You are on page 1of 77

PPH102

PHƯƠNG PHÁP VÀ THỰC HÀNH


NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thúy Quỳnh
Khoa Kinh Tế Quốc Tế
thquynh.ng@gmail.com
quynhnt@ftu.edu.vn
THỜI LƯỢNG & ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN
• Thời lượng: 45 giờ
• Đánh giá
1. Chuyên cần: 20%
✓Điểm danh trên lớp 10%
✓Bài tập nhóm 10%
2. Bài giữa kỳ: 30%
3. Thi cuối kỳ: 50%
CÁC CHỦ ĐỀ CHÍNH

• Tổng quan về phương pháp nghiên cứu khoa học


• Phương pháp nghiên cứu định tính
• Phương pháp nghiên cứu định lượng
• Công bố và trình bày kết quả nghiên cứu
• Thực hành và thuyết trình
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NỘI DUNG CHƯƠNG 1
• Khái niệm và phương pháp luận NCKH
• Phân loại NCKH
• Quy trình NCKH
1. KHÁI NIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

• Nghiên cứu
• Nghiên cứu khoa học
• Mục đích của nghiên cứu khoa học
• Cách thức nghiên cứu khoa học
• Các chuẩn mực cơ bản của NCKH
• Ba cấu phần cơ bản của NCKH
NGHIÊN CỨU
• Nghiên cứu: là một chuỗi các công việc được thực
hiện một cách có hệ thống để phát triển tri thức và
dùng tri thức đó tạo ra các ứng dụng.
• Tri thức: sự hiểu biết của nhân loại
• Kinh nghiệm: chuồn chuồn bay thấp thì mưa
• Lý thuyết khoa học: phân tử nước được tạo thành từ 2
nguyên tố là H và O
• Ứng dụng của tri thức:
• Tìm ra cách làm (phương pháp) tốt nhất
• Chế tạo ra vật dụng hàng ngày
• Phát hiện và điều trị bệnh
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
• Kết quả của nghiên cứu có thể là những khám phá,
phát minh, sáng chế có ý nghĩa đối với nhân loại.
• Khám phá (phát hiện): phát hiện ra những sự vật hiện
tượng có trong tự nhiên (hoặc quy luật xã hội) mà chưa
ai biết.
• Phát minh: phát hiện ra những quy luật, tính chất của
hiện tượng tự nhiên và chứng minh cho sự tồn tại này –
đưa ra nguyên lý, định luật.
• Sáng chế: làm ra sản phẩm, kỹ thuật hoặc công nghệ có
giá trị sử dụng và mới về nguyên lý.
VÍ DỤ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
• Marie Curie khám phá ra nguyên tố phóng xạ
Radium
• Volta khám phá ra dòng điện chạy giữa 2 điện cực
Cu và Zn trong axit sulfuric loãng và sáng chế ra
pin
• Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn.
• Michael Faraday phát minh ra định luật cảm ứng
Faraday và sáng chế ra động cơ điện.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
• Nghiên cứu khoa học: là sự áp dụng phương
pháp khoa học vào trong việc nghiên cứu
• Phương pháp khoa học: là cách “dùng thực tế để
chứng minh cho thực tế”, bao gồm việc quan sát, đo
lường (nhận biết), nhận xét, đặt giả thuyết (suy diễn
và nhận định) và thí nghiệm để xác thực hoặc cải
tiến giả thuyết (chứng minh).
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Mục đích nghiên cứu khoa học:
• Phát hiện ra đặc điểm của sự vật - hiện tượng
đang tồn tại (nhận biết)
• VD: Phát hiện ra ngôi sao mới
• Phát triển nhận thức khoa học về thế giới (lý
giải)
• VD: Lập bản đồ gen để giải thích cơ chế di truyền
• Sáng tạo ra phương pháp mới và kỹ thuật mới
có ích cho con người (ứng dụng)
• VD: Các phương pháp thụ tinh nhân tạo, in 3D…
CÁCH THỨC NCKH
• Các bước chính trong phương pháp luận của
NCKH
• Định nghĩa về vấn đề nghiên cứu
• Đặt câu hỏi nghiên cứu
• Đặt giả thuyết
• Chứng minh giả thuyết.
CÁC CHUẨN MỰC CƠ BẢN CỦA NCKH
1. Hướng tới vấn đề mang tính quy luật
2. Hướng tới tri thức mới
3. Đảm bảo chặt chẽ, tin cậy
Hướng đến vấn đề mang tính quy luật
• Đề tài KH hướng vào những vấn đề mang tính phổ biến cho
nhiều cơ sở, vùng, ngành chứ không phải chỉ là vấn đề dị biệt,
đặc thù của đơn vị
• Đề tài KH cũng hướng tới những vấn đề có tính trường tồn
theo thời gian
• Vấn đề mang tính quy luật phải được lặp đi lặp lại trong một
khoảng thời gian đủ dài
• Mối quan hệ giữa các nhân tố thường trường tồn theo thời
gian
Hướng tới tri thức mới
• Muốn tìm điểm mới cần nắm chắc các điểm cũ nhà nghiên cứu
phải có quá trình đọc và tổng quan rất kỹ càng
• Tính mới chỉ có thể luận giải được trên cơ sở so sánh và kế
thừa kết quả của những nghiên cứu trước
Đảm bảo chặt chẽ, tin cậy
• Nghiên cứu thường thực hiện với mẫu nhỏ hơn tổng thể, trong
một giai đoạn thời gian nhất định
• Kết quả nghiên cứu chỉ có thể được công nhận khi PPNC (toàn
bộ quy trình nghiên cứu) đáp ứng được các chuẩn mực trong
nghiên cứu
BA CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA NCKH
• Ý tưởng: Phát hiện khoảng trống nghiên cứu, đặt ra mục tiêu
nghiên cứu và luận giải ý nghĩa tiềm tàng của nghiên cứu

