You are on page 1of 6

Bùi Hạnh Chi – 45K13.

Đề bài: Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành, hãy trình bày nhận định của
mình về vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng qua thực trạng như nội
dung bài báo sau đề cập.
Bài làm :

Ngay từ thuở sơ khai của xã hội loài người, con người đã biết sử dụng đất theo các mục
đích khác nhau để phục vụ cho sự sinh tồn và phát triển của mình. Theo thời gian và sự
lao động đã làm cho nhận thức của con người càng được hoàn thiện, nâng cao cùng với
nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng để phục vụ cho đời sống, cho sản xuất, cho sự phát
triển kinh tế - xã hội và công tác quản lý việc sử dụng đất đã được xây dựng một cách có
khoa học, theo hệ thống thống nhất từ tổng thể đến chi tiết và theo quy định chung của
pháp luật Nhà nước
Theo đó Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định, đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư
liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần
quan trọng hàng đầu của môi trường sống là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng
các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng
Sử dụng đất đai vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, để
thực hiện mục tiêu phát triển đất nước, đặc biệt là các dự án phát triển đô thị. dự án sản
xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan trong quá trình phát triển
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Để có mặt bằng xây dựng các dự án. Nhà nước
phải thu hồi đất của nhân dân và thực hiện việc bởi thường hỗ trợ tái định cư cho các hộ
dân có đất bị thu hồi
Chính sự thay đổi cơ chế quân lý này đã trả lại cho đất đai những giá trị vốn có của nó:
Đất đai ngày càng trở nên có giá và được đem trao đổi trên thị trưởng; dùng làm tài sản
bảo đảm trong quan hệ tín dụng thể chấp vay von với ngân hàng, tổ chức tín dụng, được
đem góp vốn liên doanh trong sản xuất - kinh doanh. Người dân ngày càng nhận thức sâu
sắc được giá trị to lớn của đất đai. Số lượng các khiếu kiện, tranh chấp đất đai ngày càng
gia tăng vv...

Với việc đất đai ngày càng có giả thì vấn đề thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng
bắt cũng gặp rất nhiều khó khăn, phức tạp. Trong nhiều trường hợp, người dân do không
đồng tình với phương án bồi thường của Nhà nước đã không chịu bản giao đất dẫn đến
việc làm chậm tiến độ thi công công trình, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của chủ đầu tư
và gây tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư . Thậm chí do không đồng thuận với
phương án bồi thường, người bị thu hồi đất tiến hành khiếu kiện kéo dài, tụ tập đông
người gây mật trật tự an ninh xã hội và khiếu kiện vượt cấp gây mất ổn định về chính trị,
trật tự an toàn xã hội. Vấn đề này xuất phát một phần từ vấn đề áp dụng pháp luật giải
phóng mặt bằng trong thực tiến. Vì vậy giữa thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường,
giải phóng mặt bằng khi Nhà nước thu hồi đất với việc duy trì ổn định chính trị - xã hội
có một mối quan hệ sâu sắc, từ đó cần có những nhận thức rõ ràng hơn về điều này. Sau
đây em xin trình bày vài nét về vấn đề “thực trạng bồi thường, giải phóng mặt bằng khi
Nhà nước thu hồi đất”

Khái niệm bồi thường , giải phóng mặt bằng


-Theo Khoản 5 Điều 4 Luật đất đai năm 2003 quy định: “Bồi thường khi nhà nước thu hồi
đất là việc nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng đất đối với diện tích đất bị thu hồi cho
người bị thu hồi”. Như vậy người bị thu hồi đất nếu đáp ứng được một số điều kiện sẽ
được nhà nước trả lại giá trị quyền sử dụng với diện tích đất bị thu hồi.
-Còn giải phóng mặt bằng tuy pháp luật không đưa ra khái niệm cụ thể nhưng có thể hiểu
đây là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện sự di chuyển
người dân đang sinh sống, di chuyển nhà ở, các công trình xây dựng và các tài sản khác
gắn liền với đất…tại những nơi mà đất đai thuộc diện tích thu hồi để phục vụ mục đích
quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, phát triển kinh tế. Trong đó, Vấn
đề bồi thường giải phóng mặt bằng chủ yếu bao gồm các vấn đề: Thu hồi đất và vấn đề
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất.

