You are on page 1of 51

ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

CHƯƠNG IV: CÁC ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG


BÀI 23: ĐỘNG LƯỢNG. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
A. LÝ THUYẾT

I. ĐỘNG LƯỢNG
1. Xung lượng của lực

- Khi một lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian thì xung lượng của lực được
định nghĩa:
- Đơn vị: Newton giây (N.s).
2. Động lượng
- Khi một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc _ thì vật có động lượng:
⃗p=m. ⃗v
- Độ lớn: p = m.v
- Đơn vị: kg.m/s

3. Độ biến thiên động lượng


- Độ biến thiên động lượng của một vật trong một khoảng thời gian bằng xung lượng của
tổng các lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian đó.
=> ∆ ⃗p =⃗F.∆t
II. ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN ĐỘNG LƯỢNG
1. Hệ cô lập
- Một hệ nhiều vật được gọi là cô lập khi không có ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc nếu có
thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau.
2. Định luật bảo toàn động lượng
- Động lượng của hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn.
⃗p1 +⃗p2=không đổi
Triển khai: ⃗p1 +⃗p2=⃗p ' 1 +⃗p ' 2
⇒m1 ⃗v 1 +m2 ⃗v 2=m 1 ⃗v ' 1+ m2 ⃗v ' 2
Trong đó: m1, m2: khối lượng của các vật (kg)
v1, v2: vận tốc của các vật trước tương tác (m/s)
' '
v1 , v 2: vận tốc của các vật sau tương tác (m/s)
3. Va chạm mềm (tự học theo hướng dẫn)
Xét ví dụ: vật có khối lượng m1 chuyển động với vận tốc v1 đến va chạm vật m2 đang
nằm yên. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và chuyển động cùng vận tốc . Vận dụng
định luật bảo toàn động lượng:

Trước va chạm
Sau va chạm

ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Biểu thức độ lớn:

Vậy: Va chạm mềm là loại va chạm mà sau khi va chạm hai

vật dính vào nhau, chuyển động với cùng vận tốc.
4. Chuyển động bằng phản lực (tự học theo hướng dẫn)
Xét ví dụ: Tên lửa đang đứng yên thì khởi động và phụt ra
sau một khối khí có khối lượng m với vận tốc ⃗v . Khi đó tên
lửa có khối lượng M sẽ chuyển động tới trước với vận tốc ⃗ V
. Chuyển động như thế gọi là chuyển động bằng
phản lực.
⃗ −m
V= ⃗v
M

Độ lớn:

2
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

B. CÂU HỎI TRUY BÀI

Câu 1: Viết biểu thức vectơ động lượng. Nhận xét chiều của vectơ động lượng và
vectơ vận tốc.
Câu 2: Thế nào là hệ cô lập?
Câu 3: Phát biểu định luật bảo toàn động lượng.
C. BÀI TẬP
Câu 1: Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc ⃗v là đại
lượng được xác định bởi công thức:
A. ⃗p=m .⃗v . B. p=m . v . C. p=m . a . D. ⃗p=m .⃗a .
Câu 2: Chọn phát biểu đúng. Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng
A. không xác định. B. bảo toàn.
C. không bảo toàn. D. biến thiên.
Câu 3: Điều nào sau đây là sai khi nói về động lượng?
A. động lượng là một đại lượng vecto.
B. động lượng được xác định bằng tích của khối lượng của vật và vecto vận tốc của
vật ấy.
C. động lượng co đơn vị là kg.m/s2.
D. trong hệ kín động lượng của hệ là một đại lượng bảo toàn.
Câu 4: Đơn vị của động lượng là:
A. N/s. B. Kg.m/s
C. N.m. D. Nm/s.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là sai:
A. động lượng của mỗi vật trong hệ kín có thể thay đổi.
B. động lượng của vật là đại lượng vecto
C. động lượng của một vật có độ lớn bằng tích khối lượng với vận tốc của vật.
D. động lượng của một hệ kín luôn thay đổi
Câu 6: Trong các phát biểu sau đây phát biểu nào không đúng?
A. động lượng của vật là đại lượng vecto.
B. độ biến thiên động lượng của vật trong một khoảng thời gian ngắn bằng xung của
lực tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ấy.
C. khi vật ở trạng thái cân bằng thì động lượng của vật bằng không.
D. Đơn vị của động lượng là N.s
Câu 7: Chọn phát biểu đúng Động lượng của vật liên hệ chặt chẽ với
A. vận tốc. B. thế năng. C. quãng đường đi được. D. công
suất.
Câu 8: Quá trình nào sau đây, động lượng của ôtô được bảo toàn?
A. Ôtô tăng tốc. B. Ôtô chuyển động tròn.
C. Ôtô giảm tốc. D. Ôtô chuyển động thẳng đều trên đường không có ma sát
Câu 9: Một vật có khối lượng 10 kg chuyển động với tốc độ 25 m/s. Tính động lượng
của vật đó.
.............................................................................................................................................
3
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 10: Một người khối lượng m = 50 kg đang chạy với tốc độ . Nếu động lượng
của người đó 250 kg.m/s thì tốc độ của người đó là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11: Một xe ô tô đang chuyển động với tốc độ 60 km/h. Tính khối lượng của ô tô
đó khi biết động lượng của ô tô là 3600 kg.m/s.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Người ta cung cấp cho vật có khối lượng 25 kg một động lượng là 1250
kg.m/s. Tính quãng đường vật đi trong 20 giây.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Một vật chuyển động thẳng đều trên quãng đường dài 750 m trong 30 giây.
Tính động lượng của vật đó khi biết vật đó có khối lượng là 1 kg.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 14: Một hòn đá có khối lượng 5 kg, bay với vận tốc 72 km/h. Động lượng của
hòn đá là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 15: Một vật có khối lượng 15 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5
giây (Lấy g = 9,8 m/s2). Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó
là:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

4
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 16: Cho một xe cát có khối lượng m1 = 450 kg đang đứng yên trên mặt phẳng
ngang. Một hòn đá có khối lượng 50 kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v=
2m/s. Đến va chạm với xe cát. Tính vận tốc của xe cát và hòn đá sau khi va chạm.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 17: Một tên lửa nhỏ có khối lượng tổng cộng là 300kg đang nằm trên bệ phóng,
người ta tiến hành bắn tên lửa, nhận thấy toàn bộ phần thuốc nổ có khối lượng là
200kg phụt xuống dưới dạng khí có vận tốc là 20 m/s. Hãy tính vận tốc của tên lửa sau
khi phụt hết khí.

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

5
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 24: CÔNG VÀ CÔNG SUẤT


A. LÝ THUYẾT
I. CÔNG
1. Định nghĩa

- Khi lực ⃗
F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một
đoạn S theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công của lực tính theo công thức.
A=F . s . cos α
Trong đó: A: công của lực (N.m hoặc J)
F: độ lớn của lực (N)
S: quãng đường vật đi được (m)

α: góc giữa lực kéo và hướng chuyển dời


2. Công phát động và công cản

Công là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.


- Nếu 0 < α < 900 thì cosα > 0  A > 0, công phát động.
- Nếu 900 < α < 1800 thì cosα < 0  A < 0, công cản.

Trường hợp đặc biệt:


- Nếu α = 00 thì cosα = 1  A = F.S
- Nếu α = 1800 thì cosα = -1  A = - F.S
- Nếu α = 900 thì cosα = 0  A = 0 (lực không sinh công)
II. CÔNG SUẤT
1. Định nghĩa
- Công suất là đại lượng được đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian.
A
P=
t
Trong đó: P : công suất (W)
A: công thực hiện (J)
t : thời gian thực hiện (s)

2. Một số đơn vị khác của công, công suất


- Công: Jun (J), kJ, N.m, W.s, kW.h
1 kJ = 1000 J = 103 J ; 1 kWh = 3,6.106 W.s = 3,6.106 J
- Công suất: Oát (W), kW, MW, J/s, N.m/s, HP (mã lực)
1 kW = 1000 W = 103 W ; 1 MW = 1 000 000 W = 106 W
6
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

1 mã lực = 1 HP = 746 W (có sách viết 736 W)


B. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1: Viết biểu thức tính công? Giải thích các đại lượng trong biểu thức?
Câu 2: Công suất là gì? Viết biểu thức tính công suất? Kể tên các đơn vị tính công suất?

C. BÀI TẬP
Câu 1: Công thức tính công của một lực là:
A. A = F.s. B. A = mgh. C. A = F.s.cos. D. A = ½.mv2.
Câu 2: Chọn phát biểu đúng.
Đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công của một vật trong một đơn vị thời gian
gọi là :
A. Công cơ học. B. Công phát động. C. Công cản. D. Công suất.
Câu 3: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 4: Chọn đáp án đúng.Công có thể biểu thị bằng tích của
A. năng lượng và khoảng thời gian.
B. lực, quãng đường đi được và khoảng thời gian.
C. lực và quãng đường đi được. D. lực và vận tốc.
Câu 5: Trong các lực sau đây, lực nào có lúc thực hiện công dương (A>0); có lúc thực
hiện công âm (A<0), có lúc không thực hiện công (A=0)?
A. lực kéo của động cơ. B. lực ma sát trượt.
C. trọng lực. D. lực hãm phanh.
Câu 6: Công của lực tác dụng lên vật bằng không khi góc hợp giữa lực tác dụng và
chiều chuyển động là:
A. 00. B. 600. C. 1800. D. 900.
Câu 7: Đơn vị nào sau đây không phải đơn vị của Công?
A. Jun (J) B. kWh C. N/m D. N.m
Câu 8: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp
với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó
thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 9: Một gàu nước khối lượng 10 kg được kéo cho chuyển động đều lên độ cao 5m
trong khoảng thời gian 1 phút 40 giây (Lấy g = 10 m/s 2). Công suất trung bình của lực
kéo là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

7
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 10: Một vật chịu tác dụng bởi một lực F = 100 N theo phương hợp với mặt phẳng
ngang 1 góc 450 làm vật dịch chuyển một đoạn 5 m. Tìm công của lực F.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11: Dưới tác dụng của lực kéo F một vật đi được 5 m trên mặt phẳng nằm ngang,
biết lực kéo hợp với phương nằm ngang một góc 600. Biết công mà lực kéo F là
. Tính độ lớn của lực F.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Một máy cơ thực hiện công 6000 J trong thời gian 60 s thì công suất của máy
thực hiện bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

8
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 25: ĐỘNG NĂNG.


A. LÝ THUYẾT:
I. KHÁI NIỆM ĐỘNG NĂNG
1. Năng lượng
- Mọi vật đều mang năng lượng. Khi một vật tương tác với vật khác thì giữa chúng có thể
trao đổi năng lượng dưới các dạng khác nhau như: thực hiện công, truyền nhiệt, phát ra các
tia, …
2. Động năng
- Động năng là dạng năng lượng của vật có được do nó đang chuyển động.
1 2
W đ = mv
2
Trong đó: + W đ : động năng (J)
+ m: khối lượng (kg)
+ v: vận tốc (m/s)
Lưu ý: Động năng là đại lượng vô hướng và luôn có giá trị dương.
II. LIÊN HỆ GIỮA CÔNG VÀ ĐỘ BIẾN THIÊN ĐỘNG NĂNG
1. Định lí biến thiên động năng
- Độ biến thiên động năng của vật bằng công của ngoại lực tác dụng.
∆ W đ =A ngoại lực
Hay: W đ 1−W đ 2 =A ngoại lực
1 2 1 2
m. v 2− m v 1=A ngoại lực
2 2
2. Hệ quả
+ Khi A > 0: động năng của vật tăng.
+ Khi A < 0: động năng của vật giảm.
B. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1: Viết biểu thức tính động năng. Giải thích các đại lượng, đơn vị.
Câu 2: Phát biểu và viết biểu thức định lí biến thiên động năng.
C. BÀI TẬP
Câu 1: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là :
1 1
W d = mv 2 2 W d = mv 2
A. 2 B. W d =mv . C. W d =2mv . D. 2 .
Câu 2: Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật giảm.
B. vận tốc của vật v = const.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
Câu 3: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay đổi.
Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần.

