You are on page 1of 24

CHUỖI CUNG ỨNG

LÚA GẠO
MÔN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
GVHD: TS. Lê Thị Minh Hằng
Thành viên: Nguyễn Quang Minh
Trần Thị Như Quỳnh
Thái Thị Thương
Võ Thị Tuyết Trinh
Nguyễn Ngọc Như Ý

Nh ó m 1 0
4 5 k 0 2 . 2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC ...................................................................................................................... 1


LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 2
I. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA .............................................................. 3
II. SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO TỈNH QUẢNG NGÃI ...................... 5
III. MÔ TẢ CÁC CHỦ THỂ TRÊN CHUỖI ............................................................. 6
1. Nhà cung cấp ........................................................................................................ 6
2. Nhà sản xuất ......................................................................................................... 6
3. Nhà bán sỉ ............................................................................................................. 6
4. Nhà bán lẻ ............................................................................................................. 6
5. Khách hàng ........................................................................................................... 6
IV. MÔ TẢ 3 DÒNG ..................................................................................................... 7
1. Mô tả dòng vật chất .............................................................................................. 7
2. Mô tả dòng thông tin ..........................................................................................10
3. Mô tả dòng tài chính ...........................................................................................14
V. MÔ TẢ KHỐI LƯỢNG, SẢN LƯỢNG TRÊN CHUỖI ..................................17
1. Sản xuất ..............................................................................................................17
2. Diễn biến giá .......................................................................................................17
VI. MÔ TẢ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN ...............................................18
1. Nhà cung cấp ......................................................................................................18
2. Nhà sản xuất .......................................................................................................18
3. Nhà phân phối .....................................................................................................19
4. Nhà bán lẻ ...........................................................................................................19
5. Khách hàng .........................................................................................................20
VII. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở TỈNH QUẢNG
NGÃI .............................................................................................................................21
1. Ưu điểm ..............................................................................................................21
2. Nhược điểm ........................................................................................................21
VIII. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN CHUỖI ...........................22
1. Truy xuất nguồn gốc nông sản ...........................................................................22
2. Công cụ tài chính ................................................................................................22
3. Tăng giá trị xuất khẩu nông sản .........................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................23

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 2

LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử của việc xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam đã có từ 100 năm trước nhưng
trải qua nhiều biến động, gián đoạn. Nghiên cứu này đề cập đến việc xuất khẩu từ sau
năm 1975, năm Việt Nam thống nhất đất nước. Việt Nam chính thức xuất khẩu gạo
trở lại từ năm 1989 và duy trì liên tục cho đến nay. Trong 21 năm, tổng lượng gạo
xuất khẩu khoảng 77 triệu tấn, với trị giá gần 22 tỷ USD. Xuất khẩu gạo đã làm thay
đổi mức giá, thay đổi cơ chế thu mua lương thực của những năm 80, mang lại nhiều
lợi ích cho người nông dân. Nhờ đó nghề trồng lúa đã phát triển mạnh mẽ có mức gia
tăng trung bình 5,5% trong suốt thập niên 90. Xuất khẩu gạo Việt Nam đã có những
đóng góp quan trọng vào kinh tế đất nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia,
tham gia vào an ninh lương thực toàn cầu, là một trong 10 mặt hàng chính có kim
ngạch xuất khẩu lớn của VN trong nhiều năm qua.
Quảng Ngãi là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển khá ổn định. Ngoài hàng chục
nghìn ha cây trồng chính như ngô, mì, khoai lang và cây công nghiệp ngắn ngày thì
cây lúa được coi là cây lương thực chính có giá trị kinh tế lớn, với diện tích canh tác
hằng năm khoảng hơn 36 nghìn ha.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 3

I. THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA

Đối tượng Thời gian


Giữ vị trí trên
được khảo Thông tin cá nhân tham gia Quy mô
chuỗi
sát vào chuỗi

Giới tính: Nam - Diện tích kho bãi: 50m vuông


Độ tuổi: 54 - Không có xe vận tải
Nguyễn Khoảng 6
- Chi phí: khoảng 81 triệu đồng/
Ngọc Trình độ học vấn: Nhà cung cấp năm
tháng
Hoàng 9/12 - Doanh thu: 90 triệu đồng/tháng.
- Số lao động: 1 người
- Diện tích đất trồng lúa: 4500m
Giới tính: Nam vuông
Độ tuổi: 40 - Diện tích kho bãi: 30m vuông
Trần Như
Trình độ học vấn: Người sản xuất 20 năm - Không có xe vận tải
Quân
5/12 - Vốn: khoảng 13 triệu/vụ
- Doanh thu: 21 triệu/vụ
- Số lao động: 3 người
- Hình thức: mua bán nông sản lúa
gạo của nhà sản xuất (người dân
trồng lúa) từ nhiều nơi (xã nhỏ, tỉnh
khác) cung cấp cho các đại lý sỉ và
lẻ trong phạm vi huyện lớn, thành
phố.
- Lượng thu mua trung bình: 1 năm
Giới tính: Nữ
500 tấn/ năm, trung bình khoảng 42
Độ tuổi: 43
Nguyễn tấn/ tháng.
Trình độ học vấn: Nhà phân phối 20 năm
Thị Nghĩa - Diện tích kho bãi: 2 kho, một kho
9/12
khoảng hơn 50m vuông
- Nhà máy xay xát: khoảng 50m
vuông
- Phương tiện vận chuyển: xe tải, máy
cày
- Vốn: khoảng 1080 triệu đồng
- Lợi nhuận: khoảng 40 triệu/vụ
- Số lao động: 5 người

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 4

- Tạp hóa nhỏ bán kèm thêm gạo


- Diện tích chứa gạo: 1 kho nhỏ cỡ
10m vuông
- Giá của mỗi bao gạo: bán 2 loại gạo
: loại ngon 15.000đ/kg, loại bình
thường
- 12.000đ/kg. Bán theo kg
- Mỗi lần nhập: bình quân 1 tháng
nhập 18 bao tương đương 900kg
chia làm 3 lần nhập, tùy vào nhu cầu
Giới tính: Nữ của khách hàng có thể nhập nhiều
Trần Thị Độ tuổi: 43 5 năm hơn hoặc ít hơn.
Nhà bán lẻ
Huyền Trình độ học vấn: - Trung bình bán hàng tháng: 800-
9/12 900kg tùy tháng
- Doanh thu: 32,4 triệu đồng/vụ, lợi
nhuận trung bình khoảng 2,7 triệu
đồng/vụ
- Số vốn bỏ ra để mua gạo: 29,7 triệu
đồng/vụ
- Số lao động: 1 người
- Không có xe vận chuyển
- Vì quy mô nhỏ nên chỉ bán không
có vận chuyển, khách hàng tự đến
mua.
- Mỗi lần đi mua gạo: 25kg/lần:
khoảng 325 nghìn đồng.
- Số loại gạo mua: Thường mua 1 loại
Giới tính: Nữ
Hơn 40 gạo.
Đỗ Thị Độ tuổi: 65
Khách hàng năm - Chu kỳ mua: Khoảng 2 tuần/1 lần
Rơi Trình độ học vấn:
mua.
Không đi học
- Dịch vụ vận chuyển: Không yêu cầu
dịch vụ vận chuyển, tự vận chuyển
về.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 5

