You are on page 1of 13

CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

I. Sơ lược về lịch sử phát triển tư tưởng XHCN (tư tưởng tương lai học)
1. Khái niệm XHCN
- Tư tưởng của 1 xã hội có 3 đặc điểm
+ dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất
+ mọi người đều có việc làm và đều lao động
+ đó là 1 xã hội mà mọi người có quan hệ bình đẳng, tự do, có điều
kiện phát triển toàn diện
2. Sơ lược lịch sử phát triển của tư tưởng CNXH
- Tư tưởng CNXH ra đời khi xã hội xuất hiện chế độ sở hữu tư hữu
về tư liệu sản xuất, làm cho xã hội phân chia thành các giai cấp đối
lập nhau
- Tư tưởng XHCN phản ánh khát muốn, mơ ước của giai cấp bị trị
về 1 xã hội bình đẳng, tự do
- Tư tưởng XHCN trải qua các nấc thang sau:
+ CNXH sơ khai
+ CNXH không tưởng
+ CNXH không tưởng phê phán
+ CNXH khoa học
 CHXN sơ khai
- Xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ, phản ánh khát muốn của
giai cấp nô lệ được quay về xã hội công xã nguyên thủy dựa trên
chế độ công hữu về tư liệu sản xuất và quan hệ giữa người với
người bình đẳng
 CNXH không tưởng
- Xuất hiện và tồn tại ở khoảng thế kỉ 15-18
- Đây là giai đoạn ra đời và phát triển của phương thức sản xuất
TBCN. Giai cấp tư sản và vô sản hoàn thành và ngày càng phát
triển về lượng và chất. Mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản ngày càng
trở nên sâu sắc
- Trong hoàn cảnh mới đó của lịch sử, tư tưởng CNXH phát triển lên
1 nấc thang cao mới là CNXH không tưởng => gắn liền với các tác
giả tiêu biểu, các tác phẩm điển hình (3 tác giả tiêu biểu : Thomas
Moore, Campanella, Gerrard Winstanley; tác phẩm tiêu biểu:
Utopia (không tưởng)
 Luận điểm chung của CNXH không tưởng: khẳng định chế độ
sở hữu tư hữu là nguồn gốc của bất bình đẳng xã hội, do đó cần
thiết phải xóa bỏ chế độ tư hữu
Phương thức sx TBCN đã phát triển đến mức hoàn thiện, giai cấp TS đã xác lập đc
địa vị thống trị, giai cấp công nhân trở thành lực lượng chính trị độc lập mạnh mẽ
Do lợi ích của 2 giai cấp TS và VS đối lập nhau nên dẫn tới các cuộc đấu tranh giai
cấp. Trong bối cảnh lịch sử mới đó thì tư tưởng XHCN phát triển lên 1 nấc thang
cao mới là CNXH không tưởng phê phán, các đại biểu điển hình bao gồm: Saint
Simon (Pháp), Charles Fourier (Pháp), Robert Owen (Anh)
Luận điểm chung của CNXH không tưởng phê phán
- Phê phán gay gắt xã hội TB
- Mở tương lai dựa trên cơ sở nhận ra khiếm khuyết của hiện tại
CNXH không tưởng phê phán đã đề xuất đc 1 số nguyên lý có giá trị của xã hội
tương lai đó là
- Xã hội dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sx
- Xã hội được tổ chức theo kế hoạch
- Đề xuất được nguyên tắc phân phối theo lao động
Từ hình thái kinh tế XHCN hình thái kinh tế XH cộng sản chủ nghĩa,
nghiên cứu con đường và phương thức của chuyển biến đó, nghiên cứu sứ mệnh
của giai cấp công nhân – lực lượng chính trong sự chuyển biến đó
3. Điều kiện ra đời của CNXHKH
a. Điều kiện kinh tế xã hội ra đời của CNKHXN
- Ra đời vào khoảng những năm 40 của thế kỉ 19, trong điều kiện
phương thức sản xuất TBCN đã phát triển đến mức hoàn thiện,
mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản trở nên xung đột gay gắt
dẫn đến các cuộc đấu tranh giai cấp phổ biến. Cuộc đấu tranh giia
cấp ngày càng phát triển về mặt chất lượng, thể hiện ở khẩu hiệu
đấu tranh giai cấp
+ 1831: “có việc làm hay là chết”
+ 1834: “cộng hòa hay chết”
 Giành chính quyền, bỏ tư hữu
 Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản đòi hỏi phải có 1 lí luận
khoa học dẫn đường, đó chính là khi KTXH ra đời của
CNXHKH
b. Các tiêu đề khoa học tự nhiên và khoa học lí luận
 Khoa học tự nhiên
- Học thuyết tiến hóa: chứng minh cho tính đúng đắn, nguyên lí phát
triển của phép biện chứng duy vật
- Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng cách mạng cho
nguyên lí mối liên hệ phổ biến
- Học thuyết tế bào: chứng minh cho sự đồng nhất của thế giới về
mặt vật chất của phép biện chứng duy vật tính thống nhất
 Các phát minh của khoa học tự nhiên là tiền đề cho sự ra đời
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và của phép biện chứng duy
vật, từ đó là tiền đề cho CNKHXH
 Thành tựu khoa học lí luận
- Triết học cổ điển Đức: Friedrich Hegel (1770-1831) và Ludwig
FeuerBach (1804-1872)
 Marx đã tiếp thu phép biện chứng của Hegel và khắc phục tính
duy tâm của nó để xây dựng phép duy vật biện chứng
 FeuerBach đã có công lao giải phóng các nhà triết học thoát
khỏi chủ nghĩa duy tâm của Hegel trong đó có cả Marx và
Engels. Marx tiếp thu thế gới quan duy vật của FeuerBach,
khắc phục tính chất máy móc siêu hình của nó để xây dựng nền
chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Kinh tế triết học cổ điển Anh: là tiêu đề lí luận cơ bản cho sự ra
đời của kinh tế chính trị học Marxist
 Các nhà kinh tế chính trị học cổ điển Anh chỉ ra rằng hàng hóa
được trao đổi với nhau không phải dựa trên cơ sở giá trị sử
dụng mà dựa trên giá trị của hàng hóa. Nhận định cơ bản này
chính là cơ sở khoa học cho sự ra đời kinh tế chính trị học
Marxist, từ đó làm tiền đề cho sự ra đời CNKHXH
- Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán: là tiền đề trực tiếp cho sự
ra đời CHXHKH. CNXH không tưởng phê phán dã chỉ ra được
những vấn đề bất cập của chủ nghĩa tư bản và đề xuất nhiều
nguyên lí có giải thích của xã hội tương lai. Tuy nhiên, CNXH
không tưởng phê phán có những hạn chế cơ bản:
+ không xác định được bản chất thật sự của chủ nghĩa tư bản
+ không xác định được quy luật thật sự của chủ nghĩa tư bản
+ không nhận thức được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân –
lực lượng xã hội có vai trò quy định từ CNTB lên CNXH rồi đến
CNCS
c. Vai trò của Marx và Engels
 Quá trình chuyển biến lập trường triết học của Marx từ chủ
nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, lập trường chính trị từ
dân chủ tư sản sang dân chủ cách mạng
- Quá trình chuyển biến lập trường triết học và chính trị của Marx
được đánh dấu bằng tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hegel” (1844) và “Bản thảo kinh tế triết học” (1844)
- Trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” (1846), Marx đã trình bày
quan điểm về duy vật lịch sử, đây là thành quả vĩ đại trong tư duy.