9
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2 lần.


Câu 4: Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều. D. chuyển động cong đều.
Câu 5: Độ biến thiên động năng của một vật bằng công của:
A. trọng lực tác dụng lên vật đó. B. lực phát động tác dụng lên vật đó.
C. ngoại lực tác dụng lên vật đó. D. lự ma sát tác dụng lên vật đó.
Câu 6: Khi vận tốc của một vật tăng gấp đôi thì:
A. Thế năng tăng gấp đôi. B. Gia tốc tăng gấp đôi
C. Động năng tăng gấp đôi D. Động lượng tăng gấp đôi
Câu 7: Chọn phát biểu đúng.Khi vận tốc của một vật tăng gấp hai, thì
A. gia tốc của vật tăng gấp hai. B. động lượng của vật tăng gấp bốn.
C. động năng của vật tăng gấp bốn. D. thế năng của vật tăng gấp hai.
Câu 8: Một người khối lượng m = 50 kg đang chạy với tốc độ 15 m/s. Tính động năng
của người đó?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 9: Một vật trọng lượng 1,0 N có động năng 1,0 J (Lấy g = 10m/s 2). Khi đó vận
tốc của vật bằng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 10: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m
trong thời gian 45 giây. Động năng của vận động viên đó là:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11: Một vật đang chuyển động với tốc độ 20 m/s, nếu vật đó có động năng 500 J
thì khối lượng của vật sẽ là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Một vật có khối lượng m khi có động năng bằng 360 J thì tốc độ của vật là 36
km/h. Tính khối lượng của vật đó?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Một vật có khối lượng 750 g chuyển động với tốc độ 60 km/h. Động năng của
vật đó có giá trị là bao nhiêu?

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

10
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 26: THẾ NĂNG.


A. LÝ THUYẾT
I. THẾ NĂNG TRỌNG TRƯỜNG
1. Trọng trường
- Xung quanh Trái Đất có trọng trường. Biểu hiện của trọng trường là sự xuất hiện trọng
lực tác dụng lên vật.

P=m⃗g
2. Thế năng trọng trường
- Thế năng trọng trường của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa Trái đất và vật; nó
phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường.
W t =mgz
Trong đó: Wt: thế năng (J)
m: khối lượng vật (kg)
g : gia tốc trọng trường (m/s2)
z: độ cao vật so với mốc thế năng (m).
* Chú ý: Để tính thế năng ta phải chọn mốc thế năng (nơi bắt đầu đo z). Thế năng tại mốc
bằng 0. Ta thường chọn mốc thế năng tại mặt đất.
II. THẾ NĂNG ĐÀN HỒI
- Thế năng đàn hồi là dạng năng lượng của một vật chịu tác dụng của lực đàn hồi.

Trong đó: Wt : thế năng đàn hồi ( J )


k: độ cứng của lò xo ( N/m )
∆ l=l−l 0: độ biến dạng của lò xo ( m )
B. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1: Thế năng trọng trường là gì? Viết biểu thức tính thế năng trọng trường? Giải
thích các đại lượng trong công thức đó?
Câu 2: Viết biểu thức tính thế năng đàn hồi? Giải thích các đại lượng trong công thức
đó?
C. BÀI TẬP
Câu 1: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao z so với mặt đất trong trọng trường của
Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức:
1
W =mgz W t = mgz
A. t B. 2 .
C. W t =mg . D. W t =mg .
Câu 2: Một vật có khối lượng m gắn vào đầu một lò xo đàn hồi có độ cứng k, đầu kia
của lo xo cố định. Khi lò xo bị nén lại một đoạn l (l < 0) thì thế năng đàn hồi bằng:
1 1
W t = k . Δl W t = k .( Δl )2
A. 2 . B. 2 .
11
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
1 1
W t =− k.( Δl)2 W t =− k . Δl
C. 2 . D. 2 .
Câu 3: Thế năng trọng trường của một vật không phụ thuộc vào:
A. khối lượng của vật B. động năng của vật
C. độ cao của vật D. gia tốc trọng trường
Câu 4: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A.thế năng của vật giảm dần. B.động năng của vật giảm dần.
C.thế năng của vật tăng dần. D.động lượng của vật giảm dần.
Câu 5: Khi nói về thế năng đàn hồi, phát biểu nào sau đây Sai?
A. thế năng đàn hồi là năng lượng dự trữ của những vật bị biến dạng.
B. thế năng đàn hồi phụ thuộc vào vị trí cân bằng ban đầu của vật.
C. trong giới hạn đàn hồi, khi vật bị biến dạng càng nhiều thì vật có khả năng sinh
công càng lớn.
D. thế năng đàn hồi tỷ lệ với bình phương độ biến dạng.
Câu 6:Khi nói về thế năng, phát biểu nào sau đây đúng?
A. thế năng trọng trường luôn mang giá trị dương vì độ cao h luôn dương.
B. Độ giảm thế năng phụ thuộc vào cách chọn gốc thế năng.
C. động năng và thế năng đều phụ thuộc vào tính chất của lực tác dụng.
D. trong trọng trường vật ở vị trí cao hơn luôn có thế năng lớn hơn.
Câu 7: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau.
 A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị
khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
 B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ
phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là
lực thế.
 C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn
dương.
D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng đàn hồi.
Câu 8: Tìm phát biểu sai.
A. Thế năng của một vật tại một vị trí phụ thuộc vào vận tốc của vật tại vị trí đó.
B. Thế năng hấp dẫn và thế năng đàn hồi là hai dạng trong số các dạng thế năng.
C. Thế năng có giá trị phụ thuộc vào việc chọn gốc thế năng.
D. Thế năng hấp dẫn của một vật chính là thế năng của hệ kín gồm vật và Trái Đất.
Câu 9: hế năng đàn hồi của một lò xo không phụ thuộc vào
A. độ cứng của lò xo. B. độ biến dạng của lò xo.
C. chiều biến dạng của lò xo. D. mốc thế năng.
Câu 10: Một vật có khối lượng 10 kg, có thế năng là 15 J đối với mặt đất. Lấy g = 10
m/s2. Tìm độ cao của vật.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

12
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 11: Một vật có khối lượng là bao nhiêu? Khi vật đó có thế năng là 500 J ở độ cao
50 m. Lấy g = 10 m/s2.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: : Một vật có trọng lượng P = 250 N đang ở độ cao 15 m thì có thế năng là
bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Tác dụng một lực F = 5,6 N vào lò xo theo phương trục của lò xo thì lò xo
giãn ra 2,8 cm. Tính thế năng đàn hồi của lò xo.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 14: Một thang máy có khối lượng 1 tấn chuyển động từ tầng cao nhất cách mặt
đất 100 m xuống tầng thứ 10 cách mặt đất 40 m. Lấy g = 10 m/s2. Nếu chọn gốc thế
năng tại tầng 10, thì thế năng của thang máy ở tầng cao nhất là:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 15: Một lò xo có độ cứng k = 200 N/m, bị nén ngắn lại 10 cm so với chiều dài tự
nhiên ban đầu. Chọn mốc thế năng tại vị trí ban đầu. Thế năng đàn hồi của lò xo là:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 16: Một người kéo một lực kế, số chỉ của lực kế là 400 N, độ cứng của lò xo lực
kế là 1000 N/m. Công do người thực hiện bằng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 17: Cho một lò xo đàn hồi nằm ngang ở trạng thái ban đầu không bị biến dạng.
Khi tác dụng một lực 3 N kéo lò xo theo phương ngang ta thấy nó dãn được 2 cm. Thế
năng đàn hồi của lò xo có giá trị bằng:
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 18: Một hòn đá có khối lượng 10 kg cách mặt đất 7 m, lấy g = 10 m/s 2. Tìm thế
năng của hòn đá.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

13
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 27: CƠ NĂNG.


A. LÝ THUYẾT
I. CƠ NĂNG CỦA VẬT CHUYỂN ĐỘNG TRONG TRỌNG TRƯỜNG
1. Định nghĩa
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì tổng động năng và thế năng của vật gọi là
cơ năng.
W =W đ +W t
2. Định luật bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
- Khi một vật chuyển động trong trọng trường chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của
vật là một đại lượng bảo toàn.
W =W đ +W t =hằng số
1 2
hay :W = m v +mgz=hằng số
2
3. Hệ quả
- Nếu động năng giảm thì thế năng tăng (động năng chuyển hóa thành thế năng) và ngược lại.
Nhưng cơ năng bảo toàn.
- Tại vị trí động năng cực đại thì thế năng cực tiểu và ngược lại.
II. CƠ NĂNG CỦA VẬT CHỊU TÁC DỤNG CỦA LỰC ĐÀN HỒI
1. Định luật bảo toàn cơ năng của vật chịu tác dụng lực đàn hồi
- Khi một vật chỉ chịu tác dụng lực đàn hồi thì cơ năng của vật là một đại lượng bảo
toàn.
1 2 1 2
W = mv + kΔl =hằng số
2 2
* Chú ý: cơ năng đàn hồi là tổng động năng và thế năng đàn hồi của vật.
B. PHẦN MỞ RỘNG
Bảo toàn cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường
Thông thường chọn mốc thế năng tại mặt đất:
1
1. Cơ năng tại vị trí bất kì: W = m v2 +mgh
2
1 2
2. Cơ năng tại vị trí thấp nhất: W = m. v max
2
3. Cơ năng tại vị trí cao nhất: W =mg hmax
Trong sự rơi tự do: v max=v chạm đất =√ 2 g hmax
4. Dạng đề cho W đ =n .W t hỏi h và v?
v
hmax v= max
h=

Bài mẫu:
n+1


1+
1
n

Từ mặt đất ném một vật có khối lượng 2kg lên cao theo phương thẳng đứng với vận tốc đầu
v0 = 20m/s, bỏ qua ma sát. Chọn mốc thế năng tại mặt đất. Lấy g = 10m/s2.
a. Tính cơ năng của vật?
14
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

b. Tìm độ cao cực đại của vật?


