You are on page 1of 7

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: QUẢN TRỊ HỌC (867009)
TÊN CHỦ ĐỀ: QUẢN TRỊ VỪA MANG TÍNH KHOA HỌC
VÀ VỪA MANG TÍNH NGHỆ THUẬT

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TỐNG GIA HÂN


LỚP: DQK1215
MSSV: 3121330125

TP. HỒ CHÍ MINH , THÁNG 1 NĂM 2022


MỤC LỤC

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm quản trị
2. Tính khoa học của quản trị
3. Tính nghệ thuật của quản trị
B. QUẢN TRỊ
C. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VỪA MANG
TÍNH KHOA HỌC VÀ VỪA MANG TÍNH NGHỆ
THUẬT
1. Quản trị mang tính khoa học
2. Quản trị vừa mang tính nghệ thuật
3. Tầm quan trọng của việc kết hợp tính khoa học và nghệ
thuật trong quản trị
D. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MÔN QUẢN TRỊ HỌC
TRONG THỰC TIỄN ĐỐI VỚI BẢN THÂN VÀ
NGHỀ NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
1

A. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm quản trị:
‘’ Quản trị là tiến hành hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt
động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra’’ - James Stoner và Stephen Robbins.
2. Tính khoa học của quản trị:
Tính khoa học đòi hỏi nhà quản trị không dựa vào cảm tính phải có những báo
cáo suy luận cụ thể, đưa ra những phương án chiến lược phát triển để giải quyết vấn
đề mà không nên dựa vào suy nghĩ, chủ quan cá nhân. Phải dựa vào sự hiểu biết sâu
sắc các quy luật khách quan chung và riêng (tự nhiên, xã hội và kỹ thuật,..) đặc biệt
cần tuân thủ các quy luật của quan hệ công nghệ. Quan hệ kinh tế, chính trị, quan hệ
xã hội và tinh thần, quan hệ khoa học-kỹ thuật như : toán học, điều khiển học, tin
học, công nghệ học..cũng như ứng dụng nhiều luận điểm và thành tựu của các môn
xã hội học, tâm lí học, văn hóa ứng xử,..
3. Tính nghệ thuật của quản trị:
Thuật ngữ Nghệ thuật quản trị là những “bí quyết’’ phải làm thế nào để đạt được
mục tiêu và có hiệu quả cao. Lấy ví dụ như nghệ thuật dùng người, cách đối xử giữa
người với người, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật bán hàng,..
Tuy nhiên, muốn đạt được kết quả cao trong việc ứng dụng những nghệ thuật
vào việc làm cụ thể thì cần phải học ngay trong khi làm việc thực tế hay có thể nói “
Học phải đi đôi với hành, lý thuyết phải đi đôi với thực tiễn’’.

B. QUẢN TRỊ
“ Quản trị là gì ?’’
Quản trị là một phương thức hoạt động hướng đến mục tiêu được hoàn thành
với hiệu quả cao, bằng và thông qua những người khác, hoạt động quản trị là
những hoạt động tất yếu phát sinh khi con người kết hợp với nhau để cùng hoàn
thành mục tiêu.
Có một hình ảnh được Mac minh họa cho quản trị rất dễ hiểu đó là hoạt động
của một nhạc trưởng, người này không chơi bất kì một nhạc cụ nào mà chỉ đứng
chỉ huy các nhạc công tạo nên một bản nhạc giao hưởng.
2

