You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I HÓA HỌC 10

A. TRẮC NGHIỆM
DẠNG 1: THÀNH PHẦN NGUYÊN TỬ
Câu 1: Đồng có 2 đồng vị 63Cu (69,1%) và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của đồng là:
A. 64, 000(u) B. 63,542(u) C. 64,382(u) D. 63,618(u)
Câu 2: Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là
A. nơtron, electron B. electron, nơtron, proton
C. electron, proton D. proton, nơtron
107
Câu 3: Trong thiên nhiên Ag có hai đồng vị 44 Ag (56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai.
Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 .
A. 109 B. 107 C. 106 D. 108
Câu 4: Chọn câu phát biểu sai:
A. Số khối bằng tổng số hạt proton và nơtron.
B. Tổng số proton và số electron được gọi là số khối.
C. Trong 1 nguyên tử số proton = số electron = số đơn vị điện tích hạt nhân.
D. Số proton bằng số electron.
Câu 5: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có số hạt nơtron nhỏ nhất?
19 41 39 40
A. 9 F B. 21 Sc C. 19 K D. 20 Ca
Câu 6: A, B là 2 nguyên tử đồng vị. A có số khối bằng 24 chiếm 60%, nguyên tử khối trung
bình của hai đồng vị là 24,4. Số khối của đồng vị B là:
A. 26 B. 25 C. 23 D. 27
Câu 7: Một nguyên tử có 13 proton trong hạt nhân, điện tích của hạt nhân nguyên tử bằng
A. 13. B. 13+. C.+13. D.13-.
Câu 8: Sắp xếp các nguyên tử sau theo thứ tự tăng dần số Nơtron
19 35 40 23 13 23 13 19 35 40
A. 9 F; 17 Cl; 20 Ca; 11 Na; 6 C B. 11 Na; 6 C; 9 F; 17 Cl; 20 Ca
13 19 23 35 40 40 23 13 19 35
C. C; 9 F; 11 Na; 17 Cl; 20 Ca
6 D. Ca; 11 Na; 6 C; 9 F; 17 Cl;
20
11 12 10 14 24 13 27
Câu 9: Cho các kí hiệu nguyên tử : 5 X ; 6Y ; 5 Z ; 7T ; 12 R; 6 M ; 13 N . Các đồng vị của cùng
một nguyên tố là
A. X và M; N và R . B. X và Y; Z và T .
C. X và T; M và N. D. X và Z; Y và M.
Câu 10: Đồng có hai đồng vị, chúng khác nhau về:
A. Số electron B. Số P C. Cấu hình electron. D. Số khối
Câu 11: Kí hiệu hóa học biểu thị đầy đủ đặc trưng cho nguyên tử của nguyên tố hóa học vì
cho biết:
A. số A và số Z B. số A
C. nguyên tử khối của nguyên tử D. số hiệu nguyên tử
32
Câu 12: Một đồng vị của nguyên tử photpho 15 P có số proton là:
A. 32 B. 15 C. 47 D. 17
Câu 13: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng:
A. số nơtron và proton B. số nơtron C. số proton D. số khối.
Câu 14: Nguyên tử khối trung bình của R là 79,91; R có 2 đồng vị. Biết R( 54,5%).
81

Số khối của đồng vị còn lại có giá trị là


A. 79 B. 81 C. 82 D. 80
Câu 15: Cho 5,85 gam muối NaX tác dụng với dd AgNO3 dư ta thu được 14,35 gam kết tủa
trắng. Nguyên tố X có hai đồng vị 35X và 37X. Vậy 37X chiếm tỉ lệ phần trăm là:
A. 75% B. 25% C. 65% D. 35%
86
Câu 16: Trong nguyên tử 37 Rb có tổng số hạt proton và notron là:
A. 49 B. 123 C. 37 D. 86
Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt bằng 52. Trong đó các hạt mang điện
chiếm 65,3846% tổng số hạt. Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p63s23p5. C. 1s22s22p63s2. D. 1s22s22p63s1.