c. Tìm vị trí tại đó Wđ = 4Wt
Giải
a. Cơ năng của vật:
1 2 1 2
W = m v 0= .2. 20 =400 J
2 2
W
b. Độ cao cực đại: W =mgh max →h max= =2 0 m
mg
hmax 20
c. W đ =4 W t → n=4 → h= = =4 m
n+1 4+1
C. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1: Cơ năng là gì? Viết biểu thức tính cơ năng của vật chuyển động trong trọng trường.
Câu 2: Viết biểu thức tính cơ năng của vật chịu tác dụng lực đàn hồi.
D. BÀI TẬP
Câu 1: Một vật được thả rơi tự do, trong quá trình rơi
A. động năng của vật không đổi.
B. thế năng của vật không đổi.
C. tổng động năng và thế năng của vật không thay đổi.
D. tổng động năng và thế năng của vật luôn thay đổi.
Câu 2: Một vận động viên trượt tuyết từ trên vách núi trượt xuống, tốc độ trượt mỗi
lúc một tăng. Như vậy đối với vận động viên
A. động năng tăng, thế năng tăng. B. động năng tăng, thế năng giảm.
C. động năng không đổi, thế năng giảm. D. động năng giảm, thế năng tăng.
Câu 3: Trong quá trình dao động của một con lắc đơn thì tại vị trí cân bằng
A. động năng đạt giá trị cực đại. B. thế năng đạt giá trị cực đại.
C. cơ năng bằng không. D. thế năng bằng động năng.
Câu 4: Khi thả một vật trượt không vận tốc đầu trên mặt phẳng nghiêng có ma sát
A. cơ năng của vật bằng giá trị cực đại của động năng.
B. độ biến thiên động năng bằng công của lực ma sát.
C. độ giảm thế năng bằng công của trọng lực.
D. độ giảm thế năng bằng độ tăng động năng.
Câu 5: Khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được xác định
theo công thức:
1 1
W= mv+mgz W = mv2 +mgz
A. 2 . B. 2 .
1 1 1 1
W= mv2 + k ( Δl)2 W= mv 2 + k . Δl
C. 2 2 . D. 2 2
Câu 6: Khi vật chịu tác dụng của lực đàn hồi (Bỏ qua ma sát) thì cơ năng của vật được
xác định theo công thức:
1 1
W= mv+mgz W = mv2 +mgz
A. 2 . B. 2 .

15
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
1 1 1 1
W= mv 2 + k ( Δl)2 W= mv2 + k . Δl
C. 2 2 . D. 2 2
Câu 7: Chọn phát biểu đúng. Cơ năng là một đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không.
Câu 8: phát biểu nào sau đây là đúng với định luật bảo toàn cơ năng.
A. Trong một hệ kín, thì cơ năng của mỗi vật trong hệ được bảo toàn.
B. khi một vật chuyển động trong trọng trường và chỉ chịu tác dụng của trọng lực thì
cơ năng của vật được bảo toàn.
C. khi một vật chuyển động trong trọng trường thì cơ năng của vật được bảo toàn.
D. khi một vật chuyển động thì cơ năng của vật được bảo toàn.
Câu 9: Một vật được ném thẳng đứng từ dưới lên, trong quá trình chuyển động của vật
thì
A. Động năng giảm, thế năng tăng B. Động năng giảm, thế năng giảm
C. Động năng tăng, thế nă ng giảm D. Động năng tăng, thế năng tăng
Câu 10: Động năng của một vật là 150 J và thế năng của vật là 175 J. Cơ năng của vật
bằng bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11: Cơ năng của một vật là 45J và động năng của vật là 15 J. Thế năng của vật
bằng bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Động năng của một vật là 10 J. Nếu thế năng của vật bằng 5 lần động năng
thì cơ năng của vật bằng bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Từ điểm có độ cao so với mặt đất bằng 5 m người ta ném một vật có khối
lượng 500g với tốc độ 2 m/s. Tính cơ năng của vật. (g =10 m/s2)
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 14: Một lò xo nằm ngang có gắn vật nặng có khối lượng 1,5 kg. Khi vật có tốc độ
12 m/s thì lò xo giãn một đoạn là 0,02 m. Tính cơ năng của vật. Biết lò xo có độ cứng
120 N/m.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 15: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 3 m. Độ cao vật khi động năng bằn hai
lần thế năng là bao nhiêu?
16
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 16: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc đầu 4 m/s. Bỏ
qua sức cản không khí. Tốc độ của vật khi có động năng bằng thế năng là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 17: Một lò xo nằm ngang có gắn vật nặng có khối lượng 2,5 kg. Khi vật có tốc độ
10 m/s thì lò xo giãn một đoạn là 20 cm. Tính cơ năng của vật. Biết lò xo có độ cứng
200N/m.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 18: Một vật được ném lên từ độ cao 1m so với mặt đất với vận tốc đầu 2 m/s. Biết
khối lượng của vật bằng 0,5 kg (Lấy g = 10m/s2). Cơ năng của vật so với mặt đất bằng
bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 19: Một vật có khối lượng 1 kg, được ném lên thẳng đứng tại một vị trí cách mặt
đất 2 m, với vận tốc ban đầu vo = 2 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2.
Nếu chọn gốc thế năng tại mặt đất thì cơ năng của vật tại mặt đất bằng
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 20: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 10 m/s. Bỏ qua sức cản không
khí. Lấy g = 10 m/s2. Tốc độ của vật khi chạm đất là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

17
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

ÔN TẬP CHƯƠNG IV
Câu 1: Đơn vị của động lượng là:
A. N.m/s. B. N.m . C. kg.m/s. D. J.
Câu 2: Khi lực (không đổi) tác dụng lên vật trong khoảng thời gian ngắn thì biểu
thức nào sau đây là xung lực của lực trong khoảng thời gian A. .
B. . C. . D. .
Câu 3: Biểu thức nào sau đây là biểu thức của động lượng?
A. . C. . B. . D.
Câu 4: Chọn câu sai:
A. Động lượng của một vật là một đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
B. Động lượng của một vật luôn cùng hướng với vận tốc của vật.
C. Động lượng của một vật có đơn vị là kg.m/s.
D. Động lượng được tính bằng tích khối lượng và vận tốc của vật.
Câu 5: Trong quá trình nào sau đây, động lượng của vật không thay đổi?
A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật được ném ngang.
C. Vật đang rơi tự do. D. Vật chuyển động thẳng đều.
Câu 6: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị công suất?
A. J.s. B. W. C. N.m/s. D. HP.
Câu 7: Tìm phát biểu sai về công:
A. Công của lực . C. Công là 1 đại lượng vô hướng.
B. Công luôn dương. D. Công có thể âm, dương hay bằng 0.
Câu 8: Công suất của lực F làm vật di chuyển với vận tốc V theo hướng của F là:
A. P=F.vt B. P= F.v C. P= F.t D. P= F v 2
Câu 9: Chọn câu đúng. Khi vật chuyển động trên quỹ đạo kép kín, tổng đại số công
thực hiện :
A. khác không. B. luôn âm. C. bằng không D. luôn dương.
Câu 10: Đơn vị nào sau đây không phải là đơn vị của công?
A. J. B.Cal. C.N/m. D.N.m.
Câu 11: Công cơ học là đại lượng:
A.véctơ. B.vô hướng. C.luôn dương. D. không âm.
Câu 12: Khi vật chuyển động tròn đều thì công của lực hướng tâm luôn:
A.dương. B.âm. C.bằng 0. D.bằng hằng số.
Câu 13: Cách phát biểu nào sau đúng về công suất?
A. Công thực hiện trong một quá trình nhất định.
B. Công thực hiện trong 1 s.
C. Phần năng lượng biến đổi từ dạng này sang dạng khác.
D. Công thực hiện trong 1 phút.
Câu 14: Khi một vật chuyển động rơi tự do từ trên xuống dưới thì:
A. thế năng của vật giảm dần. B. động năng của vật giảm dần.
C. thế năng của vật tăng dần. D. động lượng của vật giảm dần.
18
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 15: Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu n âng 1000 kg
lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó là
A. 40 s. B. 20 s C. 30 s.   D. 10 s.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………
Câu 16: Nếu khối lượng vật tăng gấp 2 lần, vận tốc vật giảm đi một nửa thì
A. động lượng và động năng của vật không đổi.
B. động lượng không đổi, động năng giảm 2 lần.
C. động lượng tăng 2 lần, động năng giảm 2 lần.
D. động lượng tăng 2 lần, động năng không đổi.
Câu 17: Chọn câu sai.
A. Động lượng và động năng có cùng đơn vị vì chúng đều phụ thuộc khối lượng và
vận tốc của vật.
B. Động năng là một dạng năng lượng cơ học có quan hệ chặt chẽ với công.
C. Khi ngoại lực tác dụng lên vật và sinh công dương thì động năng của vật tăng.
D. Định lí động năng đúng trong mọi trường hợp lực tác dụng bất kì và đường đi bất
kì.
Câu 18: Tìm câu sai. Động năng của một vật không đổi khi
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động tròn đều.
C. chuyển động cong đều D. chuyển động biến đổi đều.
Câu 19: Từ mặt đất, một vật được ném lên thẳng đứng với vận tốc ban đầu 10 m/s. Bỏ
qua sức cản không khí. Cho g = 10 m/s 2. Vị trí cao nhất mà vật lên được cách mặt đất
một khoảng bằng
A. 10 m. B. 20 m. C. 15 m.        . 5 m.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………
Câu 20: Bao lâu sau khi bắt đầu rơi tự do một vật có khối lượng 100 g có động năng
bằng 1,5J? Lấy g = 10 m/s2.
A. √3 s. B. √2 s. C. 3 s.           D. 2 s.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………
Câu 25: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về thế năng trọng trường?
A. Thế năng trọng trường của một vật là năng lượng mà vật có do nó đặt tại một vị trí
xác định trong trọng trường của Trái Đất.
B. Khi tính thế năng trọng trường có thể chọn mặt đất là mốc thế năng.
C. Thế năng trọng trường có đơn vị là N/m2.
19
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

D. Thế năng trọng trường xác định bằng biểu thức .


Câu 26: Trong các câu sau đây câu nào là sai? Động năng của vật không đổi khi vật
A. chuyển động thẳng đều. B. chuyển động với gia tốc không đổi.
C. chuyển động tròn đều D. chuyển động cong đều.
Câu 27: Chọn phát biểu đúng. Cơ năng là một đại lượng
A. luôn luôn dương. B. luôn luôn dương hoặc bằng không.
C. có thể âm dương hoặc bằng không. D. luôn khác không.
Câu 28: Trong ôtô, xe máy nếu chúng chuyển động thẳng trên đường, lực phát động
trùng với hướng chuyển động. Công suất của chúng là đại lượng không đổi. Khi cần
chở nặng, tải trọng lớn thì người lái sẽ
A. giảm vận tốc đi số nhỏ. B. giảm vận tốc đi số lớn.
C. tăng vận tốc đi số nhỏ. D. tăng vận tốc đi số lớn.
Câu 29: Chọn phát biểu đúng. Động năng của một vật tăng khi
A. vận tốc của vật giảm.
B. vận tốc của vật v = const.
C. các lực tác dụng lên vật sinh công dương.
D. các lực tác dụng lên vật không sinh công.
Câu 30: Trong các câu sau, câu nào sai? Khi một vật từ độ cao z, chuyển động với
cùng vận tốc đầu, bay xuống đất theo những con đường khác nhau thì
A. độ lớn của vận tốc chạm đất bằng nhau. B. thời gian rơi bằng nhau.
C. công của trọng lực bằng nhau. D. gia tốc rơi bằng nhau.
Câu 31: Chọn phát biểu đúng. Một vật nằm yên, có thể có
A. vận tốc. B. động lượng. C. động năng. D. thế
năng.
Câu 32: Khi một tên lửa chuyển động thì cả vận tốc và khối lượng của nó đều thay
đổi. Khi khối lượng giảm một nửa, vận tốc tăng gấp hai thì động năng của tên lửa:
A. không đổi. B. tăng gấp 2 lần. C. tăng gấp 4 lần. D. giảm 2
lần.
Câu 33: Xe A có khối lượng 1000 kg , chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối
lượng 2000kg , chuyển động với vận tốcvận tốc 30km/h. Động lượng của:
A. xe A bằng xe B. B. không so sánh được.
C. xe A lớn hơn xe B. D. xe B lớn hớn xe A.
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………
Câu 34: Một người kéo một hòm gỗ trượt trên sàn nhà bằng một dây có phương hợp
với phương ngang một góc 600. Lực tác dụng lên dây bằng 150N. Công của lực đó
thực hiện được khi hòm trượt đi được 10 mét là:
A. A = 1275 J. B. A = 750 J.
C. A = 1500 J. D. A = 6000 J.

