You are on page 1of 13

CHƯƠNG 3.

ĐỘ CO GIÃN
I. Câu hỏi Đúng hay Sai. Giải thích
Câu 1. Hệ số co giãn của một hàng hóa X là – 1,5. Hàm ý, khi giá của hàng hóa X giảm 1% thì
lượng cầu về hàng hóa X tăng 1,5%.
Câu 2. Hệ số co giãn của cầu theo giá của mặt hàng X là -0,5. Hàm ý, khi giá hàng X giảm 1%,
lượng cầu hàng X giảm 0,5%.
Sai. Theo quy luật cầu, giá và lượng cầu có mối quan hệ nghịch biến nên ED = - 0,5 nghĩa là
khi giá giảm 1%, lượng cầu X tăng 0,5%.
Câu 3. Giả sử, một doanh nghiệp không thể xác định cầu về sản phẩm của mình có co giãn hay
không. Tuy nhiên, doanh nghiệp khám phá rằng mỗi lần tăng giá bán sản phẩm thì tổng doanh
thu giảm. Như vây, có thể kết luận sản phẩm của doanh nghiệp có độ co giãn nhiều.
Câu 4. Khi giá sản phẩm tăng lên dẫn đến doanh thu của người bán sản phẩm X giảm xuống. Như
vậy, hệ số co giãn của cầu theo giá của sản phẩm X có giá trị tuyệt đối lớn hơn 1.
Đúng. Vì khi giá sản phẩm X tăng, doanh thu giảm là do độ tăng của giá nhỏ hơn độ giảm của
ED  1
lượng cầu sản phẩm X, nghĩa là .
Câu 5. Với cầu tương đối co giãn, tăng giá làm giảm doanh thu.
ED  1
Đúng. Vì khi , độ tăng của giá nhỏ hơn độ giảm của lượng cầu sản phẩm X nên TR =
P.Q giảm, tức tổng doanh thu giảm.
Câu 6. Với cầu tương đối ít co giãn, tăng giá làm giảm doanh thu.
ED  1
Sai. Cầu tương đối ít co giãn , độ tăng của giá lớn hơn độ giảm của lượng cầu sản phẩm
X nên TR = P.Q tăng, tức tổng doanh thu tăng.
Câu 7. Hàng hóa thiết yếu có cầu co giãn theo thu nhập nhỏ hơn 1.
Câu 8. Khi thu nhập của người tiêu dùng tăng 20%, lượng cầu hàng hóa X tăng 40%, với điều kiện
các yếu tố khác không đổi thì ta có thể kết luận X là hóa thiết yếu.
40
Sai. Vì E I = = 2  1  X không phải hàng hóa thiết yếu
20
Câu 9. Nếu hai sản phẩm X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau thì EDxy < 0.
Sai. Giả sử, giá sản phẩm X tăng, người tiêu dùng chuyển sang sử dụng Y để thay thế, lượng
cầu Y tăng và ngược lại. Nghĩa là giữa giá X và lượng cầu Y có mối quan hệ đồng biến, do
đó: EDXY > 0.
Câu 10. Nếu hai sản phẩm X và Y là hai hàng hóa thay thế cho nhau thì Exy < 0.
Câu 11. Nếu hai sản phẩm X và Y là hai hàng hóa bổ sung cho nhau thì Exy < 0.
Đúng. Giả sử, X là hàng hóa bổ sung cho Y thì khi giá của X tăng, lượng cầu X giảm ⟹Lượng
cầu Y giảm và ngược lại. Nghĩa là giữa giá X và lượng cầu Y có mối quan hệ nghịch
biến, do đó: EXY < 0.

1
Câu 12. Độ co giãn của cầu theo giá thay đổi dọc theo đường cầu tuyến tính, mức giá càng cao thì
cầu càng co giãn.
P
E D = Q 'P .
Đúng. Tại mọi điểm trên đường cầu có: Q , tại mức giá càng cao thì lượng cầu càng

