You are on page 1of 21

Họ và tên: Trần Đoàn Hoàng Phúc Mã số sinh viên: 31201020468

Ngày sinh: 14/12/2002 Lớp: IEC01 Học phần: Kinh tế phát triển

TÁC ĐỘNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID-19 ĐỐI VỚI


SỨC KHỎE TÂM THẦN Ở TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
Tóm tắt nội dung

Đại dịch COVID-19 đã và đang gây nên những mối lo ngại rất lớn đối với sức khỏe tâm
thần của toàn bộ thế hệ trẻ em và thanh thiếu niên. Song, vấn đề này vẫn chưa được nhìn
nhận một cách toàn diện từ xã hội. Nghiên cứu này xem xét tác động của đại dịch
COVID-19 lên sức khỏe tâm thần của trẻ em thông qua các yếu tố xã hội mà đại dịch đã
làm biến đổi. Qua đó cho thấy những thách thức và nỗi đau mà các em phải đối mặt trong
thời kì căng thẳng toàn cầu. Nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để phục hồi và bảo vệ sức
khỏe tâm thần của trẻ em, ủng hộ việc ưu tiên bảo đảm sức khỏe tâm thần ở trẻ em và
thanh thiếu niên là một phần thiết yếu trong bất kỳ phản ứng của cộng đồng nào trước
diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19.

Từ khóa: sức khỏe tâm thần, rối loạn tâm thần, trẻ em, thanh thiếu niên.

1. Đặt vấn đề

Ngày 31 tháng 12 năm 2019, các ca nhiễm bệnh viêm phổi lạ không rõ nguyên nhân được
báo cáo đầu tiên tại thành phố Vũ Hán, Trung Quốc. Trong vòng chưa đầy một tháng, vào
ngày 23 tháng 01 năm 2020, chính phủ Trung Quốc quyết định phong tỏa Vũ Hán do tỷ lệ
lây lan nhanh của dịch bệnh. Ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)
chính thức gọi “COVID-19” là “Đại dịch toàn cầu” (pandemic).

Ở thời điểm thực hiện nghiên cứu này, tháng 10 năm 2021, số ca nhiễm bệnh trên
toàn cầu đã vượt hơn 240 triệu với hơn 5 triệu trường hợp tử vong (WHO, 2021), trở
thành mối đe dọa chưa từng có tiền lệ cho sức khỏe cộng đồng và thách thức hệ thống y tế
của các quốc gia. Để đương đầu với dịch bệnh, hàng loạt biện pháp hạn chế quyền tự do
cá nhân được thông qua. Bên cạnh những tổn thất về mặt kinh tế, cuộc "Đại phong tỏa
toàn cầu" (IMF, 2020) còn gây ra những khủng hoảng về cảm xúc trên diện rộng và gia
tăng nguy cơ mắc các rối loạn tâm thần đối với con người.

Vì đang trong giai đoạn phát triển quan trọng nhất, trẻ em và thanh thiếu niên là
nhóm dễ bị tổn thương hơn cả trước các tác động tâm lý xã hội của đại dịch. Những biến
pháp được đưa ra như gián cách xã hội, đóng cửa trường học... ảnh hưởng trực tiếp đến
sinh hoạt hằng ngày của nhóm đối tượng trên. Việc gia tăng tiếp xúc với gia đình cũng có
thể gây ra các rối loạn tâm lý, một số còn phải đối diện với lạm dụng và bạo lực gia đình.
Đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với trẻ em và thanh thiếu niên, cũng là tình
hình cấp bách cần phải được nhìn nhận và giải quyết.
Song, kể cả khi chưa có đại dịch, những vấn đề về sức khỏe tâm thần vẫn chưa nhận
được sự quan tâm đúng đắn của xã hội dù hàng triệu trẻ em vẫn đang phải đối diện với
các rối loạn tâm lý hằng ngày. Một bộ phận không nhỏ người dân vẫn đánh đồng những
chia sẻ tâm lý với sự yếu đuối và không coi trọng những thay đổi về cảm xúc ở trẻ nhỏ.
Những rối loạn tâm thần như trầm cảm hiện vẫn được một số người sử dụng như trò đùa
và chưa có cái nhìn thật sự nghiêm túc.

Đáng tiếc thay, phớt lờ sức khỏe tâm thần của trẻ em đồng nghĩa với việc làm suy yếu
năng lực học tập, làm việc, xây dựng những mối quan hệ có ý nghĩa và đóng góp cho thế
giới. Phớt lờ những vấn đề sức khỏe tâm thần trong xã hội, tức là chúng ta đang ngừng
chia sẻ và gia tăng sự kỳ thị, ngăn cản không chỉ trẻ em, thanh thiếu niên mà bất kỳ ai gặp
khó khăn tìm kiếm sự giúp đỡ cần thiết. Xã hội vẫn còn im lặng và chưa nhìn nhận toàn
diện sự phức tạp của con người, theo lời của nhà vận động nhân quyền Lea Labaki
(2020): Chúng ta đã không thừa nhận rằng "căng thẳng tâm lý không phải là hành vi lệch
lạc cần phải kìm nén và che giấu mà chỉ là một khía cạnh bình thường của con người".

Tổn thương tâm lý có thể gây ra những tác động kéo dài đến suốt cuộc đời, nên việc
chăm lo cho sức khỏe tâm thần ngay từ giai đoạn đầu cần phải được nhìn nhận một cách
trực diện và nghiêm túc. Nếu nguồn lực xã hội không cần phải dùng để chữa trị cho
những người gặp vấn đề về tâm thần, tiềm năng của một bộ phận không nhỏ có thể được
khai phá và phát triển. Tạo ra một thế giới nơi những đứa trẻ được yêu thương một cách
đúng đắn ngay từ lúc sinh ra sẽ ngăn chặn được những vấn đề về tâm thần từ gốc rễ, trở
thành nền tảng vững chãi cho sự phát triển của xã hội văn minh, lành mạnh.

Trong viễn cảnh đại dịch, việc nghiên cứu về tình trạng sức khỏe tâm thần càng trở
nên quan trọng vì qua việc xem xét tác động của sự thay đổi mạnh mẽ trong thế giới thực
lên thế giới tâm trí của trẻ em và thanh thiếu niên, những yếu tố phù hợp hoặc làm suy
yếu sức khỏe tâm thần có thể được nhận diện và đưa ra biện pháp khắc phục phù hợp.
Nghiên cứu này xem xét các yếu tố thay đổi do đại dịch COVID-19 tác động lên trẻ em và
thanh thiếu niên như thế nào, từ đó đưa ra một số khuyến nghị để phục hồi và bảo vệ sức
khỏe tâm thần cho nhóm đối tượng trên.

2. Khung lý thuyết: Những vấn đề cơ bản về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và
thanh thiếu niên.

2.1. Sức khỏe tâm thần

"Sức khỏe" thường được đi kèm với các hình ảnh khỏe mạnh của cơ thể, cơ quan nội tạng
hoạt động bình thường, một chế độ ăn uống và tập thể dục lành mạnh, cân bằng trong
công việc, gia đình và giải trí. Song, khi trở thành cụm từ "sức khỏe tâm thần", nhiều
người vẫn còn những suy nghĩ tiêu cực và chưa nhìn nhận chính xác. "Tâm thần" thường
được đánh đồng với bệnh "điên", có những hành vi, lời nói không phù hợp với xã hội.
"Sức khỏe tâm thần" được nhiều người xem là sự phóng đại hóa các suy nghĩ, và là lý do
để biện minh cho việc không đủ khả năng để giải quyết những vấn đề cá nhân. Đây là một
hiểu lầm đáng quan ngại dẫn đến sự kỳ thị và loại bỏ việc chăm sóc sức khỏe tâm thần đối
với những người gặp khó khăn.

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng "sức khỏe tâm thần" là một khái niệm hoàn toàn
tách biệt với "rối loạn tâm thần" hay "bệnh tâm lý".

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa sức khỏe tâm thần là "trạng thái tâm lý của
một người có thể nhận ra năng lực của bản thân, có thể đối diện với áp lực cuộc sống, làm
việc hiệu quả và có khả năng đóng góp cho cộng đồng", bao gồm "hạnh phúc chủ quan,
khả năng tự nhận thức, tự chủ, năng lực, sự phụ thuộc giữa thế hệ và khả năng tự hiện
thực hóa tiềm năng trí tuệ và tình cảm của một người".