20
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 35: Một vận động viên có khối lượng 70kg chạy đều hết quãng đường 180m
trong thời gian 45 giâyĐộng năng của vận động viên đó là:
A. 560J. B. 315J. C. 875J. D. 140J.

21
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ


BÀI 28: CẤU TẠO CHẤT - THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT
KHÍ
A. LÝ THUYẾT
I. CẤU TẠO CHẤT
1. Cấu tạo chất
- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là phân tử.
- Các phân tử chuyển động không ngừng, chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng
cao.
2. Lực tương tác phân tử và các thể rắn, lỏng, khí
( Học sinh tự đọc SGK trang 151)
Khoảng cách
Lực tương tác
giữa các phân Thể tích và hình dạng của vật
phân tử
tử
Không có thể tích và hình dạng riêng. Có thể
Thể
Xa nhau Rất yếu tích chiếm toàn bộ bình chứa và có thể nén dễ
khí
dàng.

Lớn hơn ở thể Lớn hơn thể


Thể Có thể tích xác định và có hình dạng của phần
khí nhưng nhỏ khí nhưng nhỏ
lỏng bình chứa nó.
hơn thể rắn hơn thể rắn
Thể
Gần nhau Rất mạnh Có thể tích và hình dạng riêng xác định
rắn
3. Các thể rắn, lỏng, khí
II. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ
1. Nội dung cơ bản của thuyết động học phân tử chất khí
- Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.
- Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt
độ chất khí càng cao.
- Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm nhau và va chạm vào thành bình gây áp
suất lên thành bình.
2. Khí lí tưởng
- Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác với nhau khi va
chạm gọi là khí lí tưởng.
B. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1. Tóm tắt nội dung cấu tạo chất.
Câu 2. Nêu nội dung thuyết động học phân tử.
Câu 3. Định nghĩa khí lí tưởng.
C. BÀI TẬP
22
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 1. Hiện tượng nào sau đây liên quan đến lực đẩy phân tử ?
A. Không thể làm giảm thể tích của một khối chất lỏng.
B. Không thể ghép liền hai nữa viên phấn với nhau được.
C. Nhỏ hai giọt nước gần nhau, hai giọt nước sẽ nhập làm một.
D. Phải dùng lực mới bẻ gãy được một miếng gỗ.
Câu 2. Điều nào sau đây là sai khi nói về cấu tạo chất ?
A. Các nguyên tử, phân tử chuyển động không ngừng.
B. Các nguyên tử, phân tử luôn hút nhau.
C. Các chất được cấu tạo từ các nguyên tử, phân tử.
D. Các nguyên tử, phân tử đồng thời hút nhau và đẩy nhau.
Câu 3. Nguyên nhân cơ bản nào sau đây gây ra áp suất của chất khí ?
A. Do chất khí đè lên thành bình.
C. Do chất khí luôn luôn chuyển động với tốc độ lớn.
B. Do các phân tử va chạm với thành bình khi chuyển động.
D. Do bình đựng chất khí là bình kín.
Câu 4. Điều nào sau đây là không đúng khi nói về thể rắn ?
A. Các phân tử chất rắn rất gần nhau.
B. Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh.
C. Chất rắn có thể tích và hình dạng xác định.
D. Các phân tử chất rắn luôn đứng yên chứ không chuyển động.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?
A. Các phân tử khí tương tác nhau bằng lực rất yếu.
B. Các phân tử khí có thể tích hoàn toàn xác định.
C. Chất khí luôn chiếm toàn bộ thể tích bình chứa.
D. Chất khí không có hình dạng xác định.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vị trí của các nguyên tử, phân tử trong
chất rắn?
A. Các nguyên tử phân tử nằm ở những vị trí xác định và chỉ dao động quanh các vị trí
cân bằng này.
B. Các nguyên tử phân tử nằm ở những vị trí cố định.
C. Các nguyên tử, phân tử không có vị trí cố định mà luôn thay đổi.
D. Các nguyên tử, phân tử nằm ở những vị trí cố định, sau một thời gian nào đó chúng
lại chuyển sang một vị trí cố định khác.
Câu 7. Chọn đáp án đúng. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật
chất ở thể khí?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động không ngừng.
C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 8. Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử?
A. Chuyển động không ngừng.
B. Giữa các phân tử có khoảng cách.
23
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.


D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 9. Đối với chất khí lí tưởng
A. các phân tử khí có kích thước lớn.
B. các phân tử khí được xem là các chất điểm.
D. các phân tử khí luôn tương tác nhau.
D. các phân tử khí không bao giờ tương tác nhau.

24
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 29: QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT. ĐỊNH LUẬT BOYLE –


MARIOTTE
A. LÝ THUYẾT
I. TRẠNG THÁI VÀ QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI TRẠNG THÁI
- Trạng thái khí được xác định bằng 3 thông số: thể tích V, nhiệt độ tuyệt đối T và áp suất p.
II. QUÁ TRÌNH ĐẲNG NHIỆT
- Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng
nhiệt.
III. ĐỊNH LUẬT BOYLE – MARIOTTE
- Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với
thể tích.
1
p  V hay pV = hằng số
Hoặc: p1V1 = p2V2
IV. ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT
- Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường
đẳng nhiệt.
p V p

T2 > T1
T1
0 V 0 T 0 T

B. CÂU HỎI TRUY BÀI


Câu 1: Nêu các thông số của trạng thái khí.
Câu 2: Thế nào là quá trình đẳng nhiệt.
Câu 2: Hãy phát biểu định luật Boyle – Mariotte.
Câu 3. Đường đẳng nhiệt trong hệ tọa độ (p, V) có dạng gì?
C. BÀI TẬP
Câu 1: Khi nén khí đẳng nhiệt thì số phân tử trong một đơn vị thể tích
A. tăng tỉ lệ thuận với áp suất B. không đổi.
C. tăng tỉ lệ với bình phương áp suất D. giảm tỉ lệ nghịch với áp
suất
Câu 2: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá
trình
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt.
Câu 3: Trong hệ tọa độ (V,T), đường đẳng nhiệt là:
A. Đường thẳng có phương qua O. B. Đường thẳng vuông góc trục V.
C. Đường thằng vuông góc trục T D. Đường hypebol.

25
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 4: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt?
p
p V =p V =
A. 1 2 2 1 . B. V hằng số.
V
=
C. pV = hằng số. D. p hằng số.
Câu 5: Khi một lượng khí dãn đẳng nhiệt thì số phân tử khí trong một đơn vị thể tích
sẽ:
A. Giảm, tỉ lệ thuận với áp suất. B. Tăng, không tỉ lệ với áp suất.
C. Không thay đổi. D. Tăng, tỉ lệ nghịch với áp suất.
Câu 6: Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Bôilơ - Mariốt?
p1 p 2
=
A. p1 V 1 =p 2 V 2 . B. V 1 V 2 .
p1 V 1
=
C. p 2 V2 . D. p ~ V.
Câu 7: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của quá trình đẳng nhiệt ?
A. Nhiệt độ khối khí tăng thì áp suất tăng. B. Nhiệt độ của khối khí không đổi.
C. Khi áp suất tăng thì thể tích khối khí giảm. D. Khi thể tích khối khí tăng thì áp
suất giảm.
Câu 8: Trong hệ tọa độ (p,T), đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng nhiệt ?
A. Đường hypebol . B. Đường thẳng kéo dài qua gốc tọa
độ.
C. Đường thẳng không đi qua gốc tọa độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p
= po .
Câu 9: Trong hệ tọa độ (p,T), đường đẳng nhiệt là:
A. Đường thẳng có phương qua O. B. Đường thẳng vuông góc trục V.
C. Đường thằng vuông góc trục T. D. Đường hypebol.
Câu 10: Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng định luật Bôilơ – Mariôt:

V V V V

0 0 0 0
T T T T
A B C D

Câu 6: Một lượng khí ở nhiệt độ 17 0 C có thể tích 2,5 lít và áp suất 15 000Pa . Người
ta nén đẳng nhiệt khí tới áp suất 6.104 Pa . Sau khi nén thể tích lượng khí là bao nhiêu?
............................................................................................................................................................
Câu 7: Một lượng khí nhất định có áp suất 10 atm và thể tích 20 lít. Người ta nén đẳng
nhiệt khối khí ở trên thì thể tích giảm đi 8 lít. Tính áp suất lúc sau của lượng khí.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

26
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 8: Một lượng khí nhất định có áp suất 3 atm và thể tích 800 cm 3. Người ta nén
đẳng nhiệt khối khí ở trên thì áp suất tăng thêm 7 atm. Tính thể tích lúc sau của lượng
khí.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 9: Khi nén đẳng nhiệt một khối khí để áp suất tăng từ 3,5 atm đến 5,5 atm thì thể
tích còn lại là 1,6 lít. Thể tích ban đầu là bao nhiêu lít?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 10. Một xi lanh chứa 1500 cm3 khí ở áp suất 4.105 Pa. Pittông nén khí trong xi
lanh xuống còn 800 cm3. Tính áp suất của khí trong xi lanh lúc này, coi nhiệt độ như
không đổi?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................

27
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 30: QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH. ĐỊNH LUẬT SÁC-LƠ


A. LÝ THUYẾT

I. QUÁ TRÌNH ĐẲNG TÍCH


- Quá trình biến đổi trạng thái khi thể tích không đổi là quá trình đẳng tích.
II. ĐỊNH LUẬT CHARLES
Trong quá trình đẳng tích của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ thuận với nhiệt độ
tuyệt đối .
p ~T \f(p,T = hằng số

Hay
p1, T1: áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái 1.
p2, T2: áp suất và nhiệt độ tuyệt đối của khối khí ở trạng thái 2.
* Chú ý: T là nhiệt độ tuyệt đối được tính theo nhiệt giai Kelvin, có đơn vị là Kelvin, kí hiệu
là K: T (K) = 273 + t(0C).

III. ĐƯỜNG ĐẲNG TÍCH


- Đường đẳng tích là đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo nhiệt độ khi thể tích
không đổi.
- Trong hệ trục (p, T) đường đẳng tích có dạng là đường thẳng mà nếu kéo dài sẽ đi qua gốc tọa
độ.

p p p
V1
V2 >V1

0 T 273oC 0 to 0 V
C

B. CÂU HỎI TRUY BÀI


Câu 1: Quá trình đẳng tích là gì?

