xi lanh.
Lúc này, vật tải F2 và piston số 6 sẽ được nâng lên 1 khoảng xác định gọi là L2.
+ Với cơ chế hạ xuống: Khi piston số 2 là piston nén bắt đầu dịch chuyển dần lên phía
trên thì van thủy lực một chiều số 4 sẽ phải đóng lại. Mục đích đó là ngăn dòng dầu chảy
ngược có thể gây sự cố. Piston số 2 sẽ được hạ xuống sao cho bằng với L2 là khoảng đã
nâng lên.
Khi muốn hạ piston số 6 của kích thủy lực cũng như hạ vật tải F2 thì người dùng chỉ cần
hạ khóa số 5. Lúc này, bình chứa và xi lanh sẽ thông nhau
5.2. Các loại kích thủy lực
 Theo trọng tải nâng

19
 Theo hành trình

 Theo cấu tạo

+Kích thủy lực lùn

20
+ Kích thủy lực rỗng tâm

+ Kích móc thủy lực

21
 Theo chiều

+Kích thủy lực 1 chiều

+Kích thủy lực 2 chiều

22
5.3. Các nhãn hiệu
 Enpos
 Masada
 Enerpac
 Kawasaki
 Betex
6. Bình tích áp

Bình tích áp là loại bình chứa có cấu tạo chắc chắn hoạt động dựa trên nguyên tắc nén áp
suất thường được dùng để tích trữ áp lực chất lỏng. Nó như một phụ kiện kèm theo của
máy bơm nước. Đặc biệt, bình tích áp không thể hoạt động một mình nếu như thiếu máy
bơm nước.
6.1. Nguyên lý hoạt động

+ Khi máy bơm chưa chạy ruột bình tích áp hoàn toàn rỗng, phần trên chỉ toàn không khí
ở trong bình.
+ Khi bơm chạy thì nước bắt đầu ùa vào ruột bình và ruột bình to dần lên và không khí
trong bình áp xuống hay nói đúng hơn bị nén lại.
+ Khi cho bơm dừng lại khi tới áp lực tối đa của bình, không khí sẽ được nén lại để tắc
công tắc áp suất.
+ Và khi bơm tắt hẳn nước tích tụ trong ruột bình được sử dụng và không khí trong bình
lại được nạp đầy và sẵn sàng cho lượt bơm tiếp theo.
6.2. Các loại bình tích áp

23
 Bình tích áp khí nén

 Bình tích áp thủy lực

6.3. Các nhãn hiệu


 Varem
 Aquasystem
 Zilmet

7. Bộ giải nhiệt dầu thủy lực

24
Nếu nói hệ thống thủy lực là 1 cơ thể hoàn chỉnh thì dầu thủy lực chính là dòng máu.
Nó chảy xuyên suốt trong hệ thống, cung cấp cho các thiết bị cơ cấu, chấp hành hoạt
động. Dầu sử dụng cho hệ thống thủy lực có nhiều loại như: 32, 46 hoặc 68…

Ngoài việc đảm bảo độ sạch thì giữ nhiệt độ ổn định là yếu tố giúp tăng tuổi thọ của
dầu và các thiết bị có liên quan, từ đó giúp hệ thống đảm bảo năng suất vận hành mà
vẫn tiết kiệm các chi phí.
7.1. Các loại bộ giải nhiệt
 Bộ giải nhiệt dầu bằng gió

 Bộ giải nhiệt dầu thủy lực bằng nước

25
7.2. Các nhãn hiệu
 Coolbit
 Parker
 RISE
 Compass
 Hydac

8. Lọc dầu

Bộ lọc dầu nói chung là sản phẩm được chế tạo ra có tác dụng lọc và loại bỏ đi những
cặn bẩn, tạp chất , hạt kim loại có trong dầu thủy lực. Tại hệ thống lọc dầu của bộ lọc
thủy lực sẽ tiếp nhận lượng dầu bẩn đã qua hoạt động và tiến hành lọc, loại bỏ đi tạp chất
và kim loại nặng để mang đến loại dầu sạch, đáp ứng cho nhu cầu vận hành máy tiếp
theo.