P
E
nhỏ, tức Q càng lớn nên D càng lớn.
Câu 13. Nếu mục tiêu của công ty là tối đa hóa doanh thu, và cầu về sản phẩm của công ty tại mức
giá hiện hành là co giãn ít, công ty sẽ tăng giá bán.
Câu 14. Giả sử cầu hàng hóa X co giãn đơn vị. Khi doanh nghiệp tăng giá bán 10%, tổng doanh
thu của doanh nghiệp là không đổi.
Đúng. Khi ED = - 1, khi doanh nghiệp tăng giá bán 10% thì lượng cầu hàng hóa X giảm 10%.
Do đó: TR = P.Q không đổi
Câu 15. Giả sử, một loại hàng hóa có độ co giãn theo giá của cầu lớn hơn cung. Nếu chính phủ
đánh một khoản thuế t đồng trên mỗi đơn vị hàng hóa, người tiêu dùng chịu khoản thuế tD đồng
và người sản xuất chịu khoản thuế là tS đồng thì tD < tS.
Câu 16. Chính phủ tăng thuế (t/đvsp) đánh vào người bán làm dịch chuyển đường cung sang trái
(điều kiện yếu tố khác không đổi)
Đúng. Khi chính phủ tăng thuế t/đvsp đánh vào người bán thì giá bán sau khi có thuế cao hơn
mức giá ban đầu bằng khoản thuế t tại mọi mức sản lượng làm đường cung dịch chuyển
sang trái.
Câu 17. Với cầu hoàn toàn không co giãn, khi chính phủ đánh thuế t/đvsp vào người bán, người
mua sẽ phải gánh chịu toàn bộ thuế.
Câu 18. Với cầu hoàn toàn không co giãn, khi chính phủ đánh thuế t/đvsp vào người bán, người
bán sẽ phải gánh chịu toàn bộ thuế.
ES ES
tD = t= t=t
E D + ES 0 + ES
Sai. Với cầu hoàn toàn không co giãn ED = 0 thì ⟹ Khi chính phủ
đánh thuế t/đvsp vào người bán, người mua phải chịu toàn bộ thuế.
Câu 19. Chính phủ quyết định tăng trợ cấp cho người trồng cà phê 1 nghìn đồng/kg. Điều này làm
cho giá và sản lượng cân bằng trên thị trường cà phê tăng.
Sai. Khi chính phủ tăng trợ cấp cho người trồng cà phê khuyến khích cho người trồng cà phê
nhiều hơn ⟹ cung cà phê tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, cầu không đổi ⟹ sản
lượng cà phê tăng nhưng giá giảm
Câu 20. Giá trần là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người sản xuất.

2
Câu 21. Giá trần là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền
lợi của một nhóm người tiêu dùng.
Đúng. Giá trần là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền
lợi cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, giá trần là mức giá thấp hơn giá cân bằng, thị trường
xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa nên chỉ một nhóm người tiêu dùng được hưởng chính
sách này.
Câu 22. Giá sàn là mức giá thấp nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền
lợi cho nhà sản xuất.
Câu 23. Giá sàn là mức giá cao nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền lợi
của một nhóm người tiêu dùng.
Sai. Giá sàn là mức giá thấp nhất được giao dịch do chính phủ quy định nhằm bảo vệ quyền lợi
cho nhà sản xuất.
Câu 24. Giá sàn luôn bảo vệ được quyền lợi của nhà sản xuất.
Sai. Do giá sàn là mức giá cao hơn giá cân bằng thị trường làm cho thị trường rơi vào tình trạng
dư thừa hàng hóa. Nếu không có sự can thiệp của chính phủ (mua lượng dư thừa), dưới sức
ép của sự dư thừa này, giá hàng hóa sẽ giảm dần về giá cân bằng. Do đó, giá sàn không
phải lúc nào cũng bảo vệ được nhà sản xuất.
Câu 25. Giả sử, một loại hàng hóa có cầu co giãn theo giá gấp hai lần cung co giãn theo giá. Nếu
chính phủ đánh một khoản thuế t đồng trên mỗi đơn vị hàng hóa thì người tiêu dùng chịu khoản
thuế là tD = t/3 (đồng).
Câu 26. Xét thị trường hàng X tuân theo quy luật cung - cầu. Chính phủ đánh thuế (t/đvsp) vào
người bán. Hàm ý người bán sẽ gánh chịu toàn bộ phần thuế này và là người nộp thuế trực tiếp
cho C
chính phủ.
Sai. Người bán là người nộp thuế trực tiếp cho chính phủ nhưng tùy thuộc vào sự co giãn của
cung và cầu mà người bán hay người mua gánh chịu toàn bộ thuế hoặc người mua và người
bán cùng gánh chịu thuế (sv có thể minh họa câu trả lời bằng đồ thị).
Câu 27. Thuế (t/đvsp) đánh vào người bán hàng hóa X tăng dẫn đến giá cân bằng cao hơn và sản
lượng cân bằng hàng X thấp hơn (điều kiện yếu tố khác không đổi)
Đúng. Khi chính phủ tăng thuế t/đvsp đánh vào người bán thì giá bán sau khi có thuế cao hơn
mức giá ban đầu bằng khoản thuế t tại mọi mức sản lượng làm đường cung dịch chuyển
sang trái, cầu không đổi ⟹Giá cân bằng tăng, sản lượng cân bằng giảm.
Câu 28. Cơ chế thị trường là cơ chế vận hành hoàn hảo của nền kinh tế.
Sai. Cơ chế thị trường hoạt động một cách có hiệu quả trên cơ sở tương tác giữa các lực lượng
cung cầu. Tuy nhiên, cơ chế thị trường không phải lúc nào cũng vận hành hoàn hảo mà nó
chứa đựng những thất bại do nhiều nguyên nhân khác nhau như tác động của các ngoại