Do đó tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” được coi là sự chín muồi đầu
tiên của triết học Marx nói riêng và chủ nghĩa Marx nói chung
- “Tư tưởng của ĐCS” (1848) được coi là sự chin muồi của chủ
nghĩa Marx bao gồm 3 bộ phận cơ bản: triết học Marx, kinh tế
chính trị học Marxist, CNXHKH
d. Ba phát triển vĩ đại của Marx và Engels
 Chủ nghĩa duy vật lịch sử
- Sự ra đời của hủ nghĩa duy vật lịch sử là một cuộc cách mạng
trong sự phát triển của tư duy khoa học
- Lần đầu tiên xã hội được khảo sát và phân tích bằng thế giới quan
duy vật lịch sủ. Trước đó được nghiên cứu bằng thế giới quan duy
tâm
- Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã làm cho triết học Marx
nói tiêng và chủ nghĩa Marx nói chung trở thành hệ thống lí luận
khoa học hoàn mĩ
 Học thuyết về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ CNTB và xây
dựng XHCN và XH cộng sản chủ nghĩa
- Việc phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cơ bản
của CNXH đã giúp Marx và Engels khắc phục những hạn chế cơ
bản của CNXH không tưởng phê phán. Nhờ đó biến tư tưởng
XHCN thành khoa học
e. Tác phẩm “Tuyên ngôn của ĐCS” là tác phẩm kinh điển đánh dấu sự
ra đời của CNXHKH (1848)
- Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản đã phát triển đến giai
đoạn giai cấp vô sản chỉ có thể giải phóng mình khi giải phóng
toàn bộ xã hội thoát khỏi áp bức bóc lột. Để thực hiện sứ mệnh lịch
sử đó thì giai cấp vô sản phải thiết lập được chính đảng. ĐCS ra
đời từ sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
- Sự phát triển của CNTB đã tới giai đoạn của sự tiêu vong của
CNTB và sự ra đời của CNXH có tính tất yếu như nhau
- Sứ mệnh lịch sử của giia cấp công nhân có các điều kiện khách
quan quy định
- Để thực hiện sứ mệnh lịch sử, giai cấp vô sản phải liên minh với
giia cấp nông dân và các lực lượng tiến bộ xã hội. Liên minh giai
cấp là quy luật tất yếu để giai cấp công nhân thưc hiện sứ mệnh
lịch sử của mình
4. Đối tượng, phương pháp, chức năng của CNXHKH
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- CNXHKH là sự phát triển logic của triết học và kinh tế triết học
Marxist
- Nếu như triết học và kinh tế triết học Marxist lí giải một cách khoa
học về tính tất yếu của quá trình chuyển hóa từ hình thái kinh tế xã
hội TBCN sang hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa thì
CNXHKH xác định con đường, phương thức của quá trình chuyển
hóa đó
- Với tư cách là 1 trong 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Marx,
CNXHKH nghiên cứu sâu vào sứ mệnh lịch sử của giai cấp công
nhân, nghiên cứu điều kiện, con đường và phương thức thực hiện
sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 CNXHKH là khoa học nghiên cứu các quy luật của quá trình
chuyển hóa từ hình thái XH TBCN sang hình thái XHCN
4.2. Phương pháp nghiên cứu – 2 phương pháp
- Với tư cách là sự phát triển tiếp tục logic của triết học và kinh tế
triết học Marxist, CNXHKH sử dụng các phương pháp của triết
học (phép biện chứng duy vật). Ngoài ra, CHXHKH còn có
phương pháp đặc thù sau đây:
a. Phương pháp kết hợp giữa logic và lịch sử (logic-lịch sử)
- Các khái niệm cơ bản
+ cái lịch sử: là cái hiện thực tồn tại sinh động và đa dạng
