You are on page 1of 28

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢPHẠM KỸ THUẬT


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
*******************

TS. HOÀNG AN QUỐC (Chủ biên)


TS. LÊ XUÂN HÒA

(Lý thuyết và Bài tập)

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LỜI NÓI ĐẦU

Từ xa xưa,con người đã biết sử dụng các công nghệ làm lạnh để bảo quản
thực phẩm, tuy nhiên đến thể kỷ thứ 19, ngành Kỹ thuật lạnh mới thực sự phát
triển trên toàn thế giới. Ở việt Nam, ngành Công nghệ Kỹ thuật lạnh đã phát
triển mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhiều công ty chuyên về công nghệ
lạnh đã có vị thế cao trong ngành công nghiệp của Việt Nam. Nhu cầu nguồn
nhân lực cho ngành ngày một tăng cao về số lượng và chất lượng, do đó việc
trang bị kiến thức chuyên ngành cho sinh viên chuyên ngành Kỹ thuật lạnh luôn
được đặt lên hàng đầu trong các cơ sở giáo dục.
Quyển sách này được biên soạn nhằm cung cấp tài liệu tham khảo cho
học sinh, sinh viên chuyên ngành Nhiệt lạnh các trường đại học kỹ thuật và cao
đẳng, các kỹ sư và công nhân kỹ thuật những kiến thức cơ bản về kỹ thuật lạnh.
Đồng thời, sách còn bổ sung thêm nguồn tài liệu học tập cũng như giảng dạy
phong phú cho môn Kỹ thuật lạnh. Nội dung cuốn sách gồm có phần lý thuyết
và bài tập tích hợp nhằm giúp cho sinh viên có thể thiết kế hoàn chỉnh được một
hệ thống lạnh như một kho lạnh truyền thống, kho lạnh lắp ghép, một bể đá cây,
một máy làm đá hoặc một máy kết đông thực phẩm từ các khâu tính toán riêng
lẻ như chu trình lạnh một cấp, chu trình lạnh hai cấp, các thiết bị ngưng tụ, thiết
bị bay hơi, thiết bị tiết lưu, thiết bị phụ trợ.
Tác giả chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Xuân Mẫn và KS. Nguyên Văn
Quang đã giúp đỡ tác giả hoàn thành quyển sách này.
Cuốn sách này được xuất bản lần đầu nên chắc chắn không tránh khỏi
thiết sót. Chúng tôi vui mừng được bạn đọc sử dụng và đóng góp ý kiến để lần
tái bản tiếp theo được hoàn thiện hơn.
Các tác giả

3
MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................... 3


MỤC LỤC ................................................................................................ 5
BẢNG KÝ HIỆU.................................................................................... 11

Chƣơng 1: TÍNH CHẤT MÔI CHẤT LẠNH ..................................... 13


1.1 Giới thiệu........................................................................................ 13
1.2 Yêu cầu môi chất lạnh .................................................................... 13
1.3 Nhận biết các môi chất qua ký hiệu môi chất ................................ 14
1.4 Phân loại môi chất lạnh .................................................................. 17
1.5 Nhóm một của môi chất lạnh ........................................................ 18
1.6 Nhóm hai môi chất lạnh ................................................................ 22
1.7 Nhóm môi chất lạnh nhóm ba ........................................................ 24
1.8 So sánh các môi chất lạnh .............................................................. 24
1.9 Các tính chất khác .......................................................................... 29
1.10 So sánh sự truyền nhiệt của môi chất lạnh ..................................... 31
1.11 Chọn môi chất lạnh ........................................................................ 31
1.12 Các vấn đề làm giảm tầng ozone .................................................... 32
1.13 Chất tải lạnh ................................................................................... 36

Chƣơng 2: MÁY NÉN LẠNH ............................................................... 49


2.1 Giới thiệu ........................................................................................ 49
2.2 Phân loại máy nén lạnh .................................................................. 49
2.3 Máy nén pittong (máy nén kiểu thay đổi thể tích) ......................... 50
2.4 Kết cấu chi tiết cơ khí (máy nén khí pittong) ................................. 54
2.5 Máy nén một cấp: Phương trình cho trục chuyển động làm
việc ................................................................................................. 57
2.6 Hiệu suất đẳng enthalpy – hiệu suất đoạn nhiệt ............................. 61

5
2.7 Thể tích chết và không gian chết ................................................... 63
2.8 Phương trình công từ đồ thị p – V với thể tích chết ....................... 63
2.9 Hiệu suất hút................................................................................... 65
2.10 Hệ số ảnh hưởng tổng hiệu suất hút ............................................... 68
2.11 Quá trình nén hai cấp với làm mát trung gian ................................ 73
2.12 Mô tả máy nén ................................................................................ 77
2.13 Hiệu quả của máy nén lạnh pittong ................................................ 80
2.14 Máy nén roto .................................................................................. 94
2.15 Máy nén trục vít ........................................................................... 102
2.16 Máy nén ly tâm ............................................................................. 104
2.17 Máy nén cánh xoắn ...................................................................... 116
2.18 Hệ số áp suất và hệ số trượt ......................................................... 117
2.19 Sự dao động .................................................................................. 119
2.20 Hiệu quả của máy nén ly tâm ....................................................... 120
2.21 Điều chỉnh công suất của máy nén pittong .................................. 122
2.22 Điều chỉnh công suất của máy nén ly tâm .................................... 125
2.23 So sánh hiệu quả của máy nén pittong và máy nén ly tâm ........... 127
2.24 Sự bôi trơn .................................................................................... 139

Chƣơng 3: HỆ THỐNG LẠNH NÉN HƠI MỘT CẤP .................... 155


3.1 Giới thiệu...................................................................................... 155
3.2 Chu trình máy lạnh một cấp lý tưởng........................................... 155
3.3 Phân tích chu trình nén hơi và chu trình một cấp lý tưởng .......... 157
3.4 Chu trình Carnot ngược chiều cho hơi môi chất .......................... 164
3.5 Ảnh hưởng nhiệt độ đầu hút và nhiệt độ ngưng tụ đến hiệu
suất trên chu trình ........................................................................ 166
3.6 Chu trình làm lạnh thực tế ............................................................ 168
3.7 Ảnh hưởng của quá lạnh lỏng môi chất ....................................... 169
3.8 Áp hưởng của hơi hút quá nhiệt ................................................... 172

6
3.9 Quá nhiệt không có sử dụng làm mát ........................................... 175
3.10 Sử dụng làm mát để tạo ra hơi quá nhiệt ...................................... 176
3.11 Ảnh hưởng của tổn thất áp suất .................................................... 203
3.12 Chu trình có hồi nhiệt ................................................................... 222