II. SƠ ĐỒ CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO TỈNH QUẢNG NGÃI

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 6

III. MÔ TẢ CÁC CHỦ THỂ TRÊN CHUỖI


1. Nhà cung cấp
- Nhà cung cấp giống: thu mua lúa giống từ những nơi khác để cung cấp lúa giống
cho nông dân.
- Nhà cung cấp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV): là nhà cung cấp những
sản phẩm giúp hỗ trợ, phát triển quá trình trồng trọt của nông dân.
2. Nhà sản xuất
Nông dân:
- Mua lúa giống từ các nhà cung cấp sau đó tiến hành trồng trọt. Tùy theo nguồn lực
kinh tế và quy mô trồng trọt mà các hộ dân chọn sản xuất nhiều hoặc ít. Họ thường
chọn các loại giống theo nhu cầu và kinh nghiệm của mình, và chọn phân bón,
thuốc BVTV theo tình trạng của ruộng lúa.
- Sau khi thu hoạch lúa, người nông dân có thể bán hoặc để lại tiêu dùng hoặc để
giống.
3. Nhà bán sỉ
- Thương lái trong tỉnh: thu gom lúa từ người nông dân để bán cho các thương lái
ngoại tỉnh, công ty lương thực hoặc các nhà máy xay xát.
- Thương lái ngoại tỉnh: thu gom lúa từ người nông dân hoặc thương lái trong tỉnh.
- Công ty lương thực: thu mua lúa và gạo từ thương lái và nhà máy xay xát để bán
lại cho các công ty lương thực khác, thương lái bán buôn gạo, đại lý bán sỉ, siêu
thị và khách hàng tổ chức.
- Thương lái bán buôn gạo: thu mua gạo từ các công ty lương thực hoặc nhà máy
xay xát để phân phối lại cho các đại lý bán sỉ.
- Đại lý bán sỉ: thu mua gạo từ các công ty lương thực hoặc thương lái bán buôn gạo
để bán cho các tạp hóa...
4. Nhà bán lẻ
- Siêu thị: nhập gạo từ công ty lương thực để bán lại cho khách hàng cá nhân.
- Tạp hóa: nhập gạo từ các đại lý bán sỉ và tiến hành bán cho các khách hàng cá
nhân.
5. Khách hàng
- Khách hàng cá nhân: cá nhân, hộ gia đình.
- Khách hàng tổ chức: trường học, căn tin, khách sạn, nhà hàng...

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 7

IV. MÔ TẢ 3 DÒNG
1. Mô tả dòng vật chất

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 8

Dòng dịch chuyển vật chất Dòng dịch chuyển Vận tải
Tiêu dùng/để giống
Nông dân để lại lúa để tiêu dùng
hoặc làm giống cho mùa vụ tiếp
theo.
Nông dân
Nhà cung cấp giống - Đường bộ.
Các nhà cung cấp lúa giống cho các - Nông dân mua giống từ
hộ nông dân. nhà cung cấp giống và tự
Nông dân vận chuyển về.

Nhà cung cấp phân bón,


thuốc BVTV - Đường bộ.
Các nhà cung cấp phân bón, thuốc - Nông dân mua phân bón,
BVTV cho hộ nông dân. thuốc BVTV và tự vận
chuyển về.
Nông dân
Nông dân - Đường bộ.
Sau khi thu hoạch lúa, các thương lái
- Thương lái sẽ chịu trách
có thể đến nhà nông dân để chọn và
nhiệm vận chuyển từ nhà
thu mua lúa.
Thương lái nông dân đến nơi tập trung.

- Đường bộ.
Nông dân
- Nông dân sẽ chịu trách
Sau khi thu hoạch lúa, nông dân đem
nhiệm vận chuyển lúa từ
lúa đến nhà máy xay xát để lấy gạo
nhà đến nhà máy xay xát và
về tiêu dùng.
vận chuyển gạo từ nhà máy
Nhà máy xay xát
xay xát về nhà.

Thương lái - Đường bộ.


Sau khi thu mua lúa từ nhà dân, - Thương lái sẽ chịu trách
thương lái sẽ đem lúa/gạo đến công nhiệm vận chuyển lúa/gạo
ty lương thực. từ kho đến công ty lương
Công ty lương thực thực bằng xe tải.

Thương lái - Đường bộ.


Sau khi thu mua lúa từ nhà dân, - Thương lái sẽ chịu trách
thương lái sẽ đem lúa/gạo đến các nhiệm vận chuyển lúa/gạo
tỉnh khác để bán. từ kho đến các tỉnh khác
Tỉnh khác bằng xe tải.

Nhà máy xay xát - Đường bộ.


