You are on page 1of 17

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

HỌC KỲ PHỤ - KỲ 2, NĂM HỌC 2021 – 2022

Đề bài tập lớn: Thị trường độc quyền

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Hữu Thọ

Mã sinh viên : 1911180119

Lớp : DH9QTKD1

Tên học phần : Kinh tế vi mô

Giảng viên hướng dẫn :

Hà Nội, ngày 13 tháng 3 năm 2022


1. Phân tích thị trường độc quyền
➢ Khái niệm: Một thị trường được xem là độc quyền khi chỉ có một nhà
cung ứng duy nhất (độc quyền bán) hoặc một người mua duy nhất (độc
quyền mua) trên thị trường đó.
➢ Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi nó thỏa mãn hai
điều kiện sau:
Không có đối thủ cạnh tranh
Không có những sản phẩm thay thế tương tự.
➢ Nguyên nhân dẫn đến độc quyền:
▪ Độc quyền xuất hiện là kết quả của quá trình cạnh tranh

Quá trình cạnh tranh sẽ làm cho những doanh nghiệp nào kém hiệu
quả, có những quyết định kinh doanh sai lầm sẽ bị những doanh nghiệp
khác làm ăn hiệu quả hơn thôn tính, chiếm lĩnh thị phần và rốt cuộc sẽ
bị đào thải ra khỏi cuộc chơi.

Trong trường hợp cực đoan nhất, nếu tất cả các doanh nghiệp khác
đều bị một doanh nghiệp duy nhất đánh bại thì rốt cuộc, cạnh tranh tự
do đã để lại một doanh nghiệp duy nhất trên thương trường và doanh
nghiệp đó đương nhiên có được vị thế độc quyền.

▪ Do được chính phủ nhượng quyền khai thác thị trường


Nhiều hãng trở thành độc quyền là nhờ được chính phủ nhượng
quyền khai thác một thị trường nào đó, ví dụ các địa phương cho phép
một công ty duy nhất cung cấp nưdc sạch trên địa bàn địa phương
mình.

1
Ngoài ra, với những ngành được coi là chủ đạo của quốc gia, chính
phủ thưởng tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc quyền
nhà nước. Có lẽ không có ai phản đối rằng, quốc phòng hay công
nghiệp sản xuất vũ khí nên do chính phủ nẵm giữ, vì nó liên quan đến
an ninh đất nước.

Nhưng có nhiều ngành khác thì sự độc quyền của nhà nước lại không
dễ thuyết phục đến như vậy. Ví dụ, ngành hàng không ở Việt Nam gần
như độc quyền trong thị trường nội địa (nếu không kể đến sự có mặt rất
mờ nhạt của Pacific Airlines), trong khi nhiều nước khác nó lại có sự
góp mặt của nhiều hãng lớn cạnh tranh gay gắt với nhau.

▪ Do chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ
Chế độ bản quyền là một cơ chế bảo vệ quyền lợi của những nhà phát
minh, khuyến khích họ đầu tư công sức, thời gian và tiền của vào hoạt
động nghiên cứu và triển khai, góp phần nâng cao năng suất lao động
và đời sống tinh thần cho xã hội.

Nhưng chính những qui định này đã tạo cho người có bản quyền một
vị thế độc quyền lớn, tuy không phải vĩnh cửu (vị thế này còn tuỳ thuộc
vào thời hạn giữ bản quyền được qui định ở từng nước).

▪ Do sở hữu được một nguồn lực đặc biệt


Việc nắm giữ được một nguồn lực hay một khả năng đặc biệt nào đó
cũng sẽ giúp người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường.

▪ Do có khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất


Do tính chất đặc biệt của ngành có lợi tức tăng dần theo qui mô đã
khiến việc có nhiều hàng cùng cung cấp một dịch vụ trở nên không
hiệu quả và hãng nào đã có mặt trong thị trường từ trước thì có thể liên

2
tục giảm giá khi mở rộng sản xuất biến đó thành một hàng rào hữu hiệu
ngăn cản sự xâm nhập thị trường của những hãng mới. Trường hợp này
còn được gọi là độc quyền tự nhiên.