Chƣơng 4:HỆ THỐNG LẠNH NÉN HƠI HAI CẤP .......................289


4.1 Giới thiệu...................................................................................... 289
4.2 Chu trình hai cấp với thiết bị làm mát bằng nước ........................ 289
4.3 Chu trình hai cấp, hai tiết lưu làm mát trung gian không hoàn
toàn có quá lạnh lỏng ................................................................... 296
4.4 Chu trình hai cấp có trích hơi trung gian trung gian, làm mát
trung gian hoàn toàn, có hai tiết lưu ............................................. 301
4.5 Ảnh hưởng của hiệu suất hút trong hệ thống lạnh nhiều cấp ....... 315

Chƣơng 5:HỆ THỐNG LẠNH NÉN HƠI CÓ NHIỀU THIẾT


BỊ BAY HƠI ......................................................................................... 331
2.25 Giới thiệu...................................................................................... 331
2.26 Hệ thống lạnh có một máy nén..................................................... 331
2.27 Máy nén riêng cho mỗi dàn lạnh .................................................. 341
2.28 Quá trình nén kết hợp ................................................................... 347

Chƣơng 6:THIẾT BỊ NGƢNG TỤ ..................................................... 363


6.1 Giới thiệu ...................................................................................... 363
6.2 Thiết bị ngưng tụ kiểu làm mát bằng nước .................................. 363
6.3 Lượng nhiệt thải ........................................................................... 365
6.4 Sự truyền nhiệt trong thiết bị ngưng tụ ........................................ 367
6.5 Hiệu suất ngưng tụ ....................................................................... 368
6.6 Hệ số cáu bẩn ............................................................................... 368
6.7 Hệ số của nước ............................................................................ 369
6.8 Khử quá nhiệt ............................................................................... 370

7
6.9 Cánh tản nhiệt trên ống ................................................................ 370
6.10 Sự hoạt động của thiết bị ngưng tụ về mặt mặt knh tế ................. 376
6.11 Thiết bị ngưng tụ giải nhiệt bằng không khí ................................ 376
6.12 Thiết bị ngưng tụ kiểu bay hơi ..................................................... 378

Chƣơng 7:THIẾT BỊ BỐC HƠI ......................................................... 387


7.1 Giới thiệu ...................................................................................... 387
7.2 Hệ thống đối lưu tự nhiên có sự sôi và sôi màng ......................... 387
7.3 Bay hơi trong ống đối lưu cưỡng bức .......................................... 390
7.4 Các kiểu thiết bị bay hơi............................................................... 394
7.5 Thiết bị bay hơi kiểu ngập ............................................................ 394
7.6 Làm lạnh lỏng............................................................................... 395
7.7 Dàn bay hơi giãn nở trực tiếp ....................................................... 396
7.8 Tổng hiệu suất .............................................................................. 397

Chƣơng 8:THIẾT BỊ TIẾT LƢU ....................................................... 401


8.1 Giới thiệu ..................................................................................... 401
8.2 Ống mao ...................................................................................... 401
8.3 Van tiết lưu nhiệt .......................................................................... 403
8.4 Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài ................................................. 405
8.5 Hiệu suất của van tiết lưu nhiệt .................................................... 411
8.6 Van tiết lưu tự động...................................................................... 413
8.7 Van phao áp suất thấp .................................................................. 414
8.8 Van phao áp suất cao .................................................................... 416

Chƣơng 9:HỆ THỐNG LẠNH GHÉP TẦNG VÀ LẠNH SÂU...... 423


9.1 Nhiệt độ thấp ................................................................................ 423
9.2 Hạn chế của máy lạnh nén hơi tạo nhiệt độ thấp.......................... 423
9.3 Máy lạnh ghép tầng ...................................................................... 425

8
9.4 Đá khô hoặc CO2 rắn .................................................................... 438
9.5 Nguyên lý sản xuấtCO2 rắn .......................................................... 438
9.6 Máy nén lạnh ba cấp giải nhiệt bằng nước và có làm mát
trung gian...................................................................................... 441
9.7 Tạo nhiệt độ thấp .......................................................................... 444
9.8 Hệ thống làm lạnh sâu .................................................................. 445
9.9 Hiệu ứng Joule – Thomson .......................................................... 445
9.10 Tỷ số Joule - Thomson và đặc tuyến nghịch đảo ......................... 445
9.11 Tỷ số Joule - Thomson bằng các thuật ngữ p, v, T,cp .................. 448
9.12 Sự hóa lỏng của chất khí .............................................................. 448
9.13 Hệ thống Hampson cho sự hóa lỏng khí ...................................... 449
9.14 Gas lỏng của hệ thống Claude ...................................................... 452
9.15 Sự hóa lỏng hidro ......................................................................... 461
9.16 Sự hóa lỏng của Heli .................................................................... 463
9.17 Giải thích chu trình Linde hoặc chu trình Joule – Thomson ........ 464

Chƣơng 10: HỆ THỐNG LẠNH HẤP THỤ ..................................... 473


10.1 Giới thiệu ................................................................................... 473
10.2 Hệ thống lạnh hấp thụ một cấp .................................................. 473
10.3 Hệ thống lạnh hấp thụ thực tế .................................................... 475
10.4 Yêu cầu tính chất nhiệt động của hỗn hợp môi chất lạnh-
chất hấp thụ ................................................................................ 477
10.5 Tính chất kết hợp môi chất lạnh-chất hấp thụ lý tưởng ............. 477
10.6 So sánh hợp chất môi chất lạnh – chất hấp thụ dạng lỏng
(NH3 – H2O ) với dung dịch kết hợp môi chất lạnh – chất
hấp thụ dạng rắn (NH3 - CaCl2) ................................................. 478
10.7 Ưu điểm của hệ thống lạnh hấp thụ hơi so với hệ thống lạnh
nén hơi........................................................................................ 478
10.8 Hệ số làm lạnh của hệ thống lạnh hấp thụ lý tưởng ................... 479
10.9 Tủ lạnh hấp thụ Electrolux gia đình (NH3 – Hydrohen) ............ 488
10.10 Hệ thống lạnh hấp thụ Lithium Bromide (LiBr) ........................ 491
9
Chương 11: HỆ THỐNG LẠNH DÙNG MÔI CHẤT LÀ KHÔNG
KHÍ ...................................................................................................................... 503
11.1 Giới thiệu .................................................................................. 503
11.2 Ưu điểm và khuyết điểm của hệ thống máy lạnh nén khí .......... 504
11.3 Các loại hệ thống máy lạnh không khí....................................... 504
11.4 Hệ thống làm lạnh không khí một cấp ....................................... 505
11.5 Hệ thống dàn lạnh làm lạnh không khí một cấp ........................... 531
11.6 Hệ thống làm lạnh không khí boot-strap.................................... 535
11.7 Hệ thống làm lạnh không khí bay hơi boot-strap....................... 540
11.8 Hệ thống làm lạnh không khí có thể điều chỉnh .............................. 546
11.9 Hệ thống làm lạnh không khí có hồi nhiệt .................................... 556
11.10 So sánh sự khác nhau hệ thống làm lạnh không khí trên máy
bay ...................................................................................................... 562

