You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8

NĂM HỌC 2021 - 2022

PHẦN A. LÝ THUYẾT
Câu 1. Nêu công thức hóa học, phân tử khối, tính chất vật lí của oxi.
- Công thức hóa học: O2. Phân tử khối: 32
- Khí oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Oxi hóa lỏng ở -183oC. Oxi lỏng có màu xanh nhạt.
Câu 2. Trình bày tính chất hóa học của oxi. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với phi kim
Với lưu huỳnh: S + O2 SO2 (lưu huỳnh đioxit)
Với photpho: 4P + 5O2 2P2O5 (điphotpho pentaoxit)
Với cacbon: C + O2 CO2 (cacbon đioxit hay khí cacbonic)
+ Tác dụng với kim loại: 3Fe + 2O2 Fe3O4 (sắt (II, III) oxit hay oxit sắt từ)
2Cu + O2 2CuO (đồng (II) oxit)
+ Tác dụng với hợp chất: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Kết luận: Khí oxi là một đơn chất phi kim rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao, dễ dàng tham gia phản
ứng hóa học với nhiều phi kim, nhiều kim loại và hợp chất. Trong hợp chất hóa học, nguyên tố oxi có hóa
trị II.
Câu 3. Nêu phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm? Cách thu khí oxi?
- Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và
dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao như KMnO4 (kali pemanganat hay thuốc tím) và KClO3 (kali clorat)
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2
- Thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí (để ngửa bình thu do khí oxi nặng hơn
không khí) hay đẩy nước (do khí oxi ít tan trong nước)
Câu 4. Nêu ứng dụng của oxi?
- Oxi cần cho sự hô hấp của thực vật, động vật, con người.
- Oxi cần cho sự đốt cháy nhiên liệu. Ví dụ: phá đá bằng hỗn hợp nổ chứa oxi lỏng, đèn xì oxi –
axetilen để hàn cắt kim loại, oxi lỏng dùng đốt nhiên liệu tên lửa, tàu vũ trụ, lò luyện gang dùng không
khí giàu oxi,…
Câu 5. Thế nào là sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm? Nêu các điều kiện phát sinh và các biện
pháp để dập tắt đám cháy? (Năm học 2021 – 2022, bỏ qua khái niệm sự cháy, sự oxi hóa chậm)
- Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hóa.
- Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng.
- Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng.
- Các điều kiện phát sinh sự cháy là:
+ Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy;
+ Phải có đủ khí oxi cho sự cháy.
- Muốn dập tắt sự cháy, cần thực hiện một hay đồng thời cả hai biện pháp sau:
+ Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy;
+ Cách li chất cháy với khí oxi.
Câu 6. Nêu thành phần của không khí?
Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí. Thành phần theo thể tích của không khí là:
+ 78% khí nitơ
+ 21% khí oxi
+ 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, …)
Câu 7. Oxit là gì? Công thức, phân loại, gọi tên oxit?
- Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
- Công thức hóa học tổng quát: MxOy. Gọi n là hóa trị của M thì: n . x = II . y
- Phân loại: 2 loại chính
+ Oxit axit: thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit. Ví dụ: SO 2, SO3, CO2, P2O5,
N2O5, …
+ Oxit bazơ: Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. Ví dụ: Na2O, CaO, FexOy, CuO,…
- Một số trường hợp đặc biệt:
NO, CO không phải oxit axit hay oxit bazơ.
Mn2O7 là oxit của kim loại nhưng lại có axit tương ứng (HMnO4) nên là oxit axit.
- Gọi tên oxit MxOy
Nếu M chỉ có một hóa trị: tên oxit = tên nguyên tố M + oxit
Ví dụ: CaO: Canxi oxit
Nếu M là kim loại có nhiều hóa trị: tên oxit = tên kim loại M (hóa trị) + oxit
Ví dụ: FeO: Sắt (II) oxit
Fe2O3: Sắt (III) oxit
Nếu M là phi kim có nhiều hóa trị:
Tên oxit = tiền tố chỉ số lượng nguyên tử phi kim M + tên phi kim M + tiền tố chỉ số lượng nguyên
tử oxi + oxit
Ví dụ: SO2: lưu huỳnh đioxit
SO3: lưu huỳnh trioxit
Tiền tố chỉ số lượng nguyên tử: 1-mono (không đọc), 2-đi, 3-tri, 4-tetra, 5-penta.
Câu 8. Nêu công thức hóa học, phân tử khối, tính chất vật lí của hiđro.
- Công thức hóa học: H2. Phân tử khối: 2
- Khí hiđro là chất khí không màu, không mùi, không vị, ít tan trong nước, nhẹ nhất trong các chất khí.
Câu 9. Trình bày tính chất hóa học của hiđro. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với Oxi: 2H2 + O2 2H2O
Hỗn hợp khí H2 với khí O2 là hỗn hợp nổ, nổ mạnh nhất khi trộn H2 và O2 đúng tỉ lệ về thể tích H2 : O2 =
2: 1
+ Tác dụng với đồng (II) oxit: CuO + H2 Cu + H2O
Kết luận: Khí hiđro có tính khử, ở nhiệt độ thích hợp, hiđro không những kết hợp với đơn chất oxi, mà nó
còn có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong 1 số oxit kim loại. Các phản ứng này đều toả nhiều nhiệt.
Câu 10. Nêu phương pháp điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm? Cách thu khí?
Trong phòng thí nghiệm khí hiđro được điều chế bằng cách cho kim loại như Al, Zn, Fe tác dụng
với 1 số dung dịch axit như HCl, H2SO4 loãng.
PTHH: Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
2Al + 3H2SO4  Al2(SO4)3 + 3H2
2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
Thu khí hiđro vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí (úp ngược bình do khí H 2 nhẹ hơn không
khí) hay đẩy nước (do H2 ít tan trong nước).
Câu 11. Phân biệt các loại phản ứng: phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy, phản ứng thế. Với
mỗi loại phản ứng, cho ví dụ minh họa.
a) Phản ứng hóa hợp: là phản ứng hóa học trong đó chỉ có 1 chất mới (sản phẩm) được tạo thành từ hai
hay nhiều chất ban đầu.
VD: Zn + S ZnS
CaO + CO2  CaCO3
b) Phản ứng phân hủy: là phản ứng hóa học trong đó có 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
VD: 2KClO3 2KCl + 3O2
c) Phản ứng thế: là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay
thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất.
VD: 2Al + 6HCl  2AlCl3 + 3H2
Zn + CuCl2  ZnCl2 + Cu
CuO + H2 Cu + H2O
Câu 12. Nêu ứng dụng của hiđro?
- Hiđro nạp vào khí cầu, sản xuất nhiên liệu, hàn cắt kim loại, khử oxi của một số oxit kim loại, sản xuất
phân đạm, amoniac, axit clohiđric, …
Câu 13. Nêu thành phần hóa học của nước?
Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố hóa học là hiđro và oxi. Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ tỉ lệ thể
tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi; theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi. CTHH
của nước là H2O.
Câu 14. Trình bày tính chất hóa học của nước. Viết phương trình hóa học minh họa.
+ Tác dụng với một số kim loại (Li, K, Na, Ba, Ca,...) tạo thành bazơ tan và khí hiđro:
2Na + 2H2O  2NaOH + H2
+ Tác dụng với một số oxit bazơ (Li2O, K2O, Na2O, CaO, BaO,...) tạo thành bazơ tan:
CaO + H2O  Ca(OH)2
+ Tác dụng với một số oxit axit tạo thành axit:
P2O5 + 3H2O  2H3PO4
SO3 + H2O  H2SO4
Kết luận: Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như K, Na, Ba, Ca,...) tạo thành dd bazơ
và hiđro; tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra dd bazơ như KOH, NaOH, Ba(OH) 2, Ca(OH)2,...; tác dụng
với nhiều oxit axit tạo ra dd axit.
Câu 15. Dung dịch axit, bazơ làm đổi màu quỳ tím như thế nào?
- Dung dịch axit (HCl, H2SO4, H3PO4, ...) làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
- Dung dịch bazơ (NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, …) làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.

