You are on page 1of 14

TIỂU LUẬN

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN


CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

TP. Hồ Chí Minh năm 2021


Đề tài:

Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Mục tiêu,
phương hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh,
đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Giảng viên hướng dẫn: TS. Bùi Thanh Quang

Ngày thuyết trình: 08/12/2021

Thời gian nộp: 20 giờ 55 phút, 15/12/2021

Nhóm thực hiện: Nhóm 4

Họ và tên các thành viên:

Ngô Ngọc Lam – MSSV: SS140389

Nguyễn Thị Thu Hồng (Nhóm trưởng) – MSSV: SS140418

Nguyễn Thị Cẩm Yến – MSSV: SS140413

2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

I. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

1.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:
4

1.2.  Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội: 5

II. Mục tiêu, phương hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội:

2.1. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ: 7

2.2. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng,
an ninh, đối ngoại: 8

KẾT LUẬN CHUNG 11

3
MỞ ĐẦU
Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội theo quan điểm
của người sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin đến thực tiễn thế giới hiện nay đã
đang và sẽ tiếp tục là đối tượng quan tâm của các chính đảng các nhà nghiên
cứu các trào lưu chính trị khác nhau. Đối với Việt Nam khẳng định tính tất yếu
của  quá độ lên chủ nghĩa xã hội có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội chân chính ở nước ta hiện nay. Chúng tôi
thực hiện nghiên cứu và viết nên bài luận này nhằm để hiểu rõ về thời kỳ quá
độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Dựa trên nền tảng lý thuyết căn
bản để thấu hiểu hơn về ý nghĩa của thời kỳ quá độ chủ nghĩa, cũng như mục
tiêu, phương hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an
ninh, đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bài viết
sử dụng những ví dụ trực quan và gần gũi thể hiện sự rung cảm và thấu hiểu
trong quá trình nghiên cứu của nhóm sinh viên thực hiện.

I. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội:

1.1. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa
xã hội:

Trong thời kỳ chuyển từ chế độ xã hội tư bản chủ nghĩa lên chế độ xã hội
xã hội chủ nghĩa, nghĩa là xã hội phát triển trên chính cơ sở vật chất kỹ thuật
của nó, nhìn chung nhà nước cần phải trải qua một thơi kỳ quá độ nhất định.

“Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất. Chủ
nghĩa tư bản được xây dựng dựa trên cơ sở chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về
tư liệu sản xuất; dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Chủ nghĩa xã hội được xây
dựng trên cơ sở chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, tồn tại dưới 2

4
hình thức là nhà nước và tập thể; không còn giai cấp đối kháng, không còn áp
bức, bóc lột. Muốn có xã hội như vậy cần phải có thời kỳ quá độ.

Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp
có trình độ cao. Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra cơ sở vật chất - kĩ thuật nhất định
cho chủ nghĩa xã hội, nhưng muốn tiền đề  vật chất - kỹ thuật đó phục vụ cho
chủ nghĩa xã hội cần phải có thời gian tổ chức, sắp xếp lại. Đối với những nước
chưa trải qua công nghiệp hoá, thời kỳ quá độ cho việc xây dựng cơ sở vật chất
- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội có thể kéo dài với nhiệm vụ trọng tâm của nó là
tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.

Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh
trong lòng chủ nghĩa tư bản, chúng là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo
xã hội chủ nghĩa. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản chỉ tạo ra những điều kiện,
tiền đề cho hình thành các quan hệ xã hội xã hội chủ nghĩa, do vậy, cũng cần
phải có thời gian nhất định để xây dựng và phát triển những quan hệ đó.

Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc còn mới
mẻ, khó khăn và phức tạp, vì thế, cần phải có thời gian để giai cấp công nhân
từng bước làm quen với những công việc đó” [1, tr118].

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở các nước có trình độ phát triển
kinh tế - xã hội khác nhau có thể diễn ra với khoảng thời gian dài ngắn khác
nhau.  