Câu 18: Một nguyên tử X có tổng số hạt p,n,e bằng 40.Trong đó tổng số hạt mang điện
nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 12 hạt. Số khối của nguyên tử X là:
A. 13 B. 40 C. 14 D. 27
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có hạt nhân chứa 19p và 20n ?
19 41 39 40
A. 9 F B. 21 Sc C. 19 K D. 20 Ca
Câu 20: Niken có 3 đồng vị (67%), (26%) và . Nguyên tử khối trung bình
của Ni là
A. 58,73 B. 58,52 C. 60,02 D. 60,15.
DẠNG 2: CẤU TẠO VỎ NGUYÊN TỬ
Câu 1: Electron thuộc lớp nào sau đây liên kết chặt chẽ với hạt nhân nhất?
A. lớp K. B. lớp L. C. lớp M. D. lớp N.
Câu 2: Nguyên tử của một nguyên tố có bốn lớp electron, theo thứ tự từ phía gần hạt nhân
là : K, L, M, N. Trong nguyên tử đã cho, electron thuộc lớp nào có mức năng lượng trung
bình cao nhất ?
A. Lớp K. B. Lớp L. C. Lớp M. D. Lớp N.
Câu 3: Lớp electron thứ 3 có bao nhiêu phân lớp?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 4: Phân lớp s, p, d, f đầy điện tử (bão hòa) khi có số electron là :
A. 2, 6, 10, 16. B. 2, 6, 10,14.
C. 4, 6, 10, 14. D. 2, 8, 10, 14.
Câu 5: Số electron tối đa trong lớp thứ n là:
A. 2n. B. n+1. C. n2. D. 2n2.
Câu 6: Một nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp
ngoài cùng cũng là 6. Cho biết X là nguyên tố hóa học nào sau đây ?
A. O (Z = 8). B. S (Z = 16). C. Fe (Z = 26). D. Cr (Z = 24).
Câu 7: Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 3 electron, nguyên tố tương ứng là :
A. Kim loại. B. Phi kim.
C. Kim loại chuyên tiếp. D. Kim loại hoặc phi kim.
Câu 8: Nguyên tố có Z = 18 thuộc loại:
A. Kim loại. B. Phi kim. C. Khí hiếm. D. Á kim.
Câu 9: Một nguyên tử có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s1, nguyên tử đó thuộc về các
nguyên tố hoá học nào sau đây?
A. Cu, Cr, K. B. K, Ca, Cu. C. Cr, K, Ca. D. Cu, Mg, K.
Câu 10: Trong nguyên tử một nguyên tố X có 29 electron và 36 nơtron. Số khối và số lớp
electron của nguyên tử X lần lượt là :
A. 65 và 4. B. 64 và 4. C. 65 và 3. D. 64 và 3.
Câu 11: Chọn cấu hình electron không đúng :
A. 1s22s22p5. B. 1s22s22p63s2. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p34s2.
Câu 12: Cấu hình electron của các nguyên tử có số hiệu Z = 3, Z = 11 và Z = 19 có đặc
điểm nào chung ?
A. Có một electron lớp ngoài cùng. B. Có hai electron lớp ngoài cùng.
C. Có ba electron lớp trong cùng. D. Phương án khác.
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp p là 7. Nguyên
tử của nguyên tố Y có tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt mang điện của X là 8. X
và Y là các nguyên tố :
A. Al và Br. B. Al và Cl. C. Mg và Cl. D. Si và Br.
Câu 14: Nguyên tử M có cấu hình e của phân lớp ngoài cùng là 3s2. Số điện tích hạt nhân
của nguyên tử M là ?
A. 18+. B. 15+. C. 12+. D. 13+.
Câu 15: Cấu hình e của nguyên tử nhôm (Z=13): 1s 2s 2p 3s 3p . Phát biểu nào sai ?