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 569

10
BẢNG KÝ HIỆU

c : Nhiệt dung riêng khối lượng, kJ/kg K


cp : Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng áp, kJ/kg K
cv : Nhiệt dung riêng khối lượng đẳng tích, kJ/kg K
R : Hằng số riêng chất khí, J/kg K
k : Số mũ đoạn nhiệt
p : Áp suất, bar
I : Enthalpy, kJ
i : Enthalpy riêng, kJ/kg
r : Nhiệt ẩn hóa hơi, kJ/kg
U : Nội năng, kJ
S : Entropy, kJ/k
s : Entropy riêng, kJ/kgK
t, T : Nhiệt độ Celsius 0C và Kelvin K
v : Thể tích riêng, m3/kg
x : Độ khô (thành phần hơi) %
 : Hệ số làm lạnh
 : Tỷ số tăng áp
 : Hiệu suất nhiệt
 : Hệ số bơm nhiệt
W : Công, J
 : Khối lượng riêng, kg/m3
Q : Dòng nhiệt, J
Lƣu ý. 1 TR  210 kJ/min hoặc 3.5 kW

11
Chương I
MÔI CHẤT LẠNH

1.1 GIỚI THIỆU


Môi chất lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động
ngược chiều. Bất kỳ chất môi giới mà nó hấp thụ nhiệt khi qua sự giãn nở
hay bay hơi có thể được gọi là môi chất lạnh. Định nghĩa rộng hơn có thể
bao gồm như chất tải lạnh như dung dịch nước muối và nước lạnh. Trong
chương này có một vài chất tải lạnh, làm việc thông qua chu trình của sự
bay hơi, nén, ngưng tụ và giãn nở đã được trình bày. Những môi chất này
sử dụng rộng nhất là ammonia trong thực tế, nhóm Freon và methyl
chloride (CH3Cl). Bảng 1.1 thể hiện các môi chất lạnh với công thứ hóa
học và một số tính chất nhiệt động và vật lý quan trọng.

1.2 YÊU CẦU ĐỐI VỚI MÔI CHẤT LẠNH


Có những đặc điểm mong muốn nhất định khi sử dụng chất lỏng
như môi chất lạnh nên có.
1. Không độc hại
2. Không gây nổ
3. Không ăn mòn
4. Không cháy được
5. Sự rỏ phải dễ dàng phát hiện
6. Sự rò rỉ phải dễ dàng xác định vị trí
7. Hoạt động dưới áp suất thấp (dưới điểm sôi)
8. Phải ổn định ở thể khí
9. Phải thích hợp với dầu bôi trơn để dễ dàng chuyển động
10. Không độc hại
11. Phải cân bằng tốt enthalpy của sự bay hơi trên mỗi đơn vị khối
lượng.
12. Chênh lệch nhỏ nhất giữa áp suất bay hơi và áp suất ngưng tụ.

13
Tiêu chuẩn so sánh môi chất lạnh được sử dụng trong công nghiệp
làm lạnh trên nhiệt độ bay hơi -150C và nhiệt độ ngưng tụ của +300C.

1.3 NHẬN BIẾT CÁC MÔI CHẤT QUA KÝ HIỆU MÔI CHẤT
Thực tế hiện nay trong ngành công nghiệp làm lạnh xác định các
môi chất bằng số. Hệ thống tiêu chuẩn xác định các thông số là do Hội kỹ
sư nhiệt lạnh của Mỹ (ASHRAE). Một vài môi chất lạnh thường sử dụng:
Ký hiệu môi chất Tên và công thức hóa học
R-11 Trichloromonofluoromethane CCl3F
R-12 Dichlorodifuoromethane CCl2F2
R-22 Monochlorodifluromethane CHClF3
R-500 Hỗn hợp đồng sôi 73% (R-12) và 26.2% (R-152a)
R-502 Hỗn hợp đồng sôi 48.8% (R-22) và 51.2% (R-115)
R-717 Ammonia NH3
R-134a Tetrafluoroethane CH2FCF3
Nguồn gốc của hợp chất có từ gốc hydro-carbon bão hòa như sau:
Công thức hóa học được viết như sau Cm H n FpClg

trong đó (n  p  q)  2m  2 hay công thức của môi chất lạnh là:


R(m  1)(n  1)( p)
trong đó m  số carbon C, n  số hydrogen H, p  số fluorine F.

14
Bảng 1.1
Điểm tối hạn Khối Nhiệt
lượng dung Nhiệt dung
riêng Cp Hằng số
Điểm riêng của riêng của  k Điểm ba
Áp tương lỏng từ - hơi từ -150C Cv chất khí
đóng Nhiệt pha
suất đối tại 150
C 0 R
ăng 0C độ 0C đến 300C -15 C0 đến 0
C
bar áp suất 30 C kJ/kg K
đến 300C kJ/kg K
khí
quyển kJ/kg K
- - - - - 1.0048 1.4 0.287 -
- 30.98 73.748 - 2.208 1.42 1.778 - -
tại -150C tại -150C tại -150C
11.413 15.783 12.524
tại 300C tại 300C tại 300C
-77.8 133 114.24 0.684 4.689 2.19 1.31 - -
(210C)
-111 197.96 44.07 1.468 0.862 0.576 1.1395 0.0605 -110.47
157.8 111.78 41.249 1.480 0.950 0.6465 1.213 0.0686 -
-181 28.85 38.7 - 1.265 1.045 1.172 - -
(-250C)
-160 96.14 49.9 1.411 1.2075 0.8035 1.3395 0.096 -
-35 215.4 34.11 1.559 0.962 0.707 1.08 0.044 -
tại 300C tại 400C (600C)
-94 145.7 32.58 - 0.996 0.653 1.088 0.0486 -
-97.8 152 66.78 1.002 1.59 1.0048 1.28 -
(250C)
-159 105.6 44.26 - 1.118 0.83 0.13 0.0837 -
-101 101.03 40.56 - 1.369 0.928 1.2025 - -103.30
Mọi thông số đã được tính toán từ dữ liệu ASHRAE.
Do đó Trichloromonofluoro methane tức là CCl2F có thể được viết R-
(1-1)(0+1)(1) tức là R-11, CCl2F2 là R-12, CHClF2 là R-22 C2H2 là 170…
Môi chất có nguyên tử Br được viết tắt là B thêm vào và chỉ số
phân tử Cl thay bằng Br. Do đó, R-13B1 gốc là R-13 có một Cl thay
bằng Br. Do đó R-13B1 có công thức hóa học là CF2Br.
Hợp chất không bão hòa có (n  p  q)  2m có 1 được đặt trước số
(m-1). Vì vậy ethylene là R-1150. Cho môi chất vô cơ, số khôi lượng
phân tử được thêm vào là 700. Vì vậy CO2 có khối lượng phân tử là 44
được thành lập trong R-744 như R-717.