Câu 2: Hãy phát biểu định luật Charles. Viết biểu thức của định luật và giải thích các
đại lượng.

C. BÀI TẬP

Câu 1. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó thể tích được giữ không đổi gọi là quá
trình:
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích.
C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt.
Câu 2. Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.

28
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

A. p ~ T. B. p ~ t.
p p1 p2
= =
C. T hằng số. D. T 1 T 2
Câu 3. Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì:
A. Áp suất khí không đổi.
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ với nhiệt độ.
C. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi.
D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
Câu 4. Hệ thức nào sau đây phù hợp với định luật Sác – lơ.
p p1 T 2
= =
A. p ~ t. B. . C. t hằng số. D. p2 T 1
Câu 5. Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol.
B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ độ.
C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ.
D. Đường thẳng cắt trục p tại điểm p = p0
Câu 6. Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ.
A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh hở. D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
Câu 7. Nhiệt độ không tuyệt đối là nhiệt độ tại đó:
A. Nước đông đặc thành đá B. tất cả các chất khí hóa lỏng
C. tất cả các chất khí hóa rắn D. chuyển động nhiệt phân tử hầu như dừng
lại
Câu 8. Cho đồ thị của áp suất theo nhiệt độ của hai khối khí A và B có thể tích không
đổi như hình vẽ. Nhận xét nào sau đây là sai:

A. Hai đường biểu diễn đều cắt trục hoành tại điểm – 273°C
B. Khi t = 0°C, áp suất của khối khí A lớn hơn áp suất của khối khí B
C. Áp suất của khối khí A luôn lớn hơn áp suất của khối khí B tại mọi nhiệt độ
D. Khi tăng nhiệt độ, áp suất của khối khí B tăng nhanh hơn áp suất của khối khí A
Câu 9. Khi làm nóng một lượng khí đẳng tích thì:
A. Áp suất khí không đổi
B. Số phân tử trong một đơn vị thể tích không đổi
C. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích tăng tỉ lệ thuận với nhiệt độ
D. số phân tử khí trong một đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ

29
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 10: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 200C và áp suất 1 atm. Khi nhiệt độ
của khối khí tăng đến 750C thì áp suất của lượng khí bằng bao nhiêu? Biết thể tích
không đổi .
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11. Khi đun nóng đẳng tích một khối khí thêm 1°C thì áp suất khối khí tăng
thêm 1/360 áp suất ban đầu. Nhiệt độ ban đầu của khối khí đó là:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Nếu nhiệt độ khi đèn tắt là 25°C, khi đèn sáng là 323°C thì áp suất khí trơ
trong bóng đèn khi sáng tăng lên là:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Một khối khí ở 7°C đựng trong một bình kín có áp suất 1atm. Đun nóng
đẳng tích bình đến nhiệt độ bao nhiêu để khí trong bình có áp suất là 1,5 atm:

.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 14: Đun nóng đẳng tích một lượng khí thì áp suất tăng từ 3,5 atm đến 10 atm.
Nếu nhiệt độ tuyệt đối sau khi đun nóng đẳng tích là 300 K thì nhiệt độ tuyệt đối lúc
đầu là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 15: Sau khi đun nóng đẳng tích khối khí nhất định thì áp suất lúc sau 2,5.10 5Pa và
nhiệt độ tuyệt đối là 500 K. Tính áp suất lúc đầu của khối khí biết nhiệt độ tuyệt đối
sau khi nén gấp 2lần nhiệt độ tuyệt đối lúc đầu.
.............................................................................................................................................

30
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

BÀI 31: PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÍ TƯỞNG.


QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP
A. LÝ THUYẾT
I. KHÍ THỰC VÀ KHÍ LÍ TƯỞNG
- Khí thực (chất khí tồn tại trong thực tế) chỉ tuân theo gần đúng các định luật về chất khí.
- Khi ở nhiệt độ thấp, sự khác biệt giữa khí thực và khí lí tưởng không quá lớn nên ta có thể
áp dụng các định luật về chất khí.
II. PHƯƠNG TRÌNH TRẠNG THÁI KHÍ LÍ TƯỞNG
Xét một khối khí xác định biến đổi từ trạng thái 1 sang trạng thái 2, trong đó cả 3 thông số
trạng thái đều thay đổi:
+ Trạng thái 1 có: p1, V1, T1
+ Trạng thái 2 có: p2, V2, T2
Phương trình trạng thái: \f(p1.V1,T1 = \f(p2.V2,T2 => \f(p.V,T = hằng số

* Ví dụ: Bơm không khí vào quả bong bóng, bơm hơi cho một lốp xe đang bị xẹp, bỏ quả
bóng bàn bị móp vào trong nước nóng... trong các trường hợp trên cả 3 thông số trạng thái
đều thay đổi. Các thông số trạng thái tuân theo phương trình trạng thái khí lí tưởng.
III. QUÁ TRÌNH ĐẲNG ÁP
1. Quá trình đẳng áp
- Quá trình biến đổi trạng thái của một khối khí khi áp suất không đổi gọi là quá trình đẳng áp.
2. Định luật Gay-Luysac: Trong quá trình đẳng áp của một lượng khí nhất định, thể tích tỉ
lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối
V1 V 2
=
= hằng số hay T1 T2

3. Đường đẳng áp:


a. Khái niệm:Đường đẳng áp là đường biểu diễn sự biến thiên của thể tích theo nhiệt
độ khi áp suất không đổi.
b. Đồ thị đường đẳng áp:
V V V
p1
p2 > p1

0 T 273oC 0 to 0 p
IV. ĐỘ KHÔNG TUYỆT ĐỐI C
- Kelvin đã đưa ra một nhiệt giai bắt đầu bằng nhiệt độ 0K gọi là độ không tuyệt đối.
Nhiệt độ thấp nhất mà con người thực hiện được trong phòng thí nghiệm hiện nay là
.
Chú ý: T (K) = 273 + t0C
B. CÂU HỎI TRUY BÀI

31
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 1: Phương trình trạng thái khí lí tưởng được dùng trong trường hợp nào? Hãy viết
biểu thức phương trình trạng thái khí lí tưởng.
Câu 2: Quá trình đẳng áp là gì? Viết biểu thức liên hệ thể tích và nhiệt độ tuyệt đối
trong quá trình đẳng áp.
C. BÀI TẬP
Câu 1. Đại lượng không phải thông số trạng thái của một lượng khí là
A. thể tích. B. khối lượng. C. nhiệt độ. D. áp suất.
Câu 2. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
pV
=
A. T hằng số. B. pV~T.
pT P
=
C. V hằng số. D. T = hằng số
Câu 3. Quá trình biến đổi trạng thái trong đó áp suất được giữ không đổi gọi là quá
trình:
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích. C. Đẳng áp. D. Đẳng nhiệt.
Câu 4. Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?
V 1 V1 V 2
= =
A. T hằng số. V
B. ~ . T V T
C. ~ . D. T 1 T2 .
Câu 5. Phương trình trạng thái tổng quát của khí lý tưởng diễn tả là:
pT
=
A. B. V hằng số.
VT p1 V 2 p 2 V 1
= =
C. p hằng số. D. T 1 T2
Câu 6. Trường hợp nào sau đây không áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
B. Dùng tay bóp lõm quả bóng .
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh làm khí nóng lên, dãn nở và đẩy
pittông dịch chuyển.
D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
Câu 7. Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi
không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của
không khí trong bơm là:
5 5
A. p2 =7 .10 Pa . B. p2 =8 .10 Pa .
5 5
C. p2 =9 .10 Pa . D. p2 =10. 10 Pa
Câu 8. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí ôxi ở áp suất 750
mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 150 0K thì thể tích của
lượng khí đó là :
A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3

32
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 9. Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các thông
số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất của
khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là :
A. 400K. B.420K. C. 600K. D.150K.
Câu 10: Nếu nung nóng khí trong một bình kín lên thêm 423 oC thì áp suất khí tăng
lên 2,5 lần. Nhiệt độ của khí trong bình là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 11 Một khối khí lí tưởng chuyển từ trạng thái 1 (4 atm, 6 lít, 293 K) sang trạng
thái 2 (p, 4lít, 293 K). Giá trị của p là bao nhiêu?
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 12: Một cái bơm chứa 100 cm3 không khí ở nhiệt độ tuyệt đối 300 K và áp suất
2,5.105 Pa. Tính áp suất của không khí trong bơm khi không khí bị nén xuống còn 50
cm3 và nhiệt độ tuyệt đối tăng lên tới 320 K.
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Câu 13: Một khối khí trong xi lanh lúc đầu có áp suất 1,5.105 Pa, nhiệt độ 500 C và
thể tích 1,25 lít. Khi pittông nén khí đến 0,5 lít và áp suất là 3,5.105 Pa thì nhiệt độ
tuyệt đối cuối cùng của khối khí là bao nhiêu?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........ ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.................

Câu 14: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 dm3 khí hiđrô ở áp suất
570 mmHg và nhiệt độ 47,50 C. Tính thể tích của lượng khí trên ở điều kiện tiêu chuẩn
(760 mmHg và 00 C).
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Câu 15: Khi thể tích bình tăng gấp 5 lần, nhiệt độ giảm đi một nửa thì áp suất của
một lượng khí chứa trong bình
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

33
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

........ ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................
Câu 16: Một xi lanh chứa 350 cm3 khí ở nhiệt độ tuyệt đối 900 K. Xác định thể tích
của chất khí ở trong xi lanh khi Pittông nén đẳng áp khí đó và nhiệt độ tuyệt đối giảm
xuống còn 300 K.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........ ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................
Câu 17: Khối khí biến đổi đẳng áp từ trạng thái 1 có thể tích 5 lít, nhiệt độ tuyệt đối
450 K sang trạng thái 2 có thể tích 15 lít , nhiệt độ tuyệt đối là bao nhiêu?
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........ ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................
Câu 18: Khối khí biến đổi đẳng áp từ trạng thái 1 có thể tích V 1, nhiệt độ 300C sang
trạng thái 2 có thể tích 15 lít, nhiệt độ 550C.Tính thể tích lúc đầu.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
........ ..................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
.........................
Câu 19: Khối khí biến đổi đẳng áp từ trạng thái 1 có thể tích 800 cm3 sang trạng thái 2
có thể tích 1200 cm3, nhiệt độ tuyệt đối 600 K.Tính nhiệt độ tuyệt đối lúc đầu.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

34
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 20: Một bóng đèn dây tóc chứa khí trơ. Khi đèn sáng, nhiệt độ của bóng đèn là
420oC, áp suất khí trong bóng đèn bằng áp suất khí quyển po = 1 atm. Áp suất khí
trong bóng chưa phát sáng ở 25oC là
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