+ cái logic: là cái bản chất, tất yếu, quy luật chi phối sự tồn tại
- Các yêu cầu của phương pháp logic-lịch sử
+ lịch sử bắt đầu từ đâu thì logic bắt đầu từ đó
+ trong mqh giữa cái lịch sử và cái logic thì cái logic giữ vai trò
chi phối, cái lịch sử vận động quanh trục logic
+ ở cái lịch sử điển hỉnh nhất, cái logic cũng được thể hiện đầy đủ
nhất
(các hiện tượng lịch sử diễn ra ở rất nhiều góc độ, phải tìm được
mẫu điển hình)
b. Phương pháp khảo sát và phân tích chính trị - xã hội gắn với
điều kiện lịch sử cụ thể
- Các yêu cầu
+ khi nghiên cứu các hiện tượng xã hội thì phải đặt nó trong hoàn
cảnh lịch sử cụ thể, phải xác định được hệ tư tưởng chính trị thống
trị giữ vai trò chi phối đời sống tinh thần và xác định được sự ảnh
hưởng của hệ tư tưởng chính trị thống trị tới vấn đề nghiên cứu
+ phải xác lập được tính nhạy bén chính trị trong quá trình nghiên
cứu bởi đằng sau bất cứ hiện tượng xã hội nào đều gắn liền không
tách rời với mục tiêu chính trị
+ phải xác lập được 1 lập trường kiên định về chính trị, không bị
dao động trong vấn đề nghiên cứu xã hội
- VN bình htuongfw hóa quan hệ với Mỹ
+ nhiều đoàn người phản đối người Việt sang Mỹ
+ đoàn người Việt Nam lo lắng, yêu cầu được bảo vệ
+ ở Mỹ: nói tự do thoải mái
Hành vi động chạm vào Việt Nam sẽ bị xử lí
+ những đonà người chỉ hô khẩu hiểu nhưng không ảnh hưởng giá
trị người Việt Nam
 Tự do phát ngôn, không tự do hành vi
c. Phương pháp tổng kết lý luận từ thực tiễn
 Yêu cầu
- Khi tổng kết thực tiễn, phải biết rút ra các vấn đề lý luận của hoạt
động thực tiễn (phải biết rút ra quy luật và tính quy luật của hoạt
động thực tiễn)
+ cấp độ thấp rút ra bài học kinh nghiệm, soi ở phạm vi hẹp
(20%)
+ cấp độ cao rút ra tri thức lí luận, soi ở phạm vi rộng (80%)
- Khi áp dụng lí luận vào thực tế thì phải quán triệt quan điểm lịch
sử cu thể (phải rất hiểu biết hoàn cảnh của mình, xem ngọn đèn soi
vào hướng nào là hiệu quả nhất)
VD: đèn pha: đi xa được hỗ trợ từ đèn đường
Đèn cốt: đi gần được hỗ trợ từ đèn của các phương tiện
 Phải căn cứ vào hoàn cảnh
4.3. Chức năng của KHCNXH
- Chức năng nhận thức (tương lai)
- Chức năng giáo dục (cá nhân, xã hội)
- Chức năng định hướng
- Chức năng bảo vệ (tính chân thực bảo vệ những giá trị chân
lí, tránh ý tưởng không hợp lý)
CHƯƠNG 2: SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN
1. Khái niệm giai cấp công nhân
- Phương thức lao động (TBCN)
- Địa vị trong hệ thống sản xuất (quá độ lên CNXH)
a. Giai cấp công nhân là người vận hành các tư liệu sản xuất có
tính công nghiệp ngày càng hiện đại
 Phương thức lao động
Giai cấp công nhân là người vận hành các tư liệu sản xuất có tính công nghiệp
ngày càng hiện đại (phân biệt giai cấp công nhân với tất cả giai cấp còn lại)
- Công nhân: thô sơ
- Công nghiệp: tiền thô sơ
 Địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ tư bản
chủ nghĩa bị trị
Giai cấp công nhân là người bị tước đoạt các tư liệu sản xuất cơ bản. Cuộc sống
của họ phụ thuộc vào bán sức lao động cho nhà tư bản; chứ không bằng lợi tức của
bất cứ tư bản nào. Họ chỉ bán được sức lao động khi loa động của họ có thể làm
them tư bản cho nhà tư bản (giá trị thặng dư)