1.2.  Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội:
“Trong lĩnh vực kinh tế: Nội dung cơ bản của lĩnh vực này là sắp xếp lại
các lực lượng sản xuất; cải tạo quan hệ sản xuất cũ để tiến lên xây dựng quan

5
hệ sản xuất mới theo hướng tạo ra sự phát triển cân đối của nền kinh tế, bảo
đảm phục vụ ngày càng tốt đời sống nhân dân.” [1, tr119]

Quy luật quan hệ sản xuất cũng phải phù hợp với trình độ phát triển của
các lực lượng sản xuất nói chung.

Theo tư tưởng đó, nước Nga đã thực hiện quá trình quá độ lên chủ nghĩa
xã hội sau khi cách mạng giành được thắng lợi. Chính sách kinh tế mới được
đưa ra bởi Lênin, bao gồm:

- Xem trọng các chính sách phát triển của một nền kinh tế nhiều thành
phần;

- Xem trọng các mối quan hệ kinh tế hàng hoá - tiền tệ;

- Xem trọng thương nghiệp, xem đó là “mắt xích” cực kỳ quan trọng điều
khiển hoạt động của nền kinh tế mà chính quyền và đảng cộng sản “phải đem
toàn lực ra nắm lấy”, nếu không sẽ không đặt được nền móng của những mối
quan hệ trong xã hội chủ nghĩa.

“Chính sách kinh tế mới (NEP) của V.I. Lênin là một trong những chính
sách điển hình vận dụng và tôn trọng quy luật phát triển kinh tế trong thời kỳ
quá độ ở nước Nga, phù hợp với bối cảnh lịch sử lúc đó.

Đối với những nước chưa trải qua quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ
nghĩa, nhiệm vụ trọng tâm phải là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền
kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa để tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của
chủ nghĩa xã hội. Quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở
các nước với những điều kiện lịch sử khác nhau có thể được tiến hành với
những nội dung cụ thể và hình thức, bước đi khác nhau” [1, tr120].

6
Trong lĩnh vực chính trị: tiến hành đấu tranh chống lại những thế lực thù
địch, chống phá sự nghiệp xây dựng; bắt tay vào xây dựng, củng cố nhà nước,
xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ
của nhân dân lao động. Bên cạnh đó, xây dựng các tổ chức chính trị - xã hội
thực sự trở thành nơi thực hiện quyền làm chủ của nhân dân; đóng góp, xây
dựng đảng ngày càng trong sạch, vững mạnh phù hợp với nhiệm vụ của mỗi
thời kỳ.

“Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hoá: thực hiện tuyên truyền, phổ biến
nhưng tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp công nhân trong toàn xã
hội, khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh hưởng tiêu cực đến tiến trình
xây dựng xã hội chủ nghĩa, tiếp thu giá trị tinh hoa của các nền văn hóa trên thế
giới” [1, tr120].

Trong lĩnh vực xã hội: giải quyết, cải thiện và khắc phục những tệ nạn xã
hội do xã hội cũ để lại; từng bước làm giảm đi sự chênh lệch giữa các vùng,
giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội hướng tới thực hiện mục tiêu bình đẳng
xã hội; tạo dựng quan hệ giữa người với người bám sát mục tiêu: tự do của
người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác.

Tóm lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử tất yếu
trên con đường phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đây
là thời kỳ có đặc điểm riêng với những nội dung về các lĩnh vực: kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội đặc thù để xây dựng xã hội chủ nghĩa. 

7
II. Mục tiêu, phương hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội,
quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội:

2.1. Mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ quá độ:

Mục tiêu chung của nước ta khi kết thúc thời kỳ quá độ là xây dựng cơ
bản nền tảng kinh tế xã hội chủ nghĩa và kiến trúc thượng tầng chính trị, tư
tưởng, văn hóa, đưa nước ta ngày càng trở thành nước xã hội chủ nghĩa ngày
càng ấm no, hạnh phúc. 