Từ quan điểm của tâm lý học tích cực, sức khỏe tâm thần bao gồm "khả năng của một
cá nhân để tận hưởng cuộc sống, tạo ra một sự cân bằng giữa các hoạt động cuộc sống và
những nỗ lực để đạt được khả năng phục hồi tâm lý". Tâm lý học tích cực bắt đầu như
một lĩnh vực tâm lý mới vào năm 1998 khi được Martin Seligman với tư cách là chủ tịch
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ chọn làm chủ đề cho nhiệm kỳ của ông. Đây là một phản ứng
chống lại phân tâm học và chủ nghĩa hành vi, khi hai lĩnh vực này chỉ chú tâm đến các
"bệnh tâm thần", nhấn mạnh hành vi không thích nghi và suy nghĩ tiêu cực. Các nhà tâm
lý học tích cực đã xây dựng phong trào nhân văn, khuyến khích đặt trọng tâm vào hạnh
phúc, khỏe mạnh và những điều tích cực trong cuộc sống.

Theo Hội bác sĩ phẫu thuật U.K (1999): "Sức khỏe tâm thần là thành công của chức
năng tâm thần, dẫn đến các hành vi có ích, các mối quan hệ thành công với người khác,
và cung cấp khả năng thích ứng với sự thay đổi và đối phó với nghịch cảnh".

Sự khác biệt về văn hóa, đánh giá chủ quan và các nền tảng lý thuyết khác nhau đã
ảnh hưởng đến cách mà "sức khỏe tâm thần" được định nghĩa. Song, cả ba khái niệm trên
đều cho rằng sức khỏe tâm thần là một trạng thái sức khỏe tích cực, giúp con người thể
hiện cảm xúc, nhận thức, sống hạnh phúc và cống hiến cho cộng đồng.

2.2. Trẻ em và thanh thiếu niên

Do có nhiều quy định ở các nước khác nhau về độ tuổi được xem là trẻ em và thanh thiếu
niên, nghiên cứu này được thực hiện dựa trên quy định của Tổ chức Y tế Thế giới. Song,
những quy định về độ tuổi vẫn còn nhiều bất cập khi trải nghiệm của mỗi cấ nhân là khác
nhau nên không thể đưa ra một thời điểm cụ thể cho toàn bộ dân số.

Theo WHO, trẻ em nằm trong khoảng tuổi từ khi sinh ra đến lúc 12 tuổi. Đây là giai
đoạn con người tiếp xúc và bắt đầu tìm hiểu về thế giới xung quanh, học quan sát, trải
nghiệm và giao tiếp với người khác. Đây cũng là giai đoạn hình thành các liên kết tình
cảm mạnh mẽ giữa những đứa trẻ với người chăm sóc chúng. Và những liên kết này sẽ có
tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với cuộc sống trưởng thành sau này.
Thanh thiếu niên là giai đoạn phát triển của con người từ 13 đến 19 tuổi, là quá trình
chuyển tiếp về thể chất và tinh thần giữa trẻ em và tuổi trưởng thành. Sự chuyển tiếp này
được đánh dấu bằng quá trình dậy thì, những thay đổi về sinh học, xã hội và tâm lý.
Những thay đổi về nhận thức, tình cảm diễn ra trong giai đoạn này có thể là nguyên nhân
gây ra xung đột gia đình hoặc là sự phát triển nhân cách tích cực. Đây là một cuộc "tìm
kiếm bản sắc", nhận định thế giới, điều "đúng" và "sai" đối với mỗi cá nhân. G. Stanley
gọi thời kỳ này là giai đoạn của "Dông bão và Stress". Theo ông, những xung đột xuất
hiện là hoàn toàn bình thường. Mặt khác, Margaret Mead gắn cách hành xử của thiếu niên
với văn hóa và môi trường nuôi dưỡng.

Cả trẻ em và thanh thiếu niên đều là những con người đang làm quen với thế giới, đi
tìm vị trí của bản thân trong xã hội. Đây là 2 giai đoạn dễ bị tác động nhất bởi các yếu tố
tâm lý làm thay đổi nhận thức và hành vi. Dưới ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, nhiều
trẻ em phải sống với sự lo âu không phù hợp với lứa tuổi. Những thanh thiếu niên với tiếp
xúc xã hội hạn chế sẽ phải đối diện với cuộc "khủng hoảng bản sắc" (Erik Erikson) một
các không hoàn thiện do thiếu đi các mối quan hệ bạn bè để chia sẻ.

2.3. Rối loạn tâm thần

Như đã đề cập ở phần 2.1, "sức khỏe tâm thần" và "rối loạn tâm thần" là hai khái niệm
tách biệt nhau nhưng thường bị nhầm lẫn bởi phần lớn dân số.

Trong Sổ tay chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần, Hiệp hội Tâm thần học
Hoa Kỳ định nghĩa "Rối loạn tâm thần là một hội chứng hoặc mô hình tâm lý có liên quan
đến tình trạng đau khổ (một triệu chứng đau đớn), khuyết tật (suy giảm một hoặc nhiều
lĩnh vực hoạt động quan trọng), tăng nguy cơ tử vong hoặc gây mất tự chủ; tuy nhiên, nó
loại trừ những phản ứng bình thường như đau buồn vì mất người thân và cũng loại trừ
những hành vi lệch lạc vì lý do chính trị, tôn giáo hoặc xã hội không xuất phát từ rối loạn
chức năng cá nhân".

Rối loạn tâm thần có thể gây mất kết nối giữa tâm trí và thực tế, gây ra những trải
nghiệm đáng sợ không thể giải thích không chỉ với cá nhân mà cả những người xung
quanh. Rối loạn tâm thần thường xảy ra do sự kết hợp giữa di truyền và trải nghiệm sống,
các sự kiện căng thẳng, đột ngột, sử dụng chất kích thích hoặc sức khỏe sa sút (các bệnh
hiểm nghèo, Parkinson...). Viên sức khỏe tâm thần quốc gia báo cáo rằng cứ 100 người thì
có đến 3 người sẽ trải qua một giai đoạn rối loạn tâm thần trong cuộc đời của họ. Những
trải nghiệm cực đoan có thể chỉ xảy ra trong một thời gian nhất định hoặc kéo dài và trở
thành một đặc điểm của sức khỏe tâm thần như tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực và
trầm cảm nặng.

Nghiên cứu chỉ đề cập đến những rối loạn tâm thần có thể được gây ra dưới các tác
động của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và thanh thiếu niên, được xem là những
chứng rối loạn tâm thần được chẩn đoán bao gồm rối loạn tăng động giảm chú ý, rối loạn
cư xử, thiểu năng trí tuệ, rối loạn lưỡng cực, lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống, tự kỷ, tầm
thần phân liệt và một nhóm các rối loạn nhân cách. Trong số đó, lo âu và trầm cảm chiếm
khoảng 40% các trường hợp được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần ở trẻ em và thanh
thiếu niên.

2.4. Thực trạng về sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên trước khi đại dịch
COVID-19 bùng phát

Sức khỏe tâm thần chưa bao giờ là vấn đề được quan tâm đúng mực của xã hội. Hơn 13%
trẻ vị thành niên từ 10-19 tuổi phải sống chung với rối loạn tâm thần được chẩn đoán
(WHO, 2020). Ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng ghi nhận các căng thẳng tâm lý xã hội,
dù dưới mức độ rối loạn dịch tễ học song vẫn làm gián đoạn cuộc sống, ảnh hưởng sức
khỏe và tiềm năng phát triển của các em. Sự thờ ơ của xã hội đã phải trả một cái giá rất
đắt và chúng ta không thể nào phớt lờ vấn đề này thêm nữa.

Theo ước tính từ WHO, mỗi năm có khoảng 45.800 trẻ vị thành niên tử vong do tự
tử, đồng nghĩa với cứ mỗi 11 phút lại có một em quyết định chấm dứt cuộc đời mình. Đây
là một con số đi ngược lại hoàn toàn với sự phát triển của nhân loại. Ở một thế giới được
xem là văn minh, nơi con người được đón nhận một nền giáo dục tiên tiến, dịch vụ công
đồng hiện đại, sự đau khổ với cuộc sống lại là một trong những nguyên nhân gây tử vong
phổ biến nhất đối với thanh thiếu niên, độ tuổi chưa cần phải lo lắng quá nhiều về vật chất
sinh tồn. Điều này đã đặt ra một câu hỏi cho toàn nhân loại về giá trị thực sự của cuộc
sống và điều gì đang thiếu thốn ở những đứa trẻ được xem là sinh ra trong thời kỳ đầy đủ
nhất? Bên cạnh sự chênh lệch giàu nghèo, sự thiếu quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe
tâm thần là điều khiến cho những đứa trẻ cảm thấy cô độc và bất mãn.