2 2 6 2 1

A. Lớp thứ nhất ( lớp K ) có 2e. B. Lớp thứ hai ( lớp L) có 8e.
C. Lớp thứ ba (lóp M) có 3e. D. Lớp ngoài cùng có 1e.
Câu 16: Các e của nguyên tử nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ ba có 4 e. Tổng
số e của nguyên tử X là:
A. 6. B. 8. C. 14. D. 16.
Câu 17: Số e tối đa trong phân lớp 3p và trong lớp L lần lượt là ?
A. 10; 18. B. 6; 8. C. 10; 8. D. 14; 32.
Câu 18: Nguyên tố X có Z=26 thuộc loại nguyên tố ?
A. s. B. p. C. d. D. f.
Câu 19: Nguyên tử của nguyên tố Y được cấu tạo bởi 36 hạt, trong đó số hạt mang điện gấp
đôi số hạt không mang điện. Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Y là:
A. 1s22s22p63s23p1 . B. 1s22s22p64s2 .
C. 1s22s22p6 . D. 1s22s22p63s2.
Câu 20: Cho 1 số cấu hình e sau :
X1 : 1s22s22p63s2. X2 : 1s22s22p63s23p5.
X3 : 1s 2s 2p 3s 3p 3d 4s .
2 2 6 2 6 6 2
X4 : 1s22s22p63s23p1.
X5 : 1s22s22p63s23p63d54s1. X6 : 1s22s22p63s23p64s2.
Những nguyên tố kim loại là
A. X1, X3, X5, X6. B. X1, X3, X4, X6.
C. X1, X3, X4, X5, X6. D. X1, X2, X3, X4, X6.
DẠNG 3: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 1: Trong bảng tuần hoàn nguyên tố X có số thứ tự 12. Vậy X thuộc:
A. Chu kì 2, nhóm III B. Chu kì 3, nhóm II
C. Chu kì 3, nhóm IIA D. Chu kì 2, nhóm IIA
Câu 2: Nguyên tố hoá học X thuộc chu kỳ 3 nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X
là:
A. 1s22s22p63s23p5 B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p2 D. 1s22s22p63s23p3
Câu 3: Cho cấu hình electron của nguyên tố sau:
X1: 1s22s22p6
X2: 1s22s22p5
X3: 1s22s22p63s23p5
X4: 1s22s22p1
Những nguyên tố nào thuộc cùng một chu kỳ?
A. X1, X4 B. X2, X3 C. X1, X2 D. X1, X2, X4
Câu 4: Nguyên tố có cấu hình electron nguyên tử 1s 22s22p63s1 có vị trí trong bảng tuần hoàn
là:
A. Nhóm IIIA, chu kì 1 B. Nhóm IIA, chu kì 6
C. Nhóm IA, chu kì 4 D. Nhóm IA, chu kì 3
Câu 5: Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kỳ 4, nhóm IIA. Điều khẳng
định sai về nguyên tố canxi là ?
A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton
B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20
C. Canxi là một phi kim
D. Nguyên tử canxi có 4 lớp electron và có 2 electron lớp ngoài cùng
Câu 6: Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai ?
A. Các nguyên tố có cùng số electron hoá trị trong nguyên tử được xếp thành một cột
B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử.
C. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng
D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
Câu 7: Một nguyên tố hoá học R có cấu hình ở hai phân lớp ngoài là 3d34s2 . Vậy R thuộc
A. Chu kỳ 4, nhóm IIB B. Chu kỳ 4, nhóm IIIA
C. Chu kỳ 3, nhóm VB D. Chu kỳ 4, nhóm VB
Câu 8: Cho cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố như sau:
X1: 1s22s2 X2: 1s22s22p63s1
X3: 1s22s22p63s2 X4:1s22s22p63s23p6
X5: 1s 2s 2p
2 2 3
X6: 1s22s22p63s23p64s2
Những nguyên tố nào thuộc cùng một nhóm A?
A. X1, X2, X4 B. X1, X3, X6 C. X2, X3 D. X4, X6
Câu 9: Nguyên tố kali (Z= 19) thuộc chu kì?
