You are on page 1of 2

VIỆN HUYẾT HỌC – TRUYỀN MÁU TRUNG ƯƠNG

National Institute of  Hematology and Blood Transfusion – NIHBT


Tiền thân là Viện Huyết học - Truyền máu thuộc Bệnh viện  Bạch Mai được thành lập năm
1984 theo quyết định của Bộ Y tế trên cơ sở khoa Huyết học - Truyền máu của Bệnh viện Bạch
Mai. 

Viện trưởng đầu tiên của Viện là GS.BS Bạch Quốc Tuyên,  
GS.TSKH Đỗ Trung Phấn là Viện trưởng tiếp theo đồng thời là  người sáng lập ra Hội Thanh
niên vận động hiến máu Hà Nội, 

GS.TS.AHLĐ Nguyễn Anh Trí là Viện trưởng của Viện trong giai  đoạn 2003 - 2017. Từ
tháng 10/2017, Bộ Y tế bổ nhiệm TS.BS Bạch Quốc Khánh giữ chức vụ Viện trưởng. 

HỘI THANH NIÊN VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU HÀ NỘI


Viết tiếng Anh là  Hanoi Association of Young Blood Donor Recruiters
Hội trực thuộc Hội LHTN Việt Nam TP Hà Nội về mặt tổ chức và được Viện Huyết học –
Truyền máu TW hướng dẫn về mặt  chuyên môn.
Khởi đầu từ Trường Đại học Y khoa Hà Nội với “tên sơ sinh” là  Câu lạc bộ học sinh sinh viên
hoạt động nhân đạo
anh Nguyễn Đức Thuận – cán  bộ Viện Huyết học – Truyền máu được hiệp thương giữ chức
danh  Chủ tịch Hội, anh cũng là Chủ tịch Hội đầu tiên của Hội.
4.VĂN HÓA TỔ CHỨC HỘI 
Định nghĩa: Văn hoá tổ chức Hội là một hệ thống các giá trị vật  chất và tinh thần do cán bộ,
hội viên, tình nguyện viên sáng tạo,  chọn lọc và phát triển trong quá trình hoạt động Hội 
Các tính chất văn hóa tổ chức Hội 
- Tính cộng đồng:Thể hiện đậm nét tình cộng đồng trong văn  hóa Việt, sự giao lưu, gắn kết,
tương trợ trong công việc, trong cuộc  sống như gia đình, làng xóm…. 
- Tính nhân văn:Thể hiện tình yêu thương, được cống hiến,  mong muốn được chia sẻ, được
giúp đỡ, làm việc tốt mang lại giá  trị cộng đồng, xã hội cho người bệnh, cho bản thân và gia
đình. 
- Tính tiên phong: Thể hiện sự nỗ lực vượt khó khăn, vươn lên  trong cuộc sống, trong lao
động và hoạt động, sự sáng tạo, tính cầu  thị mong muốn được tiến bộ để trưởng thành. 
Các đặc trưng văn hóa tổ chức Hội 
- Đặc trưng nhận diện (hữu hình thể hiện bên ngoài), bao gồm:  các hình ảnh, biểu tượng, là
những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy,  cảm nhận được khi tiếp xúc với Hội, ví dụ thư mời, điểm
hiến máu,  các văn bản quy định nguyên tắc hoạt động, đồng phục, trang phục,  logo, slogan,
bài hát, những câu chuyện về tổ chức (những năm tháng khởi đầu, những gian khó và vinh
quang của tổ chức, hình  tượng cá nhân thủ lĩnh), các sự kiện, ngày lễ, lễ hội, ngày hội ... 
- Đặc trưng trung gian (chuẩn mực, phong cách), bao gồm:  Các giá trị được các cán bộ, hội
viên, cảm tình viên chấp nhận, phổ biến và thực hiện, ví dụ phong cách ăn mặc, cách sử dụng
ngôn  ngữ, cách biểu lộ cảm xúc, các nghi thức, các quy định thành văn  và bất thành văn được
các thành viên tin và thực hiện, chiến lược,  mục tiêu, phương châm hoạt động, các mỗi quan
hệ. 
- Đặc trưng cốt lõi, bao gồm: Các yếu tố, nền tảng được hình  thành qua thời gian chọn lọc
và phát triển, ví dụ tâm lý, tình cảm, tình yêu với tổ chức của cán bộ, hội viên…tình cảm, suy
nghĩ của  các đối tác bên ngoài...sự tin yêu, quý trọng....
 

You might also like