Bên cạnh đó, mức độ thâm hụt nguồn vốn con người hằng năm xuất phát từ tình trạng
sức khỏe tâm thần ở trẻ em từ 0-19 tuổi là 387.2 tỷ đô la Mỹ trên toàn cầu. Trong đó, các
rối loạn bao gồm lo âu và trầm cảm gây ra khoản thâm hụt trị giá 340,2 tỷ đô la Mỹ, và tự
tử gây ra khoản thâm hụt trị giá 47 tỷ đô la Mỹ. (UNICEF, 2020)

Hình 1: Thiệt hại do rối loạn tâm thần gây ra dựa trên GDP bình quân đầu người của từng
quốc gia cụ thể được điều chỉnh theo tỷ lệ ngang giá sức mua (PPP) – đơn vị: triệu đô la
Mỹ
US$12,132 US$4,663
4% 1%
US$17,997
5%

US$27,136
8%
US$91,620 Tâm thần phân liệt
27% Lo âu
Rối loạn hành vi ở trẻ
US$35,248 Trầm cảm
10%
Thiểu năng trí tuệ
Tự kỷ
Rối loạn lưỡng cực
Rối loạn ăn uống
US$74,410
22% US$76,980
23%

Nguồn: McDaid, David và Sara Evans-Lacko, ‘The Case for Investing in the Mental Health and Well-
being of Children’ [“Trường hợp Đầu tư vào Sức khỏe Tâm thần và sự Phát triển của trẻ em”], tài liệu
nền tảng cho Báo cáo Tình hình trẻ em Thế giới năm 2021, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, tháng 5 năm
2021.

Bất chấp những yêu cầu về các biện pháp bảo vệ sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh
thiếu niên, đầu tư vào vấn đề này vẫn còn hạn chế, chỉ đạt 2,1%% so với chi tiêu cho y tế
nói chung trên phạm vi toàn cầu. Sự thiếu đầu tư này thể hiện ở cả nguồn nhân lực khi số
lực bác sĩ tâm thần chuyên điều trị cho trẻ em và trẻ vị thành niên là dưới 0,1 trên
100.000. (UNICEF, 2021)

Với những hiện hữu như trên, nếu không có những thay đổi phù hợp, tác động của đại
dịch COVID-19 có thể làm tồi tệ hơn tình trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh
thiếu niên trên toàn thế giới.

3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Nghiên cứu của UNICEF trong Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021

Trong "Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021: Trong tâm trí tôi" của UNICEF
(2021), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc đã nghiên cứu số liệu về tình trạng sức khỏe tâm
thần và rối loạn tâm thần của trẻ em trên toàn thế giới. "Đại dịch COVID-19 đã và đang
gây nên những mối lo ngại lớn, song chỉ là bề nổi của tảng băng vấn đề sức khỏe tâm
thần, điều mà chúng ta đã phớt lờ bấy lâu nay".

"Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021" nhấn mạnh sự ảnh hưởng của các yếu
tố xã hội đến sức khỏe tâm thần và các yếu tố môi trường tác động lên quá trình trưởng
thành của trẻ em. Báo cáo được xây dựng dựa trên lý thuyết hệ thống môi sinh của Urie
Bronfenbrenner được nêu trong Phiếu báo cáo Innocenti số 16: Thế giới của sự ảnh hưởng
- Thấu hiểu điều gì hình thành nên hạnh phúc của trẻ em ở những quốc gia thịnh vượng
(UNICEF, 2020) và Phương pháp tiếp cận các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe tâm thần
phát triển bởi WHO. Báo cáo bao gồm ba phạm vi ánh hưởng: thế giới bên trong đứa trẻ,
thế giới xung quanh đứa trẻ và thế giới rộng lớn nói chung.

Trong "Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021", UNICEF và Gallup đã thực hiện
phỏng vấn qua điện thoại với khoảng 20.000 người tại 21 quốc gia từ giữa tháng 2 đến
tháng 6 năm 2021 cho 2 nhóm dân số khác nhau: người từ 15-24 tuổi và người từ 40 tuổi
trở lên. Phạm vi khảo sát là toàn bộ quốc gia, bao gồm cả khu vực nông thôn và thành thị.
Khung lấy mẫu đại diện cho toàn bộ dân số không thuộc diện chăm sóc tập trung và có sử
dụng điện thoại.

3.2. Nghiên cứu "Đại dịch COVID-19 đang tác động như thế nào đến sức khỏe tinh
thần của trẻ em và thanh thiếu niên" của nhóm tác giả Đại học Minas Gerais
(Brazil)

Nghiên cứu được thực hiện bởi các tác giả Debora Marques de Miranda, Bruno da Silva
Athanasio, Ana Cecilia Sena Oliveira, Ana Cristina Simoes-e-Silva.

Dữ liệu trong nghiên cứu "Đại dịch COVID-19 đang tác động như thế nào đến sức
khỏe tinh thần của trẻ em và thanh thiếu niên" được thu thập độc lập bởi hai tác giả thực
hiện tìm kiếm toàn diện trên cơ sở dữ liệu PubMed, Scopus, SciELO và Google Scholars.
Những thông tin được lựa chọn bao gồm các bài báo khoa học, thư nghiên cứu, bài luận
xã hội, các tuyên bố và nghiên cứu của các nhóm, tổ chức trên thế giới.

Nhóm tác giả xây dựng các bảng so sánh và phân tích dữ liệu thu thập được dù không
thể thực hiện đánh giá một cách hệ thống hoàn chỉnh do các tài liệu rất ít sự đồng nhất
trong tiêu chí đánh giá về sức khỏe tâm thần, độ tuổi, các dấu hiệu và triệu chứng được
sàng lọc.

3.3. Phương pháp nghiên cứu trong bài viết

Nghiên cứu này tổng hợp số liệu thu thập được từ các tổ chức WHO, UNICEF, Liên Hợp
Quốc, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), các bài báo khoa học từ các
tác giả tìm kiếm được trên Google Scholars và thông tin từ các trang web tâm tý học, nền
tảng tham vấn sức khỏe tâm thần: acrazymind.vn, healthymind.vn.

Do các số liệu thu thập được là từ những nghiên cứu riêng biệt về một rối loạn tâm
thần hoặc một tình trạng sức khỏe tâm thần cụ thể ở trẻ em và thanh thiếu niên nên khó có
thể đưa ra một đánh giá tổng quát. Song, dữ liệu từ các nguồn trên khi được tổng hợp vẫn
đưa ra một góc nhìn tương đối toàn diện về hiện trạng sức khỏe tâm thần của trẻ em và
thanh thiếu niên trong đại dịch COVID-19.
Từ nguồn dữ liệu trên kết hợp với những quan sát trong đời sống và các bài viết trên
nhiều nền tảng mạng xã hội khác nhau, nghiên cứu chỉ ra 6 yếu tố xã hội mà đại dịch
COVID-19 đã làm thay đổi và tác động lên sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu
niên bao gồm: đóng cửa trường học và chuyển sang phương án học trực tuyến, giãn cách
xã hội dẫn đến sự thay đổi trong sinh hoạt thường nhật, sự gia tăng tương tác trực tuyến
trên các mạng xã hội, lạm dụng, bạo lực trẻ em, áp lực của những bậc phụ huynh và tác
động đối với trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe.

4. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với sức khỏe tâm thần ở trẻ em và
thanh thiếu niên

Đại dịch COVID-19 đã gây ra cuộc đại suy thoái toàn cầu, khủng hoảng về kinh tế và
chính trị ở nhiều quốc gia. Không những vậy, sự đe dọa của đại dịch đối với sức khỏe tâm
thần là vô cùng nghiêm trọng. Nghiên cứu xem xét 6 yếu tố bị ảnh hưởng bởi đại dịch có
tác động mạnh mẽ lên tình trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm:
đóng cửa trường học và chuyển sang học trực tuyến, giãn cách xã hội dẫn đến sự thay đổi
trong sinh hoạt thường nhật, sự gia tăng tương tác trực tuyến, lạm dụng và bạo lực trẻ em,
áp lực của những bậc phụ huynh, tác động đối với trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề
sức khỏe.

4.1. Tác động của việc đóng cửa trường học và chuyển sang phương án học trực
tuyến

Trước diễn biến của dịch bệnh, học tập từ xa với các thiết bị công nghệ là phương án thỏa
đáng nhất để có thể tiếp tục việc giáo dục. Song, nhiều hộ gia đình vẫn không đủ điều
kiện để trang bị các thiết bị phù hợp, sự mất tập trung ở các trẻ em nhỏ là vấn đề khó có
thể giải quyết.

Tính đến tháng 7 năm 2021, 18 tháng sau khi ca nhiễm bệnh đầu tiên được công bố,
xét trên phạm vi toàn cầu, hơn 1.7 tỷ trẻ em chịu ảnh hưởng của sự gián đoạn về giáo dục,
với ít nhất 463 triệu không thể tham gia học trực tuyến (UNESCO, 2021).

Ở Việt Nam, trải qua 2 làn sóng dịch với năm 2020, thời gian đóng cửa trường học từ
tháng 2 đến tháng 5 và năm 2021, ở một số địa phương bùng dịch mạnh phải đóng cửa
trường học từ tháng 5 và đến tháng 11 năm 2021 vẫn chỉ đang trong quá trình xem xét thí
điểm mở cửa lại các trường, 21,2 triệu trẻ em trong cả nước đã bị gián đoạn việc học. Có
đến 3% hộ gia đình nông thôn đã dừng cho con đến trường do thu nhập giảm (Viện Chính
sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn, 2020).