3
ứng, cạnh tranh không hoàn hảo, hàng hóa công cộng,…
II. Câu trả lởi ngắn
Câu 2-12-C3: Cầu thị trường về trái vải ở Việt Nam tương đối ít co giãn.
a. Năm nay, do thời tiết thuận lợi, vải được mùa bội thu. Tuy nhiên, người trồng vải không cảm
thấy vui vì điều này. Tại sao? Minh họa bằng đồ thị.
Ý 1: Năm nay, do thời tiết thuận lợi, vải được mùa ⟹Cung về trái vải tăng, đường cung dịch
chuyển sang phải trong khi cầu không đổi.
Ý 2: Vẽ đồ thị ⟹ Giá trái vải giảm.
ED  1
Ý 3: Do cầu về vải ít co giãn ( ) độ tăng lượng cầu về vải nhỏ hơn độ giảm của giá nên
TR = P.Q giảm, người trồng vải không cảm thấy vui vì tổng doanh thu giảm.
b. Theo bạn, chính phủ cần làm gì để hỗ trợ người trồng vải?
Chính phủ nên quy định giá sàn để bảo hộ cho người trồng vải và cam kết mua hết lượng vải
dư thừa trên thị trường để xuất khẩu.
(Giả định thị trường tuân theo quy luật cung - cầu)
Câu 2-13-C3: Cầu thị trường về chanh đào ở Việt Nam tương đối ít co giãn.
a. Năm nay, thời tiết không thuận lợi, chanh đào không được mùa. Điều này khiến doanh thu của
người nông dân tăng hay giảm? Tại sao?
Ý 1: Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, chanh đào không được mùa ⟹Cung về chanh đào
giảm, đường cung dịch chuyển sang trái trong khi cầu không đổi
Ý 2: Vẽ đồ thị ⟹ Giá chanh đào tăng.
ED  1
Ý 3: Do cầu về chanh đào ít co giãn ( ) độ tăng của giá lớn hơn độ giảm lượng cầu về
chanh đào nên TR = P.Q tăng, tức tổng doanh thu tăng.
b. Viện Nông nghiệp vừa nghiên cứu và tìm ra giống chanh đào mới, ra quả quanh năm với
năng suất cao. Điều này tác động như thế nào đến thị trường chanh đào thời gian tới?
Ý 1: Viện Nông nghiệp vừa nghiên cứu và tìm ra giống chanh đào mới, ra quả quanh năm với
năng suất cao ⟹Cung về chanh đào tăng, đường cung dịch chuyển sang phải trong khi cầu không
đổi.
Ý 2: Vẽ đồ thị
Ý 3: Giá chanh đào giảm, lượng chanh đào tăng
Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật cung
- cầu)
Câu 2-14-C3: Cầu thị trường về quả na ở Việt Nam tương đối co giãn.
a. Năm nay, do thời tiết không thuận lợi, na mất mùa nhưng tăng giá. Tuy nhiên, giá tăng vẫn
không làm người trồng na cảm thấy vui. Tại sao?

