You are on page 1of 3

Đề 1: Cảm nhận đoạn thơ sau đây trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu:

       “Quê hương anh nước mặn đồng chua


Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí!”
I. Mở bài:
- Nhà thơ về sóng Hồng cho rằng: “Thơ ca là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Một trong
những tình cảm cao đẹp trong đời sống tinh thần của người Việt Nam trong những năm chiến tranh là tình
đồng chí đồng đội
- Cùng đến với đoạn thơ sau đây trong bài thơ đồng chí của Chính Hữu để cùng cảm nhận những vẻ đẹp của
tình đồng chí trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp
II. Thân bài:
1. Giới thiệu tác giả tác phẩm
- Chính Hữu:
+ Là nhà thơ - chiến sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp sáng tác của ông chủ yếu xoay
quanh đề tài người lính và chiến tranh
+ Phong cách thơ Chính Hữu như chính quan niệm của nhà thơ: “Ngắn ở câu chữ nhưng dài ở sự ngân
vang”, dồn nén cảm xúc, ngôn ngữ và hình ảnh được chọn lọc, hàm súc.
- Đồng chí:
+ Bài thơ Đồng Chí được sáng tác vào đầu xuân năm 1948 tại chiến khu Việt Bắc, sau khi tác giả tham
gia chiến dịch Việt Bắc năm 1947. Bài thơ được in trong tập “Đầu súng trăng treo”
+ Đây là bài thơ tiêu biểu viết về người lính cách mạng trong kháng chiến chống Pháp. Bài thơ thể hiện
tình cảm cách mạng thiêng liêng - tình đồng chí được viết nên từ chính tình cảm tha thiết của nhà thơ đối với
đồng chí, đồng đội của mình
- Giới thiệu đoạn thơ:
+ Đoạn thơ giữ vị trí khơi mở dòng cảm xúc về tình đồng chí giữa những người lính thời chống Pháp.
+ Chỉ trong 7 dòng thơ ngắn, Chính Hữu đã thể hiện một cách thuyết phục cơ sở hình thành tình đồng
chí giữa những người lính cách mạng
2. Cảm nhận đoạn thơ
a. Đoạn thơ được mở đầu bằng những câu thơ như những lời thủ thỉ tâm tình giữa những người lính về quê
hương. Trong lời thơ giản dị và nhận ra điểm tương đồng về hoàn cảnh xuất thân của những người lính -
những người đồng chí:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
- Hình ảnh nước mặn đồng chua đất cày lên sỏi đá chỉ những mảnh đất cần cỗi khắc nghiệt. Hình ảnh thơ
gần gũi, bình dị đã làm bật lên cuộc sống nghèo khổ, vất vả, lam lũ của người nông dân ở chốn quê. Những
người lính ra đi từ những vùng quê nghèo, họ vốn là những người nông dân, buông tay cày họ cầm chắc tay
súng trở thành người lính cách mạng. Hai người đồng chí xa lạ - một người từ miền biển xa xôi một người
từ miền núi hẻo lánh những miền quê nghèo khó.
- Chính sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân đã làm nên sự đồng cảm giai cấp, xóa nhòa khoảng cách giữa
những người lính, làm nên sự chuyển biến ý nghĩa: từ xa lạ đến quen nhau và trở thành đồng chí.
- Lời thơ như lời thủ thỉ tâm tình giữa hai người bạn, cách vận dụng thành ngữ cùng với hình thức sóng đôi
ở hai câu Quê hương anh - làng tôi; nước mặn đồng chua – đất cày lên sỏi đá đã tạo nên sự thân mật gần
gũi trong tình cảm của những người lính, đồng thời tô đậm sự tương đồng cảnh ngộ giữa họ và khắc sâu cơ
sở vững chắc làm nên tình đồng chí - cùng chung hoàn cảnh xuất than.
b. Không chỉ chung cảnh cảnh ngộ xuất than, những người lính còn cùng chung nhiệm vụ chiến đấu,
chung mục đích lí tưởng. Họ luôn sát cánh bên nhau trong hàng ngũ chiến đấu:
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
- Hình ảnh ẩn dụ và hoán dụ súng biểu tượng cho nhiệm vụ chiến đấu, đầu - tượng cho lý tưởng, khát vọng,
ý chí của người lính. Nếu súng bên súng chỉ biểu đạt cái chung về nhiệm vụ chiến đấu thì đầu sát bên đầu
lại cho thấy sự tâm đầu ý hợp chung lý tưởng chiến đấu của người lính khi họ cùng bước vào quân ngũ.
- Cấu trúc điệp sóng đôi tạo nên âm điệu chắc khỏe, kết hợp với những từ bên, sát bên, chung đã góp phần