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên, việc đóng cửa trường học dẫn đến sự mất mát
trong việc giao tiếp, học tập, vui chơi cùng bạn bè, mất đi cơ hội phát triển xã hội và tình
cảm cộng đồng. Những thanh thiếu niên tham gia cuộc thảo luận nhóm của JHU đều có
những ý kiến tương đồng về việc phải dừng đến trường. "Ngay cả khi nói với bản thân
rằng mình sẽ học, những tương tác xã hội vẫn có ảnh hưởng lớn đến chúng em, và điều đó
làm thay đổi tâm trạng chúng em rất nhiều", một bạn gái ở Thụy Sĩ tham gia vào cuộc
thảo luận. "Cảm giác học ở trường hoàn toàn khác biệt" là điều được nhiều học sinh đồng
tình trong cuộc thảo luận, những lợi ích của việc học trực tuyến cũng là điều đáng quan
ngại khi nhiều em cho rằng khó có thể tiếp thu kiến thức, không có lợi ích hoặc chỉ là áp
lực phải hoàn thành bài tập.

Không những vậy, những tác động kinh tế của đại dịch COVID-19 đã khiến nhiều trẻ
em phải sống trong tình trạng thiếu thốn. Theo Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, 2 trong 5 trẻ em
trên toàn thế giới thuộc diện nghèo đói. Không đạt được những nhu cầu cơ bản để sinh
tồn, việc học trực tuyến vẫn là một vấn đề quá xa xỉ đối với các em.

Ở Việt Nam, học sinh ở vùng sâu với độ phủ sóng hạn chế và khó có thể chi trả cho
các thiết bị công nghệ cần thiết phải tạm dừng hoàn toàn việc học. Các chương trình học
trực tuyến trên truyền hình và học từ xa không bao phủ đồng đều các cấp học, nội dung
chương trình tập trung từ lớp 9 đến lớp 12, và mỗi địa phương lại có những kênh truyền
hình khác nhau. Điều này có thể dẫn đến sự chênh lệch và thiếu đồng bộ trong giáo dục cả
nước, gây ra khó khăn trong việc đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phân nửa số học
sinh được phỏng vấn bởi UNICEF thừa nhận học ít hơn hoặc hầu như không học khi
trường học đóng cửa (2020). Nhiều giáo viên không được trang bị kĩ năng để giảng dạy
trực tuyến. Trẻ em dân tộc thiểu số là nhóm đối tượng chịu tác động mạnh mẽ nhất khi bị
hạn chế bởi rào cản công nghệ và ngôn ngữ.

Tất cả những vấn đề trên gây ra bởi đại dịch có thể gia tăng sự căng thẳng và lo âu ở
trẻ em và thanh thiếu niên. Những lo lắng về việc không bắt kịp bài học, mất đi cảm giác
thân thiện, trao đổi với bạn bè là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tâm thần các
em. Đối với trẻ nhỏ, sự thiếu tương tác trực tiếp với thầy cô khiến cho các em khó để tập
trung học. Ở trường tiểu học và mầm non các hoạt động giải trí cùng bạn bè đã trở thành
niềm vui và là phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Việc ngắt quãng các hoạt
động ở trường có thể dẫn đến mất cân bằng sinh hoạt, gây ra căng thẳng ở trẻ nhỏ.

Ở những trẻ lớn hơn, việc nghỉ học tạm thời có thể tạo ra cảm giác cô lập xã hội, dẫn
đến các tình trạng sức khỏe tâm thần bao gồm tự ngược đãi bản thân, nảy sinh ý định tự
tử, trầm cảm, lo âu và sử dụng chất kích thích. Việc quay trở lại trường sau khi đại dịch
đã lắng xuống với thiếu hụt kiến thức cũng khiến thanh thiếu niên trở nên tự ti, các mối
quan hệ bị ảnh hưởng tạo ra cảm giác cô độc, lo âu.

Bộ Lao động — Thương binh và Xã hội qua khảo sát đã xác định rằng trẻ em cảm
thấy bị cô lập khi không được đến trường, gặp gỡ bạn bè hoặc tham gia các hoạt động thể
thao và giải trí.

4.2. Tác động của việc giãn cách xã hội và sự thay đổi trong sinh hoạt thường nhật

Để giảm thiểu tác động của đại dịch COVID-19, giãn cách xã hội là biện pháp đầu tiên
được đưa ra và cũng thể hiện được mức độ hiệu quả đáng kể. Song, việc giãn cách xã hội
đã gây ra sự thay đổi trong sinh hoạt thường nhật, và những thay đổi này có tác động cả
tích cực lẫn tiêu cực lên sức khỏe tinh thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Việc giãn cách xã hội dẫn đến mất đi các hoạt động thể chất ngoài trời. Đây là một
yếu tố quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể. Trẻ em cần bổ sung vitamin D qua các
hoạt động ngoài trời để tăng cường thể chất. Theo tiến sĩ Mercola, ánh nắng mặt trời có
tác động sâu sắc tới sức khỏe tinh thần, hơn bất kỳ yếu tố thời tiết nào khác. Có tới
khoảng 20% người Mỹ bị ảnh hưởng bởi chúng Rối loạn Tâm lý theo mùa SAD khi mùa
đông tới, lượng ánh nắng mặt trời giảm rõ rệt. Việc ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và
không khí trong lành có thể gây ra trạng thái lo âu, buồn chán, kiệt quệ ở trẻ em và thanh
thiếu niên, nếu tình trạng này kéo dài có thể phát triển thành trầm cảm.

Giãn cách xã hội khiến cho các sự kiện cộng đồng bị hủy bỏ. Những buổi hòa nhạc,
hoạt động thiện nguyện, họp mặt tổ chức, các khu vui chơi đều không thể được tiến hành.
Điều này khiến cho trẻ em và thanh thiếu niên mất đi một kênh giải trí lành mạnh, đứt gãy
các liên kết cộng đồng. Những buổi đi chơi, họp mặt bị hủy bỏ có thể gây ra sự chán nản,
đau buồn. Tồi tệ hơn, nhiều trẻ em và thanh thiếu niên có nhu cầu xã hội cao có thể cảm
thấy cô đơn hoặc đau buồn cực độ, gây ra các tác động tiêu cực tâm lý dẫn đến các hoạt
động cực đoan như tự làm hại bản thân, khủng hoảng.

Mặt khác, một số trẻ em và thanh thiếu niên nhận được những tác động tích cực đến
từ đại dịch. Không bỏ qua những tác động tồi tệ của đại dịch lên dân số, giãn cách xã hội
giúp một bộ phận trẻ em và thanh thiếu niên được ở nhà và dành nhiều thời gian cho các
hoạt động cá nhân như đọc sách, sáng tạo... Nhóm này cho biết rằng họ cảm thấy thoải
mái và không phải chịu áp lực trong việc giao tiếp với người khác.

Giãn cách xã hội khiến cho mọi hoạt động của trẻ em và thanh thiếu niên đều diễn ra
bên trong ngôi nhà. Điều này có thể giúp thúc đẩy mối quan hệ tích cực giữa các thành
viên trong gia đình. Song, không phải ngôi nhà nào cũng là nơi bình yên cho trẻ nhỏ; và
sự gần gũi quá mức giữa các thế hệ cũng có thể gây ra các tác động lên tâm lý của trẻ em
và thanh thiếu niên. Điều này sẽ được phân tích rõ hơn trong phần sau của nghiên cứu.

Giãn cách xã hội trong đại dịch có thể tạo ra các tác động tiêu cực và tích cực đến các
nhóm đối tượng khác nhau. Song, điều này làm đứt gãy các liên kết xã hội và sẽ ảnh
hưởng lâu dài đến sự phát triển toàn diện của trẻ em và thanh thiếu niên.

4.3. Tác động của sự gia tăng tương tác trực tuyến trên các mạng xã hội

Việc giãn cách xã hội đã làm tăng thời gian hoạt động của trẻ em và thanh thiếu niên trên
các thiết bị điện tử. Nhóm đối tượng sử dụng điện thoại, máy tính, máy tính bảng để học
tập, giải trí và cả giao tiếp xã hội. Điều này có tác động đa chiều đến sức khỏe tâm thần
của trẻ em và thanh thiếu niên.

