You are on page 1of 1

HỌC SINH: Nguyen Huy Quan LỚP: 12D/2022

KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN MÔN NGỮ VĂN 12


BÀI THỨ 2 (Tái hiện kiến thức + Đọc hiểu văn bản)
ĐIỂM NHẬN XÉT

ĐỀ BÀI
 Học sinh được sử dụng tài liệu trong khi làm bài.

I/ TÁI HIỆN KIẾN THỨC [4 điểm]


Câu 1: (2.0 điểm) Nêu hai đặc điểm nổi bật nhất về nội dung và nghệ thuật để minh chứng cho nét
mới mẻ, độc đáo của bài thơ “Đất Nước” (Nguyễn Khoa Điềm).
Câu 2: (2.0 điểm) Chỉ ra ít nhất hai phép tu từ nổi bật (kèm dẫn chứng) và nêu hiệu quả biểu đạt của
nó trong đoạn thơ sau: “Con sóng dưới lòng sâu; Con sóng trên mặt nước; Ôi con sóng nhớ bờ;
Ngày đêm không ngủ được…” (Sóng – Xuân Quỳnh).
II/ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN [6 điểm]
Đọc văn bản sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
(1) Niềm tin, muôn đời vẫn là nền tảng vững chắc của mọi mối quan hệ. Và chắc chắn một
điều rằng bạn không thể xây dựng niềm tin bằng cách che giấu những cảm xúc, những nghĩ suy,
niềm hy vọng hay nỗi sợ hãi của mình. Bạn chỉ có thể vun đắp cho niềm tin ấy bằng sự sẻ chia, bằng
cách sống chân thành và thẳng thắn.
(2) Dĩ nhiên, việc cư xử sao cho khéo cũng là điều hết sức cần thiết. Có những sự thật không
phải lúc nào cũng có thể nói ra; và có cả những điều nếu bị tiết lộ thì không những chẳng có ý nghĩa
gì mà còn làm hại đến người khác. Vì vậy, bạn cần phải thận trọng cân nhắc, đừng để sự thẳng thắn
của mình chỉ là một hành động muốn chứng tỏ. Sự cẩn mật cũng là một yếu tố quan trọng để thúc
đẩy niềm tin, thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau. Nhưng sự tế nhị, thận trọng và cẩn mật không thể là cái
cớ để bạn thôi không làm người chân thành và thẳng thắn nữa. Như đã nói, hãy chỉ nói sự thật. Đúng
vậy, sự thẳng thắn còn đồng nghĩa với hành động tự phơi bày bản thân, tạo cơ hội cho người khác
hiểu rõ về bạn, và vì thế mà họ cũng sẽ dễ dàng làm hại bạn. Khi bạn bước ra khỏi bức tường bảo vệ,
tức là bạn đã để cho mọi người thấy rõ bạn là ai và bạn trông như thế nào.
(Trích “10 nghịch lý cuộc sống”, M. Keith)
Câu 1: (1.0 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2: (1.5 điểm) Xác định hình thức lập luận/trình tự lập luận [chọn một trong số: diễn dịch, quy
nạp, tổng-phân-hợp] và chép lại câu chủ đề của đoạn (1).
Câu 3: (1.5 điểm) Theo tác giả, vì sao sự thẳng thắn vừa tạo ra cơ hội để người khác hiểu rõ bạn vừa
giúp họ dễ dàng làm hại bạn?
Câu 4: (2.0 điểm) Anh/Chị có đồng ý với ý kiến “Có những sự thật không phải lúc nào cũng có thể
nói ra, và có cả những điều nếu bị tiết lộ thì không những chẳng có ý nghĩa gì mà còn làm hại đến
người khác ” không? Vì sao? [HẾT]
 Hình thức trình bày không rõ, sạch; viết tắt: Trừ 1điểm.
BÀI LÀM
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của bài là nghị luận
Câu 2: Hình thức lập luận là diễn dịch. “Và chắc chắn một điều rằng bạn không thể xây dựng niềm
tin bằng cách che giấu những cảm xúc, những nghĩ suy, niềm hy vọng hay nỗi sợ hãi của mình.”
Câu 3: Sự thẳng thắn dễ dàng làm hại ta bởi vì khi thẳng thắn quá mức, ta lại vô tình nói những điều
không hay, gây ảnh hưởng đến người khác cũng như làm xấu bản thân mình. Điều đó nói lên ta tuy
thẳng thắng những đồng thời lại thiếu tế nhị và sự cẩn mật. Nhưng ngược lại, khi ta thẳng thắn, đó là
lúc người khác có thể đánh giá bản thân ta đúng nhất. Bởi vì lời nói khi đó thể hiện con người của ta.
Câu 4: Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến này. Có những sự thật không phải lúc nào cũng có thể nói
ra. Đó là những bí mật cá nhận mà ta không nên để lộ ra ngoài. Vì nó có thể sẽ gây tổn hại đến người
khác về mặt tinh thần hoặc vật chất.

You might also like