You are on page 1of 17

TIỂU LUẬN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN


CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

TP. Hồ Chí Minh năm 2021


Đề tài:

Về cặp phạm trù bản chất - hiện tượng và ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ
cặp phạm trù này. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để
đánh giá bản chất nhà nước ta hiện nay với các hiện tượng biểu hiện bản chất đó.
Những hiện tượng cán bộ tham nhũng có phải bản chất của nhà nước ta không?

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Quang

Ngày thuyết trình: 01/12/2021

Thời gian nộp: 23 giờ, 02/12/2021

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

HỌ VÀ TÊN CÁC THÀNH MÃ SỐ SINH VIÊN


VIÊN

NGÔ NGỌC LAM (NHÓM SS140389


TRƯỞNG)

NGUYỄN THỊ THU HỒNG SS140418

NGUYỄN THỊ CẨM YẾN SS140413

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

I. Bản chất, hiện tượng:

1.1. Phạm trù bản chất, hiện tượng: 4

1.2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng 5

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận 7

II. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để đánh giá bản
chất nhà nước ta hiện nay:

2.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa: 7

a. Khái niệm 7

b. Đặc trưng, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa 7

2.2. Nhận thức và liên hệ với Nhà nước ta về sự đối lập giữa bản chất - hiện
tượng và phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không
đồng nhất với cái chung 10

a. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng 10

b. Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung: 13

KẾT LUẬN 15

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

3
MỞ ĐẦU

Chúng tôi thực hiện nghiên cứu và viết nên bài luận này nhằm để hiểu rõ
về định nghĩa của cặp phạm trù bản chất - hiện tượng trong phép biện chứng
duy vật, xem xét về mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng. Dựa trên nền
tảng lý thuyết căn bản để thấu hiểu hơn về ý nghĩa của phương pháp luận rút
ra từ cặp phạm trù này. Từ những nghiên cứu lý thuyết trên, chúng tôi sẽ vận
dụng và đưa ra những đánh giá bản chất nhà nước ta hiện nay và các hiện
tượng biểu hiện bản chất đó. Từ đó xem xét về hiện tượng cán bộ tham nhũng
đang tồn tại hiện nay để đưa ra đánh giá tham nhũng có phải là bản chất nhà
nước ta hay không. Bài viết sử dụng những ví dụ trực quan và gần gũi thể hiện
sự rung cảm và thấu hiểu trong quá trình nghiên cứu của nhóm sinh viên thực
hiện.

I. Bản chất, hiện tượng:

1.1. Phạm trù bản chất, hiện tượng:

“Bản chất là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên
hệ tất nhiên, tương đối ổn định ở bên trong, quy định sự vận động và phát
triển của sự vật, hiện tượng đó.

Hiện tượng là phạm trù chỉ sự biểu hiện của những mặt, những mối liên
hệ đó trong những điều kiện xác định.” [1, tr.49]

Ví dụ:

4
- Bản chất của việc ăn uống chính là phương pháp để duy trì sự sống cho
con người.
- Bản chất của cái điện thoại là công cụ giúp bạn liên lạc, kết nối với thế
giới bên ngoài.
- Bản chất của việc bật máy lạnh là phương pháp giúp bạn làm mát trong
ngày hè nóng nực.

Ví dụ 2: Bản chất của những đám mây là sự tập trung của hơi nước bốc
lên và lơ lửng. Những hiện tượng mây, mưa khác nhau sẽ xuất hiện dựa trên
những điều kiện áp suất, nhiệt độ,... khác nhau như:

- Hơi nước tích tụ nhiều, mây dày lên ở cùng một điểm trên bầu trời sẽ tạo
nên hiện tượng mây đổi màu thành đen dần.

- Nhiệt độ hạ xuống, không khí có độ ẩm cao thì sẽ xảy ra hiện tượng các
giọt nước của đám mây ngưng tụ và rơi xuống, gọi là mưa.

“Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung” [1, tr.49]. Có nghĩa là có những cái chung là bản chất,
nhưng có những cái chung không phải là bản chất.

Ví dụ: Bản chất của con người là sản phẩm tổng hợp giữa các mối quan
hệ xã hội. Nhưng sự tổng hợp giữa các bộ phận khác nhau như chân, tay, mắt,
mũi miệng thì không phải là bản chất của con người.