- Thương lái bán buôn chịu
Thương lái bán buôn gạo sẽ đến nhà
trách nhiệm vận chuyển
máy xay xát lấy gạo để đem về kho.
gạo từ nhà máy xay xát về
Thương lái bán buôn gạo kho.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 9

Thương lái bán buôn gạo - Đường bộ.


Sau khi thu mua gạo từ nhà máy xay - Thương lái bán buôn gạo
xát, thương lái bán buôn gạo sẽ bán chịu trách nhiệm vận
lại cho các đại lý bán sỉ. chuyển gạo từ kho đến các
Đại lý bán sỉ đại lý bán sỉ.

Đại lý bán sỉ - Đường bộ.


Đại lý bán sỉ sẽ phân phối gạo cho - Đại lý bán sỉ sẽ chịu trách
các cửa hàng tạp hóa. nhiệm vận chuyển từ kho
Tạp hóa đến các cửa hàng tạp hóa.

Tạp hóa - Đường bộ.


- Khách hàng cá nhân sẽ
Khách hàng cá nhân đến cửa hàng
chịu trách nhiệm vận
tạp hóa để mua gạo.
chuyển gạo từ tạp hóa về
Khách hàng cá nhân nhà.
Công ty lương thực - Đường bộ.
Đại lý bán sỉ thu mua gạo từ công ty - Các công ty lương thực sẽ
lương thực. vận chuyển gạo đến đại lý
Đại lý bán sỉ bán sỉ bằng xe tải.

Công ty lương thực - Đường bộ.


Siêu thị thu mua gạo từ các công ty
- Các công ty lương thực sẽ
lương thực để bán lại cho khách
vận chuyển gạo đến siêu
hàng cá nhân.
Siêu thị bằng xe tải.

Siêu thị - Đường bộ.


Khách hàng cá nhân đến siêu thị để - Khách hàng cá nhân sẽ tự
mua gạo. vận chuyển gạo từ siêu thị
Khách hàng cá nhân về nhà.

Công ty lương thực - Đường bộ.


- Công ty lương thực vận
Khách hàng tổ chức mua gạo từ các
chuyển gạo đến cho các
công ty lương thực
khách hàng tổ chức bằng
Khách hàng tổ chức xe tải.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 10

2. Mô tả dòng thông tin

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 11

Dòng dịch chuyển thông tin Thông tin trao đổi


- Thông tin về giống, phân bón, thuốc BVTV... được trao đổi qua
Nhà cung cấp giống và nhà điện thoại và gặp gỡ trực tiếp ở ngoài. Khi có nhu cầu thì nông
cung cấp phân bón, thuốc dân sẽ liên hệ đến nhà cung cấp giống để yêu cầu cung cấp lúa
BVTV giống (số lượng và tiêu chuẩn), phân bón, thuốc BVTV và trao
đổi về tình trạng bệnh (nếu có) của lúa.
- Nhà cung cấp giống sẽ cung cấp thông tin về số lượng lúa giống
có thể cung ứng đủ, tiêu chuẩn về chất lượng, đề xuất giống lúa
Nông dân phù hợp cho nông dân. Nhà cung cấp phân bón, thuốc BVTV sẽ
cung cấp phân bón phù hợp với từng loại lúa, tư vấn và cung cấp
các loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của lúa.

Nông dân
- Trao đổi thông tin về số lượng lúa cần mua và bán, giá thị trường
của lúa gạo. Thảo luận, quyết định mức giá có thể mua bán.

Thương lái

Nông dân
- Trao đổi thông tin về số lượng lúa có thể cung cấp cho nhà máy
xay xát.
- Thời gian và số lượng lúa mà nhà máy có thể nhận để thực hiện
xay xát. Thảo luận giá cả, chi phí xay xát.
Nhà máy xay xát

Nông dân
- Cung cấp thông tin về khối lượng lúa gạo bán ra mua vào
- Các loại gạo, chất lượng gạo và mức giá từng loại.
- Mức giá thị trường, mức giá quyết định bán ra mua vào của hai
bên.
Khách hàng cá nhân

Nông dân - Khối lượng lúa gạo cần cung cấp và có thể cung cấp.
- Số lượng sản phẩm lúa gạo theo từng loại.
- Mức giá theo từng loại.
- Nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng sản phẩm.
Khách hàng tổ chức - Giá cả hai bên trao đổi để mua và bán.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 12

Thương lái - Số lượng lúa gạo và loại lúa gạo cung cấp cho công ty lương
thực, yêu cầu loại gạo và số lượng của công ty đối với thương
lái.
- Giá mua bán trên thị trường, giá mua bán thảo luận cho từng
Công ty lương thực loại lúa gạo và số lượng.