• Thiết kế nghiên cứu: xác định những bằng chứng cần thu thập
và tiến hành như thế nào cho thuyết phục, khả thi.
✓ Sự kết hợp và sử dụng sáng tạo các phương pháp NC chuẩn mực để trả lời
câu hỏi NC

• Phương pháp và công cụ: để thực hiện được ý tưởng và thiết


kế nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần biết cách sử dụng các
phương pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp
✓ Các phương pháp thu thập dữ liệu
✓ Các phương pháp và công cụ phân tích dữ liệu
2. PHÂN LOẠI NCKH
• Theo chức năng
• Theo giai đoạn
• Theo bậc đào tạo
• Theo phương pháp thực hiện
2.1. PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG
• Nghiên cứu mô tả: nhằm đưa ra một hệ thống tri thức về
nhận dạng sự vật.
• Ví dụ: virus dịch tả lợn Châu Phi bị tiêu diệt dưới 1 phút khi
đun sôi ở 100 độ C
• Công thức tính lực hấp dẫn
• Cơ cấu vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam
• Nghiên cứu giải thích: nhằm giải thích cho các quy luật
chi phối quá trình tồn tại của sự vật như nguồn gốc, cấu
trúc, tương tác, hậu quả…
• Ví dụ: nhật thực là do mặt trăng chuyển động xung quanh
trái đất và tại thời điểm đó che khuất mặt trời.
2.1. PHÂN LOẠI THEO CHỨC NĂNG (tiếp)
• Nghiên cứu giải pháp: nhằm sáng tạo ra các giải pháp
mới để giải quyết cho vấn đề cụ thể.
• Ví dụ: các giải pháp làm tăng tương tác giữa sinh viên và
giảng viên.
• Giải pháp nâng cao sự gắn kết của nhân viên với công ty
• Nghiên cứu dự báo: nhằm nhận dạng trạng thái của
sự vật trong tương lai.
• Ví dụ: Dự báo giá dầu trong năm 2021
2.2. PHÂN LOẠI THEO GIAI ĐOẠN
• Nghiên cứu cơ bản: nhằm phát hiện ra đặc điểm vốn có của
sự vật.
• Ví dụ: nghiên cứu của Volt phát hiện ra dòng điện chạy giữa 2
điện cực Cu và Zn trong axit sulfuric loãng
• ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến mức lợi nhuận của doanh nghiệp
nói chung.
• Nghiên cứu ứng dụng: là sự vận dụng quy luật được phát
hiện từ nghiên cứu cơ bản để giải thích một sự vật hoặc tạo ra
những nguyên lý mới về các giải pháp.
• Ví dụ: Volt áp dụng nghiên cứu cơ bản trên để sáng chế ra pin.
• Nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu vốn đến mức lợi nhuận của
doanh nghiệp trong ngành logistics và đưa ra giải pháp về cơ
cấu vốn nhằm nâng cao lợi nhuận của các DN này.
2.2. PHÂN LOẠI THEO GIAI ĐOẠN (tiếp)
• Nghiên cứu triển khai: là sự vận dụng lý thuyết để làm ra
các vật mẫu (prototype), gồm 3 giai đoạn:
• Tạo vật mẫu: thử nghiệm tạo sản phẩm, chưa quan tâm đến quy
trình sản xuất
• Ví dụ: nuôi cấy phôi trong phòng thí nghiệm, tạo ra giống cây
trồng mới
• Tạo công nghệ: tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ để làm ra
sản phẩm giống như vật mẫu.
• Ví dụ: tạo ra công nghệ nhân giống an toàn và hiệu quả loại cây
mới và thử nghiệm trong khu vực thử nghiệm của viện NC.
• Sản xuất thử để kiểm chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy
mô nhỏ.
• Giao cho nông dân ở một khu vực nào đó gieo trồng và thu hoạch.
2.3. PHÂN LOẠI THEO CẤP ĐÀO TẠO