b. Giai cấp công nhân trong xã hội tư bản hiện đại (ngày nay)
 Có những biểu hiện mới
- Quá trình tri thức hóa giai cấp công nhân. Công nhân không còn là
những người chủ yếu lao động bằng cơ bắp, thya vào đó họ sử
dụng trí óc như ngồi bàn tính (lao động khoa học)
 Bản chất của giai cấp công nhân không thay đổi, chỉ chuyển từ
lao động chân tay sang lao động trí óc
 Quá trình tri thức hóa công nhân sang xã hội tư bản hiện đại
không làm thay đổi bản chất của giai cấp công nhân, giai cấp
công nhân vẫn là những người bị tước đoạt tư liệu sản xuất, vẫn
là người mà cuộc sống của họ hoàn toàn phụ thuôc vào bán sức
lao động cho người tư bản
- Trong xã hội tư bản hiện đại, một số ít những người công nhân đã
được tư bản hóa
Xuất phát công nhân + thành công, nỗ lực, may mắn,.. => tư bản
 Quá trình tư bản hóa không làm thay đổi bản chất của tư bản .
CNTB hiện đại, xét về mặt bản chất vẫn là bóc lột giá trị thặng
dư do người công nhân sản xuất ra
c. Giai cấp công nhân trong thời kì quá độ lên CNXH
 Phương thức lao động
Giai cấp công nhân là người vận hành các tư liệu sản xuất có
tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại
 Địa vị trong hệ thống quan hệ sản xuất chủ thể
Giai cấp công nhân là người làm chủ sở hữu các tư liệu sản xuất
cơ bản, làm chủ quá trình sản xuất, là chủ thể của sự biến đổi
sản xuất
Như vậy, giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, là con đẻ của nền sản
xuất công nghiệp ngày càng hiện đại; là người đại biểu của phương thức sản xuất
mới; là chủ thể của quá trình tiến hóa, chủ thể của quá trình chuyển hóa từ hình
thái KTXH TBCN hình thái KTXH cộng sản chủ nghĩa
2. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
a. Nội dung tổng quát sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Giai cấp công nhân có sứ mệnh lịch sử là xóa bỏ CNTB, xây dựng CNXH và chủ
nghĩa cộng sản, giải phóng toàn bộ xã hội khỏi mọi hình thức áp bức bóc lột
b. Nội dung cụ thể sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 Nội dung kinh tế
- Xây dựng lực lượng sản xuất tiên tiến ngày càng hiện đại nhằm tạo
ra được năng suất là cao hơn CNTB. Vì xét cho cùng, năng suất
lao động là nhân tố quyết định cuối cùng cho sự thắng lợi của trật
tự xã hội mới
- Cùng với quá trình xây dựng lực lượng sản xuất hiện đại, giai cấp
công nhân phải xác lập được một quan hệ sản xuất dựa trên chế độ
công hữu về tư liệu sản xuất (quy luật sx phù hợp vơi trình độ phát
triển của lực lượng sản xuất)
 Quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu một mặt phù hợp
với tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất,
từ đó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển
 Mặt khác, quan hệ sản xuất dựa trên chế độ công hữu phù hợp
với bản chất của giai cấp công nhân – là người đại diện cho lợi
ích của toàn thể giai cấp lao động
 Nội dung chính trị
- Giai cấp công nhân tiến hành cuộc cách mạng chính trị nhằm lật đổ
sự thống trị của giai cấp tư sản, giành chính quyền chính trị về tay
mình, thiết lập nhà nước XHCN, xây dựng nền dân chủ XHCN

 Nội dung tư tưởng, văn hóa


- Xác lập, củng cố và phát triển hệ tư tưởng tiên tiến của giai cấp
công nhân đó chính là chủ nghĩa Marx-Lenin