4
b. Giả sử, cam và na là hai loại trái cây thay thế cho nhau. Nếu giá cam trên thị trường tăng mạnh
thì ảnh hưởng như thế nào đến thị trường Na?
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)
Câu 2-15-C3: Xét cầu hàng hóa X là đường thẳng, có hệ số co giãn của cầu theo giá EDp= -1,5.
a. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số co giãn của cầu theo giá nêu trên.
Hệ số co giãn của cầu theo giá EDp= -1,5 có ý nghĩa là khi giá giảm 1% thì lượng cầu tăng
1,5% và ngược lại.
b. Nếu giá hàng X trên thị trường tăng 10%, lượng cầu hàng X thay đổi bao nhiêu %?
c. Giá nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng X tăng, điều này tác động đến giá và sản lượng cân bằng
trên thị trường hàng X như thế nào? Vẽ hình minh họa
Câu 2-16-C3: Giả sử đường cầu thị trường vải thiều có hệ số co giãn của cầu theo giá EDp = - 0,7.
a. Nêu ý nghĩa kinh tế của hệ số EDp = - 0,7.
b. Nêu giá Vải thiều trên thị trường tăng 5%, lượng cầu vải thiều thay đổi bao nhiêu %?
c. Để tăng tổng doanh thu bán hàng, doanh nghiệp nên tăng hay giảm giá bán. Tại sao?
Ý 1: Để tăng tổng doanh thu bán hàng, doanh nghiệp nên tăng giá bán
E D = 0, 7  1
Ý 2: Vì ⟹ Tổng doanh thu đồng biến với giá bán.
Câu 2-04-C2: Xét thị trường mũ bảo hiểm xe máy. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì
xảy ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường này, nếu:
a. Chính phủ giảm thuế đang đánh vào các nhà sản xuất mũ bảo hiểm này xuống mức = 0đ/đvsp.
Ý 1: Khi chính phủ giảm thuế đang đánh vào các nhà sản xuất mũ bảo hiểm xuống mức 0đ/đvsp,
giá của mũ bảo hiểm giảm xuống một khoản bằng với mức thuế trước đó ở tất cả các mức sản
lượng ⟹ Đường cung dịch chuyển sang phải, cầu không đổi.
Ý 2: Vẽ đồ thị
Ý 3: Lượng cân bằng tăng, giá cân bằng giảm.
b. Chính phủ đẩy mạnh công tác truyền thông đội mũ bảo hiểm khi đi xe gắn máy.
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)
Câu 2-05-C2: Xét thị trường gạo tám Hải Hậu.
a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, giải thích điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch
trên thị trường này nếu giá phân bón tăng mạnh.
b. Thị trường gạo Hải Hậu đang xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa nếu chính phủ
áp dụng mức giá sàn (biết rằng mức giá sàn cao hơn mức giá hiện tại).
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)

5
Câu 2-06-C2: Xét thị trường Chè Thái Nguyên.
a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch trên thị trường
này nếu thời tiết thuận lợi cho việc trồng và chăm sóc chè.
b. Giả sử chính phủ quy định mức giá trần cho chè Thái Nguyên nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng. Thị trường xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa (biết ràng giá hiện tại của chè
Thái Nguyên đang cao hơn mức giá trần). Liệu tất cả người tiêu dùng chè Thái Nguyên đều hưởng
lợi từ chính sách giá trần?
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)
Câu 2-07-C2: Xét thị trường thép trong nước.
a. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, giải thích điều gì xảy ra với giá và sản lượng giao dịch
trên thị trường này nếu giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất ra thép giảm.
b. Thị trường thép xảy ra hiện tượng dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa nếu chính phủ áp dụng mức
giá trần (biết rằng giá hiện tại của thép đang cao hơn mức giá trần).
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)
Câu 2-08-C2: Xét thị trường thịt gà trong nước. Điều kiện các yếu tố khác không đổi, điều gì xảy
ra với giá và sản lượng cân bằng trên thị trường thịt gà trong nước nếu:
a. Giá thịt lợn tăng mạnh. Giả sử, thịt gà và thịt lợn là hai thực phẩm thay thế cho nhau.
b. Chính phủ trợ cấp cho người nuôi gà 3 nghìn đồng/kg.
Ý 1: Chính phủ trợ cấp cho người nuôi gà 3 nghìn đồng/kg, khuyến khích người việc nuôi gà
nhiều hơn ⟹ Cung về thịt gà tăng, đường cung dịch chuyển sang phải, cầu không đổi.
Ý 2: Vẽ đồ thị
Ý 3: Giá thịt gà cân bằng giảm, sản lượng thịt gà cân bằng tăng.
c. Giải thích và minh họa các câu trả lời trên bằng đồ thị (Giả định thị trường tuân theo quy luật
cung - cầu)
Câu 2-09-C2: Thế nào là giá trần?
a. Giả sử chính phủ đặt mức giá trần cho thị trường hàng X (giá trần thấp hơn mức giá cân bằng
trên thị trường tự do). Thị trường xảy ra dư thừa hay thiếu hụt? Tại sao?
Ý 1: Khi chính phủ đặt mức giá trần thì thị trường xảy ra hiện tượng thiếu hụt hàng hóa X
Ý 2: Vì mức giá trần thấp hơn mức giá cân bằng nên lượng cầu lớn hơn lượng cung.
b. Chính phủ phải làm gì để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng có thể mua được lượng hàng mà
họ muốn tại mức giá trần?
Vì thị trường thiếu hụt hàng hóa, để đảm bảo rằng tất cả người tiêu dùng có thể mua được lượng
hàng mà họ muốn tại mức giá trần thì chính phủ cần bù đáp cho sự thiếu hụt này hoặc có những
chính sách hỗ trợ cho người sản xuất hoặc sử dụng cả hai biện pháp này.