➢ Nguyên tác tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp độc quyền:

Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp độc quyền bán thuần túy sẽ lựa
chọn mức sản lượng tại đó có doanh thu cận biên bằng chi phí cận biên
(MR = MC). Do sức mạnh độc quyền nên doanh nghiệp độc quyền bán
thuần túy có khả năng đặt giá cao hơn so với chi phí cận biên.

2. Vận dụng
a. Phương trình các loại chi phí
- VC = Q2 – 40Q
- FC = 200
𝐹𝐶 200
- AFC = =
𝑄 𝑄
𝑉𝐶
- AVC = = 𝑄 − 40
𝑄
𝑇𝐶 200
- ATC = = 𝑄 − 40 +
𝑄 𝑄

- MC = TC’Q = 2Q – 40
- P = 200 – 2Q => TR = P*Q = (200 - 2Q) *Q = 200Q – 2Q2
- MR = (TR)’Q = 200 – 4Q
b. Để tối đa hóa lợi nhuận
MC = TC’Q = 2Q – 40
MC = P
 2Q – 40 = 200 – 2Q
 2Q2 = 240
 Q* = 60
 P* = 80

3
TR = P * Q = 60 * 80 = 4800

TC = Q2 – 40Q + 200 = 602 – 40 * 60 + 200 = 1400

π = TR – TC = 4800 – 1400 = 3400 USD


c. Nếu chính phủ đánh thuế t = 6USD/sản phẩm ta có:
MCt = MC + t = 2Q – 40 + 6 = 2Q – 46
Nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận
MR = MCt 200 – 4Q = 2Q – 46
 Qt = 41 ( sản phẩm)
Do đó: Pt = 200 – 2Qt = 200 – 2 * 41 = 118 (USD/sản phẩm)
TRt = Pt * Qt = 118 * 41 = 4838 (USD)
TCt = TC + t * Qt
= Qt2 – 40Qt + 200 + t * Qt
= 412 – 40 * 41 + 200 + 6 * 41
= 3767 (USD)
d.
3. Liên hệ thực tiễn
❖ Thực tiễn về phát triển ngành điện lực tại Việt Nam
- Tính đến cuối năm 2021, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ
thống đạt 76.620 MW, tăng gần 7.500 MW so với năm 2020, trong đó
tổng công suất các nguồn điện năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt
trời) là 20.670 MW (tăng 3.420 MW so với năm 2020) và chiếm tỷ
trọng 27,0%. Quy mô hệ thống điện Việt Nam đã vươn lên đứng đầu
khu vực ASEAN về công suất nguồn điện.
- Mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, điện sản xuất và
nhập khẩu toàn hệ thống vẫn đạt 256,7 tỷ kWh, tăng 3,9% so với năm

4
2020. Công suất phụ tải cực đại toàn hệ thống là 43.518 MW, tăng
11,3%.
- Điện thương phẩm toàn Tập đoàn đạt 225,3 tỷ kWh, tăng 3,85% so
với năm 2020, trong đó, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC)
tăng cao nhất 9,31%. Báo cáo của EVN (Tập đoàn điện lực Việt Nam)
cho thấy, điện cấp cho lĩnh vực công nghiệp-xây dựng chiếm tỷ trọng
54,5%, tăng trưởng 4,88%; điện cấp cho thương mại, khách sạn, nhà
hàng chiếm tỷ trọng 4,0% và là thành phần bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi
dịch COVID-19.
- Năm 2021 là một năm vận hành đầy biến động của Hệ thống điện
quốc gia: Nhiều khu vực nhu cầu điện giảm thấp do chịu ảnh hưởng
nặng nề của đại dịch COVID-19; thủy văn diễn biến bất thường và khó
dự báo; tỷ trọng các nguồn điện năng lượng tái tạo (đặc biệt điện mặt
trời, điện gió) tăng cao gây khó khăn trong điều hành hệ thống và dẫn
đến tình trạng “thừa nguồn”, đặc biệt là vào các ngày lễ và cuối tuần ở
khu vực miền Nam nhưng lại thiếu điện cục bộ một số khu vực tại miền
Bắc vào một số thời gian cao điểm nắng nóng mùa hè.
- Trung tâm Điều độ Hệ thống điện quốc gia đã thực hiện nghiêm túc
các quy định về lập lịch, huy động, vận hành và điều độ các nhà máy
điện, vận hành tối ưu trong thời gian thực các nguồn điện tái tạo, bảo
đảm công khai, công bằng, minh bạch.
- Mặc dù phụ tải thực tế thấp hơn nhiều so với dự báo, Tập đoàn vẫn
bảo đảm vận hành thị trường điện bán buôn cạnh tranh liên tục, ổn
định. Hiện tại, có 104 nhà máy điện tham gia trực tiếp trong thị trường
điện với tổng công suất 27.957 MW, chiếm 36,5% tổng công suất đặt
toàn hệ thống.