Bộ lọc dầu thủy lực có cấu tạo bao gồm: vỏ, lưới lọc, đường dẫn dầu, đường thoát dầu,
lõi lọc thủy lực. Đặc biệt, phần lõi lọc và phần lưới lọc bạn có thể vệ sinh định kỳ để sử
dụng tiếp, mà không phải thay mới liên tục

8.1. Nguyên lý hoạt động

Dòng dầu thủy lực chảy qua bộ phận làm nhiệm vụ lọc. Những tạp chất, kim loại vụn sẽ
bị vướng lại trên bề mặt hoặc lắng xuống đáy của bộ phận lọc. Sau đó các bộ phận này
tiếp tục sử dụng trường lực để tách hết tạp chất ra khỏi dầu mà chủ yếu là làm cho tạp
chất bị lắng xuống.
8.2. Các loại lọc dầu
 Lọc thủy lực Donaldson

26
 Lọc thuỷ lực pall

 Lọc thủy lực Hydac

8.3. Các nhãn hiệu


 Hydac
 Donaldson
 Pall
9. Ống thủy lực

27
Ống thủy lực là một thiết bị thủy lực có chức năng truyền và dẫn dầu từ bể chứa đi đến
các thiết bị bơm, cơ cấu, chấp hành trong hệ thống. Ngoài ra, ống này còn dùng để chứa
dự trữ 1 lượng dầu cho hệ thống khi cần, tản nhiệt cho dầu nóng… Chúng ta có thể thấy
các ống này trong hệ thống máy cơ giới, máy khoan, máy đào, máy dập chấn… phục vụ
công nghiệp khai thác, chế biến.
9.1. Các loại ống thủy lực
 Ống thủy lực cứng

 Ống thủy lực mềm

28
9.2. Thông số kỹ thuật

phân chia theo tiêu chuẩn kỹ thuật SAE thì chúng ta có các loại ống tuy ô thủy lực như
sau: 100R1 – SAE ,100R2 – SAE,…, 100R19 – SAE( không có loại 100R10 – SAE và
100R11 – SAE).
9.3. Các nhãn hiệu
 Vitillo
 Tekno
10. Đầu nối thủy lực

Đầu nối thủy lực hay cút nối thủy lực đều là tên gọi chung của thiết bị có chức năng kết
nối ống thủy lực, ống dẫn dầu với van thủy lực, xi lanh, motor hay các bơm thủy lực.
Thiết bị này có chức năng đảm bảo việc truyền tải năng lượng của chất lỏng một cách
thông suốt, giảm tải cho hệ thống, hỗ trợ việc điều chỉnh tốc độ theo ý muốn của người
dùng. Ngoài ra, nó còn giúp điều tiết dòng lưu chất đảm bảo hệ thống làm việc ổn định.
10.1. Các loại đầu nối thủy lực
 Đầu nối thẳng

 Đầu nối cong

29
 Đầu nối cái

 Đầu nối hình chữ T

30
11. Bộ nguồn thủy lực

Bộ nguồn thủy lực là một hệ thống các thiết bị bao gồm các thành phần như bơm thủy
lực, motor thủy lực, thùng dầu, phụ kiện và các van thủy lực. Bơm có 3 loại: bơm nhông,
bơm lá, bơm piston. Thùng dầu có thể tích đa dạng làm từ inox, nhôm để tránh hao mòn
11.1.Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện, dưới tác động của thiết bị điều khiển , cuộn dây của rơ-le sẽ được cấp
điện nói 2 tiếp điểm thường mở lại, lúc này motor sẽ được cáp điện và hoạt động.
Khi motor hoạt dộng : motor sẽ truyền chuyền động quay đến bơm qua khớp nối. Dầu sẽ
được bơm hút lên và đẩy qua các van trong khói đến cơ cấu chấp hành hoạt động với áp
định mức được điều chỉnh nhờ van chỉnh áp.
Khi motor ngừng quay: hệ thống sẽ tạm dừng hoạt động , cơ cấu chấp hành sẽ được khóa
lại bởi van một chiều.
Khi thiết bị điều khiển điện sẽ được dẫn vào cuộn coid van solenoid kích mở đường
dầu :hệ thống sẽ xả dầu thong qua van solenoid, van tiết lưu.