6
(Giả định thị trường tuân theo quy luật cung – cầu)
Câu 2-10-C2: Thế nào là giá sàn?
a. Giả sử chính phủ đặt mức giá sàn cho thị trường hàng X (giá sàn cao hơn mức giá cân bằng trên
thị trường tự do). Thị trường xảy ra dư thừa hay thiếu hụt? Tại sao?
b. Chính phủ có thể dùng biện pháp gì để đảm bảo tất cả người bán có thể bán được lượng hàng
mà họ muốn tại mức giá sàn.
Để đảm bảo tất cả người bán có thể bán được lượng hàng mà họ muốn tại mức giá sàn, chính
phủ phải cam kết mua hết lượng hàng hóa X trên thị trường để xuất khẩu.
Câu 2-11-C2: Xét cầu hàng hóa X
a. Nếu giá hàng X trên thị trường tăng 5%, lượng cầu hàng X thay đổi bao nhiêu % biết hệ số co
giãn của cầu theo giá Ep=-0,62?
b. Thu nhập của người tiêu dùng tăng làm cho cầu về hàng hóa X tăng. Đường cầu hàng hóa X
dịch chuyển sang phải hay sang trái? X là loại hàng hóa gì?
c. Giá hàng hóa Y tăng làm cho cầu hàng hóa X giảm. X và Y là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung
cho nhau? Nêu 1 ví dụ minh họa

III. Bài tập


Câu 3-11-C3 Giả sử hàm cầu của hàng hóa B được biểu diễn như sau: Qd = 5I + 50. Trong đó I là
thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng chiếc.
a. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EID).
b. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo thu nhập. Từ đó, ứng dựng tính hệ số co giãn của
cầu theo thu nhập đối với hàng hóa đó tại mức thu nhập I0 = 5 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế?
Hàng hóa này thuộc loại hàng hóa gì?
c. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo thu nhập. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu
đối với thu nhập nếu thu nhập tăng từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế?
Câu 3-12-C3 Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau: QXD =
500 – 0,3Py. Trong đó Qx là lượng cầu đối với hàng hóa X do công ty cung cấp và Py là giá của
hàng hóa Y có liên quan đến hàng hóa X.
a. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo giá chéo (EXYD)
b. Nêu cách tính hệ số co giãn điềm của cầu theo giá chéo. Từ đó ứng dụng tính hệ số co giãn của
cầu tại mức giá Py = 40. Nêu ý nghĩa kinh tế? X và Y là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung nhau?
c. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá chéo, ứng dụng tính hệ số co giãn khoảng
của cầu theo giá khi Py nằm trong khoảng (40 - 20). Nêu ý nghĩa kinh tế.
Câu 3-13-C3 Giả sử hàm cầu của hàng hóa B được biểu diễn như sau: Qd = -2I + 30. Trong đó I
là thu nhập tính bằng triệu đồng và Q tính bằng chiếc.
a. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo thu nhập (EID).