1.2. Quan hệ biện chứng giữa bản chất và hiện tượng

Theo chủ nghĩa quan duy vật biện chứng, bản chất và hiện tượng đều tồn
tại khách quan, chúng vừa thống nhất, vừa đối lập với nhau.

5
“Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng: bản chất luôn luôn được
bộc lộ ra qua hiện tượng; còn hiện tượng nào cũng là sự biểu hiện của một bản
chất nhất định. Không có bản chất nào tồn tại thuần túy ngoài hiện tượng;
đồng thời cũng không có hiện tượng nào hoàn toàn không biểu hiện bản chất”
[1, tr.49-50]. V.I.Lênin viết: "Bản chất hiện ra. Hiện tượng là có tính bản chất"
[2, t.29, tr.268].

Bản chất thay đổi thì sẽ làm hiện tượng thay đổi. Khi bản chất biến mất
cũng sẽ không còn hiện tượng.

Ví dụ: Bản chất của bạn B là một học sinh chăm học bài và ôn bài trước
khi thi. Hiện tượng kéo theo đó là B đạt được 9 điểm thi môn Những nguyên lý
cơ bản của Chủ nghĩa Mác Lê nin nhờ học bài đầy đủ. Nhưng kỳ học sau bạn B
thay đổi bản chất, lười biếng không học bài nữa, hiện tượng điểm cao của bạn
thay đổi thành điểm thấp hơn. Kỳ kế tiếp bạn B quyết định nghỉ học luôn, vậy là
bản chất lười biếng hay siêng năng trong học tập đều biến mất, không có hiện
tượng điểm cao hay điểm thấp gì khác nữa.

“Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng. Sự đối lập này thể hiện: bản
chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, còn hiện tượng phản ánh cái riêng biệt,
phong phú và đa dạng” [1, tr. 50].

Ví dụ: Bản chất bạn B chăm học bài, ôn bài đầy đủ. Nhưng khi bạn đi thi
vẫn có thể gặp hiện tượng điểm thấp hoặc điểm cao.Nếu bạn B gặp đề đúng
với những gì bạn đã ôn thì bạn gặp điểm cao. Có thể bạn B học chăm chỉ nhưng
câu hỏi tình huống bạn gặp bạn không giải quyết được thì điểm vẫn thấp. Hoặc
hôm đi thi bạn B bị đau bụng, không có tâm trí làm bài thì hiện tượng điểm
thấp sẽ xuất hiện.

6
“Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất tương
đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi” [1, tr.51].
V.I.Lênin viết: "Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất,
không bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất” [2, t.29 tr.137].

1.3. Ý nghĩa phương pháp luận

Bản chất biểu hiện qua hiện tượng, vì vậy muốn nhận thức đúng sự vật
phải đi vào bản chất. Còn muốn nhận thức đúng bản chất phải thông qua (rút
ra từ) nhiều hiện tượng khác nhau. V.I.Lênin đã viết rằng: "Tư tưởng của người
ta đi sâu một cách vô hạn, từ hiện tượng đến bản chất, từ bản chất cấp một,
nếu có thể nói như vậy, đến bản chất cấp hai, v.v., cứ như thế mãi" [2, t.29,
tr.268].

“Bản chất phản ánh tính tất yếu, tính quy luật nên trong nhận thức và
thực tiễn cần căn cứ vào bản chất chứ không căn cứ vào hiện tượng thì mới có
thể đánh giá được đầy đủ, chính xác về sự vật, hiện tượng đó và mới có thể cải
tạo căn bản sự vật” [1, tr.51].

II. Vận dụng ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù để đánh giá
bản chất nhà nước ta hiện nay:

2.1. Nhà nước xã hội chủ nghĩa:

a. Khái niệm

“Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức mà thông qua đó, Đảng của giai
cấp công nhân thực hiện vai trò lãnh đạo của mình đối với toàn xã hội; là một
tổ chức chính trị thuộc kiến trúc thượng tầng dựa trên cơ sở kinh tế của chủ

7
nghĩa xã hội. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là tổ chức thể hiện và thực hiện ý chí
quyền lực của nhân dân, nhằm thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân” [3,
t.21, tr.257-258].

