Bai 1

You might also like

You are on page 1of 17

BÀI 1: TÌM HIỂU BREADBOARD VÀ CÁCH SỬ DỤNG VOM

MỤC TIÊU CỦA BÀI THÍ NGHIỆM:


 Kỹ năng: Sinh viên có được các kỹ năng như sau:
- Kỹ năng sử dụng đồng hồ VOM.
- Kỹ năng cắm linh kiện trên Breadboard.
- Kỹ năng đo kiểm điện trở

CÁC THIẾT BỊ CẦN THIẾT:


+ Máy đo VOM.
+ Breadboard
+ Các linh kiện cơ bản: điện trở, biến trở, led, tụ, ic.
Yêu cầu: Mỗi sinh viên cần tự trang bị 1 máy đo VOM.

1. Cách sử dụng VOM.


1.1. VOM (Volt-Ohm-Miliammeter or Multimeter):
- VOM là một thiết bị đo thông dụng kết hợp nhiều chức năng, thường có 4 chức năng: đo điện trở
(Ohm-kế), đo điện thế một chiều (DC volt-kế), đo điện thế xoay chiều (AC Volt-kế) và đo dòng điện một
chiều DC (Miliampere-kế).

- Người ta luôn qui ước que đỏ nối vào máy ở lỗ ghi dấu  và que đen vào máy ở lỗ ghi dấu .

Hình 2: Một đồng hồ đo VOM tiêu biểu


1.2. Khi sử dụng với chức năng volt-kế một chiều (DC voltmeter):
 Bật SW sang vị trí DCV

1
 Để thang đo cao hơn điện áp cần đo. Ví dụ, nếu đo điện áp 110V DC, ta đặt ở thang đo 250V
DC.
 Đặt que đỏ phía điện thế cao và que đen phía điện thế thấp.
Cách đọc: Chỉ đọc vạch chia màu đen ( V.A)
- Khi đặt thang đo 250V thì đọc thang chia từ 0v đến 250V ( mỗi khoảng nhỏ là 5V). Giá trị đọc được
là điện áp cần đo
- Khi đặt thang đo 50V thì đọc thang chia từ 0v đến 50V ( mỗi khoảng nhỏ là 1V). Giá trị đọc được là
điện áp cần đo
- Khi đặt thang đo 10V thì đọc thang chia từ 0v đến 10V ( mỗi khoảng nhỏ là 0,2V). Giá trị đọc được
là điện áp cần đo
- Khi đặt thang đo 2.5V thì đọc thang chia từ 0v đến 250V ( mỗi khoảng nhỏ là 5V). Điện áp cần đo =
Giá trị đọc được x 0,01
- Khi đặt thang đo 0,25V thì đọc thang chia từ 0v đến 250V ( mỗi khoảng nhỏ là 5V). Điện áp cần đo
= Giá trị đọc được x 0,001
Ví dụ:
- Hình 2.1 Đọc thang chia từ 0V đến 250V
(100V + 9x5V)x 0,01 = 145V x 0,01 =1,45V (Mỗi khoảng nhỏ là 5V)
( Do đặt ở thang đo 2.5V mà đọc ở thang 250V, 2,5 = 250x0,01)
- Hình 2.2 Đọc thang chia 0V đến 10V
1 + 0,2V x 4 =1,8V = 2V – 1 x 0,2V (Mỗi khoảng nhỏ là 0,2V)

Hình 2.1 Hình 2.2


Lưu ý: Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ VOM ở thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta
đo điện áp một chiều (DC). Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay!!