Từ nay đến giữa thế kỷ XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức xây dựng
nước ta trở thành quốc gia công nghiệp hiện đại xã hội chủ nghĩa. Để thực hiện
thắng lợi các mục tiêu trên, toàn đảng, toàn dân cần phát huy tinh thần cách
mạng, ý chí tự lực tự cường, phát huy hết tiềm năng, trí tuệ, nắm bắt thời cơ,
vượt qua thách thức. 

“Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc, cần nắm
vững những phương hướng cơ bản sau đây:

- Thứ nhất là kết hợp phát triển kinh tế tri thức với bảo vệ tài nguyên và
môi trường để đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thứ hai là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Thứ ba, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc; xây
dựng con người, cải thiện đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã
hội.

 - Thứ tư là kiên quyết giữ vững quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn
công cộng.

8
- Thứ năm thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, hòa bình, hữu nghị,
hợp tác và phát triển; tích cực hội nhập quốc tế.

- Thứ sáu, xây dựng nền chính trị dân chủ xã hội chủ nghĩa, thực hiện đại
đoàn kết toàn dân tộc, củng cố và mở rộng mặt trận đại đoàn kết toàn dân tộc.

- Thứ bảy là xây dựng đất nước xã hội chủ nghĩa theo pháp quyền do
nhân dân làm chủ, nhân dân làm chủ, nhân dân hưởng lợi.

- Thứ tám là xây dựng phong cách đảng, chính quyền trong sạch” [2] 

2.2. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh, đối ngoại:

- “Một là: “Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh
doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp
luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước
pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh” [2]. 

Hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển bằng cách
triển khai các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau.

Xem phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm; chú trọng thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế tri thức,
bảo vệ tài nguyên và môi trường. Bên cạnh đó, xây dựng cơ cấu kinh tế phù
hợp quốc gia, hiện đại, hiệu quả và bền vững; thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa
các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Ra sức xây dựng nền kinh tế
độc lập, tự chủ, chủ động, tích cực để hội nhập kinh tế quốc tế.

- “Hai là: Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh

9
thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hoá gắn kết chặt chẽ và thấm sâu
vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh
nội sinh quan trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống
văn hoá tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa
văn hoá nhân loại” [2].

Tập trung phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật.
Xem con người là trung tâm của chiến lược phát triển và cũng là chủ thể phát
triển. Ưu tiên tôn trọng và bảo vệ quyền con người, xem quyền con người gắn
liền với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của nhân dân. 

Đặt vào giáo dục và đào tạo sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn
nhân lực, bồi đắp, rèn dũa nhân tài, là lĩnh vực quan trọng góp phần phát triển
đất nước, xây dựng nên văn hoá và con người Việt Nam.

Cho khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc phát triển lực
lượng sản xuất hiện đại, nhấn mạnh đề cao bảo vệ tài nguyên và môi trường,
bên cạnh đó nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tốc độ phát triển và sức
cạnh tranh của nền kinh tế quốc gia. 

Xem bảo vệ môi trường là trách nhiệm lớn lao của cả hệ thống chính trị,
của toàn xã hội và là nghĩa vụ quan trọng của mọi công dân. 

“Có chính sách xã hội đúng đắn, công bằng vì con người là động lực
mạnh mẽ phát huy mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bảo đảm công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa
vụ công dân. Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và
thu nhập tốt hơn” [2]. 

Xây dựng một cộng đồng xã hội văn minh, mà trong đó các giai cấp, tầng
lớp dân cư đoàn kết và bình đẳng về các nghĩa vụ và quyền lợi với nhau.

10
Thực hiện hóa chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau
giữa các dân tộc, tạo mọi điều kiện để các dân tộc cùng nhau phát triển song
song và mạnh mẽ, đề cao tính gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cả
cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và cả không tín
ngưỡng, tôn giáo của nhân dân theo đúng quy định của pháp luật. 