11.2 Thông số kỹ thuật

31
- Công suất: 3.7 Kw
- Điệp áp: 380V/50Hz
- Dung tích thùng dầu: 50 lít
- Bơm: bơm bánh răng
- Lưu lượng dầu ra: 15 lít/phút
- Áp suất làm việc tối đa: 170bar
- Đế van: 02 1 tép
- Van điện từ: DSG 02 3C6
- Van chỉnh áp: MBRV 02
- Quạt làm mát: AH 0608T CA
- Khoá: GCT 02
- Van một chiều CIT 04
- Phụ kiện trạm nguồn thuỷ lực gồm: đồng hồ, nắp dầu, thăm dầu, lọc dầu...

11.3 Các loại trạm nguồn thủy lực:


 Trạm nguồn thủy lực

 Trạm nguồn thủy lực mini

32
Câu 2 : Các thiết bị thường dùng trong mạch khí nén
1. Bộ lọc khí nén

Bộ lọc khí nén là chi tiết trong máy nén khí. Bộ phận này có chức năng lọc tách nước, bụi
bẩn trong khí nén để bôi trơn các thiết bị truyền động. Đồng thời, chi tiết có thể duy trì và
điều chỉnh áp suất của hệ thống máy nén khí để đảm bảo sự kết nối các chi tiết máy đến
thiết bị nén không khí thực hiện nhiệm vụ tách nước.
Trong suốt quá trình nén khí, máy bơm khí nén tập trung khí nén đã được bão hòa với
nước, qua hệ thống không khí nén được làm nóng lên. Sau đó, nhờ hệ thống tản nhiệt mà
không khí có lẫn tạp chất di chuyển, thoát ra ngoài.
1.1. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của bộ lọc khí nén là từ đường ống nối của thiết bị thì luồng khí
nén sẽ được dẫn vào bên trong. Nhờ sự chuyển động của xoáy lốc, các tấm xoắn sẽ
làm cho dòng không khí nén chuyển động theo hình xoắn ốc. Lúc đó, dưới sự tác
động của lực ly tâm, nước và các hạt bụi sẽ chuyển động ra phía bên ngoài.
1.2. Các loại bộ lọc khí nén
 Theo cấu tạo

33
+ Bộ lọc khí nén đơn

+ Bộ lọc khí nén đôi

+ Bộ lọc khí nén ba

34
 Theo chức năng
+ Bộ lọc hạt (Particulate filters)

+ Bộ lọc hợp nhất (Coalescing filters)

35
+ Bộ lọc than hoạt tính (Activated carbon filters)

 Theo hãng sản xuất


+ STNC

+ Airtac

36
+ SMC

1.3. Nhãn hiệu


 STNC
 SMC
 Airtac

2. Xy lanh khí nén

Xi lanh khí nén hay còn gọi là ben khí nén, xi lanh khí là một thiết bị cơ học, sử dụng sức
mạnh của khí nén để tạo ra lực cung cấp cho chuyển động. Xi lanh khí nén giúp chuyển
hóa năng lượng của khí nén thành động năng, tác dụng làm piston của xi lanh chuyển
động, thông qua đó truyền động đến thiết bị hoạt động.
2.1. Nguyên lý hoạt động