b. Đặc trưng, bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

Là công cụ cơ bản để thực hiện quyền lực của nhân dân lao động, đặt
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh “Nước ta là một nước dân chủ, địa
vị cao nhất là dân vì dân là chủ”; “Chế độ ta là chế độ dân chủ, tức là nhân dân
là chủ”. Với Hồ Chí Minh, nhân dân là chủ thể tối cao và duy nhất của quyền lực
nhà nước. Toàn bộ quyền lực nhà nước đều bắt nguồn từ nhân dân, do nhân
dân uỷ quyền cho bộ máy nhà nước thực hiện, nhằm phụng sự lợi ích của nhân
dân. Bộ máy nhà nước được thiết lập là bộ máy thừa hành ý chí, nguyện vọng
của nhân dân, đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước không thể là các ông quan
cách mạng mà là công bộc của nhân dân. “Chúng ta hiểu rằng, các cơ quan của
Chính phủ từ toàn quốc cho đến các làng, đều là công bộc của dân, nghĩa là để
gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu dân như trong thời kỳ dưới
quyền thống trị của Pháp, Nhật” [4, t.4, tr.56].

Là nhà nước của dân, do chính nhân dân lập qua thông qua chế độ bầu
cử dân chủ. Bầu cử dân chủ là phương thức thành lập bộ máy nhà nước đã
được xác lập trong nền chính trị hiện đại, đảm bảo tính chính đáng của chính
quyền khi tiếp nhận sự uỷ quyền quyền lực từ nhân dân.

Nhà nước được thành lập không vì mục đích làm thay cho dân, mà thực
hiện vai trò người cầm lái, người tổ chức để nhân dân bằng trí tuệ, sức mạnh

8
của mình giải quyết các vấn đề của chính mình. Người viết: “Nếu không có nhân
dân thì Chính phủ không đủ lực lượng. Nếu không có Chính phủ thì nhân dân
không ai dẫn đường. Vậy nên Chính phủ với nhân dân phải đoàn kết thành một
khối” [4, t.6, tr.515].

“Chính vì lẽ thế, nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là tổ chức
quyền lực thể hiện và thực hiện ý chí, quyền lực của nhân dân, thay mặt nhân
dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân quản lý toàn bộ hoạt động của đời sống
xã hội. Mặt khác, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chịu sự lãnh
đạo và thực hiện đường lối chính trị của giai cấp công nhân thông qua đội tiên
phong là Đảng Cộng sản Việt Nam” [4, t.4, tr.133].

Là công cụ của chuyên chính giai cấp, nhưng vì lợi ích của tất cả những
người lao động tức là tuyệt đại đa số nhân dân, thực hiện sự trấn áp những kẻ
chống đối, phá hoại sự nghiệp xã hội chủ nghĩa.

“Trong các xã hội có giai cấp (chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản) quyền
lực chính trị thuộc về giai cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp thống trị. Thông
qua quyền lực chính trị, giai cấp thống trị bắt các giai cấp khác phục tùng ý chí
của mình. Quyền lực chính trị như C. Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ, thực chất là
bạo lực có tổ chức của một giai cấp để đàn áp những giai cấp khác.” [5, t.1].

Nhà nước là công cụ cơ bản của quyền lực chính trị. “Là bộ máy quyền
lực đặc biệt để trước hết cưỡng chế, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Tuy
nhiên, do được hình thành từ bộ máy quản lý cộng đồng, nên nhà nước cũng
đồng thời nhân danh xã hội, đại diện cho xã hội thực hiện các chức năng quản
lý xã hội, phục vụ nhu cầu chung của xã hội, tương ứng với bản chất của giai
cấp cầm quyền và điều kiện tồn tại của xã hội.” [5, t.1].

9
Bên cạnh thực hiện chức năng chuyên chính và là bộ máy bạo lực chuyên
nghiệp của giai cấp thống trị, nhà nước còn phải thực hiện chức năng xã hội
nhằm duy trì trật tự xã hội và điều hòa lợi ích trong xã hội theo trật tự mà giai
cấp thống trị hướng đến. Cho nên, các nhà kinh điển mác - xít chỉ rõ: “Ở khắp
nơi, chức năng xã hội là cơ sở của sự thống trị chính trị; và sự thống trị chính trị
cũng chỉ kéo dài chừng nào nó còn thực hiện chức năng xã hội đó của nó” [3,
t.20, tr.253]. Nhà nước là bộ máy của giai cấp thống trị, phục vụ cho lợi ích của
giai cấp thống trị, vì thế V.I. Lênin khẳng định: “Nhà nước là một bộ máy dùng
để duy trì sự thống trị của một giai cấp này đối với giai cấp khác” [2, t.39, tr.84].