2
Hình 3: Để nhầm thang đo dòng điện khi đo hiệu điện thế DC
1.3. Khi sử dụng với chức năng volt-kế xoay chiều (AC voltmeter):
 Bật SW sang vị trí ACV
 Để thang đo cao hơn điện áp cần đo 1 nấc. Ví dụ, nếu đo điện áp 110V AC, ta đặt ở thang đo
250V AC.
 Không cần chú ý cực tính của que đo.
 Trị số đọc được là trị số hiệu dụng (Vrms)
 Cách đọc giống DCV (trừ thang đo 10V AC)
 Khi chỉnh ở thang đo 10V AC thì đọc vạch chia đỏ thang chia từ 0V đến 10V

Hình 3.1 Hình 3.2


3
Ví dụ:
- Hình 3.1 Đọc thang chia từ 0V đến 10V theo vạch chia màu đỏ
Giá trị đo được là 5V (Nếu đọc vạch chia màu đen là 4,8V bị sai)
( Do đặt ở thang đo 2.5V mà đọc ở thang 250V, 2,5 = 250x0,01)
- Hình 3.2 Đọc thang chia 0V đến 50V
Giá trị đo được là 8V

Lưu ý: Tuyệt đối không được để nhầm đồng hồ VOM ở thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi
ta đo điện áp xoay chiều (AC). Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay!!

Hình 4: Để nhầm thang đo điện trở khi đo hiệu điện thế AC


1.4. Khi sử dụng chức năng miliampere kế (DC miliammeter):
Để đo cường độ dòng điện bằng đồng hồ VOM, ta mắc đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là
chỉ được đo dòng điện nhỏ hơn giá trị tối đa của thang đo cho phép. Ta thực hiện theo các bước sau:
 Bước 1: Đặt đồng hồ ở thang đo lớn hơn dòng điện DC cần đo. Nếu chưa biết dòng cần đo là bao
nhiêu thì để ở thang đo lớn nhất, nếu thấy kim dịch ít thì giảm thang đo.
 Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm. Khi mạch
đang kín thì phải hở mạch ở vị trí nào đó muốn đưa Ampe vào.
 Bước 3: Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo;
 Bước 4: Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện. Cách đọc giống Vôn kế DC
Ví dụ: Hình 4.1 Đọc thang chia từ 0A đến 250A
(50A +5x5A)x0,0001=0,0075A=7,5mA (mỗi vạch nhỏ là 5A)

4
(Do đặt ở thang đo 25mA mà đọc ở thang 250A, 25mA=250A x 0,0001)

Hình 4.1
1.5. Khi sử dụng với chức năng Ohm-kế:
Để sử dụng được thang đo điện trở, đồng hồ VOM cần phải được lắp 2 pile tiểu 1,5V bên trong (hoặc
pile 9V).
 Bước 1: Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì đặt ở thang x1 Ohm hoặc x10
Ohm, nếu điện trở lớn thì đặt ở thang x1 KOhm hoặc 10 KOhm. Sau đó chập hai que đo và chỉnh
chiết áp để kim đồng hồ chỉ vị trí 0 Ohm.
 Bước 2: Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo. Giá trị đo được = chỉ số trên đồng
hồ x thang đo.
Ví dụ: nếu để thang x 100 Ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 Ohm = 2,7 KOhm.
 Bước 3: Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút, như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
 Bước 4: Nếu ta để thang đo quá thấp, kim lên quá nhiều và việc đọc trị số cũng sẽ không chính xác.
Lưu ý: - Phải đo lúc mạch không có điện, nếu có điện VOM sẽ bị hỏng.
- Với các máy đo thông thường que đỏ được nối về phía cực âm của pile và que đen được nối
về phía cực dương của pile bên trong máy đo (các máy đo do Mỹ sản xuất và các máy đo kỹ thuật số
thì ngược lại). Khi sử dụng một máy đo ta phải xác định trước điều này. Đây là vấn đề rất quan trọng
để tránh nhầm lẫn khi xác định các linh kiện tác động (diode, LED, BJT, FET…).

5
Hình 5: Hiệu chuẩn máy đo VOM trước khi tiến hành đo điện trở
Ví dụ :

* Điện trở có vòng màu : cam-cam-đỏ ( 3.3k Ohm )


- Mạch với 2 điện trở nối tiếp, giá trị đo được sẽ là 6.6k Ohm
- Nếu đo thấy giá trị điện trở lệch so với giá trị đọc bằng vòng màu từ 1%--10% thì đó là sai số của điện trở.

6
2. Cắm linh kiện trên Breadboard.
2.1 Phân loại Breadboeard.
- Breadboard có 2 loại cơ bản :
 Breadboard 830 lỗ cắm ( full breadboard ).
 Breadboard 400 lỗ cắm ( half breadboard ).