7
b. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo thu nhập. Từ đó, ứng dụng tính hệ số co giãn của
cầu theo thu nhập đối với hàng hóa đó tại mức thu nhập I0=5 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế?
Hàng hóa này thuộc loại hàng hóa gì?
c. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo thu nhập. Tính hệ số co giãn khoảng của cầu
đối với thu nhập nếu thu nhập tăng từ 5 triệu đồng lên 10 triệu đồng. Nêu ý nghĩa kinh tế?
Câu 3-14-C3 Một công ty ước lượng được hàm cầu đối với sản phẩm của mình như sau: QAD= 100
+ 10PB. Trong đó QA là lượng cầu đối với hàng hóa A do công ty cung cấp và PB là giá của hàng
hóa B có liên quan đến hàng hóa A.
a. Nêu khái niệm và công thức tổng quát tính hệ số co giãn của cầu theo giá chéo (EABD).
b. Nêu cách tính hệ số co giãn điểm của cầu theo giá chéo. Từ đó ứng dụng tính hệ số co giãn của
cầu tại mức giá PB = 2. Nêu ý nghĩa kinh tế? A và B là hai hàng hóa thay thế hay bổ sung nhau?
c. Nêu cách tính hệ số co giãn khoảng của cầu theo giá chéo, ứng dụng tính hệ số co giãn khoảng
của cầu theo giá khi PB nằm trong khoảng giá (4 -2). Nêu ý nghĩa kinh tế.
Câu 3-02-C2: Cho phương trình đường cầu, đường cung thị trường của hàng hoá A như sau: QD =
13 - P và QS = 1 + 2P Trong đó, P tính bằng $; Q tính bằng kg.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng, và nêu
ý nghĩa kinh tế.
b. Chính phủ đánh thuế vào người bán t = 1$/kg. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Xác định
mức thuế mà người mua và người bán phải gánh chịu.
c. Tính thặng dư của người tiêu dùng CS trước và sau khi đánh thuế?
Câu 3-03-C2: Cho hàm cầu, hàm cung về bắp cải (X) trên thị trường Hà nội như sau: PD = 54 –
QD và PS = 3 + 0,5QS. Trong đó, P tính bằng nghìn đồng; Q tính bằng kg.
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường? Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm
cân bằng?
b. Nếu chính phủ ấn định giá đối với sản phẩm là 15 nghìn đồng/kg. Thị trường xảy ra hiện tượng
dư thừa hay thiếu hụt hàng hóa? Xác định lượng dư thừa (thiếu hụt)?
c. Nếu chính phủ ấn định p = 15 nghìn đồng/kg nhưng không giải quyết phần dư thừa (thiếu hụt)
hàng hóa, tính thặng dư tiêu dùng (CS)?
Câu 3-04-C2: Cho phương trình đường cầu, đường cung thị trường của hàng hoá A như sau: PD =
13 - Q và PS = -0,5 + 0,5Q. Trong đó, P tính bằng S; Q tính bằng đơn vị.
a. Tính giá và sản lượng cân bằng.
b. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng và nêu ý nghĩa kinh tế.
c. Chính phủ trợ cấp cho doanh nghiệp tr = l$/đơn vị. Tính giá và sản lượng cân bằng mới. Xác
định mức trợ cấp mà người mua và người bán được hưởng.
Câu 3-05-C2: Cho biểu cung - cầu thịt bò Úc nhập khẩu (X) trên thị trường Hà nội như sau: Qs =
2Ps-6 và QD = -PD+ 54

8
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của thị trường? Tính hệ số co giãn cầu trong khoảng giá từ
P0 = 16 nghìn đồng đến P1 = 18 nghìn đồng?
b. Nếu chính phủ đánh thuế vào người bán 1 nghìn đồng/kg bán ra. Giá và sản lượng cân bằng
thay đổi như thế nào?
c. Tính phần thuế mà người bán và người mua phải gánh chịu? Ai phải nộp thuế nhiều hơn? Doanh
thu từ thuế của Chính phủ bằng bao nhiêu?
Câu 3-06-C2: Cho biểu cung cầu đối với bếp gas như sau:

Mức giá (nghìn đồng) Số lượng cầu (triệu chiếc) Số lượng cung (triệu chiếc)
500 20 8
520 18 10
540 16 12
560 14 14
580 12 16
600 10 18