Thương lái - Số lượng lúa gạo có thể cung cấp cho nhà máy xay xát và yêu
cầu thu mua.
- Loại lúa mà thương lái có, chất lượng, nguồn gốc.
- Giá mua bán lúa gạo.
Nhà máy xay xát
Nhà máy xay xát
- Số lượng lúa gạo có thể cung cấp cho thương lái.
- Loại gạo mà nhà máy xay xát có, chất lượng, nguồn gốc.
- Giá mua bán lúa gạo.
Thương lái bán buôn gạo
Thương lái bán buôn gạo - Số lượng gạo có thể cung cấp cho công ty lương thực, số lượng
và các yêu cầu của công ty lương thực.
- Loại gạo mà thương lái có, chất lượng, nguồn gốc, ngày tháng
sản xuất.
Công ty lương thực - Giá mua bán lúa gạo.

Thương lái bán buôn gạo - Số lượng gạo có thể cung cấp cho công ty lương thực, số lượng
và các yêu cầu của công ty lương thực.
- Loại gạo mà thương lái có, chất lượng, nguồn gốc, ngày tháng
sản xuất.
Đại lý bán sỉ - Giá mua bán lúa gạo.

Đại lý bán sỉ
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Mức giá hai bên mua và bán.
- Nguồn gốc của gạo.
Công ty lương thực
Đại lý bán sỉ
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Mức giá hai bên mua và bán.
- Nguồn gốc của gạo.
Tạp hóa
Tạp hóa
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Mức giá thị trường.
- Nguồn gốc của gạo.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 13

Khách hàng cá nhân


Khách hàng cá nhân
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Mức giá thị trường.
- Nguồn gốc của gạo.
Siêu thị
Siêu thị
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Trao đổi mức giá hai bên mua và bán.
- Nguồn gốc của gạo.
Công ty lương thực
Công ty lương thực
- Thông tin về loại gạo và khối lượng gạo.
- Mức giá hai bên mua và bán.
- Nguồn gốc của gạo.
Khách hàng tổ chức

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 14

3. Mô tả dòng tài chính

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 15

Nông dân
Nông dân đến nhà cung cấp giống để lựa chọn và mua giống. Nông
dân thanh toán trực tiếp.
Nhà cung cấp giống
Nông dân
Nông dân đến trực tiếp nhà cung cấp phân bón, thuốc BVTV để
mua và thanh toán cho họ.
Nhà cung cấp phân bón,
thuốc BVTV
Thương lái
Sau khi thu mua lúa từ nông dân, thương lái sẽ thanh toán cho nông
dân.
Nông dân
Nông dân
- Nông dân sau khi thu hoạch, chuyển lúa đến nhà máy xay xát để
xay gạo cho tiêu dùng. Sau đó thanh toán cho nhà máy xay xát.
- Nông dân chuyển lúa đến nhà máy xay xát. Nhà máy xay xát thu
mua lúa và thanh toán cho nông dân.
Nhà máy xay xát
Nhà máy xay xát
Nhà máy xay xát thu mua lúa của các thương lái và thanh toán cho
thương lái.
Thương lái trong tỉnh
Thương lái bán buôn gạo
Thương lái bán buôn gạo thu mua từ nhà máy xay xát rồi thanh toán
cho họ.
Nhà máy xay xát
Công ty lương thực
Công ty lương thực thu mua lúa của các thương lái, sau đó thanh
toán cho thương lái.
Thương lái trong tỉnh
Công ty lương thực
Công ty lương thực đến thu mua gạo từ nhà máy xay xát rồi thanh
toán cho họ
Nhà máy xay xát
Thương lái bán buôn gạo
Thương lái bán buôn gạo đến mua gạo của công ty lương thực sau
đó tiến hành thanh toán cho CTLT.
Công ty lương thực