Trước tiên, những tiếp xúc quá nhiều với màn hình và ánh sáng xanh có thể gây ảnh
hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể, suy giảm thị lực. Nhưng nếu sử dụng ở mức độ phù hợp,
phương tiện giải trí có thể trở thành công cụ để đối phó với sự đau khổ, buồn chán và
thiếu tương tác xã hội do đại dịch gây ra. Đặc biệt là đối với thanh thiếu niên, sử dụng
mạng xã hội có thể hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe tâm thần vì nó cho phép các em
tiếp cận thông tin, phát triển và thể hiện bản thân. Những trẻ em ở các vùng gặp khó khăn
về kinh tế có thể giảm thiểu rủi ro về sức khỏe, nhưng sự bất an và cô độc gây ra bởi việc
thiếu kết nối với thông tin xu hướng và xã hội có thể dẫn đến những tác động tâm lý tiêu
cực.

Dù mang lại nhiều lợi ích, dành thời gian cho các thiết bị điện tử đã, đang và sẽ luôn tiềm
ẩn nhiều rủi ro, điều này đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khác nhau. Bài viết
này chỉ đề cập đến những mối đe dọa tiềm ẩn phát sinh do sự bùng phát của dịch bệnh.

Vấn đề đầu tiên và cũng đáng quan ngại nhất chính là sự lan truyền thông tin sai lệch,
các tin giả phủ sóng khắp các trang mạng xã hội. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên,
những người chưa đủ kiến thức để đánh giá độ chính xác của thông tin, việc tiếp xúc quá
nhiều với nguồn tin không chính xác có thể gây bất an, lo lắng, lằng gián đoạn nhịp sinh
học và tăng tỉ lệ mắc rối loạn lo âu.

Ngoài các tin giả, báo đài chính thống và truyền hình vẫn thường xuyên cập nhật
những thông tin mới nhất về đại dịch COVID-19. Việc trẻ em nhỏ tiếp xúc quá nhiều
thông tin tiêu cực về số ca nhiễm có thể gây ra áp lực, bất an và hình thành nên khủng
hoảng. Điều này có thể dẫn đến giảm chú ý, gia tăng các hành vi ngang ngược, cáu kỉnh
hoặc đòi hỏi sự quan tâm quá mức từ người chăm sóc do những hạn chế về hiểu biết đại
dịch và khả năng ứng phó.

Nghiên cứu của Dana Rose Garfin (2020) đã chỉ ra rằng sau ngày 11/09/2020, việc
tiếp xúc với tivi quá nhiều đã dẫn đến sự gia tăng tỷ lệ mắc chứng Rối loạn căng thẳng
sau sang chấn (PTSD) và các rối loạn tâm thần khác. Một nghiên cứu khác của nhóm tác
giả đến từ Đại học Guizhou (Trung Quốc) đã xác nhận mối liên hệ giữa việc gia tăng
tương tác trực tuyến với chứng trầm cảm (16% so với 9.38% giai đoạn trước đại dịch) và
lo âu (27.73% so với 13.92% trước đại dịch). Song, nghiên cứu này không nêu rõ loại
hình và tần suất giải trí liên quan đến các rối loạn này.

Ngoài ra, việc sử dụng mạng xã hội quá mức khiến trẻ em và thanh thiếu niên dễ trở
thành nạn nhân của những kẻ lừa đảo trực tuyến bạo lực mạng và nội dung độc hại. Theo
khảo sát của UNICEF, có đến 1 trong 3 người tham gia khảo sát cho biết họ đã từng phải
chịu đựng bạo lực mạng. 59% thanh thiếu niên ở Mỹ đã từng bị bạo lực hoặc tấn công
trực tuyến và hơn 90% tin rằng đó là một vấn đề phổ biến đối với những người cùng độ
tuổi (Pew Research Center, 2018). Những nghiên cứu do viện Sức khỏe trẻ em công bố
cho thấy bạo lực mạng có những ảnh hưởng tiêu cực về mặt tinh thần, tình cảm, lẫn thể
chất. Dù không có số liệu thống kê cụ thể, những vụ tự tử do bạo lực mạng có tần suất gia
tăng khi chúng ta có thể đọc được ngày càng nhiều những thông tin về học sinh và người
nổi tiếng tự sát qua các bài báo với nguyên do là không thể chịu đựng được những chỉ
trích trên mạng xã hội. Đây là một vấn đề mới của thời đại kỹ thuật số, chưa có những
luật định cụ thể song lại có tác động trực tiếp đối với sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh
thiếu niên, những người tiếp xúc với mạng xã hội nhiều nhất.

4.4. Lạm dụng, bạo lực và bóc lột trẻ em


Dưới áp lực tài chính của đại dịch, nhiều người mất việc dẫn đến tình trạng căng thẳng
liên tục. Do thiếu sự chăm sóc về mặt tinh thần, các hỗ trợ tài chính còn hạn chế, sự căng
thẳng này có thể biến đổi thành hành vi bóc lột và bạo hành, bao gồm cả bạo lực tình dục
và bóc lột lao động ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Các biện pháp giãn cách xã hội có thể làm tăng mức độ tiếp xúc giữa nạn nhân và kẻ
bạo hành. Ngôi nhà không còn là nơi yên bình cho trẻ nhỏ nữa mà chính là một nhà tù
không lối thoát do trong thời gian dãn cách, nạn nhân khó có thể thông báo cho người
khác hoặc khiếu nại lên chính quyền, chịu sự kiểm soát trực tiếp từ kẻ bạo hành.

Trước thời điểm dịch bùng phát, đối tượng có hành vi bạo lực với trẻ em được xác
định phần lớn là cha mẹ và người chăm sóc trẻ, cứ ba trẻ ở độ tuổi từ 1-14 thì có hai trẻ
phải trải qua các hình thức bạo lực gia đình (Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ
nữ, 2014). 4,4% phụ nữ cho biết họ đã từng bị xâm hại tình dục khi còn nhỏ (dưới 15
tuổi). 80% trẻ em là nạn nhân của lạm dụng tình dục đều quen biết với thủ phạm (Trung
tâm Vận động cho Trẻ em Quốc gia, Hòa Kỳ).

Bạo lực và lạm dụng tình dục có thể để lại những sang chấn tâm lý ảnh hướng suốt
đời đến trẻ em và thanh thiếu niên. Bạo hành khiến cho trẻ em gặp gián đoạn trong việc
phát triển hành vi, hình thành lo âu có thể dẫn đến trầm cảm. Sang chấn mạnh có thể hình
thành rối loạn nhân cách chống đối (ASPD) do sự bất mãn về những tổn thương bị dồn
nén và trở thành mối nguy cho xã hội. Theo nghiên cứu được công bố, những đứa trẻ bị
bỏ rơi khi lớn có khả năng cao gấp 4.8 lần thực hiện hành vi phạm tội và 3.1 lần bị bắt do
bạo lực so với những người không phải chịu lạm dụng và bạo lực khi còn nhỏ (D.J.
English et al., 2002).

Những báo cáo từ cảnh sát huyện Jianlu, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc cho biết số
trường hợp bạo lực gia đình đã tăng gấp 3 lần vào thời gian cách ly tháng 2 năm 2020, từ
47 lên 162 trường hợp so với cùng kỳ năm trước. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam cho
biết số lượng trường hợp mới mà Ngôi nhà Bình yên - nơi tạm trú của những nạn nhân
xâm hại và bạo lực gia đình - tiếp nhận đã tăng gấp đôi kể từ khi dịch bùng phát (2020).

Trẻ em có tiền sử chấn thương tâm lý hay vấn đề về sức khỏe thể chất, có cha mẹ ly
hôn hoặc bị giam giữ, cha mẹ có vấn đề về sức khỏe thể chất, tinh thần dễ trở thành nạn
nhân hơn do không có khả năng phản kháng. Ở nhà có thể khiến căng thẳng tích tụ, biến
nhóm đối tượng này thành nạn nhân của ngược đại, bỏ rơi, bạo lực và xâm hại.

COVID-19 làm tăng nguy cơ bóc lột, mua bán trẻ em và trẻ vị thành niên. Mất việc
làm, giảm thu nhập khiến nhiều gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn về kinh tế. Việc này
có thể làm tăng nguy cơ trẻ bỏ học để lao động hoặc bị bỏ rơi do cha mẹ di cư để kiếm kế
sinh nhai. Lang thang trên đường phố có thể khiến trẻ em trở thành con mồi dễ dàng của
các tổ chức bắt cóc, buôn bán nội tạng, con người, xâm hại tình dục và chăn dắt, bóc lột
sức lao động.
Lạm dụng, bạo lực và bóc lột trẻ em luôn là vấn đề đáng quan ngại vì ảnh hưởng toàn
diện đến sự phát triển về cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Chịu đựng tuổi thơ bất hạnh có
thể dẫn đến các rối loạn tâm thần và rối loạn hành vi khi trưởng thành, dẫn đến các hành
động có hại cho bản thân và xã hội.