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 10: Các nguyên tố xếp ở chu kì 5 có số lớp electron trong nguyên tử là
A. 5 B. 4 C. 3 D. 6
Câu 11: Trong BTH các nguyên tố, số chu kì nhỏ và chu kì lớn là
A. 3 và 3 B. 4 và 3 C. 3 và 4 D. 4 và 4
Câu 12: Tìm câu sai trong các câu sau:
A. Bảng tuần hoàn gồm có các ô nguyên tố, các chu kì và các nhóm.
B. Chu kì là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được sắp
xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
C. Bảng tuần hoàn có 7 chu kì. Số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên
tử.
D. Bảng tuần hoàn có 8 nhóm A và 8 nhóm B.
Câu 13: Nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 3s23p4. Vị trí
của Y trong bảng tuần hoàn là
A. chu kỳ 4, nhóm IIIA B. chu kỳ 3, nhóm VIA
C. chu kỳ 3, nhóm VIB D. chu kỳ 3, nhóm IVA
Câu 14: Mỗi chu kì nào cũng bắt đầu từ một (...) và kết thúc bằng một (...). Trong dấu (...)
lần lượt là các từ
A. kim loại kiềm thổ; khí hiếm B. kim loại kiềm; halogen.
C. kim loại kiềm; khí hiếm D. kim loại kiềm thổ; halogen .
Câu 15: Số thứ tự ô nguyên tố không cho biết
A. số electron ở lớp vỏ.            B. số proton trong hạt nhân.
C. số nơtron trong hạt nhân.             D. số hiệu nguyên tử.
Câu 16: Số nguyên tố ở chu kì 3 và 4 lần lượt là
A. 8 và 8.                          B. 8 và 18.                   C. 18 và 18.                D. 18 và 32.
Câu 17: Nguyên tố ở chu kì 4, nhóm VIB có cấu hình electron hoá trị là
A. 4s24p4                           B. 4s24p4                     C. 3d54s1                            D. 3d44s2.
Câu 18: Nguyên tử của nguyên tố R có 3e thuộc phân lớp 3d. Xác định vị trí R trong bảng
hệ thống tuần hoàn?
A. Ô 23, chu kì 4, nhóm VB B. Ô 25, chu kì 4, nhóm VIIB
C. Ô 24, chu kì 4, nhóm VIA D. Tất cả sai.
Câu 19: Số nhóm (cả A và B) trong bảng tuần hoàn là
A. 8 .                          B. 18.                   C. 32.                D. 16.
Câu 20: Nguyên tử của những nguyên tố trong một nhóm A đều có cùng số:
A. Proton B. Nơtron
C. Electron lớp ngoài cùng D. Lớp electron
DẠNG 4: SỰ BIẾN ĐỔI TUẦN HOÀN CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ VÀ
TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC
Câu 1: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Câu 2: Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân
A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.
B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.
C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.
D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Câu 3: Trong các hiđroxit dưới đây hiđroxit nào có tính axit mạnh nhất ? 
A.  HClO4                                B.  HBrO4                            C.  H2SO4                            D. H2SeO4  
Câu 4: Những tính chất nào sau đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện
tích hạt nhân nguyên tử ? 
A.  Số electron lớp ngoài cùng                                          B.  Độ âm điện của các nguyên tố 
C.  Khối lượng nguyên tử                                                  D.  Tính kim loại , tính phi kim . 
Câu 5: Đại lượng nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
nguyên tử ?
A. Tỷ khối B. Số lớp electron
C. Số e lớp ngoài cùng D. Điện tích hạt nhân
Câu 6: Nguyên tố nào trong số các nguyên tố sau đây có công thức oxit cao nhất ứng với
công thức R2O3 ?
A. 15P B. 12Mg C. 14Si D. 13Al
Câu 7: Oxit cao nhất của một nguyên tố R có công thức là R 2O5. trong hợp chất với hiđro,
R chiếm 82,35% về khối lượng. Vậy R là
A. . 14N B. 122 Sb C. 31P D. 75As
Câu 8: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố thuộc nhóm nào sau đây có hoá trị cao nhất
với oxi bằng I ?