Trong nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước phải là một công cụ, một
phương tiện, đồng thời, là một biểu hiện tập trung trình độ dân chủ của nhân
dân lao động. Dân chủ trong xã hội xã hội chủ nghĩa chính là nhân dân tham gia
vào mọi công việc của nhà nước. Điều cần thiết không phải chỉ là cơ quan đại
biểu theo kiểu chế độ dân chủ, mà là toàn bộ việc quản lý nhà nước từ dưới lên
phải do bản thân quần chúng tổ chức, quần chúng thực sự tham gia vào từng
bước của cuộc sống và đóng vai trò tích cực trong việc quản lý. Vì thế, V.I.Lênin
trong quá trình lãnh đạo xây dựng Nhà nước Nga Xô viết đã yêu cầu phải xây
dựng bộ máy nhà nước gọn nhẹ, tinh giản, tổ chức khoa học, hoạt động hiệu
quả và tiết kiệm theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” [2, t.45, tr.445], nghĩa là coi
trọng chất lượng, không chạy đua theo số lượng; cán bộ, công chức phải có
năng lực, bản lĩnh chính trị vững vàng; phải phấn đấu đạt “chất lượng kiểu mẫu
thật sự” [2, t.45, tr.446].

Đặc trưng cơ bản của nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước tổ chức,
xây dựng xã hội mới; là một yếu tố cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; là
một kiểu nhà nước đặc biệt, “nhà nước không còn nguyên nghĩa”, là “nửa nhà

10
nước”.Sau khi những cơ sở kinh tế - xã hội cho sự tồn tại của nhà nước mất đi
thì nhà nước cũng không còn, nhà nước “tự tiêu vong”.

2.2. Nhận thức và liên hệ với Nhà nước ta về sự đối lập giữa bản chất -
hiện tượng và phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng
không đồng nhất với cái chung

a. Sự đối lập giữa bản chất và hiện tượng

Bản chất của Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nhà nước của
nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Hiện tượng phản ánh những trường hợp tham nhũng, những người vì
dân quên mình,...

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một nhà nước của dân, không chỉ do dân
lập ra thông qua bầu cử dân chủ mà còn là nhà nước chịu sự kiểm tra, giám sát,
định đoạt của nhân dân.

Bản chất Nhà nước ta là cái chung là cái tất yếu là nguyện vọng là tầng
lớp người dân lao động, thực hiện quyền của người lao động dưới Đảng Cộng
sản Việt Nam. Nước ta trước khi thành lập Nhà nước Xã hội chủ nghĩa thì bản
chất xã hội là chế độ thuộc địa và nửa thuộc địa, thể hiện ra những hiện tượng
của chủ nghĩa tư bản khiến mâu thuẫn của các tầng lớp ngày càng tăng, vậy nên
việc ta bỏ chế độ cũ tiến đến quá độ Chủ nghĩa là điều tất yếu, là cái chung của
đại đa mọi người.

Sự đối lập này thể hiện: bản chất phản ánh cái chung, cái tất yếu, còn
hiện tượng phản ánh cái riêng biệt, phong phú và đa dạng.

11
Nhà nước trong xã hội có giai cấp đối kháng mang bản chất là một bộ
máy của một giai cấp này dùng để trấn áp, bóc lột giai cấp khác. Trước cách
mạng tháng 8-1945, dưới sự thống trị, bóc lột của thực dân Pháp và bọn tay sai,
hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.

Nhưng sau giải phóng, bản chất nhà nước thay đổi. Nhà nước Việt Nam
mang bản chất giai cấp công nhân, là nhà nước của dân… nên dân không còn
chết đói. Ngay sau giải phóng, ngày 3-9-1945, HCM nói việc cấp bách số 1 là
cứu đói vì: Những người thoát chết đói, nay cũng bị đói. Có hai giải pháp:

- Cấp cứu, nhường cơm sẻ áo. “Bác viết ngày 28-9-1945: “Vậy tôi xin đề
nghị với đồng bào cả nước cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, mỗi tháng nhịn ba
bữa. Đem gạo đó để cứu dân nghèo.” [6] Chính phủ phái một ủy ban vào Nam
bộ cấp tốc tổ chức việc vận chuyển gạo ra Bắc.