4.5. Áp lực của người chăm sóc

Việc giãn cách xã hội khiến nhiều gia đình bị cô lập tại nhà, điều này có thể giúp gắn kết
các thành viên. Song, với những gia đình còn hạn chế về tài chính, việc không thể đi làm
và nhận sự hỗ trợ trực tiếp từ các tổ chức xã hội tạo nên áp lực lớn cho phụ huynh. Sự cô
lập với xã hội dẫn đến mất không gian riêng, các cuộc gặp mặt bạn bè có thể làm trầm
trọng thêm các căng thẳng mà người lớn phải đối diện. Khi vượt quá ngưỡng chịu đựng,
trẻ em dễ dàng trở thành mục tiêu cho những cơn giận tích tụ lâu ngày.

Thảm họa như đại dịch COVID-19 khiến cho cha mẹ hoặc người chăm sóc lo lắng về
khả năng đáp ứng các nhu cầu của con trẻ. Nỗi sợ hãi này có thể lây lan do tiếp xúc gần
và trẻ em cực kỳ nhạy cảm với những cảm xúc của người lớn. Người nuôi dưỡng ảnh
hưởng trực tiếp đến cách đứa trẻ nhìn nhận thế giới, nên khi những áp lực lớn tác động
đến họ, những đứa trẻ cũng cảm nhận được và hình thành nỗi bất an về thế giới hậu
COVID-19.

Có một tình trạng đáng quan ngại mà chưa có nghiên cứu nào đề cập. Khi không gian
riêng khó để giữ vững, sự gắn bó thân mật một cách quá gần gũi giữa các thành viên trong
gia đình có thể dẫn đến một trạng thái sức khỏe tâm thần bất ổn là rối loạn vai trong gia
đình. Đây là một vấn đề khá mới mẻ và chưa được nghiên cứu sâu.

Từ năm 1948, nhà tâm lý học Melitta Schmideberg đã bắt đầu chú ý đến những cách
đối xử giữa cha mẹ với con cái khác thường. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, những nhà
tâm lý học đã xác định hiện tượng này là "rối loạn vai" trong gia đình, bao gồm "phụ
huynh hóa" - những đứa trẻ cư xử như phụ huynh đối với cha mẹ chúng, những đứa trẻ
đóng vai bạn đời thay thế cho cha hoặc mẹ, và những đứa trẻ trở thành bạn bè bằng vai vế
với người nuôi dưỡng. Trong những trường hợp kể trên, ranh giới giữa cha mẹ và con cái
bị xóa nhòa, đứa trẻ phải thỏa mãn những nhu cầu tinh thần của cha mẹ vượt tuổi của
chúng. Đứa trẻ bị phụ thuộc vào gia đình, không có biện pháp phản đối hay giải thoát.

Theo Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, những gánh nặng đặt lên vai đứa trẻ gây ra nhiều
vấn đề tâm lý: "Điểm chung là những đứa trẻ này bị đánh mất một phần tuổi thơ của
mình, mất một phần cơ hội tìm tòi, thử nghiệm để xác định cái tôi, để phát triển thành một
cá thể độc lập, riêng biệt - một quá trình mà bất cứ người trẻ nào cũng cần trải qua".
Những đứa trẻ lớn lên trong môi trường độc hại như vậy có xu hướng trở thành những
người chăm sóc cưỡng chế, hy sinh bản thân và chăm lo vô độ cho người khác. Những
người này bị thu hút vào các mối quan hệ độc hại, tìm tới những người giống bố mẹ mình
trước kia, không tự chăm lo được cho bản thân, chịu đựng những mối quan hệ một chiều,
thậm chí là bóc lột.
Đây là một trạng thái tâm lý bất ổn, có thể dẫn đến căng thẳng tích tụ và phát triển
thành lo âu, trầm cảm hoặc rối loạn nhân cách chống đối xã hội.

Dưới tác động của đại dịch COVID-19 khiến những thành viên gia đình gần nhau
hơn, khiến các mối quan hệ chồng chéo lên nhau, xâm phạm quyền riêng tư có thể tạo nên
những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên.

4.6. Tác động của đại dịch COVID-19 đối với trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề về
sức khỏe

Bên cạnh các tác động do những thay đổi mới của xã hội, đại dịch có thể gây ra các ảnh
hưởng khiến những vấn đề về sức khỏe của các cá nhân từ trước đại dịch trở nên trầm
trọng hơn

4.6.1. Trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật hoặc mắc phải các rối loạn bẩm sinh

Trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật hoặc mắc phải các rối loạn bẩm sinh là nhóm đối
tượng dễ bị tổn thương và cần sự giúp đỡ từ cộng đồng nhất. Việc đóng cửa trường học
gây ra một tác động tiêu cực và có thể vượt ngưỡng sức chịu đựng của các em. Khó khăn
để hòa nhập với cộng đồng, các trung tâm giáo dục đặc biệt được điều hành bởi những
người đủ chuyên môn để chăm sóc và giáo dục trẻ em khuyết tật hoặc mắc phải rối loạn
bẩm sinh. Việc đóng cửa các trung tâm này có thể khiến cho trẻ em mắc chứng rối loạn
phổ tự kỷ và khuyết tât nhận thức thần kinh trở nên lo lắng do sự thay đổi thói quen sinh
hoạt hằng ngày, tình trạng này kéo dài có thể dẫn đế rối loạn lo âu. Các trẻ em mắc phải
khuyết tật giác quan bẩm sinh sẽ gặp khó khăn khi không có người chăm sóc đủ chuyên
môn để hòa nhập với cuộc sống, sự căng thẳng bởi các hoạt động thường nhật có thể làm
kiệt quệ sức khỏe tâm thần ở nhóm đối tượng này.

4.6.2. Trẻ em và thanh thiếu niên được chẩn đoán mắc các rối loạn tâm thần từ trước đại
dịch

Trẻ em mắc các rối loạn tâm thần từ trước đại dịch có thể bị choáng ngợp và hình thành
khủng hoảng bởi những tin tức về số ca tử vong và số ca nhiễm. Mức độ căng thẳng, lo
lắng kéo dài có thể làm tồi tệ hơn tình trạng vốn có hoặc hình thành nên các rối loạn tâm
thần mới.

Đại dịch COVID-19 cũng gây ra một sự khủng hoảng về y tế ngăn cản các bệnh nhân
rối loạn tâm thần tham gia các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần, những buổi tham vấn
trị liệu, quá trình nhận và sử dụng thuốc. Việc gián đoạn các buổi trị liệu khiến cho bệnh
tình tồi tệ hơn, dẫn đến các hành vi tiêu cực như cáu kỉnh, hung hăng, tự nhốt mình khỏi
xã hội, làm hại bản thân và tự sát.

4.6.3. Trẻ em và thanh thiếu niên ở trong các khu cách ly, nghi ngờ dương tính hoặc
dương tính với COVID-19
Trẻ em và thanh thiếu niên bị cách ly do nghi ngờ mắc bệnh COVID-19 hoặc dương tính
với virus được chẩn đoán có thể mắc các rối loạn tâm thần như lo âu, căng thẳng cấp tính
và rối loạn chức năng.

Bị tách khỏi cha mẹ, đưa đến khu cách ly với không khí căng thẳng của đại dịch có
thể gây ra tác động xấu đến tâm lý của trẻ. Nghiên cứu cho thấy những tác động này có
thể kéo dài đến vài tháng sau khi quá trình cách ly kết thúc. Tình trạng này là do những
nỗi sợ về sự kỳ thị bệnh nhân COVID-19 và ám ảnh căng thẳng trong quá trình cách ly,
điều trị.

Nghiên cứu của Ginny Sprang và Miriam Silman chỉ ra rằng 30% trẻ em bị cách ly có
các dấu hiệu của rối loạn căng thẳng sau sang chấn.

Tiểu kết

Đại dịch làm thay đổi các yếu tố xã hội và điều này có tác động đa chiều đến sức khỏe
tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên. Phần lớn các tác động này là tiêu cực, gây ra tình
trạng lo âu và căng thẳng do giãn cách kéo dài, gián đoạn sinh hoạt thường ngày và mất
liên kết với xã hội.

Song những thay đổi trên là không thể tránh khỏi để bảo vệ sức khỏe của người dân
và an ninh thế giới trước thảm họa lịch sử. Không đổ tội cho các chính sách của các nhà
cầm quyền tác động tiêu cực lên sức khỏe tâm thần, phần tiếp theo của nghiên cứu là
những phương án, kiến nghị để phục hồi và bảo vệ sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh
thiếu niên.

5. Phương án để phục hồi và bảo vệ sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên
trước các tác động của đại dịch COVID-19

5.1. Các khuyến nghị của UNICEF

Trong "Báo cáo về tình hình trẻ em thế giới 2021", UNICEF đã đưa ra các yếu tố bảo vệ
sức khỏe tâm thần bao gồm: người chăm sóc giàu tình yêu thương, môi trường an toàn và
các mối quan hệ đồng trang lứa tích cực. Tuy nhiên, báo cáo cảnh báo rằng quá nhiều trẻ
em đang bị ngăn trở bởi những rào cản lớn như sự kỳ thị và tình trạng thiếu hụt kinh phí
trong việt đạt được sức khỏe tâm thần tích cực hoặc tiếp cận sự hỗ trợ cần thiết.