nhấn mạnh sự gắn bó khăng khít, kề vai sát cảnh diễn người lính cùng chung lý tưởng, nhiệm vụ chiến đấu
giành độc lập tự do cho đất nước.
- Chung nhiệm vụ chiến đấu, chung mục đích, lý tưởng là nền tảng vững chắc để tình đồng chí giữa những
người lính được bộ đội cụ Hồ thêm gắn bó bền vững.
c. Tình đồng chí của những người lính còn này nở và trở nên bền chặt trong sự chan hòa và chia sẻ mọi
gian lao đời lính trong buổi đầu kháng chiến:
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”
- Sự thiếu thốn, gian khổ của cuộc sống người lính hiện hữu qua chi tiết đậm chất hiện thực: Đêm rét chung
chăn. Chiếc chăn mỏng manh không thể xua tan cái giá lạnh đêm rừng nhưng vẫn gợi cảm giác ấm áp, nặng
sâu nghĩa tình mà tình đồng chí mang lại. Câu thơ bởi thế nói về sự thiếu thốn, nói về cái lạnh giá, làm hiện
hữu bao gian nan đời lính mà lại gợi lên sự ấm áp, thương yêu của tình người, tình đồng đội
- Cụm từ đôi tri kỷ hiện hữu sự gắn bó keo sơn giữa những người lính cách mạng. Bởi lẽ, đôi không thể tách
rời riêng rẽ, những người lính không thể thiếu đồng đội khi bước vào cuộc đời quân ngũ. Từ tri kỉ lại thể
hiện sự sâu nặng của tình bạn bởi sự gắn bó, thấu hiểu nhau giữa những người lính
- Chính tình đồng chí khiến người lính luôn đồng cam cộng khổ, cùng chia sẻ những gian lao, thiếu thốn.
Nhưng cũng chính ý thức và hành động sẻ chia gian khó cảm động này đã kiến tình đồng chí giữa những
người lính cách mạng càng thêm sâu nặng, vững bền.
d. Đoạn thơ khép lại bằng hai tiếng đồng chí thiêng liêng và đầy xúc động
- Hai tiếng đồng chí ngắn gọn mà cô đọng và hàm súc ý nghĩa. Đó là khái niệm chỉ tình cảm cách mạng
giữa những người lính bộ đội cụ Hồ cùng trung quân ngũ, cùng chung mục đích lý tưởng chiến đấu, cùng
chia sẻ thiếu thốn, gian lao. Nó làm cho con người được thấy rằng tình đồng chí của những người lính cách
mạng lắng lại trong tâm tư, tình cảm của chính họ sau bao gắn có và sẻ chia, bao sự đồng cảm và thấu hiểu.
- Hai tiếng đồng chí tách riêng thành một câu thơ, tạo nên cái thắt đáy lưng ong cho bài thơ, như một nét
chạm trổ đầy ấn tượng trong chỉnh thể nghệ thuật của bài thơ. Tạo nên cấu trúc đặc biệt cho bài thơ, như
một bản lề khép mở hai đoạn thơ, kết đọng ý của đoạn thơ trước và mở ra ý chọn thơ sau.
- Hai tiếng đồng chí cũng tạo thành một nốt nhạc luyến láy một điệu nhạc ngân rung để lại nhiều dư âm xao
xuyến. Mang trong mình sức nặng của những suy nghĩ và cảm xúc, hai tiếng đồng chí như một lời thốt lên
vừa cảm động, thiêng liêng, vừa chan chứa niềm vui. Tình cảm ấy được nhà thơ đặt trong một vị thế thiêng
liêng vừa là tiếng nói trong đáy lòng của người lính, vừa là tình cảm lớn lao, mới mẻ của thời cách mạng
3. Đánh giá:
- Chỉ trong một đoạn thơ ngắn, bằng thể thơ tự do, ngôn từ cô động hàm súc, hình ảnh thơ đậm chất hiện
thực mà giàu sức gợi; giọng thơ thủ thỉ tâm tình Chính Hữu đã thể hiện sinh động cơ sở hình thành tình
đồng chí của những người lính cách mạng
- Chung cảnh ngộ xuất than, chung nhiệm vụ lý tưởng chiến đấu cùng gian khó đời lính - đây chính là
những cơ sở hết sức quan trọng để tình cảm giữa những người lính ngày càng gắn bó hơn, bền chặt hơn, keo
sơn hơn.
III. Kết bài:
- Đoạn thơ nói riêng, bài thơ Đồng chí nói chung đã tái hiện lại cuộc sống đầy khó khan, gian khổ của cuộc
kháng chiến, nhưng trên tất cả đã làm sống lại vẻ đẹp và đời sống tinh thần của con người thời kỳ kháng
chiến chống Pháp khắc họa lại hình tượng người lính và người ca tình đồng chí, đồng đội giữa họ
- Giữa rất nhiều bài thơ hay về đề tài người lính cách mạng, bài thơ Đồng chí của Chính Hữu đã truyền thổi
vào lòng người đọc những rung động sâu xa về một tình cảm thiêng liêng muốn chưa bao giờ tắt - tình đồng
chí.

You might also like