Thu hồi đất và hậu quả pháp lí của việc thu hồi đất
Khái niệm: Thu hồi đất là văn bản hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm
chấm dứt một quan hệ pháp luật đất đai để phục vụ lợi ích của Nhà nước, của xã hội hoặc
xử lý hành chính hành vi vi phạm pháp luật đất đai của người sử dụng đất.

-Về các trường hợp thu hồi đất, Luật đất đai 2003 đã xác định rõ những trường hợp bị thu
hồi đất, theo đó thu hồi đất được chia làm ba trường hợp cụ thể: Một là thu hồi đất do nhu
cầu nhà nước , Hai là thu hồi đất do người sử dụng vi phạm pháp luật đất đai, Ba là nhà
nước thu hồi đất vì lí do đương nhiên.

-Về thẩm quyền thu hồi đất bao gồm: Một là UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thu hồi đất của tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ
chức cá nhân nước ngoài sử dụng đất tại Việt Nam; Hai là UBND cấp quận, huyện thị xã,
thành phố trực thuộc tỉnh thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư sử dụng
đất…

Ý nghĩa của việc bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
- Bồi thường giải phóng mặt bằng thu hồi đất nhằm bảo đảm lợi ích - quốc gia, công
cộng.
Thu hồi đất là biện pháp của Nhà nước nhằm chấm dứt quan hệ pháp luật về sử dụng đất
giữa một bên là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao đất, cho thuê đất và một bên là
Nhà nước với tư cách đại diện chủ sở hữu về đất đai. Thông qua việc thu hồi đất, Nhà
nước có được một quỹ đất cần thiết đáp ứng nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội đồng bộ; phát triển các cơ sở kinh tế, công nghiệp, các cơ sở sản xuất - kinh doanh,
khu đô thị... Qua đó, làm tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư; kêu gọi sự đầu tư của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước

Đồng thời, ở một mức độ nhất định, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
cũng góp phần gián tiếp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng
sản xuất nông nghiệp, tăng tỷ trọng sản xuất công nghiệp, dịch vụ. Khi diện tích đất nông
nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nhà nước thực hiện các biện pháp hỗ trợ cho người nông
dân bị mất đất sản xuất trong việc đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp, tìm kiếm việc làm
mới. Qua đó, góp phần rút bớt một lực lượng lao động ở nông thôn chuyển sang làm việc
trong khu vực sản xuất phi nông nghiệp và dịch vụ.
- Bồi thưởng giải phóng mặt bằng thu hồi đẩy bảo đảm giai quyết hài hòa lợi ích của
Nhà nước, lợi ích của người bị thu hồi đất và lợi ích của nhà đầu tư
Vì lợi ích chung , lợi ích cộng đồng , nhà nước thực hiện thu hồi đất của người sử dụng
đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng. Điều này sẽ gây ra thiệt hại và ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống
của những người bị thu hồi đất. Nếu không thực hiện tốt việc bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư cho người bị thu hồi đất sẽ dẫn đến tình trạng là trong khi các công trình phúc lợi
công cộng được xây dựng trên những diện tích đất bị thu hồi mang lại lợi ích cho số đông
dân chúng trong xã hội thì ở thái cực ngược lại người bị thu hồi đất lại rơi vào tình trạng
khó khăn về sản xuất và đời sống do bị mất đất sản xuất hoặc bị mất nhà ở. Do đó, vấn đề
bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải giải quyết hài hòa các mối quan hệ về lợi ích
của người bị thu hồi đất với lợi ích của Nhà nước, của xã hội đề vừa bảo đảm nhu cầu sử
dụng đất phục vụ cho nhu cầu quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước; vừa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bồi hoàn cho họ
những thành quả lao động, kết quả đầu tư bị thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra.
Ở một khía cạnh khác, nếu việc bồi thưởng khi Nhà nước thu hồi đất thực hiện không có
hiệu quả hoặc không công khai, minh bạch, dân chủ và đúng pháp luật khiến người bị thu
hồi đất không đồng thuận dẫn đến việc chậm bản giao đất để thực hiện dự án; phát sinh
tranh chấp, khiếu kiện kéo đài v.v... Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của nhà đầu
tư do chậm tiến độ triển khai dự án và làm lỡ cơ hội kinh doanh gây trở ngại đến tốc độ
và chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể coi trọng
phát triển kinh tế, dành nhiều ưu đãi, thuận lợi cho doanh nghiệp, các nhà đầu tư mà coi
nhẹ, không quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người
sử dụng đất mà phải giải quyết hải hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp, chủ đầu tư với lợi
ích của người bị thu hồi đất. Có như vậy thì việc phát triển mới mang tính bền vững vừa
đảm bảo phát triển kinh tế vừa chú trọng giải quyết các vấn đề an sinh xã hội