5
- Trong công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, Tập đoàn và các
đơn vị trực thuộc tiếp tục triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao hơn
nữa chất lượng cung ứng dịch vụ điện, đa dạng hoá hình thức cung cấp
dịch vụ, đã sửa đổi bổ sung Quy trình kinh doanh và giảm thời gian tiếp
cận điện năng theo Nghị quyết của Chính phủ.
- Đến nay, tỷ lệ thu tiền điện không dùng tiền mặt toàn Tập đoàn đạt
gần 95%, tỷ lệ giao dịch theo phương thức điện tử đạt 97,89%, tăng
20,32% so với năm 2020. Cùng với đó có tới 99,66% các yêu cầu về
dịch vụ điện được cung cấp qua các kênh Internet, qua Trung tâm chăm
sóc khách hàng, Trung tâm hành chính công.
- EVN cũng tiếp tục tập trung đơn giản hóa các thủ tục hành chính, rút
ngắn thời gian cấp điện. Thời gian cấp điện lưới trung áp giảm còn 3,30
ngày; thời gian cấp điện lưới hạ áp giảm cho khách hàng sinh hoạt khu
vực thành phố, thị xã, thị trấn là 2,29 ngày, khu vực nông thôn là 2,67
ngày và khách hàng ngoài sinh hoạt là 2,62 ngày.
- Dù tiếp tục gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai các
thủ tục đầu tư, đền bù giải phóng mặt bằng, chuyển đổi mục đích đất
rừng, thu xếp vốn, giá vật tư, vật liệu tăng cao và giãn cách do dịch
COVID-19, Tập đoàn và các đơn vị rất nỗ lực và có các giải pháp đẩy
nhanh tiến độ nên đã cơ bản hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch năm 2021.
- Theo đó, EVN đã đưa vào vận hành nhà máy Thủy điện Thượng Kon
Tum (220 MW) và nhà máy Thủy điện Đa Nhim mở rộng (80 MW);
hoàn thành cụm công trình cửa xả dự án Thủy điện tích năng Bắc Ái;
khởi công 3 dự án nguồn điện gồm: Nhà máy thủy điện Hòa Bình mở
rộng (480 MW), nhà máy Thủy điện Ialy mở rộng (360 MW) và nhà
máy nhiệt điện Quảng Trạch I (1.200 MW).

6
- Về lưới điện, EVN đã khởi công 198 công trình và hoàn thành 176
công trình lưới điện 110-500 kV. Đặc biệt, EVN đã hoàn thành dự án
cấp điện nông thôn tỉnh Lai Châu, triển khai thủ tục đầu tư dự án cấp
điện huyện Côn Đảo từ lưới điện quốc gia bằng cáp ngầm.
- Các Tổng công ty điện lực đã chủ động thu xếp các nguồn vốn hơn
1.100 tỷ đồng để cấp điện cho 15.000 hộ dân chưa có điện tại địa bàn
khó khăn thuộc các tỉnh Sơn La, Lào Cai, Lai Châu, Lạng Sơn, Điện
Biên, Nghệ An, Cà Mau...
- Tính đến cuối năm 2021, số xã có điện trên cả nước đạt 100% và số
hộ dân được sử dụng điện đạt 99,65%; trong đó số hộ dân nông thôn có
điện đạt 99,45%.
❖ Đề xuất giải pháp
Phát triển điện lực nói riêng và phát triển năng lượng nói chung có ý
nghĩa hết sức quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội,
đảm bảo an ninh quốc phòng của đất nước. Vì vậy, để đảm bảo phát
triển điện lực bền vững cần nghiên cứu triển khai các giải pháp chủ yếu
sau:

Khai thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Có thể nói đây là giải pháp hữu hiệu nhất mà nhiều nước trên thế giới
áp dụng, nhằm giảm nhu cầu điện năng để từ đó giảm chi phí đầu tư vào
phát triển nguồn lưới cung cấp điện, giảm tác động xấu đến môi trường
sinh thái (giảm phát thải ô nhiễm, chiếm dụng đất đai…) và giảm giá
thành điện năng…

Theo nghiên cứu, đánh giá của một số chuyên gia năng lượng trong
nước và quốc tế, giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả có thể giảm nhu
cầu điện năng của cả nước khoảng 11-12% vào năm 2030.