Ngày nay, để trả lời cho câu hỏi trên có nhiều câu trả lời, sau đây là một vài
câu trả lời điển hình:
Thứ nhất, Quản trị là một quá trình do một hay nhiều người thực hiện nhằm
phối hợp các hoạt động của những người khác để đạt được những kết quả mà một
người hoạt động riêng rẽ không thể nào đạt được. Với cách hiểu này, hoạt động
quản trị chỉ phát sinh khi con người kết hợp với nhau thành tổ chức.
Thứ hai, Quản trị là sự tác động của chủ thể quản trị đến đối tượng quản trị
nhằm thực hiện các mục tiêu đã vạch ra một cách tối ưu trong điều kiện biến động
của môi trường. Với cách hiểu này, quản trị là một quá trình, trong đó chủ thể
quản trị là tác nhân tạo ra các tác động quản trị; đối tượng quản trị tiếp nhận các
tác động của chủ thể quản trị tạo ra; mục tiêu của quản trị phải được đặt ra cho cả
chủ thể quản trị và đối tượng quản trị, được xác định trước khi thực hiện sự tác
động quản trị.
Thứ ba, Quản trị là quá trình hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm soát công
việc và những nổ lực của con người, đồng thời vận dụng một cách có hiệu quả mọi
tài nguyên, để hoàn thành các mục tiêu đã định.
Tóm lại,Quản lý có thể được hiểu một cách đơn giản là một hoạt động cần thiết
phải được thực hiện khi mọi người tập hợp lại với nhau trong một tổ chức để đạt
được các mục tiêu chung một cách hiệu quả. Quản trị là một hoạt động hướng tới
mục tiêu dựa trên việc sử dụng các nguồn lực, con người có vai trò rất quan trọng
trong quản lý, và các hoạt động quản lý thường bị ảnh hưởng bởi môi trường.
C. PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ VỪA MANG TÍNH
KHOA HỌC VÀ VỪA MANG TÍNH NGHỆ THUẬT
Quản trị vừa có tính khoa học vừa có tính nghệ thuật. Khoa học ở chỗ nó
nghiên cứu, phân tích về công việc quản trị trong các tổ chức, tổng quát hoá các
kinh nghiệm tốt thành nguyên tắc và lý thuyết áp dụng cho mọi hình thức quản trị
tương tự. Nó cũng giải thích các hiện tượng quản trị và đề xuất những lý thuyết
cùng những kỹ thuật nên áp dụng để giúp nhà quản trị hoàn thành nhiệm vụ và qua
đó giúp các tổ chức thực hiện tốt mục tiêu.
Quản trị tập trung nghiên cứu các hoạt động quản trị thực chất, tức là những
hoạt động quản trị có ý nghĩa duy trì và tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức hoạt
3

động. Quản trị cung cấp các khái niệm cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu
các môn học về quản trị chức năng như quản trị sản xuất, quản trị tiếp thị, quản trị
nhân viên, quản trị hành chính, quản trị nhà nước…
Quản trị là một môn khoa học vì nó có đối tượng nghiên cứu cụ thể, có phương
pháp phân tích, và có lý thuyết xuất phát từ các nghiên cứu. Quản trị học cũng là
một khoa học liên ngành, vì nó sử dụng tri thức của nhiều ngành khoa học khác
như kinh tế học, tâm lý học, xã hội học, toán học, thống kê…
✻Tầm quan trọng của việc kết hợp tính khoa học và nghệ thuật
trong việc quản trị thực tế :
Cách thức quản trị giống như mọi lĩnh vực khác (y học, hội họa, kỹ
thuật…)đều là nghệ thuật, là ‘’bí quyết nghề nghiệp’’, là quá trình thực hiện các
công việc trong điều kiện nghệ thuật với kiến thức khoa học làm cơ sở.
Do đó, khi khoa học càng tiến bộ, thì nghệ thuật làm việc càng hoàn thiện. Các
thầy thuốc nếu không có tiến bộ khoa học thì có thể còn kém hơn cả những ông
lang vườn. Những người quản trị chỉ với lý thuyết suông mà không có nghệ thuật
thì chỉ trông chờ vào vận may, hoặc là lặp lại cái họ đã từng làm trước đây. Do
vậy, khoa học và nghệ thuật không loại trừ nhau mà phụ trợ cho nhau, nó chỉ là hai
mặt của một vấn đề.
Trong lĩnh vực quản trị, tính khoa học và nghệ thuật được thể hiện ở chỗ nắm
được khoa học quản trị giúp giảm được nguy cơ thất bại trong kinh doanh, nắm
được nghệ thuật quản trị thì sẽ giữ vững được sự bền vững trong kinh doanh.
Ví dụ như nhà quản trị nhìn thấy một nhân viên làm việc không đạt được hiệu
quả, ở góc độ khoa học nhà quản trị sẽ xem xét để đưa ra các giải pháp cải thiện
hiệu suất làm việc như: cải thiện điều kiện làm việc, xem xét lương thưởng, đãi
ngộ thích đáng,.. Còn ở góc độ nghệ thuật, nhà quản trị có thể quan tâm tìm hiểu
tâm lí, nhu cầu, mong muốn của nhân viên hay xem xét các mối quan hệ phức tạp
giữa các nhân viên, các vấn đề đời sống phát sinh ảnh hưởng đến hiệu suất làm
việc của nhân viên đó. Nhà quản trị sẽ liên hệ đến kinh nghiệm mà bản thân tích
lũy được hoặc qua kinh nghiệm của những người khác để giải quyết vấn đề nãy
sinh trong quá trình làm việc.
4

