You are on page 1of 3

LƯU HUỲNH VÀ HỢP CHẤT

I – Bài toán
Câu 1: Cho 4,6g S + 4,6g Na. Sau đó cho dd HCl vào sản phẩm thu được thì thấy có V lít
khí bay ra (đktc) . Tính V?
Câu 2: Tính lượng muối tạo thành trong các trường hợp sau :
a)     Đổ một dung dịch chứa 44g NaOH + 1 dung dịch chứa 49g H2SO4
b)    Đổ 1 dd có 16g NaOH + 1 dung dịch chứa 49g H2SO4
c)     Đổ 1 dd có 32g NaOH + 1 dung dịch chứa 49g H2SO4
Câu 3: Cho 5,4g kim loại R tan hoàn toàn trong H2SO4 đặc nóng, phản ứng kết thúc thu
được 6,72 lít SO2 sản phẩm khử duy nhất đo ở đktc. Tìm kim loại R?
A. Fe. B. Al. C. Mg. D. Cu
Câu 4: Cho 11,2 g sắt tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thì số mol e nhường
của Fe cho axit là
A. 0,6. B. 0,4. C. 0,2. D. 0,8 .
Câu 5: Hòa tan 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thu được 2,24 lít khí X
( sản phẩm khử duy nhất đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Xác định X ? A. SO 2. B. H2
C. H2S. D. SO3.
Câu 6: Cho 2,52g một kim loại tác dụng với dụng dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84g muối
sunfat. Kim loại đó là
A. Mg. B. Fe. C. Cr . D. Mn .
Câu 7: Cho 6,4g Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc dư. Thể tích khí thu được ở điều
kiện tiêu chuẩn là
A. 4,48 lít. B. 3,36 lít. C. 1,12 lít. D. 2,24 lít.
Câu 8: Cho 20,95 gam hỗn hợp Zn và Fe tan hết trong dung dịch H2SO4 loãng, thu được
dung dịch X và 7,84 lít khí (đktc). Cô cạn dung dịch X thu được lượng muối khan là
A. 45,55 gam. B. 54,55 gam. C. 27,275 gam. D. 55,54 gam.
II – BTTN:
Câu 1: Oxi không phản ứng trực tiếp với
A. Natri. B. Flo. C. Cacbon . D. Lưu huỳnh.
Câu 2: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2. B. Na, I2, N2. C. Mg, Ca, N2. D. Mg, Au, S.
Câu 3: Oxit nào là hợp chất ion?
A. H2S. B. SO2. C. CO2 D. CaO.
Câu 4: Để phân biệt oxi và ozon người ta thường dùng
A. dd KI và hồ tinh bột. B. dd H2SO4. C. dd CuSO4. D. nước.
Câu 5: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch KI và hồ tinh bột thấy xuất hiện
màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do:
A. sự oxi hóa kali. B. sự oxi hóa tinh bột.
C. sự oxi hóa iotua. D. sự oxi hóa ozon.
Câu 6. Tính chất nào sau đây không phải là của khí hiđrosunfua?
A. Khí hiđrosunfua có mùi trứng thối, rất độc. B. Khí hiđrosunfua tan rất ít trong nước.
C. Khí hiđrosunfua hơi nặng hơn không khí. D. Khí hiđrosunfua khi tan
trong nước tạo ra dd axit mạnh làm quỳ tím hóa đỏ.
Câu 8. Hiđro sunfua có tính chất hóa học đặc trưng là
A. tính oxi hóa. B. không có tính oxi hóa, không có tính khử.
C. tính khử. D. vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
Câu 9. H2S phản ứng được với những chất trong dãy nào sau đây?
A. KOH, O2, Cu(NO3)2. B. ddKMnO4, O2, S.
C. NaOH, Fe, Ag. D. ddBr2, KOH, Cu.
Câu 10. Trong các phản ứng sau, phản ứng nào thường dùng để điều chế SO 2 trong
phòng thí nghiệm?
A. 4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2. B. S + O2 → SO2.
C. 2H2S + 3O2 → 2SO2 + 2H2O. D. Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 + H2O.
Câu 11. Phản ứng nào thể hiện tính khử của SO2?
A. SO2 + H2O → H2SO3. B. SO2 + 2Br2 + 2H2O → H2SO4 +
2HBr.
C. SO2 + NaOH → NaHSO3 . D. SO2 + CaO → CaSO3.
Câu 12. Phản ứng nào thể hiện tính oxi hoá của khí SO2?
A. SO2 + H2O → H2SO3. B. SO2 + 2Cl2 + 2H2O → H2SO4 +
2HCl.
C. SO2 + Ba(OH)2→ BaSO3 + H2O. D. SO2 + H2S → 3S + 2H2O.
Câu 13. Ứng dụng nào sau đây không phải của khí SO2?
A. Sản xuất nước uống có gas. B. Tẩy trắng giấy.
C. Chống nấm mốc cho lương thực . D. Sản xuất H2SO4.
2. Câu hỏi mức độ thông hiểu.
Câu 14. Dung dịch H2S để lâu ngày trong không khí thường có hiện tượng
A. chuyển thành màu nâu đỏ. B. bị vẩn đục, màu vàng.
C. vẫn trong suốt không màu. D. xuất hiện chất rắn màu đen.
Câu 15. Hợp chất nào sau đây vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử?
A. SO3. B. Fe2O3. C. CO2. D. SO2.
Câu 16: Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là
A. Rót nhanh axit vào nước và khuấy đều. B. Rót nhanh nước vào axit và khuấy
đều.
C. Rót từ từ nước vào axit và khuấy đều. D. Rót từ từ axit vào nước và khuấy đều.
Câu 17: Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là
A. Cu ; Al; Mg. B. Al ; Fe; Cr . C. Cu ; Fe; Cr. D. Zn ; Cr; Ag.
Câu 18: Dãy chất nào sau đây gồm các chất chỉ có tính oxi hoá:
A. O3, H2SO4 đậm đặc, F2 . B. O2, Cl2, H2S. C. H2SO4, Br2, HCl . D. O3, H3PO4, F2.
Câu 19: Dãy chất nào sau đây gồm những chất đều tác dụng được với dung dịch H2SO4
loãng. A. Cu, ZnO, NaOH, CaOCl2 B. CuO, Fe(OH)2, Al, NaCl.
C. Mg, ZnO, Ba(OH)2,CaCO3. D. Na, CaCO3, Mg(OH)2, BaSO4
Câu 20: Khí sau đây có thể được làm khô bằng H2SO4 đặc
A. HBr. B. NH3. C. HI. D. CO2.
Câu 21: Cho bột Fe vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng cho đến khi Fe không còn tan được
nữa. Sản phẩm thu được trong dung dịch sau phản ứng là
A. FeSO4. B. Fe2(SO4)3. C. FeSO4 và Fe. D. FeSO4 và Fe2(SO4)3.
Câu 22: Cho lần lượt các chất sau : FeS, Fe3O4, Fe2O3, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, FeSO4,
Fe2(SO4)3 tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nóng. Số phản ứng oxi hoá - khử là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6 .

You might also like