35
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

ÔN TẬP CHƯƠNG V: CHẤT KHÍ


Câu 1: Khi một lượng khí bị nén đẳng nhiệt, áp suất của nó tăng lên là do
A. các phân tử khí va chạm vào thành bình mạnh hơn.
B. số lần các phân tử khí va chạm vào nhau trong mỗi giây tăng lên.
C. số lấn các phân tử khí va chạm vào một đơn vị diện tích của thành bình trong mỗi
giây tăng lên.
D. các phân tử khí tập trung chuyển động theo một hướng ưu tiên.
Câu 2: Hệ thức không liên quan đến các đẳng quá trình là:
A. p/T = const.            B. p/V = const.
C. p1V1 = p2V2.            D. V/T = const.
Câu 3: Có một lượng khí trong bình. Nếu thể tích bình tăng gấp 4 lần, còn nhiệt độ
giảm đi một nửa thì áp suất khí
A. giảm đi 4 lần.       B. tăng lên 4 lần.
C. tăng lên 8 lần.        D. giảm đi 8 lần.
Câu 4: Khi thể tích bình tăng gấp 5 lần, nhiệt độ giảm đi một nửa thì áp suất của một
lượng khí chứa trong bình
A. tăng gấp đôi.        B. tăng 5 lần.
C. giảm 10 lần.         D. không đổi.
Câu 5: Quá trình nào dau đây là đẳng quá trình.
A. Đun nóng khí trong một bình đậy kín.
B. Không khí trong quả bóng bay bị phơi nắng, nóng lên, nở ra làm căng bóng.
C. Đun nóng khí trong một xilanh, khí nở ra đẩy pit-tông chuyển động.
D. Cả ba quá trình trên đều không phải là đẳng quá trình.
Câu 6: Khi khoảng cách giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử
A. chỉ có lực đẩy.
B. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.
C. chỉ lực hút.
D. có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ lực hút.
Câu 7: Tính chất nào sau đây không phải là chuyển động của phân tử vật chất ở thể
khí?
A. Chuyển động hỗn loạn.
B. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng.
C. Chuyển động không ngừng.
D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.
Câu 8: Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ở thể khí?
A. chuyển động không ngừng.
B. chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
C. Giữa các phân tử có khoảng cách.
D. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động.
Câu 9: Nhận xét nào sau đây không phù hợp với khí lí tưởng?
A. Thể tích các phân tử có thể bỏ qua.
B. Các phân tử chỉ tương tác với nhau khi va chạm.
36
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

C. Các phân tử chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao.
D. Khối lượng các phân tử có thể bỏ qua
Câu 10: Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá
trình
A. Đẳng nhiệt. B. Đẳng tích C. Đẳng áp. D. Đoạn nhiệt.
Câu 11: Hệ thức nào sau đây là hệ thức của định luật Bôilơ. Mariốt?
p V
p V =p V = =
A. 1 2 2 1 . B. V hằng số. C. pV = hằng số. D. p hằng số.

Câu 12: Trong các hệ thức sau đây, hệ thức nào không phù hợp với định luật Sáclơ.
p p 1 p2
= =
A. p ~ T. B. p ~ t. C. T hằng số. D. T 1 T 2
Câu 13: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng:
pV pT P
= =
A. T hằng số. B. pV~T. C. V hằng số. D. T = hằng số
Câu 14: Câu nào sau đây nói về lực tương tác phân tử là không đúng?
A. Lực phân tử chỉ đáng kể khi các phân tử ở rất gần nhau.
B. Lực hút phân tử có thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
C. Lực hút phân tử không thể lớn hơn lực đẩy phân tử.
D. Lực hút phân tử có thể bằng lực đẩy phân tử.
Câu 15: Theo quan điểm chất khí thì không khí mà chúng ta đang hít thở là
A. khi lý tưởng. B. gần là khí lý tưởng.
C. khí thực. D. khí ôxi.
Câu 16: Khi làm nóng một lượng khí có thể tích không đổi thì:
A. Áp suất khí không đổi.
B. Số phân tử trong đơn vị thể tích tăng tỉ lệ với nhiệt độ.
C. Số phân tử trong đơn vị thể tích không đổi.
D. Số phân tử trong đơn vị thể tích giảm tỉ lệ nghịch với nhiệt độ.
Câu 17: Trong hệ toạ độ (p,T) đường biểu diễn nào sau đây là đường đẳng tích?
A. Đường hypebol. B. Đường thẳng kéo dài thì đi qua gốc toạ
độ.
C. Đường thẳng kéo dài thì không đi qua gốc toạ độ. D. Đường thẳng cắt trục p tại
điểm p = p0
Câu 18: Quá trình nào sau đây có liên quan tới định luật Saclơ.
A. Qủa bóng bị bẹp nhúng vào nước nóng, phồng lên như cũ.
B. Thổi không khí vào một quả bóng bay.
C. Đun nóng khí trong một xilanh hở.
D. Đun nóng khí trong một xilanh kín.
Câu 19: Hệ thức nào sau đây không phù hợp với quá trình đẳng áp?

37
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
V 1
=
A. T hằng số. B. V ~ T . C. V ~ T . D.
V1 V 2
=
T1 T2 .
Câu 20: Phương trình trạng thái tổng quát của khí lý tưởng là:
pV pT
= =
A. T hằng số. B. V hằng số.
VT p1 V 2 p 2 V 1
= =
C. p hằng số. D. T 1 T2
Câu 21: Trường hợp nào sau đây không áp dụng phương trình trạng thái khí lí tưởng
A. Nung nóng một lượng khí trong một bình đậy kín.
B. Dùng tay bóp lõm quả bóng .
C. Nung nóng một lượng khí trong một xilanh làm khí nóng lên, dãn nở và đẩy
pittông dịch chuyển.
D. Nung nóng một lượng khí trong một bình không đậy kín.
Câu 22: Dưới áp suất 105 Pa một lượng khí có thể tích là 10 lít. Nếu nhiệt độ được giữ
không đổi và áp suất tăng lên 1,25. 105 Pa thì thể tích của lượng khí này là:
A. V2 = 7 lít. B. V2 = 8 lít. C. V2 = 9 lít. D. V2 = 10 lít.
Câu 23: Một xilanh chứa 100 cm khí ở áp suất 2.10 Pa. Pit tông nén đẳng nhiệt khí
3 5

trong xilanh xuống còn 50 cm3. Áp suất của khí trong xilanh lúc này là :
A. 2. 105 Pa. B. 3.105 Pa. C. 4. 105 Pa. D. 5.105 Pa.
Câu 24: Một lượng khí ở 00 C có áp suất là 1,50.10 5 Pa nếu thể tích khí không đổi thì
áp suất ở 2730 C là :
A. p2 = 105. Pa. B.p2 = 2.105 Pa.
C. p2 = 3.105 Pa. D. p2 = 4.105 Pa.
Câu 25: Một bình kín chứa khí ôxi ở nhiệt độ 270C và áp suất 105Pa. Nếu đem bình
phơi nắng ở nhiệt độ 1770C thì áp suất trong bình sẽ là:
A. 1,5.105 Pa. B. 2. 105 Pa. C. 2,5.105 Pa. D. 3.105 Pa.
Câu 26: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí ôxi ở áp suất 750
mmHg và nhiệt độ 3000K. Khi áp suất là 1500 mmHg, nhiệt độ 150 0K thì thể tích của
lượng khí đó là :
A. 10 cm3. B. 20 cm3. C. 30 cm3. D. 40 cm3.
Câu 27: Một lượng khí đựng trong một xilanh có pittông chuyển động được. Các
thông số trạng thái của lượng khí này là: 2 at, 15lít, 300K. Khi pittông nén khí, áp suất
của khí tăng lên tới 3,5 at, thể tích giảm còn 12lít. Nhiệt độ của khí nén là :
A. 400K. B.420K. C. 600K. D.150K.
Câu 28: Một bình chứa một lượng khí ở nhiệt độ 27 C và ở áp suất 2.105 Pa. Nếu áp
0

suất tăng gấp đôi thì nhiệt độ của khối khí là :
A.T = 300 0K . B. T = 540K. C. T = 13,5 0K. D. T = 6000K.

38
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 29: Một cái bơm chứa 100cm3 không khí ở nhiệt độ 270C và áp suất 105 Pa. Khi
không khí bị nén xuống còn 20cm3 và nhiệt độ tăng lên tới 3270 C thì áp suất của
không khí trong bơm là:
5 5 5 5
A. p2 =7 .10 Pa . B. p2 =8 .10 Pa . C. p2 =9 .10 Pa . D. p2 =10. 10 Pa

39
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

CHỦ ĐỀ: CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC ( Bài 32,33)


A. LÝ THUYẾT
I. NỘI NĂNG
1. Định nghĩa
- Trong nhiệt động lực học, người ta gọi tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo
nên vật là nội năng của vật.
- Kí hiệu: U, đơn vị jun (J).
U = Wđ phân tử + Wt phân tử
2. Độ biến thiên nội năng
- Độ biến thiên nội năng ( ) là phần nội năng tăng thêm hay giảm bớt trong một quá trình.
II. CÁC CÁCH LÀM BIẾN ĐỔI NỘI NĂNG
1. Thực hiện công
- Trong quá trình thực hiện công có sự chuyển hóa từ một dạng năng lượng khác sang nội
năng.
2. Truyền nhiệt
a. Quá trình truyền nhiệt
- Quá trình làm thay đổi nội năng không có sự thực hiện công như trên gọi là quá trình truyền
nhiệt.
Ví dụ: Cho viên đá lạnh vào cốc nước nóng thì xảy ra quá trình truyền nhiệt, nhiệt lượng từ
nước nóng truyền vào viên đá làm đá tan, đồng thời nước mất nhiệt lượng nên nhiệt độ bị hạ
thấp xuống.
b. Nhiệt lượng
- Số đo độ biến thiên của nội năng trong quá trình truyền nhiệt gọi là nhiệt lượng.
∆ U =Q=m. c . ∆ t=m . c .(t s −t đ )
Trong đó:
+ ∆U: Độ biến thiên nội năng của vật.
+ Q: nhiệt lượng thu vào hay tỏa ra (J).
+ m: khối lượng của vật (kg).
+ c: nhiệt dung riêng của vật (J/kg.K).
+ ∆t: độ biến thiên nhiệt độ của vật.
III. NGUYÊN LÝ I NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC (NĐLH)
- Độ biến thiên nội năng của vật bằng tổng công và nhiệt lượng mà vật nhận được.

Quy ước dấu:


Q > 0: Vật nhận nhiệt lượng;
Q < 0: Vật truyền nhiệt lượng;
A > 0: Vật nhận công;
A < 0: Vật thực hiện công;
II. NGUYÊN LÝ II NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC
40
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

1. Quá trình thuận nghịch và quá trình không thuận nghịch
( Học sinh tự đọc Sgk trang 177)
2. Nguyên lý II nhiệt động lực học
a. Cách phát biểu của Claudius
- Nhiệt không thể tự truyền từ một vật sang vật nóng hơn.
b. Cách phát biểu của Carnot
- Động cơ nhiệt không thể chuyển hoá tất cả nhiệt lượng nhận được thành công cơ học.
3. Vận dụng
( Học sinh tự đọc Sgk trang 178)
B. CÂU HỎI TRUY BÀI
Câu 1. Nêu định nghĩa nội năng.
Câu 2. Nhiệt lượng là gì? Viết công thức tính nhiệt lượng. Nêu tên và đơn vị các đại lượng
trong công thức ?
Câu 3. Phát biểu và viết hệ thức của nguyên lí I NĐLH. Nêu tên, đơn vị và quy ước dấu của
các đại lượng trong hệ thức.
Câu 3. Phát biểu nguyên lí II NĐLH
C. BÀI TẬP
Câu 1. Chọn đáp án đúng. Nội năng của một vật là
A. tổng động năng và thế năng của vật.
B. tổng động năng và thế năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
C. tổng nhiệt lượng và cơ năng mà vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt và thực
hiện công.
D. nhiệt lượng vật nhận được trong quá trình truyền nhiệt.
Câu 2 Câu nào sau đây nói về nội năng không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng là nhiệt lượng.
C. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác.
D. Nội năng của một vật có thể tăng lên, hoặc giảm đi.
Câu 3. Câu nào sau đây nói về nhiệt lượng là không đúng?
A. Nhiệt lượng là số đo độ tăng nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.
Câu 4 Chọn phát biểu sai.
A. Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng.
B. Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào cũng có nhiệt lượng.
C. Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt.
D. Nhiệt lượng không phải là nội năng.