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 16

Đại lý bán sỉ
Đại lý bản sỉ đặt mua gạo của công ty lương thực. Sau khi công ty
lương thực vận chuyển gạo đến thì đại lý bán sỉ sẽ thanh toán cho
công ty lương thực.
Công ty lương thực
Công ty lương thực khác
Công ty lương thực khác thu mua gạo từ công ty lương thực và
thanh toán cho họ.
Công ty lương thực
Siêu thị
Các siêu thị đặt mua gạo của công ty lương thực. Sau khi công ty
lương thực vận chuyển gạo đến thì siêu thị sẽ thanh toán cho công
ty lương thực.
Công ty lương thực
Khách hàng tổ chức
Khách hàng tổ chức đặt mua gạo của công ty lương thực, sau khi
công ty lương thực vận chuyển gạo đến thì khách hàng sẽ thanh
toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.
Công ty lương thực
Đại lý bán sỉ - Thương lái bán buôn gạo phân phối gạo đến đại lý bán sỉ và nhận
tiền từ đại lý bán sỉ
- Đại lý bán sỉ mua gạo từ thương lái bán buôn gạo rồi thanh toán
Thương lái bán buôn gạo tiền cho họ

Tạp hóa
Đại lý bán sỉ phân phối gạo cho tạp hóa, tạp hóa mua gạo từ đại lý
bán sỉ rồi thanh toán tiền cho họ, đại lý bán sỉ nhận tiền từ tạp hóa.
Đại lý bán sỉ
Khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân đến trực tiếp tạp hóa để mua gạo về tiêu dùng
và thanh toán cho tạp hóa, tạp hóa nhận tiền từ khách hàng cá nhân.
Tạp hóa
Khách hàng cá nhân
Khách hàng cá nhân đến siêu thị để mua gạo về tiêu dùng và thanh
toán trực tiếp cho siêu thị bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho
siêu thị.
Siêu thị

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 17

V. MÔ TẢ KHỐI LƯỢNG, SẢN LƯỢNG TRÊN CHUỖI


1. Sản xuất
- Vụ đông xuân: Năm 2019, tổng sản lượng lúa đạt hơn 432.600 tấn. Tổng diện tích
lúa gieo cấy cả năm đạt gần 73.800 ha, năng suất bình quân ước đạt 58,6 tạ/ha.
- Các giống lúa chủ lực là ĐH815-6, DT45, Thiên ưu 8, TBR225, Hà Phát 3, Đài
Thơm 8. Giống bổ sung là KD28, MT10, PC6, TBR279, VTNA2, Hương Xuân,
OM6976. Giống lúa triển vọng là QNg11, QNg6, QNg 128, HN6, Bắc Thịnh,
VNR10, ĐT100, HĐ34.
2. Diễn biến giá
- Từ giá gạo đang ở mức bình thường là 9.200 đồng/kg đối với gạo Sài Gòn (nhãn
hiệu con gà) đến ngày 26/4/2021 đã tăng lên 12.000 đồng/kg và tới chiều
27/04/2021 thì đã tăng lên 15-16.000 đồng; còn gạo mùa (gạo địa phương) thì từ
8.000đồng/kg đã tăng lên 12.000 đồng/kg nhưng không có gạo để mua.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 18

VI. MÔ TẢ DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN


Để dễ dàng cho việc so sánh, nhóm xét quy mô 40 hộ trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
sản xuất lúa trong 1 vụ mùa (3 tháng).
1. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp lúa giống, phân bón, thuốc BVTV