2.2 Cấu tạo của Breadboard :


- Lỗ cắm của Breadboard được nối với nhau theo quy tắc :
 Đường kẻ (A, D) : dòng điện sẽ đi theo chiều ngang với quy ước dấu (-) là mass, dấu (+) là nguồn.
 Đường kẻ (B, C) : dòng điện sẽ đi theo chiều dọc.
 Các khu vực A-B-C-D : dòng điện ở mỗi vùng đều tách biệt với nhau.

- Trên Breadboard có thể tăng diện tích bằng cách kết nối các mạch Breadboard lại với nhau thông qua
những chốt bên hông của mạch.
Lưu ý : trên Breadboard không có sẳn nguồn,2 thanh có dấu (+), (-) là để cho ta dễ nhận biết nguồn và mass.
7
2.3 Cách cắm linh kiện trên breadboard.
a. Cắm điện trở đơn.

Cắm đúng Cắm sai


- 2 điện trở nối tiếp.
+ Cắm đúng: R= 6.6k Ohm

8
+ Cắm sai: R= ∞ do 2 điện trở hở mạch nhau

- 2 điện trở song song.

+ Cắm đúng:

+ Cắm sai:

9
- Điện trở nối tiếp song song.

b. Cắm Led
- Phân cực thuận : led sáng.

10
- Phân cực nghịch : led tắt.

11
c. Cắm một số linh kiện khác.

Linh kiện được cắm đúng

Một số linh kiện cắm sai


2.4 Cách kiểm tra Breadboard.
- Ta dùng chân linh kiện hoặc dây nối để cắm lên các lỗ trên board và sử dụng VOM đặt ở thang đo điện trở
để kiểm tra .
 Nếu kim đo nhảy ở mức 0 Ohm thì chứng tỏ là thông mạch.
 Nếu kim đo ở mức vô cùng thì chứng tỏ là hở mạch.

12
Hình 1.1 Hình 1.2

Hình 1.3 Hình 1.4

13
Hình 1.5

14
BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP MÔN LINH KIỆN ĐIỆN TỬ
TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM/ PreLAB
Nhóm: Tiểu nhóm:
Họ và tên, mã số sinh viên:
1. MSSV:
2. MSSV:
3. MSSV:
4. MSSV:
--------------------------------
Bài số 1: SỬ DỤNG ĐỒNG HỒ KIM VOM VÀ BREADBOARD
1. Kiểm tra breadboard.
- Sinh viên tiến hành kiểm tra board và rút ra kết luận với các hình ở phần ( 2.4 Cách kiểm tra
Breadboard ).
Hình 1.1
…………………………………………………………………………………
Hình 1.2
…………………………………………………………………………………
Hình 1.3
…………………………………………………………………………………
Hình 1.4
…………………………………………………………………………………
Hình 1.5
…………………………………………………………………………………
2. Cắm linh kiện lên breadboard.
2.1 Cắm điện trở và led đơn.
- Dùng VOM kiểm tra giá trị điện trở:
- Dùng VOM kiểm tra led đơn:

2.2 Cắm một số linh kiện khác như: transistor, diode, biến trở, led 7 đoạn, tụ điện, ic, …
- Dùng VOM kiểm tra biến trở:
- Dùng VOM kiểm tra tụ đơn:

3. Ráp mạch theo yêu cầu:

Hình a

15
Hình b Hình c

3.1 Ráp mạch như hình a.


Giá trị
Vòng màu Giá trị đo Chú thích (thang đo)
đọc

R1

R2

R3

R4

Rtđ Lý thuyết Giá trị đo Thang đo

R12

R34

R123

R1234

3.2 Ráp mạch như hình b.

Vòng màu Giá trị Giá trị đo Chú thích (thang đo)
đọc

R1

R2

Rtđ Lý thuyết Giá trị đo Thang đo

R12

16
3.3 Ráp mạch như hình c.

Vòng màu Giá trị đọc Giá trị đo Chú thích (thang đo)

R1

R2

R3

Lý thuyết Giá trị đo Thang đo


Rtđ

R23

R123

17

You might also like