• Luận án: Tiến sĩ


• Luận văn: Thạc sĩ
• Khóa luận: cử nhân
• Báo cáo thực tập tốt nghiệp
2.4. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG PHÁP
• NC định tính: là NC đề cập tới sự đa dạng, kết cấu và
cảm giác từ những biểu hiện của số liệu, việc nhận
định, giải thích các hiện tượng là dựa trên sự nhìn nhận
và khả năng tổng hợp của nhà NC qua quá trình phát
triển của hiện tượng.
2.4. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG PHÁP
• NC định lượng: là những NC hướng vào việc thiết kế
những quan sát định lượng các biến, phương pháp đo
lường, phân tích mẫu và kiến giải mối quan hệ giữa
các biến bẳng quan hệ định lượng.
So sánh PPNCĐL & PPNCĐT

• Định lượng • Định tính


• Có thể đo lường/lượng hoá • Không thể đo lường/lượng hoá
• Sử dụng mẫu lớn • Sử dụng mẫu nhỏ
• Khách quan • Chủ quan
• Dự báo • Thăm dò
• Tìm kiếm kiến thức chung • Tìm kiến kiến thức sâu, cụ thể
• Khả năng khái quát hoá cao • Khả năng khái quát hoá hạn chế
• Dễ kiểm định độ tin cậy và • Khó kiểm định độ tin cậy và hiệu
hiệu lực lực
So sánh PPNCĐL & PPNCĐT

• Định lượng • Định tính

• Trả lời “bao nhiêu” • Trả lời “cái gì”, “tại sao”,
• Sử dụng một phiếu điều “bằng cách nào”
tra cố định • Sử dụng hướng dẫn thảo
• để kiểm định luận phi cấu trúc/ linh hoạt
• để đo lường • để thăm dò
• để đánh giá • để phát triển
• để ước lượng • để hiểu biết
3. QUY TRÌNH NCKH
A. Chuẩn bị cho nghiên cứu
B. Triển khai nghiên cứu
C. Báo cáo kết quả nghiên cứu
3. QUY TRÌNH NCKH
1. Xác định vấn đề NC
2. Xây dựng tổng quan tài liệu
✓Tìm hiểu các NC trước đây Chuẩn
✓Nghiên cứu các khái niệm,lý thuyết bị cho
nghiên
3. Xây dựng câu hỏi NC (tên đề tài)
cứu
4. Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu
5. Thiết kế nghiên cứu: Xác định các vấn đề liên
quan đến nghiên cứu (đối tượng, phạm vi, mục
Triển
đích, phương pháp…) khai
6. Thu thập dữ liệu nghiên
7. Phân tích dữ liệu, giải thích kết quả cứu