7
Theo đuổi kịch bản phát triển năng lượng phát thải ít carbon

Khí carbon dioxyt (CO2) phát thải từ việc đốt cháy nhiên liệu hóa thạch
(than trong năng lượng và dầu mỏ trong giao thông vận tải) được coi là
tác nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên. Vì vậy,
hiện nay hầu hết các quốc gia trên thế giới trong chiến lược phát triển
của mình đều hết sức quan tâm đến cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
toàn cầu và theo đuổi các kịch bản tăng trưởng phát thải ít carbon. Đối
với nước ta, hiện tại và trong tương lai, lượng phát thải CO 2 từ các nhà
máy nhiệt điện than chiếm tỷ trọng rất lớn, tiêu thụ than có thể lên đến
trên dưới 100 triệu tấn vào năm 2030, trong khi đó lượng than khai thác
trong nước có khả năng cung cấp cho sản xuất điện dự báo chỉ có thể hạn
chế khoảng 40 triệu tấn/năm, khoảng 2/3 lượng than còn lại sẽ là than
nhập.

Để đáp ứng yêu cầu giảm phát thải khí CO2, cần phải nghiên cứu xem
xét giảm tỷ trọng cac nhà máy nhiệt điện than trong cơ cấu phát triển
nguồn điện mà thay thế bằng các nguồn không/ít phát thải carbon như:
tăng cường tỷ trọng nguồn điện từ năng lượng tái tạo và nhập khẩu; xây
dựng các nhà máy điện nguyên tử và các nhà máy điện sử dụng khí hóa
lỏng.

Việc giảm tỷ trọng nguồn nhiệt điện than còn có ý nghĩa hết sức quan
trọng, là giảm bớt sự phụ thuộc quá nhiều vào nguồn than nhập khẩu,
góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

Tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo

Giải pháp hữu hiệu và chủ động nhất để bù đắp lượng nhiệt điện than
suy giảm trong cơ cấu phát triển nguồn điện theo kịch bản tăng trưởng

8
phát thải ít carbon là tăng cường phát triển nguồn điện từ năng lượng tái
tạo, mà chủ yếu là thủy điện nhỏ, sinh khối, gió và mặt trờo.

Để đảm bảo phát triển ngành Điện lực Việt Nam bền vững trong giai
đoạn từ nay đến năm 2030, cần tập trung nỗ lực vào việc tăng cường khai
thác tiềm năng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực
sản xuất công nghiệp và sinh hoạt; kiên định theo đuổi kịch bản tăng
trưởng phát thải ít carbon trong Quy hoạch phát trển Điện lực với quy
định bắt buộc áp dụng công nghệ than sạch (công nghệ lò hơi siêu tới
hạn) đối với các dự án nhiệt điện than mới và thúc đẩy đầu tư phát triển
các dự án năng lượng tái tạo, đặc biệt là điện gió, mặt trời và sinh khối.

❖ Vấn đề độc quyền

Tại Việt Nam hiện nay, ngoài một số nhà cung cấp nhỏ, có ít nhất ba
cơ quan lớn trong lĩnh vực năng lượng, đó là: Điện lực Việt Nam, PV
Power (Tổng công ty điện lực dầu khí Việt Nam), và TKV (Tập đoàn
công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, hay còn gọi là
VINACOMIN). Hãy giả sử rằng không tồn tại cơ chế độc quyền trong
sản xuất điện mặc dù cả ba công ty kể trên đều thuộc sở hữu nhà nước
và cũng không có bằng chứng nào cho thấy có sự cạnh tranh giữa ba
công ty này.

