You are on page 1of 4

Đề cương gdcd

Câu 1: Thế nào là vận động? Thế nào là phát triển? Cho ví dụ
-Vận động là mọi sự biến đổi (biến hóa) nói chung của các sự vật và hiện tượng
trong thế giới tự nhiên và đời sống xã hội.
Vd: Chim đang bay, quạt đang quay, cây ra hoa kết trái,...
-Phát triển là khái niệm dùng để khái quát những vận động theo chiều hướng tiến
lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện
hơn.
Vd: máy móc thay thế công cụ đồ đá, nhận thức từ lạc hậu đến văn minh, hạt nảy
mầm,...
Câu 2: Theo em, phải làm gì để các sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển?
Ví dụ
-Để sự vật, hiện tượng không ngừng phát triển thì phải giải quyết mâu thuẫn vì
mỗi mâu thuẫn đều bao hàm sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập, sự
đấu tranh giữa các mặt đối lập làm cho các sự vật, hiện tượng không thể giữ
nguyên trạng thái cũ. Kết quả là mâu thuẫn cũ mất đi, mâu thuẫn mới hình thành,
sự vật và hiện tượng cũ được thay thế bằng sự vật và hiện tượng mới. Quá trình
này tạo nên sự vận động, phát triển vô tận của thế giới khách quan.
Vd: sự đấu tranh giữa mặt di truyền và biến dị trong điều kiện môi trường hết sức
đa dạng và luôn luôn thay đổi đã làm cho các giống loài mới của sinh vật xuất
hiện.
Câu 3: Sự biến đổi về lượng và sự biến đổi về chất khác nhau như thế nào?
Sự biến đổi về lượng Sự biến đổi về chất
-Khái niệm lượng dùng để chỉ những -Khái niệm chất dùng để chỉ những
thuộc tính vốn có của sự vật và hiện thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và
tượng biểu thị trình độ phát triển (cao, hiện tượng, tiêu biểu cho sự vật và
thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự
động (nhanh, chậm), số lượng (ít, vật và hiện tượng khác
nhiều)... của sự vật và hiện tượng
-Diễn ra trước -Diễn ra sau
-Biến đổi thường xuyên, từ từ từng -Diễn ra một cách nhanh chóng khi
chút một lượng biến đổi đạt đến giới hạn
-Tạo sự thay đổi về kích thước, nhiệt -Tạo ra chất mới, có tính chất mới
độ, số lượng
-Giới hạn mà trong đó sự biến đổi về
lượng chưa làm thay đổi về chất của sự
vật và hiện tượng được gọi là độ
-Điểm giới hạn mà tại đó sự biến đổi
của lượng làm thay đổi chất của sự vật
và hiện tượng được gọi là điểm nút
Câu 4: Phân biệt phủ định biện chứng và phủ định siêu hình
Phủ định biện chứng Phủ định siêu hình
-Diễn ra do sự phát triển của bản thân -Diễn ra do sự can thiệp, tác động từ
sự vật, hiện tượng bên ngoài
-Có tính khách quan, kế thừa sự vật cũ -Cản trở, xóa bỏ, chấm dứt, không tạo
để phát triển cái mới thể hiện ở hai điều kiện cho sự vật tồn tại và phát
đặc điểm: triển
+Tính khách quan: Nguyên nhân của
sự phủ định nằm ngay trong bản thân
sự vật, hiện tượng. Đó là kết quả của
quá trình giải quyết mâu thuẫn, lượng
đổi dẫn đến chất đổi, cái mới ra đời
thay thế cái cũ
+Tính kế thừa: Trong quá trình phát
triển của sự vật, hiện tượng, cái mới
không ra đời từ hư vô, mà ra đời từ
trong lòng cái cũ, từ cái trước đó. Bởi
vậy, nó không phủ định “sạch trơn”,
không vứt bỏ hoàn toàn cái cũ. Nó chỉ
gạt bỏ nhữung yếu tố tiêu cực, lỗi thời
của cái cũ, đồng thời giữ lại những yếu
tố tích cực còn thích hợp để phát triển
cái mới

Câu 5: Nếu cái mới, cái tiến bộ không xuất hiện thì có sự phát triển không? Vì
sao?
-Phát triển là khái niệm dùng để chỉ những vận động theo chiều hướng tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
Do đó, nếu không có cái mới, cái tiến bộ xuất hiện thì cũng không có sự phát triển
Câu 6: Theo em, sự phát triển chỉ diễn ra trên một lĩnh vực nhất định hay ở tất
cả các lĩnh vực?
-Sự phát triển không chỉ diễn ra trên một lĩnh vực mà ở tất tả các lĩnh vực của tự
nhiên, xã hội và tư duy vì tất cả các sự vật đều vận động, trong đó có nhiều những
vận động theo chiều hướng tiến lên:
+ Giới tự nhiên đã phát triển từ vô cơ đến hữu cơ, từ vật chất chưa có sự sống
đến các loài thực vật, động vật, đến con người
+ Xã hội loài người đã phát triển từ chế độ công xã nguyên thủy, qua các chế độ
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa đến xã hội chủ nghĩa...
Câu 7: Theo em, trong xã hội có giai cấp, nếu không có giai cấp đi bóc lột thì có
giai cấp bị bóc lột không? Vì sao?
-Không vì đây là hai mặt đối lập trong cùng một sự vật, trong một xã hội có giai
cấp. Giai cấp bóc lột và bị bóc lột liên hệ gắn bó với nhau, làm tiền đề tồn tại cho
nhau. Có giai cấp bóc lột thì mới có giai cấp bị bóc lột, đây được gọi là sự thống
nhất giữa các mặt đối lập
Câu 8: Trình bày thế nào là phủ định biện chứng
-Phủ định biện chứng là sự phủ định được diễn ra do sự phát triển của bản thân
sự vật và hiện tượng, có kế thừa những yếu tố tích cực của sự vật và hiện tượng
cũ để phát triển sự vật và hiện tượng mới.
Câu 9: Nêu khái niệm chất và khái niệm lượng theo nghĩa của triết học
-Khái niệm chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện
tượng, tiêu biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện
tượng khác.
-Khái niệm lượng dùng để chỉ những thuộc tính vốn có của sự vật và hiện tượng
biểu thị trình độ phát triển (cao, thấp), quy mô (lớn, nhỏ), tốc độ vận động
(nhanh, chậm), số lượng (ít, nhiều)... của sự vật và hiện tượng.
Câu 10: Bạn Inuyokou dùng dao gọt vỏ và bổ trái lê ra thành nhiều miếng nhỏ
bằng nhau. Hãy cho biết sau khi được gọt vỏ và bổ thành nhiều miếng nhỏ, chất
của trái lê có thay đổi không? Vì sao?
-Chất dùng để chỉ những thuộc tính cơ bản, vốn có của sự vật và hiện tượng, tiêu
biểu cho sự vật và hiện tượng đó, phân biệt nó với các sự vật và hiện tượng khác.
Vậy nên cho dù có bổ trái lê ra hàng trăm ngàn miếng thì đó cũng chỉ ra số lượng
mà thôi, chất của trái lê vẫn không thay đổi, vẫn ngọt và vẫn đảm bảo chất dinh
dưỡng bên trong.

You might also like