Diện tích kho chứa (mét vuông) 50

Số lượng lao động (người) 1

Chi phí (VNĐ/vụ) 243.000.000

Doanh thu (VNĐ/vụ) 270.000.000

Lợi nhuận (VNĐ/vụ) 27.000.000

2. Nhà sản xuất


Nông dân

Diện tích đất trồng (mét vuông) 180.000

Số lượng lao động (người/vụ) 120

Sản lượng (kg/vụ) 120.000

Giá bán (VNĐ/1kg lúa) 7.000

Chi phí (VNĐ/vụ) 520.000.000

Doanh thu (VNĐ/vụ) 840.000.000

Lợi nhuận (VNĐ/vụ) 320.000.000

Lợi nhuận/hộ/vụ 8.000.000

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 19

3. Nhà phân phối


Thương lái

Khối lượng mua (kg/vụ) 120.000

Số lượng lao động (người) 5

Giá mua (VNĐ/kg gạo) 9.000

Giá bán (VNĐ/kg gạo) 10.000

Chi phí mua (VNĐ/vụ) 1.080.000.000

Chi phí khác (VNĐ/vụ) 80.000.000

Doanh thu (VNĐ/vụ) 1.200.000.000

Lợi nhuận (VNĐ/vụ) 40.000.000

4. Nhà bán lẻ
Tạp hóa

Diện tích kho chứa (mét vuông) 10

Khối lượng mua (kg/vụ) 2.700

Số lượng lao động (người) 1

Giá mua (VNĐ/kg gạo) 11.000

Giá bán (VNĐ/kg gạo) 12.000

Chi phí mua (VNĐ/vụ) 29.700.000

Doanh thu (VNĐ/vụ) 32.400.000

Lợi nhuận (VNĐ/vụ) 2.700.000

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 20

5. Khách hàng
Khách hàng cá nhân

Số lượng thành viên 4

Số lần mua (lần/vụ) 6

Khối lượng mua (kg/vụ) 150

Giá mua (VNĐ/kg gạo) 13.000

Chi phí mua (VNĐ/vụ) 1.950.000

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 21

VII. ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA CHUỖI CUNG ỨNG LÚA GẠO Ở TỈNH
QUẢNG NGÃI
1. Ưu điểm
Chuỗi cung ứng lúa gạo trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi nhìn chung đã đáp ứng được
nhu cầu tiêu dùng của mặt hàng này trên khu vực, nguồn lực sản xuất cạnh tranh có
diện tích lớn, nguồn lao động nông nghiệp dồi dào.
2. Nhược điểm
Bán qua nhiều tác nhân trung gian trong chuỗi ngành hàng nên nông dân chịu rủi ro
và tổn thương lớn trong chuỗi ngành hàng.
• Đối với nông dân:
- Đó là một tập hợp rời rạc của hàng nghìn nông hộ sản xuất trên mảnh ruộng của
mình. Quảng Ngãi có hơn 300 nghìn hộ dân với hơn 2.700 ha đất canh tác.
- Do sản xuất nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thời tiết, mưa bão, lũ lụt nên nông
dân trở thành nhóm sản xuất rất dễ bị tổn thương. Biến đổi khí hậu là vấn đề lớn
và họ cũng là những người bị tác động rất mạnh. Thiếu hệ thống bảo hiểm rủi ro,
giao thông đi lại khó khăn, thiếu vốn, thiếu tài sản, trình độ học vấn thấp và thiếu
khả năng tiếp cận tín dụng. Nông dân là người chịu tác động mạnh nhất khi các
yếu tố đầu vào tăng giá, họ cũng là nạn nhân của sự lạm phát tăng vọt. Khi giá lúa
tăng, họ cũng không phải là người được hưởng lợi trọn vẹn, nhưng khi giá lúa sụt
giảm thì thiệt hại của họ lại rất lớn.
• Đối với thương lái:
- Thương lái là một từ chung để chỉ một nhóm kinh doanh lúa gạo với đặc điểm là
hộ kinh doanh gia đình, phương tiện kinh doanh chính cũng là phương tiện vận
chuyển chủ yếu bằng xe tải dựa vào vốn của gia đình hoặc vay mượn khác. Họ đi
đến khắp các thôn xóm mua lúa của nông dân chuyên chở đến các nhà máy xay
xát. Hơn 95% lúa gạo do nông dân làm ra được thương lái mua và vận chuyển đến
các nhà máy xay xát, sau đó giao lại các công ty kinh doanh.
- Do hoạt động này, người nông dân ngày càng tách rời với công ty lương thực, công
ty lương thực thì cũng chẳng có mối quan hệ gì với nông dân. Thương lái đã trở
thành lực lượng trung gian, nắm được thông tin và mối quan hệ ở cả 2 đầu nên đã
trở thành lực lượng không thể thiếu trong tổ chức vận hành như của thị trường lúa
gạo ở Việt Nam hiện nay.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 22