Xi lanh hơi sẽ hoạt động theo nguyên lý: Sau khi hoàn thiện 1 hệ thống khí có nguồn cấp,
phụ kiện, van, xi lanh thì sẽ được kích hoạt làm việc.
Khí nén sau khi được lọc sạch sẽ đi qua đường ống dẫn PU đến xi lanh. Thông qua lỗ
cấp, khí nén đi vào bên trong xi lanh. Lượng khí nén vẫn tăng dần khiến không gian bên
trong xi lanh bị chiếm lấy và lấp đầy. Piston bên trong nòng phải di chuyển tịnh tiến, tới
lui và truyền động năng ra bên ngoài. Kết thúc chu trình làm việc, khí nén sẽ xả ra bên
ngoài thông qua lỗ xả.
2.2. Các loại xylanh khí nén
 Theo chức năng
37
+Xy lanh tác động đơn (Xi lanh 1 chiều)

+Xy lanh tác động kép (Xi lanh 2 chiều)

 Theo hình dạng

38
+Xy lanh khí nén vuông

+Xy lanh khí nén tròn

+Xy lanh compact

39
2.3. Các nhãn hiệu
 STNC
 PVN
 Airtac
 Festo
 TPC
 Parker

3. Van khí nén

Van nén khí được sử dụng để tạo ra một dòng chảy tự động thông qua việc mở và đóng
van. Van nén khí khi sử dụng làm cho nó mở hoặc đóng bình khí nén hoặc giải phóng khí
nén ra ngoài.
Dựa trên các đặc điểm hoạt động, người ta phân chia van khí nén thành những nhóm như:
+ Van cơ khí:Đây là loại van mà hoạt động của nó phụ thuộc hoàn toàn vào lực cơ học
của con người tác dụng thông qua đạp chân, nhấn nút, xoay, gạt cần.
+ Van điện từ: Van có tên tiếng anh là solenoid valve, vận hành nhờ vào việc cung cấp
điện năng có thể 24v, 12v, hoặc 220v, 110v.
3.1. Nguyên lý hoạt động

Khí từ bộ lọc khí đi qua van khí nén để đều khiển xy lanh đi ra hoặc đi về theo nhu
cầu sử dụng
3.2. Các loại xy lanh

40
 Van điện từ khí nén 2/2

 Van khí nén 3/2

 Van điện từ khí nén 4/2

41
 Van khí nén 5/2

+ Van khí nén 5/2 1 tác động

+ Van khí nén 5/2 2 tác động

42
 Van khí nén 5/3

 Van tiết lưu 1 chiều

43
3.3. Các nhãn hiệu
 STNC
 SMC
 Airtac
 Festo

4. Phụ kiện khí nén

Phụ kiện khí nén là các thiết bị có chức năng hỗ trợ, kết nối thiết bị cơ cấu, chấp hành. Có
rất nhiều thiết bị phụ kiện như: ốc bít, đế van, giảm thanh, đồng hồ đo áp suất, ống hơi
khí nén, súng xì hơi, đế xi lanh, đầu y, mắt trâu, đầu lắc… Mỗi loại sẽ có một chức năng,
vị trí lắp khác nhau.
4.1. Các loại phụ kiện khí nén
 Co nối

 Ốc bít

44
 Ống hơi PU

 Dây hơi xoắn

45
 Vòng bi mắt trâu

 Giảm thanh khí nén

46
 Đầu lắc

 Đầu Y xi lanh

47
 Đầu I ngắn xy lanh

 Đế xy lanh
+ Đế xy lanh tròn

48
+ Đế xy lanh vuông 

 Đế van

49
 Cuộn coil van điện từ

 Đầu nối ống hơi

50
 Đồng hồ đo áp suất

 Súng xịt khí nén

51
 Bộ chia khí nén

 Timer hẹn giờ

52
 Cảm biến hành trình xi lanh

 Kéo cắt khí nén

53
 Bộ tăng áp khí nén

54

You might also like