- Xây dựng hệ giá trị mới
- Xây dựng con người mới XHCN
3. Các điều kiện quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
3.1. Điều kiện khách quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân:
- Địa vị kinh tế của giai cấp công nhân: giai cấp công nhân là người
đại biểu của phương thức sx mới. Giai cấp công nhân là lực lượng
sx hàng đầu của nền sx tư bản và nền sx hiện đại
 Giai cấp công nhân có nhiệm vụ xóa bỏ quan hệ sx TBCN dựa
trên chế độ chiếm hữu tư nhân của tư liệu sx để thiết lập quan
hệ sx dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sx để phù hợp với lực
lượng sx có tính chất xã hội hóa ngày càng cao nhằm tạo động
lực cho sx k ngừng phát triển
- Địa vị chính trị xã hội: giai cấp công nhân là người bị tước đoạt tư
liệu sx trong hệ thống quan hệ sx TBCN do đó là người bị điều
khiển trong buồng máy sx xã hội TBCN là người chỉ được chia 1
phần nhỏ sản phẩm xã hội đủ để tồn tại, là ngườ bị bóc lột giá trị
thặng dư. Những đặc điểm đó quy định giai cấp công nhân là giai
cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất. Do đó giai cấp công nhân
có ý thức tổ chức kỉ luật cao nhất
Giai cấp công nhân mang bản chất quốc tế: là con đẻ của nền sx tư
bản mà tư bản mang bản chất quốc tế
3.2. Điều kiện chủ quan quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
 Trình độ nhận thức
- Để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình, trình độ nhận thức của giai
cấp công nhân phải đc nâng cao rõ rệt ở cả trình độ lý luận và trình
độ KHKT
+ trình độ lý luận: giai câp công nhân phải nhận thức rpx đucợ sứ
mệnh lịch sử của mình: là lực lượng thức hiện sự chuyển hóa từ
hình thái KTXH TBCN sang hình thái CSCN
+ trình độ KHKT: đc nâng cao rõ rệt để giai cấp công nhân trở
thành nhân tố hàng đầu của lực lượng sản xuât tiên tiến
 Vai trò của ĐCS
- ĐCS là nhân tố giữ vai trò quyết định ytong việc thực hiện sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
+ để thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình thì giai cấp công nhân
phải xác lập ra đucợ một chính Đảng, chính Đảng đó phải có khả
năng đề ra được chiến lươc, sách lược đúng đắn, có khả năng tổ
chức và dẫn dắt cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân đi tới thắng
lợi
3.3. Liên minh giai cấp
- Marx, Engels, Lenin chỉ ta rằng để thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình thì giai cấp công nhân phải liên minh với giai cấp nông dân
và các giai cấp tiến bộ khác
- Liên minh giai cấp là quy luật tất yếu trong việc thực hiện sứ mệnh
lịch sử của giai cấp công nhân. Nếu không có liên minh giai cấp thì
cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân sẽ nhanh chóng trở thành
“bài đơn ca ai điếu”
CHƯƠNG 3: CNXH VÀ THỜI KÌ QUÁ ĐỘ CNXH
I. Chủ nghĩa xã hội
1. Quan điểm của Marx, Engels và Lenin về CNXH
1.1. Quan điểm của Marx và Engels
- Vận dụng học thuyết hình thái KTXH vào phân tích tiến trình của
lịch sử, Marx và Engels chỉ ra rằng sự phtas triển của xã hội là 1
quá trình lịch sử tự nhiên, thay thế lẫn nhau của cac hình thái
KTXH từ thấp lên cao
- Hình thái KTXH CSCN là sự chuyển hóa từ hình thái KTXH
TBCN, là sự phủ định biện chứng của hình thái KTXH TBCN.