- Bồi thưởng giải phóng mặt bằng thu hồi đất góp phần vào việc duy trì ổn định tình hình
chính trị, kinh tế và trật tự xã hội.
Cho dù thu hồi đất để sử dụng vào bất kỳ mục đích gì thì đây cũng là hành vi "động
chạm" trực tiếp đến quyền và lợi ích của người sử dụng đất. Chính vì vậy, thu hồi đất
luôn luôn là vấn đề nhạy cảm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích
giữa Nhà nước, người bị thu hồi đất và người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất. Thực tế
giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện từ việc thực hiện bồi thưởng khi Nhà nước thu hồi
đất cho thấy nếu không giải quyết tốt việc bồi thường tổn thất, hỗ trợ, tái định cho người
bị thu hồi đất nhằm giúp họ vượt qua khó khăn nhanh chóng ổn định đời sống và sản xuất
thì sẽ phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, vượt cấp với số đông người dân
tham gia. Đây là nguyên nhân cơ bản làm phát sinh những "điểm nóng" gây mất ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội và dễ bị kẻ xấu lợi dụng kích động, lôi kéo người dân
không đồng thuận với quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thu
hồi đất để thực hiện các dự án đầu tư, các công trình hạ tầng công cộng... phục vụ lợi ích
của cộng đồng. Do đó, thực hiện tốt bởi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi
đất có vai trò quan trọng góp phần duy trì ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; tránh
nguy cơ này sinh các xung đột xã hội

Vấn đề trục lợi từ đền bù dự án


Một thực trạng đáng báo động hiện nay về vấn đề thu hồi đất như trên bài báo đã đề cập
đó là người dân tranh thủ trồng cây , xây nhà nhằm trục lợi chênh lệch giá đền bù . Sự
việc xảy ra ở thôn xã Phú Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình,tình trạng này xuất
hiện kể từ khi người dân nơi đây nghe ngóng thông tin về dự án đường cao tốc Bắc –
Nam sắp đi ngang qua do vậy người dân đã cố ý thiết lập tài sản trên đất chờ đền bù.
Phân tích về pháp luật thì Luật Đất đai 2013 cũng nêu rõ những trường hợp không được
bồi thường. Nội dung này được quy định rõ tại Điều 92 Luật Đất đai 2013 như sau:
“1. Tài sản gắn liền với đất thuộc một trong các trường hợp thu hồi đất quy định tại các
điểm a, b, d, đ, e, i khoản 1 Điều 64 và điểm b, d khoản 1 Điều 65 của Luật này.
2. Tài sản gắn liền với đất được tạo lập trái quy định của pháp luật hoặc tạo lập từ sau khi
có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và công trình xây dựng khác không còn sử
dụng.”.
Theo đó, một trong những trường hợp nhà ở, cây trồng không được bồi thường (đền bù)
là tạo lập từ sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nói
cách khác, trồng cây, xây nhà sau khi có thông báo thu hồi đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thì cây trồng, nhà ở đó không được bồi thường.
* Thời hạn thông báo thu hồi đất
Căn cứ khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013, trước khi có quyết định thu hồi đất vì mục
đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì thì
cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi cho người sử dụng đất biết, cụ
thể:
(1) Chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp;
(2) Chậm nhất là 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp.
Về mặt lý thuyết thì hết thời hạn trên cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện) sẽ quyết định thu hồi đất. Tuy nhiên, nếu người sử dụng đất trong khu vực thu
hồi đất đồng ý để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất trước thời hạn trên thì Ủy
ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất mà không phải chờ đến hết thời
hạn thông báo thu hồi.