Ngoài ra, về mặt kỹ thuật, việc Nhà nước điều tiết hệ thống điện quốc
gia là hoàn toàn hợp lý. Chúng ta đang giả định rằng, theo truyền
thống, mỗi hệ thống cần một bên nắm vai trò điều tiết toàn bộ hệ thống,
và việc chính phủ nên là người điều tiết hệ thống quốc gia là một điều
hợp lý. Tuy nhiên, nếu công nghệ tiên tiến tới mức độ mà tất cả các nhà
sản xuất điện – nhà nước và tư nhân – đều có thể tham gia vào một hệ

9
thống điều phối chung, thì câu chuyện hiện tại của chúng ta về độc
quyền truyền tải điện sẽ khác đi, nghĩa là việc điều tiết hệ thống có thể
được áp dụng như nhau đối với tất cả các bên – nhà nước và tư nhân.

Hãy thử đơn giản hoá vấn đề bằng cách chỉ tập trung vào cơ chế độc
quyền trong truyền tải điện. Cơ sở duy nhất cho việc độc quyền này là
an ninh quốc gia. Hệ thống truyền tải điện quốc gia là hệ thống mang
tính xương sống và huyết mạch của hệ thống điện quốc gia, đóng vai
trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng và an
ninh quốc gia. Tuy nhiên, không ai giải thích được tại sao chính phủ
phải giữ độc quyền trong vận hành lưới điện quốc gia và các nhà máy
điện lớn chỉ vì chúng quan trọng đối với an ninh quốc gia.

Hiểu biết thông thường lẫn các nghiên cứu đáng tin cậy đều cho
chúng ta thấy rằng một hệ thống tập trung như lưới điện quốc gia cực
kỳ dễ bị tấn công. Nếu xương sống bị nứt, nhiều khả năng toàn bộ
quốc gia hoặc một phần lớn đất nước sẽ bị tê liệt. Các biện pháp đảm
bảo an toàn sẽ yêu cầu hệ thống được phân cấp thành nhiều yếu tố nhỏ
hơn – nhiều nhà máy điện và lưới điện cục bộ phân tán trên khắp đất
nước – và kết nối với nhau thành một mạng lưới thông minh và hài hòa.
An ninh quốc gia đòi hỏi lưới điện quốc gia và các nhà máy sản xuất
điện phải nằm phân tán trong cả nước, không tập trung thành một hệ
thống khổng lồ duy nhất.

Một cơ chế độc quyền được bảo vệ bởi luật là điều tệ nhất có thể xảy
ra đối với một nền kinh tế. Kể cả khi không được luật pháp bảo hộ,
EVN vốn dĩ đã nắm giữ vai trò độc quyền tự nhiên, điều này có từ sự
phát triển truyền thống của ngành năng lượng trên toàn thế giới. Dùng

10
luật pháp để bảo vệ thêm cho cơ chế độc quyền tự nhiên này không chỉ
không cần thiết, mà còn gây hại cho nền kinh tế – bởi vì luật này loại
bỏ tất cả các cơ hội có thể thúc đẩy đầu tư tư nhân và do đó, cạnh tranh
trong ngành năng lượng, trong trường hợp các điều kiện kinh tế mới
hoặc công nghệ mới cho phép cạnh tranh. Không có cạnh tranh thì
ngành năng lượng đơn giản không thể phát triển được.

Cho phép cạnh tranh cũng có nghĩa là chính phủ sẽ dành nhiều thời
gian hơn cho việc điều chỉnh và điều tiết, do đó để lại hoạt động kinh
doanh cho các doanh nghiệp tư nhân. Cho đến nay, hầu hết mọi kế
hoạch đầu tư trong lĩnh vực năng lượng đều phải đối mặt với các kế
hoạch, quy định, giấy phép, phê duyệt của nhà nước và phần lớn đều
cần có chữ ký của Thủ tướng, do đó thời gian bỏ ra thì nhiều nhưng
tiến độ không đạt được bao nhiêu. Điều này vô cùng kém hiệu quả cho
chính phủ. Cũng như không phải là một môi trường hấp dẫn cho các
nhà đầu tư tư nhân. Cấu trúc pháp lý nên cho phép các doanh nghiệp tư
nhân kinh doanh và cạnh tranh, thị trường tự điều chỉnh và chính phủ
đóng vai trò trọng tài điều tiết cạnh tranh, với rất ít các quy định điều lệ
miễn là điều kiện thị trường có thể cho phép.