1.4 PHÂN LOẠI MÔI CHẤT LẠNH


Môi chất lạnh được phân loại bởi hai tổ chất khác nhau trên thề giới.
Tổ chức National Refrigeration Safety Code, USA và The National Board
of Fire Underwriters, USA. Catalogues của tổ chức National Refrigeration
Safety Code, USA cho tất cả môi chất có ba nhóm. Như sau:
Nhóm 1 – (môi chất an toàn)
R-113, R-11, R-21, R-114, R-12, R-30, R-22, R-744, R-502, R-13,
R-14, R-500, R-134a
Nhóm 2 – (độc và dễ cháy)
R-1130, R-611, R-160, R-764, R-40, R-717
Nhóm 3 – (môi chất dễ cháy)
R-600, R-601, R-290, R-170, R-1150, R-50
Tổ chức The National Board of Fire Underwriters, USA cũng có
phân loại môi chất chủ yếu theo nồng độ độc hại. Chia làm 6 loại. Loại 1
độc hại nhất và loại 6 ít độc hại nhất.
Nhóm 1 Loại Nhóm 2 Loại

R-744 Carbon 5 R-717 Ammonia 2


Dioxit 6 R-113 4
R-12 Dichloroethylene
6 4
R-134a R-160 Ethyl
6 4
chloride
R-21 6 3
R-40 Methyl
R-114 4 chloride 1

17
R-30 6 R-611 Methyl
R-11 5 Formate
R-22 4 R-764 Sulphur
Dioxide
R-123 6
R-500 6 Nhóm 3 Loại
R-502 4 R-600 Butane 5
R-40 Methylene R-170 Ethane 5
chloride R-601 Iso-Butane 5
R-290 5

1.5 NHÓM MỘT CỦA MÔI CHẤT LẠNH


Nhóm một của môi chất được xem là môi chất an toàn không có nguy
hiểm với lửa và không độc. Có một vài môi chất trong nhóm một là:
R-11 Trichloromonofluoromethne CCl3F
R-12 Dichlorodifluoromethane CCl2F2
R-134a Tetrafluoroethane CH2F-CF3
R-21 Dichloromonofluoromethane CHCl2F
R-22 Monochlorodifluoromethane CHClF2
R-30 Methylene Chloride CH2Cl2
R-113 Trichlorotrifluoroethane CCl2FCClF2
R-114 Dichlorotetrafluoromethane C2Cl2F4
R-500 Hỗn hợp đồng sôi
R-502 Hỗn hợp đồng sôi
R-744 Carbon Dioxide CO2
R-11 Trichloromonofluoromethne. R-11 là hợp chất hóa học tổng
hợp cho việc làm lạnh. Môi chất ổn định, không cháy và không độc. Nó
có điểm sối là 23.710C tại áp suất khí quyển (1.01325 bar). Môi chất này
được xem là môi chất có áp suất thấp. Thể tích riêng của hơi hút tại bất
kỳ trong thiết bị bay hơi lớn không phù hợp cho máy nén kiểu pittong.
Nhiệt độ thấp -150C có áp suất 0.207 bar và áp suất cao 1.2596 bar
tại+300C. Nhiệt ẩn tại -150C là 194.885 kJ/kg. Môi chất này sử dụng rộng
rãi cho hệ thống sử dụng máy nén ly tâm có công suất làm lạnh 300 TR
và nhiều hơn. Rò rỉ có thể được xác định bởi máy dò tìm điện tử hay đèn

18
dò halogen. R-11 có thể dùng để làm sạch phần bên trong hệ thống khi
đại tu sửa chữa hệ thống, đặc biệt trong hệ thống có nhiều độ ẩm.
R-12 Dichlorodifluoromethane. R-12 không màu, ở dạng lỏng
không có mùi với điểm sôi khoảng -29.80C tại áp suất khí quyển
(1.01325 bar). Không độc hại, không ăn mòn, không kích thích và không
dễ cháy. Về hóa học, ở nhiệt độ bình thường không có phản ứng gì và
tính chất nhiệt động ổn định ở 5000C.
R-12 có enthalpy tương đối thấp cho quá trình bay hơi và nó là ưu
điểm quyết định máy làm lạnh nhỏ nhất, bởi vì khối lượng môi chất tuần
hoàn lớn sẽ cho phép sử dụng nhiệt hiện thấp, chính xác hơn, quyết định
chiều quay hoạt động của động cơ. Được sử dụng trong máy nén pittong,
roto và mày nén ly tâm công suất lớn. Nó làm việc với nhiệt độ thấp
nhưng tại vị trí đầu và áp suất hút và có hiệu suất hút tốt. R-12 là 159.625
kJ/kg tại -150C. Ngoài ra R-12 rò rỉ có thể xác định bằng đèn halogen hay
đèn dò điện tử. Nước ít tan trong R-12. Tại -150C nó chỉ có thể chứa
được 6 phần triệu trọng lượng và hình thành sự ăn mòn kim loại cho kết
cấu tủ lạnh. Dầu môi chất không ảnh hưởng đến hành động.
R-12 chứa nước có giới hạn so với R-22 tan trong dầu ở -700C.
Dầu sẽ bắt đầu tách tại nhiệt độ này và bởi vì nó nhẹ hơn môi chất, sẽ
nằm trên bề mặt chất lỏng. Môi chất này sẽ làm cho kích thước xylanh
thay đổi. Màu của xylanh thường là màu trắng.
R-134a Tetrafluoroethane. Trong thực tế phát hiện ra rằng môi chất
CFC HCFC góp phần làm cạn kiệt ozone và làm nóng toàn cầu, tăng tia
cực tím trên bề mặt trái đất là nguyên nhân làm ung thư da, phát hủy thủy
sản và thực vật, được sự đồng ý của quốc tế đã xóa bỏ môi chất
“Montreal Protocol” năm 1995. Thay thế CFC (R-12) trong sử dụng gia
đình và đề nghị thay thế R-134a. Khả năng phá hoại ozone là zero. Điểm
sôi bình thường -26.070C (tại áp suất 1.01325 bar) so với -29.80C (tại
1.01325 bar) của R-12. Điểm động đặc là -1010C. Khối lượng phần tử
của R-134a nhỏ hơn so với R12. Enthalpy của sự bay hơi tại -150C là
209.455 kJ/kg. Nó hoạt động tại nhiệt độ thấp nhưng tại đầu nén và áp
suất hút và hiệu suất hút rất tốt. Nó có đặc điểm truyền nhiệt rất tốt so với
môi chất R-12. Nó là môi chất có công thức hóa học đơn giản. Khuyết
điểm của nó nhiều so với R-12. Thể tích riêng của R-134a cao hơn R-12.
Liên kết flo của nó rất cao. Dầu được sử dụng cho R-134a là poloyl ester,
dầu này dễ phân hủy khi gặp ẩm tạo thành axit. Do đó phải quan tâm tối
đa ngăn chặn ẩm vào hệ thống lạnh. Phân tử R-134a nhỏ hơn R-12, rất dễ
phát hiện rò rỉ bằng đèn dò điện tử. Thực tế, sự rò rỉ tỷ lệ nghịch với khối
lượng phân tử. Khối lượng phân tử của R-134a nhỏ hơn R-12.