Việc người dân “đi tắt, đón đầu” chờ đền bù không chỉ tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh trật
tự xã hội mà còn ảnh hưởng đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng khi triển khai dự
án. Những việc làm này phần nào gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng đặc
biệt đối với các công trình quan trọng của đất nước. Dẫu cho chính quyền địa phương đã
đưa ra những khuyến cáo kết hợp với tuyên truyền, vận động nhưng một bộ phận người
dân vẫn bỏ ngoài tai để tiếp tục thực hiện. 
Thực tế còn cho thấy, dù đã được UBND tuyên truyền bà con về việc không được xây
dựng, cơi nới, trồng cây trong phạm vi tuyến đường đi qua Đồng thời giải thích rõ những
trường hợp vi phạm sẽ không được bồi thường khi thực hiện giải phóng mặt bằng thậm
chí lập biên bản , đình chỉ xây dựng nhà ở, đồng thời yêu cầu hộ dân thu dọn nguyên vật
liệu đã tập kết, hoàn trả lại mặt bằng hiện hữu như trước nhưng nhiều người dân đã cố
tình xây dựng lén lút, vào những thời điểm như buổi đêm, để không bị phát hiện ngăn
chặn. Khi bị phát hiện, có đoàn đến kiểm tra thì tránh né, không hợp tác. Có trường hợp
công trình xây ở địa phương này nhưng người xây là ở địa bàn khác đến, nên cơ quan
chức năng rất khó xác định đúng đối tượng để xử lý…

-Về nguyên nhân dẫn đến tình trạng đường xá mở tới đâu, người dân đua nhau xây dựng
trái phép để trục lợi tới đó cần được phân tích ở cả 3 địa chỉ là: người dân, chính quyền
địa phương và cơ quan quản lý nhà nước.
+ Nhìn từ góc độ phản ứng tự nhiên, người dân luôn nghĩ tới lợi ích trước mắt của mình.
Còn vai trò của chính quyền địa phương là tầng trung gian, nhưng mang tính quyết định.
+ Để người dân xây nhà xong tới cưỡng chế, đấy là chữa cháy. Phòng cháy không tốt, đến
khi chữa cháy lại vụng về sẽ làm cho đám cháy to ra. Hệ quả là nảy sinh mâu thuẫn giữa
nhà nước và người dân, gây khó khăn cho tiến độ thực hiện dự án.
+ Phía cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm giao cho địa phương ra sao? Mới đây,
Bộ Giao thông Vận tải cũng đã có văn bản đề nghị các địa phương đẩy nhanh giải phóng
mặt bằng, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình xây nhà lấn chiếm hành lang dự án. 

-Để giải quyết tình trạng này theo em cần Nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa
phương
+ Để ngăn chặn việc người dân xây dựng công trình trái phép chờ đền bù, Chính quyền
địa phương cần phối hợp với các đơn vị quản lý khác đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm
tra, giám sát, cũng như xác định hiện trạng nhà đất khi có quyết định thu hồi và khi thực
hiện đền bù.
+Cùng với đó, cần phải đẩy mạnh tuyên tuyền, giáo dục phổ biến các quy định của pháp
luật về việc đền bù GPMB, giải thích rõ việc xây dựng nhà trái phép không những không
được đền bù mà còn mất tiền oan. Đồng thời chính quyền địa phương cũng cần có biện
pháp, kịp thời giám sát xử lý lập biên bản yêu cầu dừng các hoạt động xây dựng công
trình, nhà ở trái phép. Hoặc tiến hành xử phạt vi phạm hành chính đối với những gia đình
cố tình sai phạm.
+Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý về quy hoạch trật tự xây dựng. Kịp thời,
nhanh chóng phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi xây dựng xây dựng công trình trái
phép để đón đầu chờ đền bù. Giao và gắn trách nhiệm đối với bí thư, chủ tịch các địa
phương, nếu để xảy vi phạm hay phát sinh vi phạm thì sẽ bị xử lý, kỷ luật

Tóm lại , cần trú trọng công tác áp dụng pháp luật bồi thường, giải phóng mặt bằng trong
thực tiễn nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của người dân bị thu hồi đất và điều hòa lợi ích
giữa nhà nước, chủ đầu tư và của người dân bị thu hồi. Qua đó giảm thiểu các mâu thuẫn
trong xã hội, góp phần duy trì ổn định chính trị-xã hội.

You might also like