VIII. ĐỀ XUẤT ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ 4.0 TRÊN CHUỖI


Blockchain Farm là một nền tảng Blockchain truy xuất nguồn gốc thông tin theo
chuỗi giá trị.
Blockchain Farm cho phép truy xuất và chứng thực thông tin trong từng công đoạn,
từ khâu sản xuất đến khâu vận chuyển và đến tay người tiêu dùng trong chuỗi giá
trị nông nghiệp.
1. Truy xuất nguồn gốc nông sản
- Đặc tính của Blockchain Farm là dữ liệu lưu trữ trong Blockchain sẽ không thể bị
ghi đè, sửa đổi, mỗi khối dữ liệu sẽ tồn tại mãi mãi. Chính vì vậy, việc ứng dụng
công nghệ Blockchain cho nông nghiệp giải quyết vấn đề xác nhận thông tin về
nguồn gốc và chất lượng sản phẩm.
- Hệ thống Blockchain Farm sẽ ghi lại tất cả các giao dịch được diễn ra và mọi người
tham gia vào hệ thống Blockchain Farm có thể thấy được những sản phẩm được
bán ra được lưu lại toàn bộ quá trình bắt đầu từ giai đoạn gieo trồng, chăm bón và
thu hoạch. Bên cạnh đó, khách hàng sẽ biết chính xác về nguồn gốc, bên vận
chuyển và nhà cung cấp.
2. Công cụ tài chính
- Các hoạt động trên nền tảng Blockchain Farm diễn ra tự động, điều này giúp cắt
giảm được các chi phí từ những khâu vận hành thủ công thông thường. Hợp đồng
thông minh (Smart contract) giảm thiểu tối đa sai sót trong các quy trình.
- Việc sử dụng Smart contract cũng tránh rủi ro và đảm bảo quyền lợi của người
nông dân khi việc mua bán trao đổi trở nên dễ dàng, các giao dịch diễn ra gần như
ngay lập tức mà không cần thông qua bên trung gian, hệ thống Blockchain Farm
đảm bảo tính minh bạch của giao dịch.
3. Tăng giá trị xuất khẩu nông sản
- Việc xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay đang còn khá phức tạp bởi các thủ tục
rườm rà và phải qua nhiều khâu trung gian.
- Việc ứng dụng Blockchain nói chung hay Smart Contract nói riêng mở ra một
tương lai mới cho ngành xuất nhập khẩu nông sản. Với những tính năng cho phép
tạo dựng sự tin tưởng trong giao dịch giữa các bên xa lạ với nhau, Blockchain Farm
giúp giảm thiểu các khâu trung gian, các thủ tục phức tạp gây tốn thời gian, công
sức và tiền bạc. Mọi giao dịch có thể diễn ra nhanh chóng và dễ dàng với độ chính
xác cao.

Nhóm 10_45K02.2
Chuỗi cung ứng lúa gạo 23

TÀI LIỆU THAM KHẢO


http://baoquangngai.vn/channel/2025/201911/vu-dong-xuan-2019-2020-gieo-sa-tap-
trung-tu-ngay-15-3112-2974472/
https://nhandan.vn/tin-tuc-kinh-te/Qu%e1%ba%a3ng-Ng%c3%a3i-ph%c3%a1t-
tri%e1%bb%83n-v%c3%b9ng-l%c3%baa-ch%e1%ba%a5t-l%c6%b0%e1%bb%a3ng-
cao-538568/

Nhóm 10_45K02.2

You might also like