41
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 5. Câu nào sau đây nói về nội năng là không đúng?
A. Nội năng là một dạng năng lượng.
B. Nội năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác
C. Nội năng là nhiệt lượng.
D. Nội năng của một vật có thể tăng thêm hoặc giảm đi.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
A. Độ biến thiên nội năng của một vật là độ biến thiên nhiệt độ của vật đó.
B. Nội năng gọi là nhiệt lượng.
C. Nội năng là phần năng lượng vật nhận được hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt.
D. Có thể làm thay đổi nội năng của vật bằng cách thực hiện công.
Câu 7. Khi nói về nội năng, điều nào sau đây là sai?
A. Nội năng của một vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật.
B. Có thể đo nội năng bằng nhiệt kế.
C. Đơn vị của nội năng là Jun (J).
D. Nội năng của một vật là tổng động năng và thế năng tương tác của các phần tử cấu
tạo nên vật.
Câu 8. Công thức tính nhiệt lượng là
A. Q=mc Δt . B. Q=cΔt . C. Q=mΔt . D. Q=mc .
Câu 9. Nguyên lí I nhiệt động lực học được diễn tả bởi công thức với quy
ước
A. Q > 0 : hệ truyền nhiệt. B. A < 0 : hệ nhận công.
C. Q < 0 : hệ nhận nhiệt. D. A > 0 : hệ nhận công.
Câu 10. Công thức nào sau đây là công thức tổng quát của nguyên lý một nhiệt động
lực học ?
A. ΔU = A+Q . B. ΔU =Q . C. ΔU = A . D. A +Q=0 .
Câu 11. Trong quá trình chất khí nhận nhiệt và sinh công thì
A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A> 0.
C. Q > 0 và A < 0. D. Q < 0 và A < 0.
Câu 12. Trường hợp nào sau đây ứng với quá trình đẳng tích khi nhiệt độ tăng?
A. U = Q với Q >0 . B. U = Q + A với A > 0.
C. U = Q + A với A < 0. D. U = Q với Q < 0.
Câu 13. Hệ thức nào sau đây phù hợp với quá trình làm lạnh khí đẳng tích ?
A. U = A với A > 0 B. U = Q với Q > 0
C. U = A với A < 0 D. U = Q với Q <0
Câu 14. Hệ thức với A > 0, Q < 0 diễn tả cho quá trình nào của chất khí?
A. Nhận công và tỏa nhiệt. B. Nhận nhiệt và sinh công.
C. Tỏa nhiệt và nội năng giảm. D. Nhận công và nội năng giảm.
Câu 15.Hệ thức U = Q là hệ thức của nguyên lý I nhiệt động lực học
A. Áp dụng cho quá trình đẳng áp
B. Áp dụng cho quá trình đẳng nhiệt
C. Áp dụng cho quá trình đẳng tích
42
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

D. Áp dụng cho cả ba quá trình trên


Câu 16. Biết nhiệt dung của nước xấp xỉ là 4,18.103 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần cung
cấp cho 1 kg nước ở 200C sôi là :
A. 8.104 J.B. 10. 104 J. C. 33,44. 104 J. D. 32.103 J.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 17: Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang nhiệt lượng 2 J. Khí
nở ra đẩy pit-tông đi một đoạn 5cm với một lực có độ lớn là 20N. Độ biến thiên nội
năng của khí là :
A. 1J. B. 0,5J. C. 1,5J. D. 2J.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 18: Người ta thực hiện công 100J để nén khí trong một xilanh. Biết khí truyền ra
môi trường xung quanh nhiệt lượng 20J độ biến thiên nội năng của khí là :
A. 80J. B. 100J. C. 120J. D. 20J.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Câu 19: Người ta truyền cho khí trong xilanh nhiệt lượng 100J. Khí nở ra thực hiện
công 70J đẩy pittông lên. Độ biến thiên nội năng của khí là :
A. 20J. B. 30J. C. 40J. D. 50J.
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

43
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

CHƯƠNG VII: CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG. SỰ CHUYỂN


THỂ
A. LÝ THUYẾT

I. CHẤT RẮN KẾT TINH


VD: Muối, thạch anh, kim cương, than chì, sắt, đồng,…
1. Cấu trúc tinh thể
- Là cấu trúc tạo bởi các hạt (nguyên tử, phân tử, hay ion)
liên kết chặt với nhau bằng những lực tương tác và sắp xếp
theo một trật tự hình học không gian xác định gọi là mạng
tinh thể.
- Mỗi hạt luôn dao động nhiệt quanh vị trí cân bằng của
nó.
2. Các đặc tính của chất rắn kết tinh
- Các chất rắn kết tinh cấu tạo từ cùng một loại hạt nhưng có cấu Mạngtrúc tinh
tinh thểthể khác
NaCl
nhau thì tính chất vật lí cũng khác nhau.
- Chất rắn kết tinh có nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi.
- Các chất rắn kết tinh có thể là đơn tinh thể hoặc đa tinh thể:
+ Chất rắn đơn tinh thể là chất rắn mà các hạt sắp xếp trong cùng một mạng tinh
thể chung, có tính dị hướng.
+ Chất rắn đa tinh thể là chất rắn có cấu trúc tinh thể tạo bởi nhiều mạng tinh thể
khác nhau, có tính đẳng hướng.
3. Ứng dụng
- Một số đơn tinh thể như Si, Ge… được dùng làm các linh kiện bán dẫn.
- Kim cương dùng làm trang sức, mũi khoan, dao cắt kính, đá mài.
- Kim loại hợp kim dùng phổ biến trong các ngành công nghiệp khác nhau như luyện
kim, chế tạo máy, xây dựng, đóng tàu…
II. CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH
VD: Thủy tinh, nhựa đường, chất dẻo
1. Các đặc tính của chất rắn vô định hình
- Không có cấu trúc tinh thể
- Không có dạng hình học xác định.
- Có tính đẳng hướng.
- Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
2. Ứng dụng: Được dùng làm đồ gia dụng, dụng cụ quang, giao thông, xây dựng.

III. SỰ NỞ DÀI
- Sự tăng độ dài của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở dài (vì nhiệt).

- Độ nở dài của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ và độ dài ban đầu của vật
đó.
44
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Trong đó: là chiều dài ban đầu


: chiều dài sau khi dãn nở của vật rắn
: hệ số nở dài phụ thuộc vào bản chất của vật rắn (K-1)
: độ tăng nhiệt độ
: độ nở dài của vật rắn
IV. SỰ NỞ KHỐI
- Sự tăng thể tích của vật rắn khi nhiệt độ tăng gọi là sự nở khối.
- Độ nở khối của vật rắn tỉ lệ thuận với độ tăng nhiệt độ và thể tích ban đầu của
vật đó.

Trong đó: : thể tích ban đầu


: thể tích sau khi dãn nở của vật rắn
: độ nở khối của vật rắn; : hệ số nở khối
* Ứng dụng ( Học sinh tự học)
- Trong chế tạo và lắp đặt máy móc hoặc xây dựng công trình người ta phải tính toán
để khắc phục tác hại của sự nở vì nhiệt.

- Lợi dụng sự nở vì nhiệt để lồng ghép đai sắt vào các bánh xe, để chế tạo các băng
kép dùng làm rơle đóng ngắt điện tự động, …

V. CÁC HIỆN TƯỢNG CĂNG BỀ MẶT CỦA CHẤT LỎNG


1. Lực căng bề mặt

- Lực căng bề mặt tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kì trên bề mặt chất lỏng luôn
có:

+ Phương: vuông góc với đoạn đường này và tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng.

+ Chiều: làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng


+ Độ lớn: tỉ lệ với độ dài của đoạn đường đó.

Trong đó: là hệ số căng bề mặt (N/m)


* Ứng dụng
- Căng vải trên ô dù hoặc trên mui bạt ô tô tải.
- Dùng nước xà phòng để giặt quần áo
- Ống nhỏ giọt chất lỏng

45
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

2. Hiện tượng dính ướt. Hiện tượng không dính ướt

a) b)
- Hiện tượng dính ướt (hình a) khi lực tương tác giữa các phần tử chất lỏng và thành
bình lớn hơn lực liên kết giữa các phần tử chất lỏng. Mặt chất lỏng có dạng khum lõm.
- Hiện tượng không dính ướt (hình b) khi lực tương tác giữa các phần tử chất lỏng và
thành bình nhỏ hơn lực liên kết giữa các phần tử chất lỏng. Mặt chất lỏng có dạng
khum lồi.
* Ứng dụng: Công nghệ tuyển khoáng.

3. Hiện tượng mao dẫn

- Hiện tượng mức chất lỏng bên trong ống có đường kính trong nhỏ luôn dâng cao
hơn, hoặc hạ thấp hơn so với bề mặt chất lỏng ở bên ngoài ống gọi là hiện tượng mao
dẫn.
* Ứng dụng
- Rễ cây hút nước.
- Dầu hỏa ngấm vào bấc đèn lên đến ngọn bấc để cháy.
- Dầu nhờn có thể thấm qua các lớp mút xốp.
VI. SỰ CHUYỂN THỂ CỦA CÁC CHẤT
1. Sự nóng chảy
a. Đặc điểm
- Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là sự nóng chảy.
- Quá trình chuyển thể ngược lại từ thể lỏng sang thể rắn của các chất gọi là sự đông
đặc.
- Mỗi chất kết tinh (ứng với một cấu trúc tinh thể) có một nhiệt độ nóng chảy không
đổi xác định ở mỗi áp suất cho trước.

- Các chất rắn vô định hình (thủy tinh, nhựa dẻo, sáp nến,...) không có nhiệt độ nóng
chảy xác định.
b. Nhiệt nóng chảy

Trong đó: Q: nhiệt nóng chảy (J)


: nhiệt nóng chảy riêng (J/kg)

m: khối lượng chất rắn


46
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

c. Ứng dụng
- Đúc các chi tiết máy, đúc tượng, đúc chuông.

- Luyện kim.
2. Sự bay hơi
- Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí (hơi) ở bề mặt chất lỏng gọi là sự bay hơi.
- Quá trình ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ.
a. Hơi khô và hơi bão hòa
- Khi tốc độ bay hơi lớn hơn tốc độ ngưng tụ áp suất hơi tăng dần và hơi ở trên bề mặt
chất lỏng là hơi khô. Hơi khô tuân theo định luật Boyle – Mariotte.