UNICEF kêu gọi cam kết, đối thoại và hành động để thúc đẩy sức khỏe tinh thần tốt ở
trẻ em và thanh thiếu niên, bảo vệ nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và chăm sóc cho các
em đang đối mặt với những thách thức lớn nhất dưới tác động của đại dịch COVID-19.

Cam kết là tăng cường khả năng lãnh đạo để xác định tầm nhìn của nhiều đối tác và
các bên liên quan về những mục tiêu xác định, đồng thời bảo đảm đầu tư cho sức khỏe
tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên không chỉ trong ngành y tế mà còn nhiều ngành
khác, hỗ trợ phương pháp tiếp cận toàn xã hội. Cam kết còn thúc đẩy khả năng lãnh đạo
của chính phủ các quốc gia và quan hệ đối tác toàn cầu trong việc đầu tư hỗ trợ sức khỏe
tâm thần.

Đối thoại là phá vỡ sự im lặng xung quanh sức khỏe tâm thần thông qua việc giải
quyết sự kì thị, thúc đẩy những nhận thức toàn diện hơn về sức khỏe tâm thần trong cộng
đồng và nhìn nhận những trải nghiệm của trẻ em và thanh thiếu niên một cách nghiêm
túc. Cần phải tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em và thanh thiếu niên từng trải qua những
thách thức về sức khỏe tâm thần tham gia vào đối thoại và nêu lên quan điểm, tham gia
một cách có ý nghĩa vào việc xây dựng các biện pháp ứng phó liên quan đến sức khỏe tâm
thần trên phạm vi toàn cầu.

Hành động là những nỗ lực để giảm thiểu các yếu tố nguy cơ và tối đa hóa yếu tố bảo
vệ sức khỏe tâm thần trên các phương diện đời sống trọng yếu của trẻ em và thanh thiếu
niên, đặc biệt là gia đình và nhà trường. Các nhà lãnh đạo các quốc gia cần phải tích hợp
và nhận rộng các chương trình nuôi dạy con cái và bảo trợ xã hội nhằm thúc đẩy chăm sóc
nuôi dưỡng mang tính đáp ứng và hỗ trợ sức khỏe tâm thần, lắng nghe và tôn trọng những
tâm tư của trẻ em va thanh thiếu niên. Đặc biệt cần phải đảm bảo hỗ trợ tâm thần trong
trường học thông qua các dịch vụ chất lượng và những mối quan hệ tích cực.

Trong năm 2020, UNICEF đã tiếp cận 47,2 triệu trẻ em, thanh thiếu niên và người
chăm sóc được hỗ trợ sức khỏe tâm thần và tâm lý xã hội dựa vào cộng đồng, bao gồm
các chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng có mục tiêu ở 116 quốc gia - gấp đôi so với
năm 2019.

5.2. Các đề xuất để phục hồi và bảo vệ sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu
niên trước các tác động của đại dịch COVID-19

Qua việc phân tích những yếu tố tâm lý xã hội mà đại dịch COVID-19 làm biến đổi tác
động lên trẻ em và thanh thiếu niên cùng với những kiến nghị của Quỹ Nhi đồng Liên hợp
quốc, nghiên cứu đưa ra một số đề xuất để phục hồi và bảo vệ sức khỏe tâm thần ở 3
nhóm riêng biệt: trẻ em, thanh thiếu niên, trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề về sức
khỏe thân thể.

5.2.1. Đối với trẻ em

Khi trẻ có những hành vi đòi hỏi sự chú ý, quan tâm nhiều hơn vào những khoảng nghỉ
trong ngày như giờ nghỉ trưa hay trước khi đi ngủ, cha mẹ hãy đảm bảo dành thời gian
chất lượng cho trẻ. Khoảng thời gian này có thể không cần quá dài, chỉ cần 10-15 phút
nhưng đòi hỏi sự tập trung và tôn trọng hoàn toàn với các em. Phụ huynh cần tạo sự đa
dạng trong các hoạt động cùng nhau như kể chuyện, chơi trò chơi, ca hát, nhảy múa... để
khích lệ tinh thần trẻ em sau những giây phút căng thẳng do thông tin về đại dịch. Những
trẻ em dưới 5 tuổi có thể cần những hành động âu yếm như ôm ấp để mang lại cảm giác
an toàn. Đảm bảo rằng luôn có người lớn ở bên khi trẻ cần giúp đỡ.
Xây dựng một danh sách hoạt động thường nhật mới cho trẻ làm quen và duy trì
trong một thời gian nhất định để làm giảm tác động của việc giãn cách xã hội lên sinh
hoạt của trẻ. Đặc biệt cần phải lưu tâm đến việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và các bài
tập thể dục để giữ gìn sức khỏe. Dù không thể ra đường nhưng cần phải đảm bảo nhận đủ
ánh sáng mặt trời trong vòng 20-30 phút trước 9 giờ sáng. Phụ huynh cũng cần xây dựng
thói quen rửa tay cho trẻ trước khi ăn và thường xuyên vệ sinh bề mặt của những vật dụng
mà trẻ hay tiếp xúc.

Một điều đặc biệt quan trọng là phải kiểm soát những thông tin quanh trẻ nhỏ. Tắt các
kênh tin tức, không bàn về những tình huống liên quan đến COVID với những người
xung quanh khi có sự xuất hiện của trẻ. Điều này giúp ổn định tinh thần và giảm lo âu cho
trẻ em.

Khuyến khích những cuộc trò chuyện trực tuyến với họ hàng, người thân ở xa để trẻ
xây dựng mối quan hệ với các thành viên trong gia đình. Trò chuyện nhiều hơn về các
mối quan tâm của trẻ như các chương trình ti vi hay trò chơi điện tử. Việc cảm thấy bản
thân được lắng nghe có vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự tự tin và đảm bảo sức
khỏe tâm thần trong quá trình phát triển của trẻ.

Dù trẻ em có thể sử dụng các thiết bị điện tử nhiều hơn trong thời kỳ đại dịch này,
đảm bảo sự kiểm soát đối với những thông tin mà trẻ tiếp xúc. Phụ huynh nên tạo điều
kiện để kết hợp nhiều hoạt động trong một ngày như đọc truyện, sách, hoạt động nghệ
thuật, các trò chơi phát triển trí tuệ như xếp hình, lắp ráp...

5.2.2. Đối với thanh thiếu niên

Thanh thiếu niên là nhóm đối tượng nhiều năng lượng, mong muốn nhiều trải nghiệm và
có thể rơi vào tình trạng kiệt quệ dưới các tác động của đại dịch COVID-19.

Để tránh trạng thái chán nản, thanh thiếu niên có thể dành thời gian mỗi ngày để duy
trì các hoạt động thường xuyên như gọi điện thoại với bạn bè, nấu ăn cùng gia đình...

Thanh thiếu niên cần đảm bảo dành thời gian để tập thể dục mỗi ngày và nếu không
thể ra ngoài, cần dành thời gian bên cửa sổ để hấp thụ ánh sáng mặt trời và tập trung làm
việc.

Những tương tác xã hội là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát
triển bản sắc cá nhân. Thanh thiếu niên cần duy trì liên lạc với các mối quan hệ qua các
tin nhắn trực tuyến.

Thanh thiếu niên cần phải tránh những giấc ngủ trưa kéo dài, điều này thực sự quan
trọng vì giấc ngủ trưa dài có thể tác động đến giấc ngủ đêm và gây ra sự chán nản, mệt
mỏi, mất động lực làm việc. Họ cũng cần phải hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử trước
giấc ngủ buổi tối vì ánh sáng quang phổ xanh từ màn hình điện tử ngăn chặn hormone
giúp chúng ta tiến vào giấc ngủ. Một giấc ngủ trọn vẹn đóng vai trò quan trọng trong việc
thư giãn cả cơ thể và tinh thần, giúp phát triển toàn diện.

Nếu những sự kiện xã hội quan trọng như sinh nhật, hòa nhạc... bị hủy bỏ và gây ra
cảm giác buồn và thất vọng. Việc thừa nhận những mất mát, lắng nghe và thấu cảm cho
những cảm xúc và suy nghĩ của thanh thiếu niên là hoàn toàn cần thiết. Thể hiện sự tôn
trọng sức khỏe tâm thần với trẻ em và thanh thiếu niên sẽ tạo nên một thế hệ quan tâm
nhiều hơn về tình trạng sức khỏe tâm thần và góp phần thay đổi thế giới.