a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu đối với bếp gas. Xác định giá và sản lượng cân bằng của
bếp gas. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại điểm cân bằng.
b. Nếu chính phủ ấn định giá sàn đối với sản phẩm là 590 nghìn đồng/sp, thị trường dư thừa một
lượng bằng bao nhiêu? Hãy xác định thặng dư của người tiêu dùng trước và sau khi chính phủ áp
dụng chính giá sản phẩm sàn.
c. Điều gì sẽ xảy ra với đường cầu của bếp gas khi giá gas tăng lên?
Câu 3-08-C2: Cho hàm số cung cầu đối với bếp điện như sau: PD = 700 - 10Q và Ps = 420 + 10Q.
Đơn vị: P nghìn đồng/chiếc; Q là triệu chiếc.
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của bếp điện. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá
tại điểm cân bằng thị trường. Tính tổng chi tiêu của người tiêu dùng tại điểm cân bằng.
b. Nếu chính phủ ấn định giá trần đối với sản phẩm là 540 nghìn đồng/sp, thị trường thiếu hụt một
lượng băng bao nhiêu? Thặng dư của nhà sản xuất trước và sau khi Chính phủ thực hiện chính
sách giá trần bằng bao nhiêu?
c. Điều gì sẽ xảy ra với đường cầu của bếp điện khi giá bếp ga tăng lên?
Câu 3-09-C2: Cho hàm số cung cầu đối với sản phẩm A như sau: QD =35-5P và QS= -10+10P.
Trong đó P tính bằng nghìn đồng; Q tính bằng đơn vị.
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng, nêu
ý nghĩa kinh tế.
b. Giả sử giá được ấn định bằng 4 nghìn đồng/đơn vị. Hãy phân tích tình hình thị trường và biện
pháp can thiệp của chính phủ (nếu có) để ổn định thị trường?

9
c. Giả sử chính phủ đánh thuế vào người bán t = 1 nghìn đồng/ đơn vị. Xác định trạng thái cân
bằng mới của thị trường. Phần thuế mà người bán và người mua phải gánh chịu là bao nhiêu?
Câu 3-10-C2: Cho biểu cung cầu đối với nho Ninh Thuận như sau:

Mức giá (nghìn đồng) Số lượng cầu (kg) Số lượng cung (kg)
50 200 80
52 180 100
54 160 120
56 140 140
58 120 160
60 100 180

a. Viết phương trình hàm cung, hàm cầu đối với nho Ninh thuận. Xác định giá và sản lượng cân
bằng thị trường. Tính hệ số co giãn của cầu theo giá tại điểm cân bằng.
b. Nếu Chính phủ trợ cấp cho người trồng Nho Ninh thuận 2 nghìn đồng/kg. Xác định giá và sản
lượng cân bằng sau trợ cấp. Mức trợ cấp mà người trồng Nho Ninh thuận và người mua được
hưởng là bao nhiêu?
c. Điều gì sẽ xảy ra với thị trường Nho Ninh thuận nếu thời tiết thuận lợi cho người trồng nho?

10
CHƯƠNG 4 LÝ THUYẾT HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG
Câu 1 (5 điểm) Đúng hay Sai. Giải thích Mức hiểu
Câu 1-41-C4 Lợi ích cận biên của người tiêu dùng đối với một hàng hoá có xu hướng tăng lên khi
mức tiêu dùng hàng hoá này của họ tăng lên
Câu 1-42-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, khi thu nhập của người tiêu dùng giảm,
đường ngân sách dịch chuyển song song ra bên ngoài.
Câu 1-43-C4 Đường bàng quan có độ dốc dương.
Câu 1-44-C4 Trị số tuyệt đối độ dốc đường bàng quan là tỷ số giữa giá cả của hàng hoá này với
giá cả của hàng hoá kia
Câu 1-45-C4 Độ dốc của đường ngân sách phụ thuộc vào thu nhập của người tiêu dùng
Câu 1-46-C4 Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu đạt được khi độ đốc đường bàng quan bằng độ dốc
đường ngân sách với điều kiện tiêu dùng hết số ngân sách..
Câu 1-47-C4 Không có hai đường bàng quan cằt nhau
Câu 1-48-C4 Với điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá hàng hoá ở trục hoành tăng lên thì
đường ngân sách sẽ có độ dốc giảm xuống
Câu 1-49-C4 Người tiêu dùng sẽ tối đa hóa được lợi ích của mình khi khi tỷ số giữa lợi ích cận
biên của các hàng hóa bằng với tỷ số giữa giá cả tương ứng của các hàng hóa đó
Câu 1-50-C4 Khi thu nhập tăng lên người tiêu dùng có xu hướng mua nhiều hàng hóa Y, mua ít
hàng hóa X thì kết luận hàng hóa Y là hàng hóa thông thường còn hàng hóa X là hàng hóa thứ cấp.
Câu 1-51-C4 Khi thu nhập giảm xuống, người tiêu dùng sẽ đạt lợi ích tối đa thấp hơn do sở thích
tiêu dùng của họ đã thay đổi.
Câu 1-52-C4 Trên cùng một đường ngân sách thì tổng lợi ích mà người tiêu dùng thu được là
không đổi
Câu 1-53-C4 Khi các đầu vào có thể hoàn toàn thay thế cho nhau thì đường đồng lượng sẽ có dạng
chữ L
Câu 1-54-C4 Trên cùng một đường bàng quan thì tổng chi phí mà người tiêu dùng phải bỏ ra là
không đổi

