You are on page 1of 1

ĐỀ KIỂM TRA MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ MÁC – LÊNIN

Thời gian: 45 phút – Sinh viên được sử dụng tài liệu

Câu 1: Anh (chị) hãy vận dụng kiến thức quy luật giá trị và hàng hóa sức lao động để
phân tích ý nghĩa từ câu chuyện dưới đây (7 điểm).
Có một câu chuyện như sau:
Có 3 người đi tìm cơ hội kinh doanh, cùng tìm đến một thị trấn hẻo lánh nơi có
những vườn táo to thơm ngọt được bán với giá rẻ.
Ngay khi nhìn thấy vườn táo thơm ngọt giá rẻ, người thứ 1 cảm thấy mình thật
may mắn. Anh lập tức mua 10 tấn táo, lựa những trái ngon nhất, đưa về quê nhà để bán
với giá gấp đôi. Sau nhiều lần làm vậy, anh đã có được rất nhiều tiền. Chàng trai thứ 2
sau khi suy nghĩ một lát rồi bỏ 1 nửa số tiền để mua hạt giống táo, nửa còn lại thuê 1
ngọn đồi để tự canh tác.
Người cuối cùng ngắm nghía cây táo, đi bộ nhiều ngày trong khu vườn táo tuyệt
vời và quyết định mua đất. Người thứ ba năn nỉ các chủ vườn táo bán đất nhưng tất cả
chủ vườn đều đồng loạt chỉ bán táo, không bán đất. Nghe vậy, chàng trai lấy tay vốc
nắm đất lên nói như cầu khẩn: Tôi rất mua đất ở đây và tôi chỉ cần mua cho một chút
này thôi, và được chủ vườn vui vẻ đồng ý và cho thêm 1 nắm hạt giống táo. Người này
về quê nhà, thuê những người hiểu biết đất đai để nghiên cứu thành phần đất, độ ẩm,
nhiệt độ và ánh sáng. Sau đó, anh thuê một khu đồi trong làng và cải tạo đất ở đây sao
cho giống loại đất trồng táo ở thị trấn kia, rồi tự canh tác những hạt giống đã được cho.
Năm sau anh đã có vườn táo xum xuê trĩu quả, không khác gì vườn táo trước đó.
Trong khi đó, chàng trai thứ 1 sau năm đầu tiên bắt đầu gặp khó khăn do những
hao hụt trong quá trình vận chuyển, chi phí vận chuyển gia tăng, cuối cùng lỗ nặng.
Chàng trai thứ 2 chăm chỉ vun vén chăm sóc cây táo nhưng do không hợp đất nên trái
ra không to, không ngọt như vườn táo thị trấn kia, cuối cùng cũng không có lời. Chàng
trai thứ 3 cuối cùng bội thu, bán tại vườn, thuận lợi giao thương nên thu hút rất nhiều
khách hàng. Chẳng mấy chốc mà anh trở nên giàu có.
Câu 2: Trong xã hội hiện đại, trong nhiều doanh nghiệp, robot đã làm thay con người.
Do đó có quan điểm cho rằng robot cũng tạo ra giá trị thặng dư. Anh/chị có đồng ý với
quan điểm trên hay không? Tại sao? (3 điểm)

You might also like