Nếu KTXH TBCN là cái phủ định thì CNCS là cái phủ địn của phủ
địnk, do đó nó có những đặc điểm:
+ về mặt lực lượng sx: lực lượng sx của CNXH có trình độ cao
hơn CNTB
+ quan hệ sx dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sx
+ kiến trúc thượng tầng của CNXH mang tính xã hội hóa cao
- Marx và Engels dự báo về sự phát triển cua hình thái KTXH
CSCN trải qua 2 giai đoạn thấp và cao
+ giai đoạn thấp: hình thái KTXH CSCN chưa tồn tại trên cơ sở
đầy đủ của mình ở mọi phương diện của xã hội, vẫn còn mang dấu
vết của xã hội cũ mà nó lọt long. Có vai trò chuẩn bị cơ sở vật chất
cho sự phát triển của giia đoạn cao
+ chỉ đến giai đoạn cao của sự phát triển thì hình thái KTXH
CSCN mới thể hiện đầy đủ các giá trị của mình
1.2. Quan điểm của Lenin
Vận dụng sáng tạo quan niệm của Marx và Engels về CNXH
vào hoàn cảnh mới, Lenin chia CNXH thành 3 giai đoạn:
- Thời kì quá độ: là giai đoạn cơn đau đẻ kéo dài
- CHXN: là giai đoạn thấp của hình thái KTXH CSCN
- CNCS: là gia đoạn cao của hình thái KTXH CSCN
2. Sự ra đời của CNXH
- Vận dụng học thuyết hình thái KTXH vào phân tích cụ thể xã hội
CNTB, Marx và Engels chỉ ra bản chất của CNTB và các quy luật
phát triển của nó.
- Marx và Engels chỉ ra mâu thuẫn cơ bản của CNTB là mâu thuẫn
giữa lực lượng sx có tính chất xã hội hóa ngày càng cao và quan hệ
sx TBCN dựa trên sở hữu tư nhân và tư liệu sx.
 Mâu thuẫn cơ bản này quy định bản chất , khuynh hướng phát
triển chủ đạo, sự chuyển hóa của hình thái KTXH TBCN sang
hình thái KTXH CSCN
 Mâu thuẫn giữa lực lượng sx mang tính xã hội hóa ngày càng
cao và quan hệ sx TBCN dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về
tư liệu sx đã bộc lộ thành mâu thuẫn giữa giai cấp TS và giai
cấp VS. Trong đó, giai cấp VS là người đại biểu của lực lượng
sx có tính xã hội hóa ngày càng tăng cao, giai cấp TS là người
đại diện của quan hệ sx TBCN dân tộc chế độ chiếm hữu tư
nhân về tư liệu sx
- Do lợi ích và địa vị giữa giai cấp VS và giai cấp TS đối lập nhau.
Mâu thuẫn về mặt lợi ích này tất yếu dẫn đến cuộc đấu tranh giai
cấp. Cuộc đấu tranh của giai cấp VS ngày càng tăng về cả lượng và
chất, dducc đánh dấu bằng sự ra đời của ĐCS, cuộc đấu tranh giai
cấp của giai cấp VS đc chuyển hóa thành CM XHCN, qua CM
XHCN thì hình thái kinh tế CHXN bị xóa bỏ, ra đời CNXH (giai
đoạn đầu của hình thái kinh tế XHCSCN)
3. Những đặc trung bản chất của CNXH
3.1. Nền tảng vật chất kỹ thuật
- CNXH với tư cách là sự phủ định biện chứng CNTB thì nền tảng
vật chất kĩ thuật CNXH cao hơn CNTB
- Khi CNXH phát triển đến mức đầy đủ thì lực lượng sx có tính xã
hội hóa cao, quan hệ sx dựa trên chế ddoooj công hữu về tư liễu
phù hợp tính chất xã hội hóa của lực lượng sx tạo động lực cho sx
phát triển mạnh mẽ, tạo ra các tiêu đề cho lợi ích cá nhân và lợi ích
xã hội, tạo điều kiện cho việc tổ chức sx một cách có kế hoạch trên
tinh thần tự giác của người lao động

You might also like