8. Đề xuất, kiến nghị, định hướng NC Báo cáo


9. Trình bày kết quả NC KQNC
3.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
• Là vấn đề mà các nhà nghiên cứu đặt ra như một bức
xúc, một nhu cầu cấp thiết hay một vấn đề cần phải
giải quyết.
• Sự thiếu hụt về kiến thức, hiểu biết => khoảng trống
kiến thức => Định hướng ý tưởng nghiên cứu để giải
quyết khoảng trống.
3.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
• Tìm kiếm vấn đề nghiên cứu như thế nào?
✓ Từ thực hành/ thực tế công việc: Khi đi thực tập, đi làm
✓ Từ công việc nghiên cứu khoa học đã/ đang thực hiện của
bản thân
✓ Từ tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu khác/ đồng
nghiệp
✓ Từ tổng quan tài liệu: những mâu thuẫn/ điểm khác nhau
trong kết quả của những nghiên cứu trước đây
✓ Đặt hàng của các cơ quan nhà nước, yêu cầu của tổ chức tài
trợ
3.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
• 2 loại vấn đề nghiên cứu: NC một tình trạng thực tế
nào đó hay nghiên cứu mối liên hệ giữa các biến số.
• Phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu, thu hẹp lại
thành 1 vấn đề nghiên cứu cụ thể.
• Phải am hiểu vấn đề nghiên cứu và những khái niệm
liên quan.
• Nếu chưa thực sự am hiểu, phải chắc chắn rằng vấn đề
đó có các khái niệm, lý thuyết và các nghiên cứu trước
đây về những vấn đề tương tự (bước 2) => rõ hơn về vấn
đề nghiên cứu
3.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
• Xác định vấn đề nghiên cứu sẽ quyết định:
- loại số liệu cần thu thập
- Những mối liên hệ cần phân tích
- Loại kỹ thuật phân tích dữ lệu thích hợp
- Hình thức của báo cáo cuối cùng
3.1. XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Lưu ý khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu:
• Đảm bảo thu thập được dữ liệu
• Có sự thích thú với vấn đề
• Vấn đề phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng
góp, hoặc đem lại những hiểu biết.
• Vấn đề phải cụ thể, không quá rộng
3.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. TQTHNC là gì?
2. Vai trò của TQTHNC
3. Một số quan niệm sai lầm về TQTHNC
4. Nội dung của TQTHNC
5. Các yêu cầu đối với TQTHNC
6. Nguồn thông tin, tài liệu cho TQTHNC
7. Các bước xây dựng TQTHNC
3.2.1 KHÁI NIỆM
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Tổng quan tình hình nghiên cứu (TQLT) là tập hợp các
trường phái lý thuyết thường được sử dụng, bối cảnh
nghiên cứu, các phương pháp nghiên cứu đã được sử
dụng trong công trình nghiên cứu có liên quan nhằm
làm cho người đọc khảo sát và hiểu được vấn đề
nghiên cứu.
• TQLT giống như xếp chữ:
Vd: cho các chữ dưới đây, thêm 1 chữ hãy xếp thành
các từ có nghĩa:
T, N, T, I, N, H, O.
MỤC ĐÍCH CỦA TỔNG QUAN THNC
• Biểu lộ tri thức đang có trong các sách và tạp chí đã
xuất bản, cũng như các dạng ấn phẩm điện tử khác
• Phác họa các khái niệm cơ bản về lý thuyết của nghiên
cứu
• Thảo luận các điểm mạnh, điểm yếu của các nghiên
cứu hiện có
• Xác định các chỗ trống và phần chưa làm được trong
các nghiên cứu đã công bố
• Phát triển ý tưởng và giả thuyết cho nghiên cứu
3.2.2. VAI TRÒ CỦA TQTHNC
• Luận giải sự cần thiết của đề tài và tạo nền móng để đề tài có
thể kế thừa về cơ sở lý thuyết và phương pháp NC
• 3 vai trò chính:
1. Tổng hợp những NC trước: giúp hiểu rõ cách tiếp cận, PP,
kết quả, ý nghĩa và hạn chế của những nghiên cứu trước
đây
✓Hiểu biết về những tri thức cũ
✓Là nền móng để các NC tiếp tục phát triển tri thức mới
2. Xác định khoảng trống tri thức
3. Định hướng nghiên cứu mới: nhân tố mới, khung cảnh mới,
phương pháp mới
3.2.3. MỘT SỐ QUAN NIỆM SAI LẦM VỀ TQTHNC
• TQTHNC chỉ là một phần riêng biệt, ít liên quan đến các phần khác
trong đề tài.
>< vai trò nền móng của công trình nghiên cứu.
• TQTHNC là liệt kê các công trình và kết quả những công trình
nghiên cứu trước
• Không tổng hợp được những kết quả chính đã được nghiên cứu
=> khó so sánh, phát hiện những mâu thuẫn trong lý thuyết,
phương pháp, kết quả của những NC trước
• Đề tài có nhiều NC đi trước => liệt kê đơn thuần không đủ, gây
nhàm chán
• Chất lượng TQTHNC phụ thuộc vào số lượng công trình đã đọc và
tổng hợp
• Tác giả có tổng hợp được các hướng NC, các kết quả và hạn chế
cơ bản của các NC trước không?
3.2.4. NỘI DUNG TQTHNC
1. Các trường phái lý thuyết là cơ sở lý luận cho NC
• Các NC trước đây sử dụng những trường phái lý thuyết nào
khi nghiên cứu chủ đề này?
• Tóm tắt luận điểm chính của các trường phái này và một số
công trình tiêu biểu đã áp dụng các trường phái đó
• So sánh giữa các trường phái: cấp độ phân tích, giả định, các
nhân tố liên quan, logic mối quan hệ giữa các nhân tố…
3.2.4. NỘI DUNG TQTHNC
2. Bối cảnh nghiên cứu và các nhân tố chính
• Các NC trước đây được thực hiện trong bối cảnh nào? (vùng,
ngành, quốc gia, nhóm đối tượng NC…)
• Các nhân tố mục tiêu và nhân tố tác động nào đã được nghiên
cứu? Nhân tố nào thường được nghiên cứu nhiều nhất?
Những nhân tố nào ít được chú ý?
3.2.4. NỘI DUNG TQTHNC
3. Các phương pháp nghiên cứu chính
• Các NC trước đây đã sử dụng những PPNC nào? Tương ứng
với bối cảnh và mô hình đã nói đến?
=> hữu ích để bình luận về hạn chế của NC trước và thiết kế
NC hiện tại
3.2.4. NỘI DUNG TQTHNC
4. Các kết quả nghiên cứu chính
• Các kết quả NC chính thể hiện chủ yếu bằng mối quan hệ
giữa các nhân tố. Phân nhóm:
✓Những kết quả có tính nhất quán cao nhất giữa các NC
✓Những kết quả còn nhiều mâu thuẫn giữa các nghiên cứu
✓Sự nhất quán hay mâu thuẫn có liên quan tới bối cảnh hay
PPNC khác nhau hay không?
3.2.4. NỘI DUNG TQTHNC
5. Hạn chế của những nghiên cứu trước và khoảng trống tri thức
• Trên cơ sở những hạn chế của các NC trước, nhà NC đề xuất
hướng NC mới:
➢Chủ đề NC mới
➢Câu hỏi NC mới
➢Bối cảnh NC mới
➢Mô hình NC mới: biến mới, quan hệ mới
➢PPNC mới
3.2.5. YÊU CẦU VỀ
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
• Tính toàn diện: Nêu rõ các trường phái lý thuyết chính khi
nghiên cứu vấn đề và những công trình nổi bật của từng trường
phái
• Nêu rõ sự khác biệt của các trường phái
• Tính phê phán: Chỉ rõ những hạn chế/ khoảng trống mà những
NC trước chưa giải quyết được (chưa phát hiện/đề cập đến nhân
tố quan trọng, chưa NC các bối cảnh khác biệt, PPNC chưa đủ
chặt chẽ…)
• Tính phát triển: Chỉ rõ được hướng NC mới
• Tính lựa chọn: lựa chọn trong số rất nhiều khoảng trống một
vấn đề vừa tầm với đề tài của mình.
3.2.6. NGUỒN THÔNG TIN TÀI LIỆU
• Internet
• Sách, báo, tạp chí
• Thư viện
• Từ điển kinh tế
• Hỏi chuyên gia hoặc GV hướng dẫn
• Danh mục tài liệu tham khảo của các nghiên cứu có
liên quan
3.2.7. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TQTHNC
Bước 1: Tìm các tài liệu có liên quan đến vấn đề đang và sẽ
NC
Bước 2: Chọn lọc và giữ lại những tài liệu có độ tin cậy cao
cũng như các lý thuyết phù hợp.
Nên phân hạng các tài liệu tìm được. Ví dụ:
A = phải đọc, rất thích hợp, chất lượng cao
B = không chắc chắn, hầu như thích hợp, nhưng chưa chắc
chắn nó thích hợp thế nào
C = hầu như không thích hợp, có nội dung không giống với
tựa đề
Bước 3: Tóm tắt và rút ra những nội dung liên quan, thêm
vào những ý kiến quan điểm của cá nhân
3.2.7. CÁC BƯỚC XÂY DỰNG TQTHNC (tiếp)
Bước 4: Viết TQTHNC
Thời gian để xây dựng tổng quan tình hình nghiên cứu
rất dài, chiếm khoảng 30% thời gian thực hiện nghiên
cứu. Tác giả phải tìm đọc, sàng lọc và xử lý nhiều
nguồn tài liệu khác nhau. Vì vậy phải thiết kế nội dung
của phần tổng quan tài liệu theo hướng phù hợp với
qui mô, cấp độ và nội dung của công trình nghiên cứu.
CÁC KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN

• Lựa chọn bài đọc:


• Mỗi chủ đề NC có nhiều công trình, bài báo, sách viết => cần
lựa chọn các công trình phù hợp:
✓Công trình được trích dẫn nhiều
✓Công trình có tính kinh điển
✓Bài báo tổng quan về chủ đề NC
✓Bài báo công bố trên những tạp chí uy tín
✓Công trình nghiên cứu trong bối cảnh tương tự
✓Công trình cập nhật
CÁC KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN

• Tóm tắt công trình:


• Một số điểm cần tóm tắt (1/2 trang -> 1 trang mỗi công trình):
✓Câu hỏi nghiên cứu chính của công trình (hoặc mục tiêu NC cụ thể
của công trình)
✓Cơ sở lý thuyết và khung/MH nghiên cứu, bao gồm các giả thuyết
(NCĐL) hoặc các luận điểm (NCĐT)
✓Bối cảnh và PPNC
✓Kết quả và đóng góp chính của NC
✓Hạn chế và những hướng NC tiếp theo được trình bày trong công
trình
✓Bình luận và ý tưởng của riêng mình về việc áp dụng công trình
cho NC (ý tưởng của riêng người đọc về hạn chế của công trình và
hướng NC tiếp theo)
CÁC KỸ NĂNG KHI TIẾN HÀNH TỔNG QUAN

• Tổng hợp các công trình đã đọc:


• So sánh, tổng kết các NC trước theo từng chủ đề cụ thể
✓khái niệm
✓trường phái lý thuyết
✓câu hỏi lý thuyết
✓nhân tố mục tiêu, nhân tố tác động
✓PPNC, kết quả NC
✓hạn chế và hướng NC mới
• Từ đó tổng kết xu hướng, những vấn đề được đề cập nhiều,
những vấn đề có sự thống nhất cao, và những vấn đề còn nhiều
tranh cãi
3.3. XÂY DỰNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Câu hỏi NC là những tri thức cần biết song chưa được biết trong
lĩnh vực nghiên cứu
• Câu hỏi NC:
• cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục tiêu chung
của NC, NC cần trả lời cho những câu hỏi NC nào (các mục
tiêu cụ thể của NC)
• Định hướng nghiên cứu
• Xác lập ý nghĩa của đề tài
VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Cụ thể hóa mục tiêu NC
• Ví dụ câu hỏi NC:
• Đề tài nghiên cứu về sự gắn kết của nhân viên với tổ chức
• Mục tiêu chung: Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố tổ chức tới
sự gắn kết của nhân viên.
Câu hỏi nghiên cứu:
1. Các đặc tính của tầm nhìn và sứ mệnh của tổ chức có ảnh hưởng như
thế nào đến sự gắn kết của nhân viên?
2. Phong cách lãnh đạo của cấp trên trực tiếp tác động thế nào tới sự gắn
kết của nhân viên?
3. Sự phù hợp giữa chuẩn mực giá trị cá nhân và các tiêu chuẩn giá trị
của tổ chức có ảnh hưởng ntn đến sự gắn kết của nhân viên?
4. Mối quan hệ với đồng nghiệp có ảnh hưởng ntn đến sự gắn kết của
nhân viên?
VAI TRÒ CỦA CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
• Định hướng nghiên cứu
• Đề tài có nhiệm vụ đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi NC
=> câu hỏi NC càng rõ ràng, thiết kế NC càng cụ thể: cần
đọc tài liệu gì, thu thập dữ liệu gì và phân tích dữ liệu ntn
• Xác lập ý nghĩa của đề tài
• Khi đặt ra các câu hỏi cụ thể, các tác giả có thể đánh giá
được liệu câu trả lời có thực sự mang lại tri thức mới hoặc
thực sự được quan tâm hay không.
• Những câu hỏi NC có ý nghĩa về lý thuyết và thực tiễn làm
tăng ý nghĩa khoa học cho đề tài.
MỘT SỐ SAI LẦM KHI ĐẶT CÂU HỎI NC
1. Lẫn lộn giữa câu hỏi NC và câu hỏi thực tiễn
• Làm thế nào để hoàn thiện hệ thống kế toán chi phí ở doanh nghiệp
ngành gỗ?
• Giải pháp nào thúc đẩy thị trường bất động sản ở HN giai đoạn
2020 – 2025?
• Làm thế nào để quản lý rủi ro ở Ngân hàng NN và PTNT?
những câu hỏi “giải quyết vấn đề” của nhà quản lý!
Trả lời những câu hỏi này chỉ giúp hiểu rõ hơn vấn đề đặc thù của đối
tượng NC tại 1 thời điểm cụ thể, khó rút ra quy luật chung.
Nhà NC không thể trả lời những câu hỏi đó tốt bằng những nhà quản
lý ☺
MỘT SỐ SAI LẦM KHI ĐẶT CÂU HỎI NC
2. Câu hỏi vạn năng
• Hiện trạng của vấn đề nghiên cứu ntn?
• Nguyên nhân của những hạn chế là gì?
• Giải pháp gì giúp cải thiện tình hình?
Những câu hỏi vạn năng: có thể được đặt cho mọi đề tài
Câu hỏi thiếu cụ thể, không định hướng rõ rang cho NC: cần
mô tả hiện trạng gì? Nghiên cứu nhóm nguyên nhân/giải pháp
nào?
MỘT SỐ SAI LẦM KHI ĐẶT CÂU HỎI NC
3. Câu hỏi thiếu cơ sở
• Câu hỏi không dựa trên TQNC trước dễ bị trùng lặp, không luận
giải được tính mới của đề tài.
• Câu hỏi không dựa trên cơ sở lý thuyết khó xác định nhóm nhân
tố mà đề tài tập trung NC.
• Câu hỏi không dựa trên bối cảnh cụ thể có nhiều khả năng
không khả thi do thiếu hoặc không thể thu thập dữ liệu phù hợp.
3.4. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT
• Lý thuyết là hệ thống các khái niệm về các nhân tố và mối quan
hệ giữa chúng, thể hiện cách nhìn nhận về quy luật của thế giới.
• Ví dụ:
✓Lý thuyết về cung – cầu: luận điểm về mối quan hệ giữa khối
lượng hang với giá cả
✓Lý thuyết mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Porter (1980): luận
điểm về mối quan hệ giữa 5 nhóm nhân tố (quyền lực người bán,
quyền lực người mua, mức độ cạnh tranh, rào cản nhập cuộc và
tiềm lực của sản phẩm thay thế) đối với mức độ hấp dẫn của ngành
3.4. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT

• Khung lý thuyết: là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành nhân


tố, biến số, và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định.

Sự kiện tâm lý Biểu hiện tâm Hành động Kết quả học tập

• Nguồn gốc: • Tích cực: vui • Tích cực: Ăn • Điểm trung


gia đình, bạn vẻ, thoải mái ngon ngủ tốt, bình học tập
bè, người • Tiêu cực: có động lực tăng
yêu, học tập, trầm cảm, lo học tập • Điểm trung
tài chính, âu, stress • Tiêu cực: Bỏ bình học tập
sức khỏe, học, bỏ ăn, giảm sút
công viêc, mất ngủ, khó
khác tập trung,
• Sự kiện tâm giảm thời
lý tích cực, gian học tập
sự kiện tâm
lý tiêu cực
3.4. XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT

• Khung lý thuyết: là sự cụ thể hóa của lý thuyết cơ sở thành nhân


tố, biến số, và mối quan hệ cần phát hiện, kiểm định.
VAI TRÒ CỦA KHUNG LÝ THUYẾT