19
R-22 Monochlorodifluoromethane (CHClF2). R-22 là môi chất hóa
học tổng hợp đặt biệt sử dụng cho sự làm lạnh cần nhiệt độ bay hơi thấp.
Một ví dụ cho thiết bị này cho việc làm đông nhanh và duy trì nhiệt độ tại
-300C đến -400C. Nó sử dụng rất tốt trong máy lạnh và tủ lạnh gia đình.
Nó chỉ sử dụng cho máy nén pittong. Áp suất hoạt động của R-22 không
cần thiết phải thấp hơn áp suất khí quyển để có được nhiệt độ thấp.
R-22 có điểm sôi là -40.80C tại áp suất khí quyển (1.01325 bar).
Enthalpy của sự bay hơi là 216.38 kJ/kg tại -150C. Áp suất đầu đẩy tại
300C là 11.924 bar. Môi chất có tính ổn định và không độc, không ăn
mòn, không kích thích, không gây cháy. Áp suất bay hơi tại -150C là
2.9635 bar. Nước tan nhiều trong R-22 hơn R-12 với tỷ số là 3:1. Do đó,
nước phải được giữ ở mức độ nhỏ trong môi chất lạnh này, bởi vậy phải
có phin lọc và bộ hút ẩm để hút ẩm. R-22 hoàn tan trong dầu rất tốt ở -
100C. Dầu bắt đầu được tách ra tại nhiệt độ này. Độ rò rỉ có thể xác định
được bởi dùng đèn halogen hay đèn dò điện tử.
R-21 Dichloromonofluoromethane. Nhiệt độ sôi dưới áp suất khí
quyển là 8.90C. Thực tế môi chất không gây nổ và không gây cháy. Có
mùi giống CHCl3 và nó không gây kích thích ở bất kỳ trường hợp nào.
Hòa trộn với dầu với một tỷ lệ nhất định và có thể kiểm tra bằng đèn dò
halogen hay đèn điện tử. Không gây ăn mòn, không gây độc hại. Tại -
150C áp suất bay hơi là 0.3621 bar và tại +300C áp suất là 2.1555 bar. Do
đó tại -150C môi chất hoạt động dưới áp suất khí quyển. Lỏng môi chất
có thể tích riêng là 6.9356×10-4 m3/kg tại -150C và 0.11684 m3/kg tại
+300C. Nhiệt dung riêng của lỏng khoảng 1.0886 kJ/kgK. Enthalpy của
sự bay hơi tại -150C là 254.725 kJ/kg và tại +300C là 230.9 kJ/kg. Môi
chất này được sử dụng chủ yêu cho máy nén ly tâm.
R-30 Methylene Chloride. R-30 môi chất làm việc rất tốt với áp
suất thấp và nó hoạt động với áp suất là 22.35 cm áp suất chân không tại
300C. Nhiệt độ đóng băng là -96.60C. Ở dạng khí có mùi nhẹ nhưng
không gây khó chịu. Nhiệt dung riêng của lỏng là 1.4235 kJ/kgK và điểm
sôi tại áp suất khí quyển là 39.70C
R-113 Trichlorotrifluoroethane (CCl2FCClF2).R-113 là môi chất
có áp suất rất thấp và chủ yêu sử dụng cho máy nén ly tâm trong hệ thống
điều hòa không khí có công suất làm lạnh lớn. Tại -150C nó bay hơi ở áp
suất là 0.0694 bar và áp suất cao tại +300C là 0.5436 bar. Thể tích riêng
tại -150C là 1.6401 m3/kg với enthalpy của quá trình bay hơi là 162
kJ/kg. Nó có thể thử nghiệm rò rỉ khi nóng đến +800C với sản phẩm có
áp suất là 2.6559 bar. Sự rò rỉ có thể xác định bởi đèn halogen hay đèn dò
điện tử. Tại nhiệt độ và áp suất phòng, môi chất dạng lỏng và thùng chứa,

