You are on page 1of 2

CÂU HỎI THẢO LUẬN

Tuần 1: Có ý kiến cho rằng: 


Giám đốc nhà máy cơ khí phải là người giỏi chuyên môn về lĩnh vực cơ khí hơn các kỹ sư
khác trong nhà máy? Bạn có đồng ý với nhận định trên không? Giải thích?
Đầu tiên, em khẳng định quan điểm của bản thân là: Giám đốc không nhất thiết phải là
người giỏi nhất về cơ khí trong nhà máy.
Xét về khía cạnh kinh tế học, kỹ sư và giám đốc là 2 chức vụ khác nhau có chuyên môn
khác nhau:
· Kỹ sư là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất ra một sản phẩm nào đó
trong chuỗi sản xuất của xí nghiệp; là 1 kỹ sư giỏi, cần nghiên cứu, tìm hiểu để làm sao
nâng cao hiệu quả sản xuất, chất lượng của sản phẩm luôn luôn được nâng cao và đổi
mới.
· Giám đốc là người trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý của doanh nghiệp, chịu
trách nhiệm về việc quản lý, phân công trách nhiệm, vạch hướng đi cho công ty,
Ngoài ra, chúng ta phải xét đến trường hợp: Giám đốc một nhà máy cơ khí mà giỏi về cơ
khí hơn kỹ sư thì quá hoàn hảo. Bởi như thế Giám đốc có thể trực tiếp giám sát khi cần
thiết, biết được tiến độ công việc tới đâu, nhân lực của mình làm việc như thế nào. Điều
này là một điểm thuận lợi cho một nhà quản trị thực hiện tốt chức năng của mình.
Nhưng quan điểm trên không đồng nghĩa với việc giám đốc bắt buộc phải giỏi về cơ khí
hơn kỹ sư. Một giám đốc là người biết quản lý giám sát công việc, kiến thức cơ khí chỉ
cần đủ để quản lý, còn kỹ sư là người trực tiếp thực hiện công việc nên việc kiến thức
chuyên môn giỏi là điều tất yếu.
Vì có sự khác nhau đó nên một giám đốc nhà máy không nhất thiết phải giỏi cơ khí hơn
các kỹ sư của mình. Là một giám đốc thực thụ cần hiểu biết sâu về chuyên môn quản lý,
phải biết cách sử dụng người, biết thị trường cần gì, biết làm những gì cần làm để thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng, phải biết đối thủ của mình là ai và họ đang làm gì?
Em khẳng định lại quan điểm của mình là không đồng ý với quan điểm: “Có
người nói rằng Giám đốc một nhà máy cơ khí phải giỏi về cơ khí hơn các kỹ sư trong nhà
máy đó”.
Tuần 2: Giải thích tại sao việc phân công lao động và cuộc cách mạng Công nghiệp lại
quan trọng đối với việc nghiên cứu quản trị?
Lý do:
- Là bước chuyển mình để phát triển các bộ môn khoa học khác trong đó có quản trị .
Việc quản trị ngày nay đối vs các vấn đề đời sống là yêu cầu bức thiết nhất là đối với
công nghiệp nên có thể nói rằng phân công lao động và cách mạng Công nghiệp qua từng
thời kì từng giai đoạn luôn gắn song song với nhau nhằm phát triển xã hội.
- Phân công lao động chia các nhiệm vụ -> các công việc cụ thể. Cách mạng Công
nghiệp: là sự thay đổi cơ bản các điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa và kỹ thuật. => Tạo
điều kiện cho việc nghiên cứu quản trị được dễ dàng, khoa học hơn. – Khoa học kĩ thuật
phát triển -> thay đổi phương thức lao động và lực lượng lao động -> nâng tầm quan
trọng của việc nghiên cứu quản trị.

Tuần 3: Vì sao những kế hoạch tốt đôi khi vẫn thất bại trong việc đạt được những kết
quả kỳ vọng? 
Ta có thể xét đến 2 nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Khách quan: Một kế hoạch TỐT chưa phải là một kế hoạch HOÀN HẢO. Và
chúng ta cũng không thể nào phán đoán được hết những biến cố khách quan có thể
xảy ra trong tương lai như: điều kiện thời tiết, khí hậu,… để lên kế hoạch dự
phòng cho tất cả các khả năng đó.
- Chủ quan: Để đạt được những kì vọng đã đề ra, nhà quản trị không chỉ cần lập
một kế hoạch tốt, mà còn cần phải tổ chức, lãnh đạo, kiểm tra,… kế hoạch đó sao
cho phù hợp và đúng đắn. Hơn nữa, nếu nhà quản trị đặt ra kì vọng quá lớn thì sẽ
khó có thể đạt được.
Vậy nên, đôi khi những kế hoạch tốt vẫn thất bại trong việc đạt được những kết quả mà
chúng ta kì vọng.

You might also like