Khi một nhà đầu tư tư nhân được phép xây dựng nhà máy năng lượng
mặt trời hoặc năng lượng gió rồi bán điện trực tiếp cho người tiêu dùng,
và xây dựng một mạng lưới truyền tải điện địa phương để phục vụ
khách hàng, có thể đó chỉ là một lưới điện rất nhỏ ở cấp độ khu vực,
nhưng việc này cũng sẽ mang đến một sự cạnh tranh nhỏ – ngay trong
lưới điện cục bộ đó – giữa nhà đầu tư tư nhân và EVN. Ngay cả khi
EVN không hề có hoạt động nào ở địa phương này, sự tồn tại của EVN

11
vốn đã tạo ra sự cạnh tranh tiềm năng cho bất kỳ công ty nào muốn
tăng giá đến mức vô lý về mặt kinh tế.

Trên thực tế, một nhà đầu tư tư nhân có thể muốn có một lưới điện
nhỏ độc lập tại địa phương, và đồng thời truyền một số điện của mình
qua lưới điện quốc gia của Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia
(EVNNPT) để phục vụ những khách hàng ở xa. Dù hoạt động độc lập,
hoặc kết nối với lưới điện quốc gia, hoặc cả hai, các lưới điện địa
phương này sẽ giúp tăng công suất năng lượng cho cả nước, đảm bảo
an ninh hơn cho mạng lưới năng lượng quốc gia, và mang lại cạnh
tranh nhiều hơn cho thị trường điện. Cạnh tranh thường làm tăng chất
lượng và giảm giá sản phẩm và dịch vụ.

Việc cho phép các nhà đầu tư tư nhân sản xuất và truyền tải điện trên
đường dây của chính họ không cho thấy có mối nguy hiểm nào đáng
kể. Nhiều nhà đầu tư tư nhân trong số này sẽ tiếp tục dựa vào EVNNPT
để truyền tải điện, bởi vì đó là cách tốt nhất để cung cấp điện cho một
khoảng cách rất dài hoặc một khu vực rất rộng. Tuy nhiên, việc chính
phủ cho phép các doanh nghiệp xây dựng nhà máy sản xuất của riêng
họ và hệ thống truyền tải điện sẽ là bước tiến lớn đầu tiên đưa cạnh
tranh vào ngành năng lượng ở mức có thể quản lý được.

Một thay đổi cấu trúc rõ ràng khác để tạo ra sự cạnh tranh trong lĩnh
vực năng lượng là tách EVNNPT hoàn toàn khỏi EVN, và chỉ để EVN
hoạt động như một công ty sản xuất điện. Tách truyền tải ra khỏi sản
xuất điện cho phép thúc đẩy cạnh tranh. Thứ nhất, việc chia tách này
giúp chấm dứt tất cả các khoản trợ cấp chéo giữa EVN và EVNNPT, từ
đó mỗi đơn vị sẽ hoạt động theo đúng với các nguyên tắc thị trường

12
hơn. Thứ hai, khi EVNNPT hoạt động độc lập và riêng biệt, đơn vị này
sẽ không có sự phân biệt đối xử với tất cả các nhà sản xuất điện, bao
gồm EVN và tất cả các công ty khác. Điều đó sẽ giúp tất cả các công ty
cạnh tranh trên một nền tảng bình đẳng.

Khi mà việc sản xuất và truyền tải điện còn nằm trong tay một nhà độc
quyền duy nhất, khi đó cạnh tranh không thể phát triển.

Một thay đổi cơ cấu khác có thể được thực hiện nếu chính phủ mong
muốn là tách 10 công ty con khác của EVN ra khỏi đơn vị này, và cho
phép các công ty con này hoạt động như các nhà sản xuất và truyền tải
điện độc lập. Sau khi tách ra, rõ ràng EVN vẫn là nhà sản xuất điện
chiếm ưu thế nhất và EVNNPT là công ty truyền tải điện chiếm ưu thế
nhất. Dù vậy, cạnh tranh vẫn có cơ hội tăng trưởng ổn định.

Cạnh tranh sẽ không xoá đi các quy định. mà đơn giản là nền kinh tế
đòi hỏi một cách thức điều tiết thị trường khác hơn, tinh vi hơn và hiệu
quả hơn. Và chính phủ sẽ có đủ thời gian để theo dõi các điều kiện thị
trường mới để thiết kế các quy định cho phù hợp.