20
do đó có thể thực hiện ở nơi kín tốt hơn. Nó được phân loại ở nhóm một
an toàn với lửa và loại môi chất 4 là loại độc.
R-114 Dichlorotetrafluoromethane(CClF2CClF2)or (C2Cl2F4). R-
114 có điểm sôi tại áp suất khí quyển là 3.680C. Nó thuộc họ với R-12
ngoài trừ nó hoạt động với áp suất tương đối thấp. Tại -150C áp suất bay
hơi là 0.465 bar. Tại -150C enthalpy của quá trình bay hơi là 138.49
kJ/kg. Môi chất thể lỏng không màu và có mùi nhẹ. Không gây ăn mòn
khi có nước. Không nổ. Rò rỉ có thể phát hiện bằng đèn halogen hay máy
dò điện tử.
R-500 (R-152a+R-12)[CCl2F2/CH3CHF2]. R-500 được sử dụng
trong máy nén pittong và được sử dụng trong cả lạnh công nghiệp và
thương mại. Nó là hỗn hợp đồng sôi 26.2% là R-152a, và 73.8% là R-12.
Đường cong nhiệt độ vào áp suất hơi không thay đổi và khác biệt so với
R-12. Môi chất này cho công suất tốt hơn khoảng 20% so với R-12 khi
sử dụng cùng thiết bị. Áp suất bay hơi của R-500 tại -150C là 2.1426 bar
và tại +300C có áp suất ngưng tụ là 8.7911 bar.Tại áp suất khí quyển,
điểm sôi của môi chất là -33.50C. Tại -150C có enthalpy của quá trình
bay hơi là 191.68 kJ/kg. R-500 có thể sử dụng bất kỳ công suất cao hơn
R-12 cần đạt được, nhiệt độ ngưng tụ thay đổi rất ít. Nước hòa tan rất
cao. R-500 hòa tan với dầu rất cao. Rò rỉ có thể phát hiện với đèn do
halogen hay máy điện tử dò rò rỉ, dùng xà phòng hay giấy quỳ tím đổi
màu. Màu nhận biết R-500 là màu đỏ. Do đó nước khó hòa tan được,
phải dùng hút ẩm và phin lọc.
R-502(R-22+R-115)[CHClF2/CClF2CF3].Môi chất R-502 là hỗn
hợp đồng sôi có 48.8% R-22 và 51.2% R-115. Không gây cháy, không ăn
mòn và thực tế không gây độc ở dạng lỏng. Môi chất làm việc ở nhiệt độ
thấp rất tốt từ -150C đến -500C. Thường được sử dụng trong thực phẩm
đông lạnh, và trữ lạnh và làm kem. Chủ yếu sử dụng cho máy nén
pittong. Điểm sôi tại áp suất khí quyển là -45.420C. Áp suất bay hơi tại -
150C là 3.4872 bar, áp suất ngưng tụ tại +300C là 13.189 bar. Enthalpy
bay hơi tại -300C là 165.14 kJ/kg. R-502 là tổng hợp đặc tính của R-12 và
R-22. Dùng cho máy lạnh có công suất khoảng bằng với R-22 và vẫn duy
trì nhiệt độ ngưng tụ của hệ thống sử dụng R-12.
Áp suất ngưng tụ giảm so với R-22 và vẫn duy trì nhiệt độ thấp như
mong muốn, cho máy nén hoạt động tại áp suất, nhiệt độ ngưng tụ thấp
hơn, kéo dài tuổi thọ của van nén. Nhiệt độ ngưng tụ thấp cho thiết bị dễ
bơi trơn. Không độc hại, không gây cháy, không ăn mòn và rò rỉ có thể
dễ dàng phát hiện được bởi đèn dò halogen hay thiết bị dò rò điện tử. R-
502 có thể chứa được 1.5 lần độ ẩm nhiều hơn so với R-12. Hòa tan torng
dầu rất tốt trên 800C. Nhiệt độ này thấp, dầu có xu hướng tách ra. Vì vậy
21
dầu có thể bị đưa vào thiết bị ngưng tụ. Dầu trong thiết bị bay hơi sẽ tách
ra với môi chất và có thể sử dụng đặc biệt để hồi dầu về máy nén.
R-744 Carbon Dioxide CO2.R-744 được sử dụng đầu tiên vào năm
1881. Đặc điểm của nó rất khác so với các loại môi chất khác. Phạm vi
áp suất hoạt động cao hơn rất nhiều so với các loại môi chất khác. Tại áp
suất và nhiệt độ bình thường, R-744 không màu và không mùi, ở dạng
khí nặng hơn không khí. Nó không gây nổ, không gây cháy và không độc
hại. Điểm sôi của CO2 là cực kỳ thấp tại -150C với áp suất là 22.909 bar
cần tránh trong thiết bị bay hơi, trong khí nhiệt độ +300C, trong thiết bị
ngưng tụ áp suất hầu như là 72.111 bar cần thiết hóa lỏng nó. Nhiệt độ
tới hạn của nó là +30.980C. Vì thế chi có thể sử dụng cho thiết bị ngưng
tụ làm mát bằng nước tương đối và không thể sử dụng cho tất cả các thiết
bị ngưng tụ làm mát bằng không khí.
Như áp suất hoạt dộng cao, máy nén R-744 khá nhỏ cho công suất
làm lạnh lớn và do đó có thể dễ dàng di chuyển. Enthalpy của sự bay hơi
-150C là 270.53 kJ/kg và enthalpy của sự ngưng tụ là +300C là 61.07
kJ/kg.
Rò rỉ có thể dễ dàng phát hiện bởi vết dầu loang hay dùng xà
phòng. R-744 có thể tạo thành đá khô. Điều đó cho thấy, rắn CO2 R-744
có thể hình thành tại -56.570C dưới áp suất khí quyển 5.1806 bar. Chất
rắn này tại áp suất môi trường có nhiệt độ là -78.550C. Nó bay hơi tại
nhiệt độ rất thấp, thay biến đổi pha từ rắn sang khí (thăng hoa) và không
qua trạng thái lỏng.