• Xác lập rõ góc nhìn lý thuyết của nghiên cứu


• Cụ thể hóa các nhân tố, biến số chính cho công việc thu
thập dữ liệu
• Gợi mở giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố
CÁC CẤU PHẦN CƠ BẢN CỦA
KHUNG LÝ THUYẾT
1. Nhân tố mục tiêu
• Đây là trọng tâm của vấn đề nghiên cứu
• NCĐT: nhân tố trọng tâm được phân tích dưới dạng các hình thái khác nhau
của nhân tố, cấu phần của nhân tố, sự thay đổi của nhân tố qua thời gian
• NCĐL: biến phụ thuộc
2. Nhân tố tác động (biến độc lập) và các nhân tố khác
• Các nhân tố có tương quan trực tiếp với nhân tố mục tiêu
• Nhân tố điều kiện, nhân tố trung gian
3. Mối quan hệ giữa các nhân tố
• Mối quan hệ tương quan
• Quan hệ nhân quả
• Quan hệ điều tiết
• Quan hệ trung gian
3.5. TÀI LIỆU THAM KHẢO
• TLTK bao gồm tất cả các tài liệu đã tham khảo để viết
bài nghiên cứu.
• Tham khảo:
✓Các khái niệm, lý thuyết
✓Phương pháp nghiên cứu
✓Mô hình nghiên cứu
✓Các kết quả tìm được về mối quan hệ giữa các biến
✓…
• Trích dẫn tài liệu tham khảo:
✓Trong bài
✓Danh mục tài liệu tham khảo (cuối báo cáo)
TRÍCH DẪN TLTK TRONG BÀI
Cần trích dẫn nguồn tài liệu khi:
• Nêu các khái niệm, cách hiểu
• Trích dẫn lời nói, ý kiến
• Viết tổng quan tình hình nghiên cứu
• Dùng bảng biểu, hình vẽ
Cách trích dẫn: tên tác giả (năm xuất bản) hoặc (tên
tác gi, năm xuất bản)
• Theo Nguyễn Văn A (2013) trong nghiên cứu … đã cho
rằng
• Nguyễn Văn A (2013) cho rằng…
• Theo Nguyễn Văn A (2013)…
• Nghiên cứu của Nguyễn Văn A (2013) đã chỉ ra…
TRÍCH DẪN TLTK TRONG BÀI
Mục đích của trích dẫn
• Trích dẫn: Khi sử dụng tài liệu (dù ít hay nhiều) hay ý
của người khác, bạn phải ghi xuất xứ của các tài liệu
này trong báo cáo của mình, nếu không sẽ bị coi là đạo
văn, một vi phạm đạo đức nghiêm trọng.

• Có hai dạng chính của việc sử dụng tài liệu của người
khác:
• Viết lại nguyên văn lời người khác gọi là trích dẫn
• Chỉ sử dụng ý tưởng, gọi là tham khảo
TRÍCH DẪN NGUYÊN VĂN
• Lời trích dẫn nguyên văn để trong ngoặc kép
• TD: “Cách quản trị theo khoa học đặt nền tảng cho sự
tổ chức của doanh nghiệp với cơ cấu và cơ chế quy
định trong các quyển cẩm nang”. (Nguyễn Ngọc Bích
2005, p.24).
• (Nguyễn Ngọc Bích 2005, p.24) là tên tác giả, năm xuất
bản, và số trang trong sách gốc. Tất cả để trong ngoặc
đơn. Muốn biết thêm chi tiết khác của tạp chí này xem
mục “ Tài liệu tham khảo” có ghi như sau:
• Nguyễn Ngọc Bích, ‘Chế độ kiểm soát nội bộ trong
công ty’, Thời báo Kinh tế Sài gòn, no. 43-2005 (775),
pp. 23-24
VIẾT GHI NHẬN THAM KHẢO CỦA NGƯỜI KHÁC
• Khi chỉ dùng ý tưởng của người khác, tác giả tài liệu cũng
được ghi nhận