A. Nhóm VIA B. Nhóm IIA C. Nhóm IA D. Nhóm VIIA
Câu 9: Nguyên tố R có công thức oxit cao nhất là RO 2. Công thức của hợp chất khí với
hiđro là:
A. RH3 B. RH4 C. H2R D. HR
Câu 10: Cho 12 gam kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl thì thu
được 11,2 lít khí H2 (đktc). Kim loại đó là:
A. Mg B. Be C. Ca D. Ba
Câu 11: Các nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn có đặc điểm chung nào về cấu hình
electron nguyên tử quyết định tính chất hoá học của nhóm?
A. Số electron lớp K bằng 2 B. Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử
C. Só lớp electron như nhau D. Số electron ở lớp ngoài cùng bằng 1
Câu 12: Một nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3, công thức hợp chất với hidro và
công thức oxit cao nhất là:
A. RH2, RO B. RH3, R2O3 C. RH4, RO2 D. RH3, R2O5
Câu 13: Tìm câu phát biểu sai khi nói về chu kì:
A. Trong chu kì, các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân
B. Trong chu kì, các nguyên tử có số lớp electron bằng nhau
C. Trong chu kì 2,3 số electron lớp ngoài cùng tăng dần từ 1 đến 8
D. Chu kì nào cũng mở đầu là kim loại điển hình, kết thúc là một phi kim điển hình
Câu 14: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần
từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na. B. F, Na, O, Li. C. F, Li, O, Na. D. Li, Na, O, F.
Câu 15: Nguyên tố hóa học nào sau đây có tính chất hóa học tương tự 9F?
A. 40Ca B. 10Ne C. 12Mg D. 17Cl
Câu 16: Tìm câu đúng:
A. Kim loại yếu nhất là Franxi (Fr) B. Kim loại mạnh nhất là Liti (Li)
C. Phi kim mạnh nhất là Flo (F) D. Phi kim mạnh nhất là Iot ( I )
Câu 17: Nguyên tố S (Z=16) có công thức oxit cao nhất là
A. SO B. SO2 C. SO3 D. S2O3
Câu 18: Nguyên tố N có công thức oxit cao nhất là N2O5. Hợp chất khí của N với hidro có công
thức là
A. NH4 B. NH3 C. NH2 D. NH
Câu 19: Oxit cao nhất của R có dạng R2O5. Trong hợp chất khí với hidro của R, R chiếm 91,18
% về khối lượng, R là:
A. 122Sb B. 12C C. 14N D. 31P
Câu 20: Nguyên tố hóa học Ca có Z=20, công thức oxit cao nhất của Ca là
A. CaO B. Ca2O C. Ca2O3 D. CaO2
B. TỰ LUẬN
Bài 1: a. X có tổng số hạt cơ bản là 48, trong đó hạt mang điện nhiều hơn hạt không mang
điện là 16. Xác định p, n, A và viết kí hiệu của nguyên tố X.
b. Một nguyên tử nguyên tố X có tổng số các hạt bằng 40. Số hạt mang điện nhiều
hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định số p, n, A và viết kí hiệu của nguyên tố X.
Bài 2: Nguyên tử của các nguyên tố có Z lần lượt là: 12; 20; 23; 25. Cho biết vị trí các
nguyên tố trong bảng tuần hoàn?
Bài 3: Nguyên tố C thuộc chu kỳ 2, nhóm IVA trong bảng tuần hoàn
Nguyên tố P thuộc chu kỳ 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn
a, Viết cấu hình electron nguyên tử nguyên tố C và P ?
b, Nêu tính chất hóa học cơ bản của C, P? Viết công thức oxit cao nhất ? Công thức hợp
chất khí với hidro?
Bài 4. Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O5. Trong hợp chất khí của R với Hiđro thì R
chiếm 82,35 % về khối lượng. Xác định nguyên tử khối của R?
Bài 5. Oxit cao nhất của nguyên tố R là RO3. Trong hợp chất khí của R với Hiđro thì R
chiếm 94,23 % về khối lượng. Xác định nguyên tử khối và kí hiệu hóa học của nguyên tố
R?

You might also like