1.6 NHÓM HAI MÔI CHẤT LẠNH


Những môi chất này độc hại và gây khó chịu khi hít vào và có thể
hoặc không gây cháy. Một số môi chất được phổ biến trong nhóm này là:
R-717 Ammonia NH3
R-40 Methyl chloride CH3Cl
R-764 Sulphur dioxide SO2
R-717 Ammonia NH3. R-717 là một trong số môi chất đầu tiên sử
dụng. Tuy nhiên, ngoài trừ máy lạnh hấp thụ, nó còn sử dụng cho lạnh
công nghiệp lớn. Không màu. Nhiệt độ sôi của nó tại áp suất khí quyển là
-33.330C và điểm tan chảy từ rắn NH3 là -77.660C. Điểm sôi thấp có thể
hoạt động trong các nhà máy cần điểm đóng băng thấp, tức là 00C tại trên
áp suất khí quyển. Enthalpy của sự bay hơi tại -150C là 1312 kJ/kg và
Enthalpy ngưng tụ tại +300C là 1143.85 kJ/kg.Do đó có năng suất lạnh
lớn có thể sử dụng cho các máy có kích cỡ nhỏ. Ngưng tụ R-717 hầu hết
22
sử dụng nước làm mát. Dưới điều kiện hoạt động bình thường, áp suất
ngưng tụ tại +300C là 11.671 bar.
R-717 dễ bắt lửa và với hỗn hợp có không khí sẽ gây ăn mòn. Điều
này sẽ là nguồn gốc cho các tác hại, tuy nhiên, nó vẫn được đánh giá cao.
R-717 không nằm trong loại gây độc, nhưng nó ảnh hưởng đến hệ hô hấp
chỉ có lượng nhỏ sẽ không gây nguy hiểm. Khoảng 0.35 thể tích trên 100
thể tích không khí có nồng độ mạnh, có thể chịu đựng trong một khoảng
thời gian dài. Bởi vì nó rất dễ nhận thấy và phân biệt mùi và ngoài ra
giống như khói thuốc trắng mà nó hình thành trong ngọn nén lưu huỳnh,
R-717 có thể dễ dàng xác định.
R-717 ăn mòn đồng đen khi có một ít độ ẩm, nhưng không ăn mòn
sắt hay thép. Sự bôi trơn sẽ không có gì đặc biệt với môi chất này. R-717
hòa tan tốt và không có vấn đề tách ra. Ngoài ra dầu trong dàn bay hơi có
thể được lấy đi bằng van ở đáy dàn. Độ hòa tan của dầu trong lỏng R-717
chỉ có 20 phần trên một triệu tại -150C và chỉ có 125 phần trên một triệu
tại +300C. Môi chất lạnh tan trong nước tương đối. Nó thường sử dụng
cho máy nén lớn sử dụng máy nén pittong và trong hệ thống hấp thụ.
R-40 Methyl chloride CH3Cl. R-40 được phân loại là không ăn mòn
ở trạng thái khô. Nó là môi chất độc và phải sử dụng cẩn thận. Khi hít
vào một lượng đủ để có thể làm ngừng thở và là nguyên nhân làm phá
hủy gan, thận và dây thần kinh,.
Điểm sôi của R-40 tại áp suất khí quyển là -240C và điểm đông đặc
là -93.70C.
Rò rỉ có thể dễ phát hiện khi sử dụng bọt xà phong hay sử dụng đèn
dò rò halogen.
Phải mạ đồng trong thiết bị sử dụng R-40. Điều này gây ra là do
nhiều độ ẩm quá mức. Phin lọc ẩm phải được sử dụng giống như môi
chất R-12.
R-764 Suphur dioxide SO2.R-764 được sử dụng rất nhiều trong hệ
thống làm lạnh tự động. R-764 được sản xuất đầu tiên năm 1775 và sử
dụng chư một môi chất, nó có thể được sử dụng tinh chế đường, tẩy trắng
gỗ. Nó không màu ở dạng khí với mùi đạng trưng. Điểm sôi tại áp suất
khí quyển là -100C. Tại -150C áp suất bay hơi là 12.7 cmHg chân không,
tại +300C áp suất ngưng tụ là 4.482 bar.
Rò rỉ môi chất rất dễ phát hiện do hơi bão hòa ammonia. Khi bị rò
có mùi sulphur dioxide màu trắng.

23
1.7 MÔI CHẤT LẠNH NHÓM 3
Một vài môi chất lạnh trong nhóm này là
1. R-600 Butane C4H10
2. R-170 Ethane C2H6
3. R-290 Propane C3H3
Những môi chất này có xu hướng đốt cháy cao hay hình thành hỗn
hợp cháy được với nồng độ không khí lớn. Vì vậy những môi chất này
không sử dụng phổ biến nên không đi vào chi tiết.

1.8 SO SÁNH CÁC MÔI CHẤT LẠNH


Một số so sánh được đưa ra cho một vài môi chất có tính chất nhiệt
động được sử dụng phổ biến.
(i) Áp suất ngưng tụ và bay hơi. Để tránh sự rò rỉ của không khí
và độ ẩm từ bên ngoài vào và khả năng xác định sự rò rỉ của môi chất từ
hệ thống, phải thích hợp với cả thiết bị bay hơi và thiết bị ngưng tụ phải
cao hơn áp suất khí quyển, nhưng áp suất này không được cao quá bởi vì
kết cấu của máy nén, thiết bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi sẽ rất nặng, vì
vậy giá ban đầu sẽ tăng. Bảng 1.2 đưa ra so sánh áp suất của thiết bị
ngưng tụ và thiết bị bay hơi, hoạt động chênh lệch áp suất và tỷ số nén
cho các môi chất khác nhau cho chu trình bão hòa một cấp với -150C tại
nhiệt độ bay hơi và +300C nhiệt độ ngưng tụ. Máy nén pittong được sử
dụng cho thể tích nhỏ, nhưng tỷ số nén rất lớn và máy nén ly tâm làm
việc cho tỷ số áp suất nhỏ và thể tích lớn. Tỷ số nén phải nhỏ để tránh sử
sự rò rỉ trên piston. Hiệu suất hút ảnh hưởng rất lớn bởi tỷ số nén
1/ k
 p2 
vol  1  C  C  
 p1 

Giá trị k  C p / Cv phải lớn để có thể tăng giá trị hiệu suất hút.

24
Bảng 1.2

Thiết bị bay hơi -150C và Thiết bị ngưng tụ +300C


Tỷ số áp
suất của Cp
Áp suất Độ chênh k
Môi chất Áp suất thiết bị Cv
thiết bị lệch áp
ngưng tụ bay hơi (hơi tại
bay hơi suất
bar và thiết 1.01325
bar bar bị ngưng bar)
tụ
R-11 0.2070 1.2596 1.0479 6.085 1.140
R-12 1.8257 7.4379 5.6122 4.074 1.169
R-13 13.2500 - - - 1.4267
R-22 2.9635 11.924 8.9605 4.0236 1.237
R-113 0.0694 0.5436 0.4742 7.8342 1.08
R-114 0.4650 2.5161 2.0511 5.4109 1.088
R-123 0.0163 0.10952 0.09322 4.6964 1.154
R-134a 1.6397 7.7008 6.0611 6.7190 1.105
R-500 2.1426 8.7911 6.6485 4.1030 -
R-717 (NH3) 2.3637 11.671 9.3073 4.9376 1.357
R-744 (CO2) 22.909 72.111 49.202 3.1477 -

Lưu ý. Cho nhiệt độ tới hạn R-13 là 28.850C < 300C

(ii) Nhiệt độ và áp suất tới hạn. Nếu nhiệt độ tới hạn của môi chất
rất gần với nhiệt độ ngưng tụ, công suất ần thiết là rất lớn. Bảng 1.3 đưa
ra so sánh của các môi chất phổ biến có nhiệt độ và áp suất tới hạn.
Bảng 1.3

