You are on page 1of 2

CÂU CÁ MÙA THU

Nguyễn Khuyến
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả:
a. Cuộc đời:
- Nguyễn Khuyến (1853 - 1909) hiệu là Quế Sơn, sinh tại Nam Định nhưng lớn lên chủ yếu ở xã
Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.
- Xuất thân trong gia đình nhà nho nghèo, học rất giỏi và đỗ đầu cả ba kì thi  “Tam Nguyên
Yên Đổ”.
- Làm quan chỉ 10 năm, phần lớn cuộc đời dạy học và sống thanh bạch nơi quê nhà.
- Cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân.
- Được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”.
b. Sự nghiệp sáng tác:
- Hiện còn khoảng 800 bài cả chữ Hán và chữ Nôm, gồm thơ, văn, câu đối,…
- Nội dung chủ yếu:
+ Tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bạn bè;
+ Phản ánh cuộc sống con người khổ cực, thuần hậu, chất phác;
+ Châm biếm, đả kích dân xâm lược, giai cấp thống trị.
+ Bộc lộ tấm lòng ưu ái với dân, với nước.
- Nổi tiếng với chùm 3 bài thơ Thu: Thu điếu, Thu vịnh và Thu ẩm.
2. Tác phẩm:
- Xuất xứ: trong chùm 3 bài thơ về mùa thu.
- Hoàn cảnh sáng tác: khi tác giả đã về quê ở ẩn, lánh xa cuộc sống xô bồ chốn quan trường.
- Thể loại: thất ngôn bát cú Đường luật.
- Chủ đề: vẻ đẹp bức tranh mùa thu, tình yêu thiên nhiên đất nước và tâm trạng thời thế của thi
nhân.
II. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
1. Cảnh thu:
a/ Điểm nhìn độc đáo:
- Không gian mùa thu được gói gọn lại trong một ao thu. Theo sự vận động của tứ thơ, không gian
tiếp tục thu hẹp lại trên chiếc thuyền câu. (gần)
- Trên chiếc thuyền, tác giả phóng tầm mắt nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn tới ngõ trúc.
(xa)
- Cuối cùng, lại quay trở về với ao thu, thuyền câu.(gần)
 Điểm nhìn linh hoạt, chuyển động nhiều chiều làm cho cảnh thu sinh động.
b/ Chi tiết, hình ảnh đặc trưng cho làng cảnh Bắc Bộ:
- Không khí: se lạnh (“lạnh lẽo”) và thanh dịu (“trong veo”).
- Màu sắc: “cái thú vị cùa bài Thu điều là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh
tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi” (Xuân Diệu)
- Không gian: vừa cao rộng (“trời xanh ngắt”) vừa sâu thăm thẳm (“ngõ trúc quanh co”).
- Không gian tĩnh lặng tuyệt đối (“khách vắng teo”) vì thiếu vắng tiếng người chỉ có thiên nhiên .
- Những chuyển động rất khẽ, rất nhẹ nhàng:những làn sóng “hơi gợn tí”, chiếc là vàng bất chợt
“khẽ đưa vèo”, những áng mây “lơ lửng” trôi trên bầu trời không đủ sức tạo âm thanh, không đủ
sức lay động sự yên tĩnh của cảnh vật mà càng tạo cảm giác lắng động đến khó tả.
- Sự xuất hiện của âm thanh và hình ảnh cuối bài thơ cá “đớp động dưới chân bèo” thực chất là
bút pháp “lấy động tả tĩnh”, mượn tiếng cá đớp động để nhấn mạnh sự tĩnh mịch, yên ắng của
không gian mùa thu.
c/ Ngôn từ miêu tả chọn lọc, đặc sắc:
- Từ láy (lạnh lẽo, tẻo teo, lơ lửng)  không chỉ gợi hình mà còn gợi cảm.
- Tính từ chỉ mức độ: xanh ngắt, hơi gợn tí, vắng teo, khẽ đưa vèo,… cho thấy sự cảm nhận vô
cùng tinh tế trước chuyển động thiên nhiên của thi nhân.
- Cách gieo vần “eo” (tử vận) khiến cho bức tranh mùa thu thu hẹp dần thích hợp để miêu tả sự
vắng lặng của cảnh vật và tâm trạng ẩn khuất của con người.
 Qua bài thơ, tác giả đã cho thấy sự dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật, hòa sắc giữa các điệu
xanh,… không chỉ thể hiện cái hồn của cảnh thu mà còn thể hiện cái hồn của cuộc sống ở
nông thôn Bắc Bộ xưa.
2. Tình thu:
a/ Mục đích “câu cá mùa thu”:
- Đây là một thú vui tao nhã của các nhà Nho xưa.
- Nguyễn Khuyến mượn việc câu cá để có cơ hội nhìn ngắm vàđón nhận cảnh sắc, không khí thu
vào lòng.
- Ngoài ra, ông còn mong muốn tìm đến sự an nhàn, thanh tịnh trong tâm hồn để
b/ Nỗi trăn trở của thi nhân: qua cách cảm nhận cảnh vật và tâm thế câu cá ta có thể nhận thấy
tâm hồn Nguyễn Khuyến không thật sự thảnh thơi mà còn vương vấn chút suy tư năng trĩu trước
thời cuộc:
Cách cảm nhận cảnh vật:
- Chiếc lá “khẽ đưa vèo”: vận tốc rơi rất nhanh cũng như sự biến chuyển nhanh chóng của thời
thế.
- Tầng mây “lơ lửng”: tâm trạng băn khoăn, vô định của tác giả.
- Ngõ trúc “quanh co, vắng teo”: sự cô đơn, lạc lõng giữa cuộc đời.
Tâm thế câu cá:
- “Tựa gối ôm cần”: tư thế hóa tâm thế bất lực trước thời cuộc.
- “Lâu chẳng được”: nỗi bồn chồn, chờ đợi.
- Câu hỏi tu từ diễn tả trạng tháu chợt tỉnh khi nghe cá “đớp động”: tâm hồn không tập trung câu
cá mà đang thả suy tư về thế thái nhân tình, về dân, về nước.
 Việc câu cá của tác giả là để truy cầu một không gian sống trong sạch, để “câu” cái
thanh, cái nhàn. Nhưng thực chất trong sâu thẳm của một con người yêu nước, thương dân
là không thể, bởi nhàn trước hoàn cảnh thực tại là một điều bất nhẫn.
III. TỔNG KẾT
1. Giá trị nội dung:
- Sự cảm nhận và miêu tả của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc động bằng Bắc Bộ rất tinh tế, rất đặc
trưng.
- Đồng thời cho thấy một tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả.
2. Giá trị nghệ thuật:
- Tạo sự đối lập tài tình giữa cái động và cái tĩnh.
- Sử dụng bút pháp “thủy mặc” và “thi trung hữu họa” của Đường thi.
- Cách gieo vần độc đáo.

You might also like