PHẦN B. BÀI TẬP


I. TRẮC NGHIỆM. HS tự tìm hiểu
II. TỰ LUẬN. Gợi ý một số dạng:
DẠNG 1: VIẾT PTHH
Bài 1. Viết phương trình hoá học biểu diễn các biến hoá sau:
a. P P2O5 H3PO4 H2
b. KMnO4 O2 CuO H2O KOH
c. O2 Fe3O4 Fe H2
d. H2 H2O H2SO4 H2
e. Cu CuO Cu
f. KClO3 O2 H2O Ca(OH)2

DẠNG 2: PHÂN BIỆT CÁC CHẤT


Bài 2. Bằng phương pháp hóa học, hãy phân biệt:
a) 3 lọ đựng 3 dung dịch riêng biệt: H3PO4, NaOH và Na2SO4.
b) 3 lọ đựng 3 chất rắn riêng biệt: CaO, P2O5, NaCl.
c) 3 bình đựng 3 khí riêng biệt: H2, O2, không khí.

DẠNG 3: VIẾT CTHH, PHÂN LOẠI VÀ GỌI TÊN CÁC HỢP CHẤT: OXIT – AXIT – BAZƠ –
MUỐI
Bài 3.
a. Phân loại và gọi tên các hợp chất có công thức hóa học sau: K 2O, Ba(OH)2, Al2S3, Na2CO3, SO3,
Fe(OH)3, Ca(HCO3)2, NaH2PO4, FeO, N2O5, H2SO4, HNO3, H2SO3
b. Viết công thức và phân loại những hợp chất có tên gọi sau: Axit sunfurơ, axit sunfuric, điphotpho
pentaoxit, sắt (II) hiđroxit, kali hiđrocacbonat, nhôm sunfat, natri hđroxit, magie clorua, mangan (VII)
oxit, kali hiđrosunfit, natri sunfit, lưu huỳnh đioxit, cacbon oxit, cacbon đioxit, nitơ oxit.
c. Viết công thức hóa học của bazơ hoặc axit tương ứng với các oxit sau: CaO, K 2O, CuO, CO2, N2O5,
Fe2O3, SO3, SO2, FeO, P2O5,

DẠNG 4: TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC


Bài 4. Đốt cháy hoàn toàn 3,1 gam photpho tạo ra điphotpho pentaoxit.
a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Tính thể tích O2 phản ứng và thể tích không khí cần dùng. Biết rằng oxi chiếm 1/5 thể tích
không khí, các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn.
c. Tính khối lượng KClO3 cần dùng để điều chế lượng oxi nói trên.
d. Tính khối lượng điphotpho pentaoxit tạo ra sau phản ứng.
Bài 5. Cho 2,7 gam nhôm tác dụng hết với dd axit clohiđric (HCl) tạo thành nhôm clorua và khí hiđro.
a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc)
c. Tính khối lượng muối nhôm clorua tạo thành.
Bài 6. Cho 6,72 lít H2 (đktc) khử 32 gam Fe2O3 ở nhiệt độ cao.
a. Viết PTHH của phản ứng.
b. Tính khối lượng sắt tạo ra.
Bài 7. Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Na và Na 2O tác dụng hoàn toàn với nước thu được 4,48 lít H 2
(đktc).
a. Viết các phương trình hóa học.
b. Tính khối lượng và thành phần % theo khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp X.
c. Khối lượng natri hiđroxit tạo thành.

DẠNG 5. BÀI TẬP LIÊN HỆ THỰC TẾ


HS tự tìm hiểu các bài tập liên hệ thực tế về không khí, sự cháy, tính chất, ứng dụng của oxi, hiđro, nước.
Có thể tham khảo phần “Đọc thêm” trong SGK.

You might also like