Câu 2 (2 điểm) Mức vận dụng


Câu 2-17-C4 Trình bày ngắn gọn cách thức lựa chọn của người tiêu dùng theo lý thuyết lợi ích,
trong đó nêu rõ:
a. Các khái niệm lợi ích, lợi ích cận biên
b. Mục tiêu của người tiêu dùng
c. Điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra
Câu 2-18-C4 Trình bày khái niệm, phương trình và đặc điểm của đường ngân sách.
Câu 2-19-C4 Sử dụng đường ngân sách và đường bàng quan để giải thích cách thức mà người tiêu

11
dùng tối đa hoá lợi ích của mình, trong đó nêu rõ:
a. Khái niệm đường ngân sách
b. Khái niệm đường bàng quan
c. Cách thức kết họp đường ngân sách và đường bàng quan để xác định lựa chọn tối ưu của
người tiêu dùng. Vẽ hình minh họa

Câu 3 (3 điểm) Mức vận dụng


Câu 3-15-C4 Một người tiêu dung có hàm lợi ích đối với hai hàng hoá X và Y là U= XY. Người
tiêu dùng này có thu nhập là 50 để chi tiêu cho hai hàng hoá X và Y. Giá hàng hoá X là 5 và giá
hàng hoá Y là 2,5.
a) Xác định kết hợp hàng hóa để người tiêu dung tối đa hoá lợi ích của mình.
b) Giả sử giá hàng hoá X giảm xuống 2,5 thì kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này sẽ
thay đổi như thế nào?
c) Viết phương trình đường cầu đối với hàng hoá X, giả sử nó là đường tuyến tính.
Câu 3-16-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích của là U=10XY. Thu nhập hàng tháng của người
này là 6 triệu đồng. Giá của hàng hóa X là 100 nghìn đồng và giá hàng hóa Y là 25 nghìn đồng.
a. Xác định kết hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này.
b. Nếu giá của hàng hoá X giảm xuống còn 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa Y không đổi
thì kết hợp tiêu dùng tối ưu sẽ thay đổi như thế nào?
c. Nếu giá của hàng hóa Y tăng lên thành 50 nghìn đồng và giá của hàng hóa X giữ nguyên
là 100 nghìn đồng thì người tiêu dùng này có thể đạt được mức lợi ích như ở câu a hay
không? Tại sao?
Câu 3-17-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích U= (X+2)(Y+1.) với X và Y là 2 hàng hóa mà
người tiêu dùng mua.
a. Viết phương trình đường bàng quan đi qua điểm kết hợp tiêu dùng (X,Y)=(2,8).
b. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Người tiêu dùng
này có thể đạt được mức lợi ích như câu a được không? Tại sao?
c. Giả sử giá mỗi hàng hóa là 1$ và thu nhập của người tiêu dùng là 11$. Hãy xác định kết
hợp tiêu dùng tối ưu của người tiêu dùng này
Câu 3-18-C4 Một người tiêu dùng có hàm lợi ích là U= XY. Giả sử lúc đầu người này tiêu dùng 4
đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y.
a. Nếu số lương hàng hóa Y giảm xuống còn 12 đơn vị thì người này phải tiêu dùng bao nhiêu
hàng hóa X để đạt được mức lợi ích như ban đầu?
b. Giả sử kết hợp tiêu dùng với 4 đơn vị hàng hóa X và 18 đơn vị hàng hóa Y là kết hợp tối
ưu với mức thu nhập hiện tại của người tiêu dùng thì kết hợp tiêu dùng với 9 đơn vị hàng
hóa X và 9 đơn vị hàng hóa Y có khả thi với người tiêu dùng này không? Tại sao?

12
c. Nếu kết hợp tiêu dùng tối ưu là 4 đơn vị hàng hóa X và 8 đơn vị hàng hóa Y thì tỷ lệ giữa
giá cả của hàng hóa X và giá cả của hàng hóa Y là bao nhiêu?

13

You might also like