Ví dụ: Lý thuyết này được phát triển lần đầu tiên bởi
Gibbs (1981).
Gibbs là tác giả của quyển sách xuất bản năm 1981 đề cập
đến lý thuyết này, sách này được bạn tham khảo để viết
nên báo cáo.
.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu tham khảo là những tài liệu như sách, báo,
website, … được tham khảo đến (dù ít hay nhiều)
trong quá trình viết NC
• Tất cả những THÔNG TIN về tài liệu này được gộp
trong Mục “Tài liệu tham khảo” để ở cuối bài NC.
• Viết tài liệu tham khảo là nêu ra những chi tiết( như
tựa sách, năm xuất bản…) sao cho người đọc có thể
tìm ra tài liệu tham khảo này khi cần.
Danh mục TLTK có thể được viết theo:
• Hệ thống Harvard
• Hệ thống Chicago
• Hệ thống APA
• Hệ thống Vancouver
Thông dụng và phổ biến nhất là Hệ thống Harvard
Hệ thống Harvard
1. Viết tham khảo cho một quyển sách
a/ Dẫn nhập
Hãy nhận xét về cách viết tài liệu tham khảo cho một
quyển sách sau
• Cole, G. 1991, Thermal power cycles, Edward Arnold,
London.
• Tác giả Việt Nam
Lê Ngọc Trụ 1972, Việt- ngữ chánh-tả tự vị, Khai Trí, Saigon.
Nhiều hơn 1 tác giả và ấn bản thứ hai
Smith, G & Brown, J 1993, Introduction to sociology, 2nd edn,
UNSW Press, Sydney.
• b/ Quy tắc
• Harvard quy định 6 chi tiết tối thiểu sau:
1.Tên tác giả
• Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên khác viết tắt
• Tuy nhiên, tên Việt viết đầy đủ cả họ và tên
2.Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
3.Tựa sách in nghiêng (,)
4.Ấn bản (edition), nếu là ấn bản thứ 1 thì bỏ chi tiết này
(,) TD: 2nd edn
5.Nhà xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
6.Tên thành phố xuất bản sách này, tiếp theo là dấu
chấm (.)
Lưu ý từng dấu chấm, dấu phẩy
c/ Lưu ý về tên tác giả
• Theo Harvard System, chỉ dùng “họ” đầy đủ, còn các tên khác
viết tắt
• Họ của Tây phương luôn đứng cuối ( khác với VN)
• TD: John Charles Gatenby
• Gatenby là họ, John Charles là tên gọi, sẽ viết tắt là J C. Khi
viết tham khảo sẽ viết là: Gatenby, J C
• Tên Việt Nam có thể giữ nguyên
• TD: Trịnh Minh Lương
• Hoặc viết theo phong cách Harvard cũng được: Trịnh, M
L
• Khi viết tham khảo, không dùng học hàm, học vị
• Không: GS Markel, T mà Markel, T
• Không: ThS Do Tien Hai, mà Do Tien Hai
2. Viết tài liệu tham khảo cho 1 bài báo trong 1 tạp chí
a/ Dẫn nhập
• Hãy nhận xét về cách viết tài liệu tham khảo cho 1 bài
báo trong 1 tạp chí sau
• Jones, B E & Jones, S R 1987, ‘Powerful questions’,
Journal of Power Engineering, vol. 1, no.3, pp.10-8
• Nguyễn Ngọc Bích 2005, ‘Chế độ kiểm soát nội bộ trong
công ty’, Thời báo Kinh tế Sài gòn, no.43-2005 (775),
pp.23-24
• Lưu ý: không có Bộ (volume) và cách viết số báo (do
báo này viết như vậy)
• Nguyễn Chương 2005, ‘Ước mơ xanh với Mạc Can’, Tuổi
Trẻ, 21 Step, p.12.
b/ Quy tắc viết tham khảo cho 1 bài báo trong 1 tạp chí
Harvard quy định 7 chi tiết sau:

1.Tên tác giả (author) - Họ, tiếp là dấu phẩy (,) tiếp là các tên
viết khác tắt. Tuy nhiên tên Việt viết đầy đủ cả họ và tên
2.Năm xuất bản, tiếp theo là dấu phẩy (,)
3.Tựa bài báo (để trong ngoặc đơn với chữ HOA tối thiểu,
nghĩa là chữ Hoa đầu câu)
4.Tựa tạp chí in nghiêng ( với chữ HOA tối đa), nếu không in
nghiêng được thì gạch dưới
5.Bộ tạp chí, nếu có, tiếp là dấu phẩy (,) TD: vol. 8(có dấu
chấm sau vol) Nhiều tạp chí Việt Nam không có bộ, hãy
dùng cách đánh số của tạp chí này
6.Số thứ tự tạp chí, nếu có. TD: no. 2
7.Số trang liên quan đến bài báo cáo, tiếp theo là dấu chấm (.).
TD: pp 22-30. Nếu chỉ có 1 trang: p.5
3. Viết tham khảo cho Website

• Nếu tham khảo chung 1 website: http://www.lotus.edu.vn

• Nếu tham khảo 1 bài viết trong website:


Winson, J 1999, A look at referencing, AAA Educationl
Services, viewed 20 October 2002, http://
www.aaa.edu.au/aaa/html
Một thí dụ về mục “Tài liệu tham khảo

• Lưu ý :
• Đánh số thứ tự( để tiện việc tham chiếu sau này)
• Sắp theo thứ tự ABC tên tác giả
• Tài liệu tham khảo
1. Cole, G 1991, Thermal power cycles, Edward
Arnold, London.
2. Jones, B E & Jones, S R 1987, ‘Powerful quetions’,
Journal of Power Engineering, vol. 1, no. 3, pp.10-
8.
3. Lê Ngọc Trụ 1972, Việt- ngữ chánh- tả tự vị, Khai
Trí, Saigon.
4. Nguyễn Ngọc Bích 2005, ‘Chế độ kiểm soát nội bộ
trong công ty’, Thời báo Kinh tế Sài gòn, no. 43-
2005 (775), pp.23-24.
5. Nguyễn Chương 2005, ‘Ước mơ xanh với Mạc
Can’, Tuổi Trẻ, 21 Stept, p.12.
6. Smith, G & Brown, J 1993, Introduction to
sociology 2nd edn, UNSW Press, Sydney.

You might also like