- “Ba là: Mục tiêu, nhiệm vụ của quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng,
Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định
chính trị, bảo đảm an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; chủ động ngăn
chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực thù
địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta” [2].

Tăng cường quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã
hội là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân,
trong đó Quân đội nhân dân và Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt. 

Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội
chính là nền tảng vững chắc để phát triển quốc phòng - an ninh. Tương tự, phát
triển kinh tế - xã hội cũng sẽ đi đôi với làm tăng cường sức mạnh quốc phòng -
an ninh. 

Xây dựng Quân đội nhân dân và Công an nhân dân cách mạng, chính quy,
tinh nhuệ, ngày càng hiện đại và tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng,
Nhà nước và nhân dân để luôn có được lòng tin yêu của nhân dân. 

“Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự
quản lý tập trung thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội nhân dân, Công an
nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh” [2].

11
- “Bốn là: Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà
bình, hợp tác và phát triển; đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân
tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và
thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp
hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới” [2].

Đề cao và tăng cường các mối quan hệ hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với
tất cả các nước trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp
quốc và luật pháp quốc tế.

Một lòng trước sau như một, ủng hộ đảng cộng sản và công nhân, ủng hộ
các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung
của thời đại. 

Tích cực tăng cường hiểu biết, nâng cao tình hữu nghị và tinh thần hợp
tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước trên thế giới.

Cố gắng phấn đấu cùng các nước Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) để xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hoà bình, hợp tác ổn định và
phát triển phồn vinh.

KẾT LUẬN CHUNG

 Sau khi chúng tôi tìm hiểu về tính tất yếu và nội dung của thời kỳ quá độ
từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, từ đó làm rõ mục tiêu, phương
hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại
của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong bài luận có nội
dung dài 2799 từ này, chúng tôi đã trình bày được những nội dung như sau:

Mục I: Chúng tôi bao gồm 2 nội dung:

12
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội

- Một là, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội khác nhau về bản chất

- Hai là, chủ nghĩa xã hội được xây dựng trên nền sản xuất đại công
nghiệp có trình độ cao. 

- Ba là, các quan hệ xã hội của chủ nghĩa xã hội không tự phát nảy sinh
trong lòng chủ nghĩa tư bản

- Bốn là, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc còn mới
mẻ, khó khăn và phức tạp.

Nội dung của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

Lĩnh vực kinh tế: Sắp xếp lại lực lượng sản xuất, cải tạo quan hệ sản xuất
cũ và đồng thời bố trí lại lực lượng sản xuất

Lĩnh vực chính trị: đấu tranh chống lại các thế lực thù địch, chống phá;
tiến hành xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.

Lĩnh vực tư thưởng, văn hóa và xã hội: thực hiện tuyên truyền, phổ biến
nhưng tư tưởng khoa học và cách mạng, khắc phục những tư tưởng và tâm lý
có ảnh hưởng tiêu cực.

Lĩnh vực xã hội: khắc phục những tệ nạn xã hội; thực hiện mục tiêu bình
đẳng xã hội; xây dựng quan hệ giữa người và người

Mục II: Làm rõ  mục tiêu, 8 phương hướng và 4 định hướng của nhà
nước ta khi kết thúc thời kỳ quá độ để hướng đất nước ta trở thành một nhà
nước xã hội chủ nghĩa ấm no, hạnh phúc.

13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bùi Thanh Quang (2017), Tài liệu học tập môn “Những nguyên lý cơ
bản của chủ nghĩa mác-lênin”

2. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (Bổ sung, phát triển năm 2011), Báo Điện tử Đảng cộng sản Việt Nam
<https://dangcongsan.vn/tu-lieu-tham-khao-cuoc-thi-trac-nghiem-tim-hieu-90-
nam-lich-su-ve-vang-cua-dang-cong-san-viet-nam/tu-lieu-cuoc-thi/cuong-linh-
xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-thong-qua-tai-
dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-vii-cua-dang-543514.html> xem ngày
14/12/2021

14

You might also like