You are on page 1of 2

Họ và tên: Huỳnh Nguyệt Thanh

MSSV: SS140061
Lớp: MLN101_3W_2
Đề bài: Vì sao khi đi lên chủ nghĩa xã hội, dù ở bất cứ trình độ kinh tế nào cũng tất
yếu phải trải qua thời kỳ quá độ? Hãy cho biết trách nhiệm, vai trò của bản thân
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở việt Nam trong giai đoạn hiện nay?

Bài làm

I. Mở đầu
Thời kỳ quá độ “là thời kỳ dân chủ mới”, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Cuộc sống
thực tiễn luôn luôn vận động và biến đổi không ngừng, sự nghiệp đổi mới ở nước
hiện nay luôn đi theo thời kỳ quá độ. Chính vì thế, thời kỳ quá độ cần được nghiên
cứu, nhận thức sâu sắc hơn, nhằm khẳng định những giá trị của nó, đồng thời bổ
sung, phát triển cho phù hợp với tương lai đất nước.
II. Thời kỳ quá độ và liên hệ bản thân
1. Thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa đối với nền kinh tế nước nhà
Có thể thấy, thời kỳ quá độ lên CNXH là một cuộc đấu tranh gian khổ và lâu dài chứ
không thể nhanh chóng tiến lên một thời kỳ mới. Bởi vì chúng ta cần phải thay đổi
rất nhiều thứ mà trước nay chưa từng có của đất nước. Chúng ta phải thay đổi từ
những điều nhỏ nhất, như nếp sống, thành kiến, thói quen,.... Để biến thành những
điều tốt đẹp hơn, từ nông nghiệp trở thành công nghiệp mới. Chính vì thế, để tiến
lên chủ nghĩa xã hội thì cần thời gian kiên trì và bền bỉ. Chỉ có cố gắng phấn đấu,
xây dựng thì thời kỳ quá độ sẽ sớm xảy ra và đưa nước ta lên thời kỳ mới.
Ở bất kỳ trình độ kinh tế nào cũng cần phải trải qua thời kỳ quá độ, chỉ có cố gắng
tạo ra những điều kiện cần và đủ về cơ sở vật chất; đồng thời Đảng phải “lãnh đạo
toàn dân thực hiện dân chủ mới, xây dựng điều kiện để tiến lên chủ nghĩa xã hội thì
nước ta mới có thể càng ngày tiên tiến và phát triển lâu dài. Trong đó, “nhiệm vụ
quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ
nghĩa xã hội. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền
kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu
dài của đất nước.

2. Liên hệ bản thân


Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bản thân là một công dân của đất nước,
em tự cảm thấy giới trẻ cũng như chính bản thân cần tích cực học tập chủ nghĩa
Mác Lê Nin, trang bị cho mình những kiến thức bổ ích, chính xác, tin tưởng vào con
đường của Đảng và Nhà Nước Việt Nam. Khi chúng ta có đủ tri thức đúng đắn và tin
tưởng vào con đường của Đảng thì chúng ta mới có thể góp phần xây dựng đất
nước bước vào con đường mới, đưa đất nước đi lên một thời kỳ mới.
Cùng với đó, chúng ta cần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của đất nước mình, thế
hệ trẻ là thế hệ sẽ tiếp nối, xây dựng đất nước, chính vì vậy, hơn ai hết chúng ta
phải nhận thức, hiểu được tầm quan trọng của những nét đặc sắc văn hóa, bản sắc
dân tộc. Chúng ta cần tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong
sống trong sinh viên Ngoài ra chúng ta có thể tổ chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan
lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của đất nước, của quê hương. Chủ động,
sáng tạo và linh hoạt hơn trong tổ chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp
thu những mặt tích cực, tiên tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần
tự hào dân tộc, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc.
Không những chúng ta cần tin tưởng vào đường lối của Đảng, phát huy và gìn giữ
bản sắc dân tộc, chúng ta cũng cần xây dựng bảo vệ cơ sở vật chất của đất nước,
chỉ có gìn giữ bảo vệ và tiếp tục hiện đại hóa thì đất nước chúng ta mới ngày càng
tiên tiến và hiện đại hơn trong tương lai. Từ những việc nhỏ bé như gìn giữ tài sản
của nhà trường, hay trồng thêm cây xanh, góp phần chung ta đến những vùng sâu
vùng xa để giúp đỡ xây cầu, xây nhà tình thương. Những điều này đã góp phần tạo
nên một đất nước văn mình, hiện đại và đầy tình thương.

III. Kết luận


Mỗi một thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đều vô cùng gian nan và cực khổ,
nhưng thay vào đó chúng ta đều có thể tiếp nhận những thành tựu, những tư tưởng
hiện đại. Chính vì vậy, là một công dân của đất nước, chúng ta hãy luôn tin tưởng,
gìn giữ và phát triển đất nước đi lên.

You might also like