You are on page 1of 4

Đề cương ôn tập Công nghệ 7

Câu 1:
Các công việc chăm sóc rừng sau khi trồng:
A. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
B. Làm rào bảo vệ, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
C. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, bón phân, tỉa và dặm cây.
D. Làm rào bảo vệ, phát quang, làm cỏ, xới đất, vun gốc, bón phân, tỉa và dặm cây.
Câu 2:
Khi lập vườn gieo ươm, cần phải đảm bảo những điều kiện nào?
A. Đất cát pha, không có ổ sâu bệnh, độ pH từ 6 đến 7, gần nguồn nước và nơi trồng rừng.
B. Đất cát pha, pH cao.
C. Đất thịt, đất sét, xa nơi trồng rừng.
D. Gần nguồn nước và xa nơi trồng rừng.
Câu 3:
Khi tiến hành khai thác rừng thì chúng ta phải:
A. Chọn cây còn non để chặt. B. Khai thác trắng khu vực trồng rừng.
C. Chặt hết toàn bộ cây gỗ quý hiếm . D. Phục hồi rừng sau khi khai thác.
Câu 4:
Thời gian chặt hạ trong khai thác trắng là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm. B.Trong mùa khai thác gỗ (<1 năm).
C. Kéo dài 2 – 3 năm.
Câu 5:
Thời gian chặt hạ trong khai thác chọn là:
A. Kéo dài 5 – 10 năm. B. Kéo dài 2 – 3 năm.
C. Trong mùa khai thác gỗ (< 1 năm). D. Không hạn chế thời gian.
Câu 6:
Lượng cây chặt hạ trong khai thác chọn là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
C. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
D. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
Câu 7:
Lượng gỗ khai thác chọn không được vượt quá bao nhiêu % lượng gỗ của khu rừng khai thác?
A. 45% B. 30% C. 25% D. 35%
Câu 8:
Lượng cây chặt hạ trong khai thác trắng là:
A. Chặt toàn bộ cây rừng trong 3 – 4 lần khai thác.
B. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 lần khai thác.
C. Chặt toàn bộ cây rừng trong 1 – 2 lần khai thác.
D. Chặt chọn lọc cây rừng đã già, sức sống kém.
Câu 9:
Cá nhân hay tập thể muốn khai thác và sản xuất trên đất rừng cần phải:
A. Được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép.
B. Tuân theo các quy định bảo vệ và phát triển rừng.
C. Có thể khai thác bất cứ lúc nào muốn.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 10:
Vai trò của ngành chăn nuôi là:
A. Cung cấp thực phẩm và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
B. Cung cấp thực phẩm, sức kéo, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
C. Cung cấp thực phẩm, phân bón và nguyên liệu cho nhiều ngành sản xuất khác.
D. Cung cấp thực phẩm, sức kéo và phân bón.
Câu 11. Thế nào là sự sinh trưởng của vật nuôi?
A. Là sự tăng lên về kích thước và khối lượng các bộ phận của cơ thể.
B. Sự thay đổi về chất của các bộ phận trong cơ thể.
C. Cả A và B đều đúng.
D. Cả A và B đều sai.
Câu 12:
Sự tăng lên về khối lượng, kích thước các bộ phận của cơ thể vật nuôi gọi là
A. Sự phát dụcB. Sự sinh trưởng C. Sự lớn lên D. Sự sinh sản
Câu 13:
Những thay đổi của vật nuôi như thế nào gọi là sự phát dục?
A. Gà mái bắt đầu đẻ trứng B. Thể trọng lợn tăng từ 5 kg lên 7
C. Xương ống chân bê dài thêm 3 cm D. Sự hoàn thiện của cơ thể.
Câu 14: Các phương pháp chọn phối gồm?
A. Chọn phối cùng giống. B. Chọn phối khác giống.
C. Chọn giống thuần chủng. D. Câu A và B đúng.
Câu 15:
Mục đích của nhân giống thuần chủng là:
A. Tạo ra giống mới. B. Lai tạo ra được nhiều cá thể đực.
C. Tạo ra nhiều cá thể của giống đã có D. Tạo ra được nhiều cá thể cái.
Câu 16:
Chọn phối lợn Lan đơ rat với lợn Móng Cái gọi là
A. Ghép đôi cùng giống B. Nhân giống thuần chủng
C. Chọn phối tự do. D. Lai tạo
Câu 17:
Chọn con đực ghép đôi với con cái cho sinh sản gọi là
A. Chọn giống B. Chọn phối C. Nhân giống D. Chọn ghép
Câu 18:
Chọn phối lợn Ỉ đực với lợn Ỉ cái gọi là
A. Lai tạo B. Ghép đôi C. Nhân giống thuần chủng D. Chọn phối tự do.
Câu 19. Đặc điểm của gà đẻ trứng to là
A. thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay trở lên.
B. thể hình ngắn, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3 ngón tay trở lên.
C. thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 2 ngón tay trở lên.
D. thể hình dài, khoảng cách giữa 2 xương háng để lọt 3,4 ngón tay trở lên

Câu 20: Thức ăn vật nuôi có nguồn gốc từ:


A. Động vật, thực vật B. Động vật, thực vật và vi sinh vật
C. Thực vật và vi sinh vật D. Động vật, thực vật và khoáng chất.
Câu 21
Thức ăn của lợn thuộc loại thức ăn
A. Cơm gạo, vitamin B. Bột cỏ, ngụ vàng
C. Thức ăn hỗn hợp D. Bột sắn, chất khoáng
Câu 22. Thức ăn nào có nguồn gốc thực vật?
A. Giun, rau, bột sắn. B. Thức ăn hỗn hợp, cám, rau.
C. Cám, bột ngô, rau. D. Gạo, bột cá, rau xanh.
Câu 23:
Các thức ăn có nguồn gốc thực vật là :
A. Rau muống, giun C. Rơm, thóc, cỏ
B. Bột cá, rơm D. Chuối, cỏ, bột trứng.
Câu 24:
Thức ăn vật nuôi gồm có:
A. Nước và chất khô. B. Vitamin, lipit và chất khoáng.
C. Prôtêin, lipit, gluxit. D. Gluxit, vitamin, lipit, prôtêin.
Câu 25. Nhóm thức ăn nào thuộc loại thức ăn giàu protein?
A. Cây họ đậu, giun đất, bột cá. B. Bột cá, cây bèo, cỏ.
C. Lúa, ngô, khoai, sắn. D. Rơm lúa, cỏ, các loại rau.
26. Các phương pháp sau, phương pháp nào không phải là phương pháp sản xuất protein
A. Nuôi giun đất B. Nhập khẩu ngô, bột
C. Chế biến sản phẩm nghề cá D. Trồng xen canh cây họ Đậu
Câu 27:
Muối khoáng được cơ thể vật nuôi hấp thụ dưới dạng:
A. Axit amin B. Axit béo C. Ion khoáng D. Đường đơn
Câu 28:
Thức ăn có hàm lượng chất xơ từ 30% trở lên là loại thức ăn:
A. Giàu protein B. Thô C. Giàu gluxit D. Tổng hợp
Câu 29. Protein được cơ thể hấp thụ dưới dạng các
A. ion khoáng. B. axit amin.
C. đường đơn. D. glyxerin và axit béo.
Câu 30. Hãy cho biết thành phần dinh dưỡng nào sau đây được hấp thụ thẳng qua vách ruột vào máu
A. Nước, protein B. Vitamin, gluxit
C. Nước, vitamin D. Glixerin và axit béo
Câu 31. Thức ăn vật nuôi có chất độc hại, khó tiêu được chế biến bằng phương pháp
A. nghiền nhỏ. B. xử lý nhiệt. C. đường hóa. D. cắt ngắn.
Câu 32: Các phương pháp dự trử thức ăn vật nuôi là:
A. Làm khô, ngâm chua B. Ủ xanh, đông lạnh.
C. Làm khô, đông lạnh. D. Làm khô, ủ xanh

Câu 33:
Muối khoáng được cơ thể vật nuôi hấp thụ dưới dạng:
A. Axit amin B. Axit béo C. Ion khoáng D. Đường đơn
Câu 34:
Thức ăn có hàm lượng chất xơ từ 30% trở lên là loại thức ăn:
A. Giàu protein B. Thô C. Giàu gluxit D. Tổng hợp
Câu 35:
Khi xây dựng chuồng nuôi nên chọn
A. Hướng nam B. Hướng tây hoặc tây nam
C. Hướng đông D. Hướng nam hoặc đông nam
Câu 36:
Giống bò vàng Nghệ An là giống được phân loại theo hình thức:
A. Theo mức độ hoàn thiện của giống. B. Theo hình thái, ngoại hình.
C. Theo địa lý. D. Theo hướng sản xuất.
Câu 37:
Vật nuôi bị cảm lạnh là do yếu tố nào gây ra?
A. Hóa học B. Sinh học C. Cơ học D. Lí học
Câu 38. Khi vật nuôi bị bệnh ta không làm việc gì sau đây?
A. Cách li vật nuôi bị bệnh với vật nuôi khỏe mạnh.
B. Báo cho cán bộ thú y để có biện pháp xử lí thích hợp.
C. Thường xuyên theo dõi diễn biến sức khỏe của vật nuôi.
D. Tiêm phòng cho vật nuôi.
Câu 39:
Mục đích chính của vệ sinh trong chăn nuôi là
A. Dập tắt dịch bệnh nhanh B. Khống chế dịch bệnh
C. Phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe vật nuôi D. Ngăn chặn dịch bệnh
Câu 40:
Các yếu tố bên trong cơ thể gây bệnh cho vật nuôi:
A. Di truyền B. Miễn dịch
C. Miễn dịch, nuôi dưỡng, di truyền D. Nuôi dưỡng, chăm sóc
Câu 41:
Bệnh truyền nhiễm là do yếu tố gây bệnh nào sau đây?
A. Giun, sán B. Ve C. Vi rút, vi khuẩn D. Vật kí sinh
Câu 42
Đối với thức ăn thô xanh người ta thường dùng phương pháp chế biến nào sau đây:
A. Đường hoá tinh bột B. Hỗn hợp C. Nghiền nhỏ D. Cắt ngắn
Câu 43
Loại thức ăn nào sau đây có nguồn gốc động vật:
A. Ngô B. Premic khoáng C. Cám D. Bột cá
Câu 44
Glyxerin được vật nuôi hấp thụ từ:
A. Protein B. Gluxit C. Lipit D. Muối khoáng

You might also like