5.2.3. Đối với trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề về sức khỏe thân thể

Đối với trẻ em và thanh thiếu niên gặp vấn đề tâm lý hoặc khuyết tật thân thể, cần tránh
những sự thay đổi đột ngột trong thói quen sinh hoạt hằng ngày bằng cách khuyến khích
duy trì lịch trình cũ trong môi trường gia đình. Việc giao tiếp với các nhà trị liệu thường
xuyên là điều cần thiết để bảo đảm tình trạng bệnh có tiến triển tích cực.

Đối với trẻ em bị cách ly, việc duy trì liên lạc thường xuyên với ca mẹ là điều tối
quan trọng để giữ sự ổn định tâm lý, tránh những lo âu, tuyệt vọng. Họ cần phải nhận
được đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe cá nhân và có thể liên hệ với các chuyên gia
sức khỏe tâm thần khi cần thiết.

6. Kết luận

Sức khỏe tâm thần cũng giống như sức khỏe thể chất, là một trạng thái tích cực và là nền
tảng cho khả năng học tập, làm việc, xây dựng các mối quan hệ có ý nghĩa và đóng góp
cho thế giới. Tình trạng sức khỏe tâm thần kém có thể phát triển thành rối loạn tâm thần
đã là mối đe dọa cho sự phát triển của thanh thiếu niên.

Dưới các tác động của đại dịch COVID-19, tình trạng sức khỏe tâm thần ở trẻ em và
thanh thiếu niên có thể trở nên tồi tệ hơn. Những ảnh hưởng từ việc đóng cửa trường học,
giãn cách xã hội, gia tăng tương tác trực tuyến, lạm dụng và bạo lực trẻ em, áp lực lên
những bậc phụ huynh có thể gây ra căng thẳng kéo dài, phát triển thành các rối loạn tâm
thần như lo âu, trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh hoặc làm tồi tệ đi tình
trạng ở những trẻ em và thanh thiếu niên mắc các rối loạn tâm thần từ trước đại dịch hoặc
gặp các vấn đề về sức khỏe vật lý.

Một bài học mà đại dịch đã mang đến cho con người chính là tác động sâu sắc của
các yếu tố xã hội của thế giới xung quanh lên thế giới bên trong của trẻ em và thanh thiếu
niên. Không chỉ đơn thuần những gì diễn ra trong tâm trí con người, trạng thái sức khỏe
tâm thần của mỗi trẻ em hay thanh thiếu niên chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ môi trường
sống, trải nghiệm với cha mẹ và người chăm sóc, mối liên hệ với bạn bè và cơ hội được
học tập, vui chơi và phát triển.

Chúng ta đang phải đối diện với một thách thức to lớn mà cộng đồng toàn cầu dường
như chưa thể giải quyết, bất chấp hoạt động của các nhà hoạt động nhân quyền và các tổ
chức phi lợi nhuận, đặc biệt là những người trẻ đã chia sẻ những câu chuyện, ý tưởng và
khát vọng thay đổi thế giới. Nhưng chúng ta có quyền tin tưởng rằng nếu không ngừng
kêu gọi, một ngày những tiếng nói đến từ những tâm hồn bị tổn thương sẽ được lắng
nghe, vai trò của sức khỏe tâm thần sẽ được nhìn nhận đúng với vị trí vốn có của nó.

Phụ lục

Phụ lục 1: Bảng: Trầm cảm và lo âu ở các độ tuổi khác nhau từ trẻ em đến thanh
thiếu niên

Quốc gia thu Ngày thu Số lượng Độ tuổi Triệu chứng Triệu chứng
thập thập dữ liệu khảo sát Lo âu trầm cảm
Trung Quốc 12/02/2020-
62 14-20 12.9% 27.3%
18/02/2020
Trung Quốc 28/02/2020-
2330 7-11 18.9% 22.6%
05/03/2020
Trung Quốc 08/03/2020-
8079 12-18 37.4% 43.7%
15/03/2020
Trung Quốc 14/04/2020
1036 6-15 18.92% 11,78%
23/04/2020
Paraguay 17/03/2020-
92 18-19 46.74% 47.83%
20/03/2020

Nguồn: D.M Miranda, B.S Athanasio, A.C Sena Oliveiram A.C Simoes-e-Silva, “Đại dịch
COVID-19 tác động như thế nào đến sức khỏe tâm thần ở trẻ em và thanh thiếu niên”
(2020).

Phụ lục 2: Dự án đơn độc – The Solitude Project

The Solitude Project là dự án nhằm truyền tải nhận thức, thông tin cũng như giúp đỡ các
bạn trẻ đang gặp khó khăn với các vấn đề về sức khỏe tâm thần. Đây là một dự án phi lợi
nhuận do Destani Davies thành lập sau khi nghe tin về 6 trường hợp tự sát trong 2 tuần ở
Brisbane (Úc). Cô cho biết những cảm giác đau buồn và hụt hẫng đã khiến cô quyết định
phải làm một điều gì đó cho thế giới.

The Solitude Project tác động đến cộng đồng thông qua những cuộc chạy bộ dài và
ghi nhận lại quá trình để nâng cao nhận thức, khuyến khích kết nối, hy vọng và truyền
cảm hứng, vượt qua những khó khăn và đạt được sức khỏe tâm thần tích cực.

Bất kì ai cũng có thể tham gia vào The Solitude Project, đây là một hành động đơn
giản nhưng có thể dễ dàng tiếp cận với nhiều người. Theo Destani, nếu một người không
thể hoàn thành cuộc chạy 10km thì những người khác sẽ có khả năng hoàn thành thay cho
họ. Điều này nhắc nhở chúng ta về sự thấu cảm và hỗ trợ lẫn nhau trong các giai đoạn khó
khăn. Việc ghi lại quá trình chạy cùng cộng đồng giúp chia sẻ và quảng bá cho dự án tiếp
cận đến nhiều người hơn.
Ngoài ra, The Solitude Project cũng đã xây dựng một Bức tường Hy vọng để mọi
người ở khắp nơi trên thế giới đóng góp bằng cách đăng các thông điệp về tình yêu và hỗ
trợ những người đang phải chịu đựng đau khổ trong im lặng. Bức tường Hy vọng mang
lại cơ hội chia sẻ cho những cá nhân đang đau khổ vì mất người thân, điều này thật sự có
ý nghĩa trong đại dịch COVID-19.

Bạn có thể tìm hiểu và tham gia vào The Solitude Project tại trang web chính thức:
https://thesolitudeproject.com

Một Dự án Đơn độc cho những người cô đơn đi tìm nơi mình thuộc về.

Tài liệu tham khảo

ĐẶNG HOÀNG GIANG. 2019. Tìm mình trong thế giới hậu tuổi thơ. NXB Hội nhà văn,
Hà Nội

UNICEF. 2020. Báo cáo tình hình trẻ em thế giới năm 2021: Trong tâm trí tôi Thúc đẩy,
bảo vệ và chăm sóc cho sức khỏe tinh thần của trẻ em

UN VIETNAM. 2020. Phân tích của Liên Hợp Quốc về tác động xã hội của đại dịch
COVID-19 đối với Việt Nam và các khuyến nghị chính sách chiến lược.

DE MIRANDA, D. M., DA SILVA ATHANASIO, B., DE SENA OLIVEIRA, A. C. & SILVA,


A. C. S. 2020. How is COVID-19 pandemic impacting mental health of children and
adolescents? International Journal of Disaster Risk Reduction, 101845.

ENGLISH, D. J., WIDOM, C. S. & BRANDFORD, C. 2002. Childhood victimization and


delinquency, adult criminality, and violent criminal behavior: A replication and extension. Final
Report to NIJ.

GARFIN, D. R., SILVER, R. C. & HOLMAN, E. A. 2020. The novel coronavirus (COVID-
2019) outbreak: Amplification of public health consequences by media exposure. Health
psychology, 39, 355.

GROMADA, A., REES, G. & CHZHEN, Y. 2020. Worlds of influence: understanding what
shapes child well-being in rich countries. United Nations Children’s Fund.

HAWTON, K., HILL, N. T., GOULD, M., JOHN, A., LASCELLES, K. & ROBINSON, J. 2020.
Clustering of suicides in children and adolescents. The Lancet Child & Adolescent Health, 4, 58-
67.

HONIG, A. S. 2002. Secure relationships: Nurturing infant/toddler attachment in early care


settings, ERIC.

IMRAN, N., ZESHAN, M. & PERVAIZ, Z. 2020. Mental health considerations for children &
adolescents in COVID-19 Pandemic. Pakistan journal of medical sciences, 36, S67.
LIU, J. J., BAO, Y., HUANG, X., SHI, J. & LU, L. 2020. Mental health considerations for
children quarantined because of COVID-19. The Lancet Child & Adolescent Health, 4, 347-349.

SPRANG, G. & SILMAN, M. 2013. Posttraumatic stress disorder in parents and youth after
health-related disasters. Disaster medicine and public health preparedness, 7, 105-110.

You might also like