❖ Giải pháp đề xuất cho vấn đề độc quyền


Có ba việc dễ làm mà chính phủ có thể thực hiện ngay lập tức để tạo
điều kiện cho cạnh tranh phát triển trong ngành năng lượng:

✓ Thay đổi Luật Điện lực bằng cách bỏ điều khoản độc quyền trong
Mục 4. Theo đó, cho phép các nhà đầu tư tư nhân sản xuất và truyền tải
điện, cũng như kết nối các mạng truyền dẫn của họ với lưới điện quốc
gia của EVNNPT.

13
Việc để các nhà đầu tư tư nhân xây dựng đường dây truyền tải của
riêng họ để tăng thêm sức mạnh và công suất cho toàn bộ mạng lưới
truyền tải quốc gia đang trở nên cấp bách hơn khi báo cáo của Ban Chỉ
đạo Quốc gia về Phát triển điện lực về tình trạng đầu tư phát triển lưới
điện đề cập như sau: Từ năm 2016 đến nay, EVN đã hoàn thành 160
công trình lưới điện 500-220kV. Tuy nhiên, việc xây dựng đường dây
gặp nhiều khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng,
đồng thời phải điều chỉnh một số đoạn tuyến đường dây do chồng lấn
với các qui hoạch chi tiết tại địa phương.

✓ Chia tách quyền sở hữu của EVN (đơn vị sản xuất điện) và EVNNPT
(đơn vị truyền tải điện), để tạo ra hai thực thể hoàn toàn riêng biệt. Sự
phân tách theo chiều dọc này sẽ ngăn chặn việc trợ cấp chéo giữa hai
thực thể này, cho phép cạnh tranh được phát triển trong cả sản xuất
điện và truyền tải điện, và đảm bảo rằng giá điện sẽ phù hợp hơn với
điều kiện thị trường thực tế. Sau đó, EVN và EVNNPT sẽ có thể kiểm
tra và cân bằng quyền lực lẫn nhau, vì lợi ích của người tiêu dùng và thị
trường, và tất cả các nhà sản xuất và truyền tải điện có thể được đối xử
bình đẳng như nhau.
✓ Chia tách 10 công ty con khác của EVN để thành lập các công ty
năng lượng độc lập, cho phép các đơn vị này mở rộng kinh doanh cả
sản xuất và truyền tải năng lượng hoặc cấp vốn và do đó, loại bỏ trợ
cấp chéo giữa các đơn vị này và EVN, đồng thời tăng cường cạnh tranh
trong thị trường năng lượng quốc gia.
Sự tồn tại của các quy hoạch từ chính phủ và những nỗ lực của các
đơn vị thâu tóm các dự án này có thể tạo ra một thị trường dự án, mà
trong đó một công ty cố gắng xin giấy đăng ký / giấy phép cho một dự

14
án nào đó, sau đó bán lại giấy đăng ký / giấy phép này cho các công ty
khác, việc làm này bóp nghẹt sự sáng tạo của các nhà đầu tư bằng cách
không cho họ cơ hội đầu tư khi họ thấy dự án phù hợp và dự án không
nằm trong quy hoạch của chính phủ trung ương.
Chính phủ nên tạo ra một thị trường năng lượng năng động bằng cách
cho phép cạnh tranh tư nhân, và khuyến khích các nhà đầu tư, đặc biệt
là các nhà đầu tư nước ngoài lớn, đầu tư vào thị trường năng lượng Việt
Nam, và không bị sa lầy vào các quy hoạch là điển hình của các nền
kinh tế kế hoạch tập trung.

15
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slide bài giảng kinh tế vi mô
2. http://thanglongwind.com/newsevents/mot-so-giai-phap-phat-trien-ben-
vung-nganh-dien-viet-nam-1059.html
3. https://cvdvn.net/doc-quyen-nganh-dien-va-nang-luong-giai-phap-de-
xuat/
4. https://www.evn.com.vn/d6/news/Tap-doan-Dien-luc-Viet-Nam-San-
sangthich-ung-an-toan-linh-hoat-va-hieu-qua-6-12-29908.aspx

You might also like