Điểm tới han


2
Nhiệt độ 0C Áp suất bar
R-11 197.96 44.076
R-12 111.78 41.249
R-13 28.85 38.700
R-22 96.14 49.900
R-113 214.40 34.11

25
R-114 145.88 32.61
R-123 183.68 36.68
R-134a 101.03 40.560
R-500 105.60 44.26
R-717 (NH3) 132.22 113.333
R-744 (CO2) 30.98 73.748
(iii) Nhiệt độ đông đặc. Môi chất được yêu cầu có nhiệt độ đông đặc
phải thấp hơn nhiều so với nhiệt độ hoạt động của hệ thống. Môi chất
phổ biến hiện nay có nhiệt độ đông đặc thấp -350C. Do đó, tính chất này
được xem là chỉ có làm việc với nhiệt độ thấp. Bảng 1.4 so sánh nhiệt độ
đông đặc của vài môi chất phổ biến hiện nay.
Bảng 1.4

Môi chất Nhiệt độ đông đặc 0C


R-13 -181
R-22 -160
R-12 -157.5
R-21 -135
R-11 -111
(Methyl chloride) R-40 -97.5
R-114 -94
(Ammonia) R-717 -77.8
R-113 -35
R-134a -101
(iv) Giá thành.Hệ thống nhỏ yêu cầu chi phí cho môi chất ít, chi
phí không quan trong. Nhưng chi phí giả định là rất lớn trong nhà máy và
độ kín của kết cấu và sự rò rỉ nhỏ nhất được xem là quan trọng nhất.
Lượng rò rỉ tỷ lệ nghịch với căn bậc hai so với trọng lượng phân tử.
Ngoài ra phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất, độ nhớt, khối lượng riêng
và hiện tượng mao dẫn.
(v) Hệ số làm lạnh và công suất yêu cầu. Chu trình thuận nghịch
Carnot có hệ số làm lạnh được giới hạn lý thuyết ở dãy nhiệt độ -150C và
+300C
T2 (273  15) 251 258
 carnot      5.74
T1  T2 (273  30)  (273  15) 303  258 45

26
So sánh hệ số làm lạnh của các môi chất lạnh được cho trong Bảng
1.5. So sánh công suất lý thuyết cần thiết được cho trong bảng. Công suất
cần thiết tỷ lệ nghịch với hệ số làm lạnh. Lưu ý rằng hệ số làm lạnh cho
hầu hết các môi chất lạnh phổ biến và công suất yêu cầu khá giống nhau,
ngoài trừ carbon dioxide có điểm tới hạn rất thấp và là môi chất quan
trọng nhất để sản xuất đá khô. Có thể như giống như R-11 có hệ số  cao
nhất với mức tiêu thụ công suất thấp nhất và CO2 có hệ số  thấp nhất với
công suất tiêu thụ lớn nhất.
3.5kW 210 kJ / min
Công suất kW   (6.2)
 60  
Bảng 1.5

 (Chu trình bão hòa một Công suất trên tấn


cấp) lạnh kW
Thiết bị bay hơi -150C, (Chu trình bão hòa
Môi chất lạnh Thiết bị ngưng tụ +300C một cấp)
[ig ( 150 C )  i f ( 300 C )]
+300C Thiết bị
ngưng tụ, -150C
wisentropic
Thiết bị bay hơi
R-11 5.0531 0.6926
R-12 4.5700 0.7658
R-13 - -
R-22 4.6290 0.7561
R-113 4.8540 0.7211
R-114 4.4235 0.7912
R-123 4.9316 -
R-134a 4.6062 0.7598
R-500 4.5912 0.7623
R-717 (NH3) 4.8866 0.7162
R-744 (CO2) 2.8971 1.2081
R-729 5.7333 0.6105
(Chu trình Carnot
môi chất không khí)

  sg ( 15)  sg (30)  
  
 1  ig ( 15) 
C p (30)
Lưu ý. wisentropic  ig (30)  303  C p (30) e
 
 
 
 
27
Lưu ý.Cho R-13, nhiệt độ tới hạn  28.850 C  300 C
(vi) Nhiệt ẩn bay hơi. Nhiệt ẩn bay hơi lớn tại nhiệt độ thiết bị bay
hơi được ưa thích bởi vì điều này sẽ làm cho năng suất làm lạnh tăng trên
mỗi kg môi chất tuần hoàn. Do đó lượng môi chất trên mỗi tấn lạnh sẽ
giảm. Diện tích sẽ giảm do tiết lưu và area under super heat portion
(super heat horn) nó nhỏ không đáng kể so với enthalpy bay hơi. Hệ số 
sẽ gần với giá trị của chu trình carnot.
Bảng 1.6 đưa ra sự so sánh các năng suất làm lạnh cho chu trình có
0
-15 C và 300C và ngoài ra lượng môi chất trên mỗi tấn lạnh và thể tích
lỏng môi chất trên mỗi tấn lạnh.
Bảng 1.6

Thể tích
Năng suất làm lạnh
Lượng môi lỏng môi
kJ/kg Enthalpy
chất tuần chất tuần
(chu trình bão hòa bay hơi
Môi chất một cấp) hoàn trên mỗi hoàn trên
kJ/kg tại - tấn lạnh mỗi tấn
-15 C đến +300C
0
150C lạnh.
[ ig (150 C )  ig (300 C ) ] lit/phút tại
+300C
R-11 157.04 195.66 1.3375 0.9136
R-12 118.53 159.55 1.7796 1.3768
R-13 - 286.84 - -
R-22 161.02 215.11 1.3043 1.1147
R-113 121.05 161.86 1.7348 1.1195
R-114 95.03 138.49 2.2098 1.5381
R-123 142.42 183.39 1.4745 1.0165
R-134a 148.055 209.44 1.4183 1.1946
R-500 140.95 191.68 1.4898 1.3085
R-717 1106.48 1312.91 0.1898 0.31899
(NH3)
R-744 131.71 270.53 1.5944 2.6837
(CO2)
Lưu ý. Cho R-13 có nhiệt độ tới hạn  28.250 C  300 C
(vii) Thể tích riêng. Hành trình quét của pittong của máy nén lý
thuyết phụ thuộc vào thể tích riêng của hơi môi chất tại nhiệt độ bay hơi,
tức là tại đầu hút đến máy nén, và năng suất làm lạnh trên mỗi kg môi chất.
28

You might also like