- Giải quyết vấn đề từ gốc, phải gấp rút trồng trọt. Cho sử dụng những đất
công cộng còn trống như sân bãi, vỉa hè, bờ đê để trồng trọt. Mỗi địa phương
lập một tiểu ban để tổ chức sản xuất.

Phải trồng màu ngay từ tháng 11-1945 để tháng giêng đã có thu hoạch
khoai lang. Tháng hai đã có thu hoạch ngô, đậu. Sau đó, trồng tiếp vụ nữa để
cho thu hoạch bổ sung vào tháng ba và tháng tư để chịu đựng được suốt thời
kỳ giáp hạt. Kết quả sản lượng màu đã tăng gấp bốn lần so với thời kỳ Pháp
thuộc. Dân hết đói. Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Cuộc cách mạng đã chiến thắng
được nạn đói, thật là một kỳ công của chế độ dân chủ” [6]. Đó là lý do tại sao
dân chúng đã tin và đã theo Việt Minh.

Bản chất là cái bên trong, hiện tượng là cái bên ngoài; bản chất tương

12
đối ổn định, ít biến đổi, còn hiện tượng là cái thường xuyên biến đổi. V.I.Lênin
viết: "Cái không bản chất, cái bề ngoài, cái trên mặt, thường biến mất, không
bám “chắc”, không “ngồi vững” bằng “bản chất” [2, tr.137].

Ví dụ: Trong xã hội có đối kháng giai cấp, bản chất của nhà nước là công
cụ thống trị giai cấp, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Bản chất này là tương
đối ổn định trong các xã hội dựa trên cơ sở chế độ tư hữu (chủ nô, phong kiến
và xã hội tư bản).

Nhưng về những hiện tượng biểu hiện bản chất đó khác nhau theo
những điều kiện cụ thể theo thời gian. Càng lùi xa về lịch sử trước kia, các nhà
nước để bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị, càng dùng sức mạnh bạo lực, quân
sự trong các quan hệ đối nội và đối ngoại.

Những năm gần đây trên thế giới, trong quan hệ đối ngoại của các nhà
nước nổi lên là “Hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn,…. xu thế dân
chủ hoá trong quan hệ quốc tế tiếp tục phát triển nhưng các nước lớn vẫn sẽ
chi phối các quan hệ quốc tế” [7, tr.182-183].

b. Phạm trù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng
nhất với cái chung:

Đảng là một tổ chức chính trị của một giai cấp có nhận thức sâu sắc về
quyền lợi giai cấp và đấu tranh cho quyền lợi giai cấp, có chung một đường lối
quản lý, xây dựng nhà nước giàu mạnh, dân chủ, đặt quyền lợi của giai cấp
công nhân lên hàng đầu và tất cả đều để thực hiện lý tưởng cộng sản chủ
nghĩa, phải thấm nhuần các tư tưởng đạo đức cách mạng. Đây là bản chất của
Đảng ta, là cái chung, là đường lối chung để ác đảng viên thực hiện. Tuy nhiên,

13
mặc dù bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng lại không đồng nhất
với cái chung bởi lẽ, bản chất là những cái tương đối ổn định, còn hiện tượng là
cái thường xuyên biến đổi. Hiện nay, những nhóm chủ nghĩa cá nhân đã có
những hành vi trái ngược với đường lối và chính sách của Đảng như tham
nhũng hoặc lợi dụng sự ủy thác của dân để thực hiện những hành vi không phù
hợp đã khiến Đảng phải đối mặt với những nguy cơ. Và đây chính là sự không
đồng nhất giữa bản chất và cái chung mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy
nhất.

*Những hiện tượng cán bộ tham nhũng có phải bản chất của nhà nước
ta không?

Có cái chung là bản chất, nhưng có cái chung không phải là bản chất.
Tham nhũng trong những năm qua là khá phổ biến, thậm chí có người đã coi là
cái chung của nhiều cán bộ, nhưng đó không phải là cái chung mang tính bản
chất của Nhà nước ta. Ngược lại nó là biểu hiện cái chung của những tàn tích
của những tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chế độ cũ.