D. VẬN DỤNG LÝ THUYẾT MÔN QUẢN TRỊ HỌC


TRONG THỰC TIỄN ĐỐI VỚI BẢN THÂN VÀ NGHỀ
NGHIỆP TRONG TƯƠNG LAI
Việc vận dụng năng lực làm việc nhóm và kỹ năng ra quyết định đã học ở môn
Quản trị học giúp cho cuộc sống ngày đầu ở đại học dần dần trở nên thuận lợi hơn.
Sau khi học năng lực làm việc nhóm, em có thể phối hợp với các bạn cũng như
phân chia công việc hay khích lệ các bạn làm việc để đạt được kết quả tốt trong
thời gian sớm nhất. Sau này khi làm việc cũng vậy, bất kì nghề nghiệp nào cũng
cần phải làm trong một tập thể, do đó lý thuyết đã học ở môn Quản trị học về năng
lực làm việc nhóm giúp cho em có thể kết nối được với các cộng sự của mình,
phối hợp với nhau tốt hơn để hoàn thành mục tiêu.
Đối với năng lực tự quản, em có thể xây dựng cho mình những chuẩn mực cá
nhân rõ ràng, cư xử trung thực và có đạo đức, sẵn sàng thừa nhận sai lầm mà mình
đã gây ra. Ngoài ra em còn có nghị lực và phấn đấu với những mục đích mà bản
thân đã đề ra.
Về kỹ năng ra quyết định, giúp cho việc nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn và
việc đưa ra quyết định trở nên có căn cứ hơn ngay từ trong môi trường đại học đến
khi đi làm việc trong tương lai, giúp giảm tối đa các rủi ro và đỡ mất thời gian nếu
như quyết định không đúng đắn sẽ dẫn đến mục tiêu không được hoàn thành và sẽ
mất thời gian để làm lại. Tóm lại cho thấy đối với bất kì thời điểm nào, hay trong
bất kì lĩnh vực công việc nào, lý thuyết Quản trị học vẫn hữu dụng và cần được
ghi nhớ để có thể thức hiện công việc một cách tốt hơn.

HẾT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
http://www.dankinhte.vn/category/kinh-te-hoc/ (truy cập ngày
3/1/2022)
https://text.123docz.net/document/2408022-vi-sao-noi-quan-tri-vua-mang-tinh-
khoa-hoc-vua-mang-tinh-nghe-thuat-lay-vi-du-thuc-tien-de-lam-ro.htm (truy cập
ngày 4/1/2022)
https://tailieu.vn/docview/tailieu/2015/20150817/ninhninh263/
cau_hoi_ly_thuyet_5179.pdf?rand=194135 ( truy cập ngày 4/1/2022)
https://www.uef.edu.vn/newsimg/pqlkh/TLOnThiThS-QUANTRIHOC.pdf (truy
cập ngày 5/1/2022)
Tài liệu môn Quản trị học được cung cấp trên SGU Moodle- Trang 31, 34,35,99

You might also like