- Khi tốc độ bay hơi bằng tốc độ ngưng tụ, hơi ở phía trên bề mặt chất lỏng là hơi bão
hòa có áp suất đạt giá trị cực đại gọi là áp suất hơi bão hòa. Áp suất hơi bão hòa không
tuân theo định luật Boyle – Mariotte.
b. Ứng dụng
- Vòng tuần hoàn của nước trong thiên nhiên.
- Trong ngành sản xuất muối, trong kỹ thuật làm lạnh.
VII. SỰ SÔI
Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên bề mặt chất
lỏng gọi là sự sôi.
1. Đặc điểm sự sôi
- Mỗi chất lỏng sôi ở một nhiệt độ xác định và không đổi.
- Nhiệt độ sôi của chất lỏng phụ thuộc áp suất chất khí ở trên bề mặt chất lỏng. Áp suất
chất khí càng lớn, nhiệt độ sôi của chất lỏng càng cao.
2. Nhiệt hóa hơi
- Nhiệt lượng Q cung cấp cho khối chất lỏng trong khi sôi gọi là nhiệt hóa hơi của khối
chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

(J)
Trong đó: m là khối lượng của phần chất lỏng biến thành hơi (kg)
L là nhiệt hóa hơi riêng của chất lỏng (J/kg)
VIII. ĐỘ ẨM CỦA KHÔNG KHÍ
1. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại
a. Độ ẩm tuyệt đối
- Độ ẩm tuyệt đối a của không khí là đại lượng được đo bằng khối lượng hơi nước tính
ra gam chứa trong 1 m3 không khí.

47
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

- Đơn vị : g/m3
b. Độ ẩm cực đại
- Độ ẩm cực đại A là độ ẩm tuyệt đối của không khí chứa hơi nước bão hòa. Giá trị
của độ ẩm cực đại tăng theo nhiệt độ.
- Đơn vị : g/m3
2. Độ ẩm tỉ đối
- Độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ ẩm của không khí. Kí hiệu :

hoặc
- Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối càng cao.

3. Ảnh hưởng của độ ẩm không khí. ( Học sinh tự học)


- Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người
càng dễ bị lạnh.

- Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển, nhưng lại lại dễ làm
ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ, …

- Để chống ẩm, người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như: dùng chất hút ẩm, sấy
nóng, thông gió, …

B. BÀI TẬP
Câu 1: Phân loại các chất rắn theo cách nào dưới đây là đúng?
A. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn vô định hình.
B. Chất rắn kết tinh và chất rắn vô định hình.
C. Chất rắn đa tinh thể và chất rắn vô định hình.
D. Chất rắn đơn tinh thể và chất rắn đa tinh thể.
Câu 2: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây không liên quan đến chất rắn kết tinh?
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định. D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 3: Đặc điểm và tính chất nào dưới đây liên quan đến chất rắn vô định hình?
A. Có dạng hình học xác định. B. Có cấu trúc tinh thể.
C. Có tính dị hướng. D. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 4: Câu nào dưới đây nói về đặc tính của chất rắn kết tinh là không đúng?
A. Có thể có tính dị hướng hoặc có tính đẳng hướng.
B. Không có nhiệt độ nóng chảy xác định.
C. Có cấu trúc tinh thể
D. Có nhiệt độ nóng chảy xác định.
Câu 5: Chọn đáp án đúng. Đặc tính của chất rắn vô định hình là
A. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
C. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
48
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

Câu 6: Chọn đáp án đúng. Đặc tính của chất rắn đa tinh thể là
A. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.
B. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
C. đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
D. dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Mức độ biến dạng của thanh rắn (bị kéo hoặc nén) phụ
thuộc vào
A. độ lớn của lực tác dụng.
B. độ lớn của lực tác dụng và tiết diện ngang của thanh.
C. độ dài ban đầu của thanh.
D. tiết diện ngang của thanh.
Câu 8: Hệ số đàn hồi của thanh thép khi biến dạng kéo hoặc nén phụ thuộc như thế
nào vào tiết diện ngang và độ dài ban đầu của thanh rắn?
A.Tỉ lệ thuận với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.
B. Tỉ lệ thuận với độ dài ban đầu và tỉ lệ nghịch với tiết diện ngang của thanh.
C. Tỉ lệ thuận với tiết diện ngang và tỉ lệ nghịch với độ dài ban đầu của thanh.
D. Tỉ lệ nghịch với tích số của độ dài ban đầu và tiết diện ngang của thanh.
Câu 9: Độ nở dài l của vật rắn (hình trụ đồng chất) được xác định theo công thức:
A. Δl=l−l 0 =l 0 Δt . B. Δl=l−l 0 =αl 0 Δt .
C. Δl=l−l 0 =αl 0 t . D. Δl=l−l 0 =αl 0 .
Câu 10: Độ nở khối của vật rắn đồng chất được xác định theo công thức:
A. ΔV =V −V 0 =βV 0 Δt . B. ΔV =V −V 0 =V 0 Δt .
C. ΔV =βV 0 . D. ΔV =V 0 −V =βVΔt
Câu 11: Chọn đáp án đúng.
Mức chất lỏng trong ống mao dẫn so với bề mặt chất lỏng bên ngoài ống phụ thuộc vào
A. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng.
C. tính chất của chất lỏng và của thành ống.
B. đường kính trong của ống và tính chất của thành ống.
D. đường kính trong của ống, tính chất của chất lỏng và của thành ống.
Câu 12: Lực căng mặt ngoài tác dụng lên một đoạn đường nhỏ bất kỳ trên bề mặt
chất lỏng luôn có phương vuông góc với đoạn đường tiếp tuyến với bề mặt chất lỏng,
có chiều làm giảm diện tích bề mặt chất lỏng và có độ lớn được xác định theo hệ thức:
σ l
f= f=
A f =σ .l B. l . C. σ . D. f =2 πσ . l
Câu 13: Chọn đáp đúng.Quá trình chuyển từ thể rắn sang thể lỏng của các chất gọi là
A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh. C. sự bay hơi. D. sự ngưng tụ.
Câu 14: Chọn đáp đúng. Quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể hơi của các chất gọi là
A. sự nóng chảy. B. sự kết tinh.
C. sự hoá hơi. D. sự ngưng tụ.
Câu 15: Nhiệt nóng chảy Q được xác định theo công thức:
49
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10
λ m
Q= Q=
A. Q=λ. m . B. m. C. λ . D. Q=L . m
Câu 16: Chọn đáp đúng.Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào
A. nhiệt độ. B. diện tích bề mặt.
C. áp suất bề mặt chất lỏng. D. khối lượng của chất lỏng.
Câu 17: Câu nào dưới đây là không đúng.
A. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở bề mặt chất lỏng.
B. Quá trình chuyển ngược lại từ thể khí sang thể lỏng là sự ngưng tụ. Sự ngưng tụ và
bay hơi luôn xảy ra đồng thời.
C. Sự bay hơi là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể khí xảy ra ở cả bên trong và trên
bề mặt chất lỏng.
D. Sự bay hơi của chất lỏng xảy ra ở nhiệt độ bất kỳ.
Câu 18: Chọn đáp án đúng. Khối lượng hơi nước tính ra gam chứa trong 1m 3 không
khí là
A. độ ẩm cực đại. B. độ ẩm tuyệt đối.
C. độ ẩm tỉ đối. D. độ ẩm tương đối.
Câu 19: Chất rắn nào dưới đây, thuộc loại chất rắn kết tinh?
A. Thuỷ tinh. B. Nhựa đường.
C. Kim loại. D. Cao su.
Câu 20: Chất rắn nào dưới đây thuộc loại chất rắn vô định hình?
A. Băng phiến. B. Nhựa đường.
C. Kim loại. D. Hợp kim.
Câu 21: Vật nào dưới đây chịu biến dạng kéo?
A. Trụ cầu. B. Móng nhà.
C. Dây cáp của cần cẩu đang chuyển hàng. D. Cột nhà.
Câu 22: Dụng cụ có nguyên tắc hoạt động không liên quan đến sự nở vì nhiệt là:
A. Rơ le nhiệt. B. Nhiệt kế kim loại.
C. Đồng hồ bấm giây. D. Ampe kế nhiệt.
Câu 23: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay
giảm? Tại sao?
A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.
C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.
Câu 24: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và
chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
B. Bề mặt tiếp xúc.
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Câu 25: Chiếc kim khâu có thể nổi trên mặt nước khi đặt nằm ngang vì:
A. Chiếc kim không bị dính ướt nước.
50
ASIA BILINGUAL COLLEGE VẬT LÝ 10

B. Khối lượng riêng của chiếc kim nhỏ hơn khối lượng của nước.
C. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực đẩy
Ác si mét.
D. Trọng lượng của chiếc kim đè lên mặt nước khi nằm ngang không thắng nổi lực
căng bề mặt của nước tác dụng lên nó.
Câu 26: Nước mưa không lọt qua được các lỗ nhỏ trên tấm vải bạt là vì
A. Vải bạt dính ướt nước.
B. Vải bạt không bị dinh ướt nước.
C. Lực căng bề mặt của nước ngăn cản không cho nước lọt qua lỗ nhỏ của tấm bạt.
D. Hiện tượng mao dẫn ngăn cản không cho nước lọt qua các lỗ trên tấm bạt.
Câu 27: Khi nhiệt độ không khí tăng thì độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tỉ đối của nó thay
đổi như thế nào?
A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại đều tăng như nhau nên độ ẩm tỉ đối không thay
đổi.
B. Độ ẩm tuyệt đối giảm, còn độ ẩm cực đại tăng nên độ ẩm tỉ đối giảm.
C. Độ ẩm tuyệt đối tăng chậm, còn độ ẩm cực đại tăng nhanh hơn nên độ ẩm tỉ đối
giảm.
D. Độ ẩm tuyệt đối không thay đổi, còn độ ẩm cực đại giảm nên độ ẩm tỉ đối tăng.
Câu 28: Khi vật rắn kim loại bị nung nóng thì khối lượng riêng của vật tăng hay
giảm? Tại sao?
A. Tăng, vì thể tích của vật không đổi nhưng khối lượng của vật giảm.
B. Giảm, vì khối lượng của vật không đổi nhưng thế tích của vật tăng.
C. Tăng. vì thể tích của vật tăng chậm còn khối lượng của vật tăng nhanh hơn.
D. Giảm, vì khối lương của vật tăng châm còn thế của vật tăng nhanh hơn.
Câu 29: Nguyên nhân của hiện tượng dính ướt và không dính ướt giữa chất lỏng và
chất rắn là:
A. Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng và chất rắn.
B. Bề mặt tiếp xúc.
C. Bề mặt khum lồi của chất lỏng.
D. Bề mặt khum lõm của chất lỏng.
Câu 30: Một thanh dầm cầu bằng sắt có độ dài là 10m khi nhiệt độ ngoài trời là 10 0C.
Khi nhiệt độ ngoài trời là 400C thì độ dài của thanh dầm cầu sẽ tăng bao nhiêu? Biết hệ
số nở dài của sắt là 12.10-6K.
A. Tăng xấp xỉ 36 mm. B. Tăng xấp xỉ 1,3 mm.
C. Tăng xấp xỉ 3,6 mm. D. Tăng xấp xỉ 4,8 mm.

51

You might also like