Nhà nước Xã hội chủ nghĩa thực hiện bản chất phân cấp công nhân, phấn
đấu vì lợi ích nhân dân và toàn xã hội, thể hiện khả năng trung thành, đổi mới
phát triển. Nhân dân có quyền thực hiện quyền lực như giám sát, khiếu nại, tố
cáo tổ chức hoặc cá nhân làm tổn hại đến quyền lợi của nhân dân dựa trên
pháp lý. Đảng nắm quyền là cơ quan quyền lực tối cao do nhân dân ủy quyền
(cái chung) , nhưng nó ko phải bản chất là đè đầu cưỡi cổ dân mà hướng nhân
dân đi theo đường lối phát triển, có trí tuệ và có khả năng giải quyết các vấn đề
của chính mình. Chính vì thế, cái chung là đảng nắm quyền là bản chất, nhưng
đè đầu cưỡi cổ lại không phải là bản chất.

14
Tham nhũng là hiện tượng, đi ngược lại phạm trù bản chất của nhà nước,
của Đảng. Tham nhũng là biểu hiện cái chung của những tàn tích của những tư
tưởng cá nhân chủ nghĩa chế độ cũ bởi lẽ ở giai đoạn thuộc địa và nửa phong
kiến, giữa mối quan hệ tư sản và vô sản, người bóc lột và bị bóc lột luôn tồn tại
những hiện tượng đàn áp, trấn áp, bóc lột giai cấp khác. Chính vì thế, xã hội
luôn tồn tại những nhóm, hoặc cá thể mang chủ nghĩa cá nhân, đặt bản thân
lên hàng đầu và thấm nhuần tư tưởng của giai đoạn cũ. Vì vậy, chế độ phong
kiến là cái chung trong thời kì cũ nhưng đã không còn là cái chung trong giai
đoạn xã hội chủ nghĩa, tuy nhiên, nó là biểu hiện cái chung những tàn tích của
tư tưởng cá nhân chủ nghĩa chế độ cũ

Tóm lại, phải bài trừ chủ nghĩa cá nhân trong xã hội Việt Nam, nâng cao
chủ nghĩa tập thể để đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối
sống, tăng cường sự thống nhất về đường lối, tư tưởng trong chính nội bộ
Đảng, phát triển chế độ xã hội chủ nghĩa cường mạnh, tập trung sức mạnh cho
công cuộc phát triển xã hội “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn
minh”.

15
KẾT LUẬN

Bài luận này gồm 3720 từ, được thực hiện với mong muốn nâng cao hiểu
biết về phạm trù bản chất - hiện tượng, mối quan hệ biện chứng giữa bản chất
và hiện tượng, ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ cặp phạm trù này, đồng thời
vận dụng chúng để giải thích, bàn luận về bản chất của nhà nước ta hiện nay.
Bài viết bao gồm hai phần La Mã, phần I đề cập đến khái niệm, quan hệ và ý
nghĩa phương pháp luận mà chúng tôi đã nghiên cứu được về cặp phạm trù
bản chất - hiện tượng. Kèm theo đó là những ví dụ trực quan, gần gũi giúp
người đọc dễ dàng mường tượng và thấu hiểu lý thuyết hơn. Phần II, chúng tôi
đã vận dụng phương pháp luận của cặp phạm trù bản chất - hiện tượng để
đánh giá bản chất nhà nước ta hiện nay. Ở phần này, chúng tôi đã nêu rõ khái
niệm, bản chất và đặc trưng của nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam sau đó
liên hệ với Nhà nước ta về sự đối lập giữa bản chất - hiện tượng và phạm trù
bản chất gắn liền với phạm trù cái chung, nhưng không đồng nhất với cái
chung, đồng thời trả lời câu hỏi “Những hiện tượng cán bộ tham nhũng có phải
bản chất của nhà nước ta không?”.

16
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bùi Thanh Quang (2017), Tài liệu học tập môn “Những nguyên lý cơ bản
của chủ nghĩa mác-lênin”

2. V.I.Lênin: Toàn tập (2005), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội

3. C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập (1995), Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật,
Hà Nội

4. Hồ Chí Minh toàn tập (2011), NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội

5. Trương Hồ Hải (2020), Tạp chí Lý luận chính trị, số 1, Viện Nhà nước và
Pháp luật, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh xuất bản

6. Đặng Phong (2005), Chống giặc đói, báo Tuổi trẻ <
https://tuoitre.vn/chong-giac-doi-69250.htm > Xem ngày 01/12/2021

7. Đảng CSVN (2011), Văn kiện đại hội XI

17

You might also like