You are on page 1of 32

MỞ ĐẦU

Sự phát triển của nền kinh tế thị trường kéo theo nó hàng loạt các hệ
quả khác nhau. Có cả sự tích cực và sự tiêu cực. Chúng ta không thể phủ
nhận những thành tựu mà nền kinh tế thị trường mang lại, đó là sự phát
triển của kinh tế trong nước, sự thay đổi trong đời sống người dân ngày
càng rõ rệt,..nhưng bên cạnh đó, mặt trái của nền kinh tế thị trường cũng là
bài toán nhức nhối cần được giải quyết hiện nay đối với nhưng nhà quản lý
nảy sinh xã hội. Đó là việc thay đổi trong cách sống, trong suy nghĩ, trong
việc thể hiện, quan điểm về giá trị của con người trong xã hội ngày cang
thay đổi. Đó là những vấn đề tiêu cực nảy sinh trong xã hội ngày càng gia
tăng, cụ thể là những tệ nạn xã hôi. Tệ nạn xã hội gia tăng và len lỏi vào
trong xã hội, trong mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi, trong mọi môi trường, đáng
báo động hiện nay đó là tệ nạn xã hội và bào lực đã thâm nhập và lan tràn
đến tầng lớp sinh viên trong các trường đại học, cao đẳng – những tầng lớp
trí tuệ, trong môi trường văn hóa, những chủ nhân tương lai của đất nước.
Câu hỏi được đặt ra là tại sao? Tại sao là diễn ra tệ nạn xã hội và bạo lực
học đường trong tầng lớp sinh viên ở các trường cao đẳng, đại học ở Việt
Nam hiện nay?
Với sự tìm hiểu của nhóm, sau đây chúng tôi xin được trình bày
những hiểu biết của nhóm về nguyên nhân của hiện tượng tệ nạn xã hội và
bạo lực học đường diễn ra trong tầng lớp sinh viên ở các trường cao đẳng,
đại học hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn chặn tình trạng
này.

1
Bài tiểu luận của nhóm gồm các nội dung chính sau:
1. Một số khái niệm liên quan và hiên trạng tệ nạn xã hội và bao lực
trong cac trường cao đẳng, đại học ở Việt Nam hiên nay.
2. Nguyên nhân đẫn tới tình trạng tệ nạn xã hội và bạo lực học đường
trong các cao đẳng đại học hiên nay.
3. Giải pháp nhằm góp phần ngăn chặn tệ nạn xã hội và bạo lực học
đường trong các trường cao đẳng đại học hiện nay.
Với sự hiểu biết, cũng như tìm hiếu của nhóm còn nhiều hạn chế, chắc hắn
bài làm của nhóm còn nhiều khiếm khuyết, rất mọng nhận được sự góp ý,
nhận xét của thầy để bài làm của nhóm được hoàn thiện hơn..

2
NỘI DUNG CHI TIẾT
Tệ nạn xã hội và bạo lực trở thành một vấn đề đang được sự quan
tâm cuả toàn xã hôi, vì không chỉ tác hại của nó mang lại không đơn giản
là cho một cá nhân, hay một xã hôi, mà còn liên quan đến cả cộng đồng.
Nó dẫn đến tình trạng mất an ninh xã hôi, dẫn đến sự suy giảm về đạo đức
của con người trong xã hôi,.. Hơn nũa, tệ nạn xã hội và bạo lực không phải
là vấn đề của chỉ xảy ra trong một nhóm, một đối tượng cụ thể nào, mà nó
diễn ra trong mọi tầng lớp, trong mọi lứa tuổi, trong mọi môi trường. Hiện
nay, tệ nạn xã hội và bạo lực cũng làm đau đầu các nhà quản lý giáo dục
khi nó trở thành một hiện tương ngày càng lan rộng trong phạm vi trương
hoc, với các đối tượng là những học sinh, sinh viên, nghiện trong hơn khi
đó là những sinh viên trong các trường cao đẳng đại học, những người rất
gần trở thành lực lượng chủ yếu xây dựng đất nước. Vậy nguyên nhân, tại
sao lại diễn ra tệ nạn xã hội và bạo lực trong các trường cao đẳng đại học
hiện nay ?, và biên pháp gì để chúng ta khắc phục hiện trạng này?
Trước hết, chúng ta cùng tìm hiểu khái lược một số khái niêm liên
quan và hiện trạng của tệ nạn xã hội trong các trường cao đẳng đại học ở
nước ta hiên nay, để chung ta có cơ sở nền tảng về mặt lý luận, cũng như
cái nhìn thực tế về vấn đề này.
1.1 Một số khái niệm liên quan
Muốn hiểu rõ về thực trạng của vấn đề tệ nạn xã hội, cũng như tìm
ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục tình trạng này, chúng ta phải hiểu
một số khái niệm liên quan sau:

3
a,Khái niệm “Tệ nạn xã hôi”
Tệ nạn xã hội được hiểu và cắt nghĩa dựa trên quan điểm của từng
xã hội, từng nhà nước cụ thể. Điều đó tùy thuộc vào lợi ích của các giai
cấp nhà nước. Trong các giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau, giai cấp nhà
nước khác nhau, các nhóm lợi ích xã hội khác nhau thì quan điểm về tệ nạn
xã hội là khác nhau, ranh giới về việc xem xét hành vi có là tệ nạn xã hội
cũng là khác nhau.
Tuy nhiên hiểu một cách chung nhất thì tệ nạn xã hội là hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội của cá nhân, các nhóm, các tổ chức nào đó, gây tác
hại cho đời sống xã hội, làm suy đồi đạo đức lối sống, văn hóa, thuần
phong mỹ tục của dân tộc, đồng thời chống lại tiến bộ xã hội.
Ở Việt Nam, thuật ngữ tệ nạn xã hội là từ ghép Hán Việt, bắt nguồn
từ hai chữ: “tệ” ( hành vi sai trái, sai lệch) và “nạn” ( có tính chất lây lan
nhanh, phổ biến nhanh), và cũng có rất nhiều quan điểm khác nhau về tệ
nạn xã hội. Tuy nhiên, điểm khác biệt đó là những hành vi tệ nạn xã hội
chưa truy cứu trách nhiệm hình sự.
Có nhiều quan điểm khác nhau về tệ nạn xã hội, nhưng du định
nghĩa thế nào thì tệ nạn xã hội vẫn có những đặc trưng cơ bản sau:
Xét về bản chất tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã
hôi..mà xã hội cần phải loại bỏ.
Tệ nạn xã hội là là một hiện tượng xã hội tiêu cực rất dễ lây lan và lây lan
nhanh, hình thức đa dạng phong phú và luôn biến đổi.
Tệ nạn xã hội gây tác hại lớn cho công đồng, xét trên tất cả các lĩnh vực:
kinh tế, văn hóa, xã hội,sức khỏe,…
b,Bạo lực

4
Bạo lực là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý,
đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh
thần và thể xác.
Trong bài tiểu luận này chúng ta chỉ xem xét bạo lực được diễn ra trong
phạm vi trường học mà cụ thể là trong các trường cao đẳng đại học hiện
nay, để phân biệt xin phép được gọi thật ngữ bao lực trong đề tài là bạo lực
học đường.
Như vậy, trong phần 1.1, nhóm đã trình bày những khái niệm cơ bản về tệ
nạn xã hội và bạo lực, từ đó làm cơ sở cho việc tìm hiểu cụ thể hiện tượng
này trong thực tiễn, trong các trường cao đẳng đại học hiện nay.
1.2 Thực trạng tệ nạn xã hội và bạo lực học đường trong các
trường cao đẳng đại học hiên nay.
a, Thực trạng tệ nạn xã hội trong các trường cao đẳng đại học hiên nay.
Đảm bảo an ninh trật tự trong trường học là vấn đề được Bộ GD-ĐT
và Bộ Công an đề cập tới qua Thông tư liên tịch giữa hai bộ. Tuy nhiên, cả
ngành giáo dục và công an đều nhận thấy diễn biến vi phạm pháp luật về
trật tự an toàn xã hội của học sinh, sinh viên (HS, SV) đang ngày càng
phức tạp và khó kiểm soát...
Những năm gần đây chúng ta tận mắt chứng kiến sự tàn phá ghê
gớm của tệ nạn xã hội như cờ bạc, mat tuý, rượu chè...bao cảnh tang
thương, bao gia đình bị tan cửa nát nhà. Đặc biệt tình trạng này lại diễn ra
ngày càng phổ biến trong tầng lớp học sinh, sinh viên – những người được
giáo dục, là tương lai của đất nước. Ấy vậy mà tầm nhìn của thanh niên
vẫn thờ ơ hoặc hiểu biết về các tệ nạn xã hội một cách mơ màng. Như
chúng ta đã biết, tệ nạn xã hội là vấn đề xã hội bao gồm các hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật, gây những hậu quả
xấu về mọi mặt đối với xã hội. Có rất nhiều tệ nạn xã hội nhưng nguy hiểm

5
và phổ biến hiện nay là cờ bạc, ma tuý, mại dâm. Tê nạn xã hội ảnh hưởng
xấu đến sức khoẻ, tinh thần, đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia
đình, gây rối loạn trận tự xã hội, làm suy thoái giông nòi, dân tộc. Các tệ
nạn xã hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma tuý, mại dâm là con
đường ngắt nhất dẫn đến lây truyền HIV/AIDS, một căn bệnh vô cùng
nguy hiểm...
Các loại tệ nạn diễn ra phổ biến trong giới sinh viên hiện nay:
 Tệ nạn cờ bạc:
Có thể thấy rằng tình trạng cờ bạc trong sinh viên hiện nay đã trở
thành một trong những vấn đề báo động của tệ nạn học đường.
Trong giới sinh viên. Chỉ cần lượn một vòng quanh các trường có
nhiều nam sinh viên như ĐH Xây Dựng, ĐH Thủy Lợi, ĐHGTVT, CĐ
GTVT… là có thể thấy ngay dịch vụ lô đề trá hình dưới các quầy bán xổ
số, trong các quán trà đá mọc lên như nấm. Tầm từ 4h -5h30 chiều, lực
lượng nam sinh viên tạt ù vào các quầy này đánh mấy con lô có khi nhiều
gấp mấy lần số sinh viên đang… ngồi trên thư viện nghiên cứu. Với số tiền
mỗi lần đánh ít thì vài chục, nhiều thì đôi ba trăm, có khi là lên tới hàng
triệu đồng. Nhiều sinh viên đã ghi quen mặt tại các quán ghi lô đề do hết
tiền chơi nhiều lúc còn ghi chịu, trở thành “con nợ” nhưng họ vẫn không từ
bỏ ước mơ trúng đề của mình thâml chí còn tìm đủ mọi cách xoay tiền để
gỡ lại số tiền đã mất, nhưng càng đánh càng mất. Lâu ngày thành nợ nần
nhiều, không có khả năng chi trả, kể cả tiền học cũng bị nướng vào chiếu
bạc. "Túng quá làm liều", nhiều kẻ ham mê cờ bạc đã giết người cướp của,
phải chịu hình phạt của pháp luật, chung quy cũng chỉ vì cần tiền để trả nợ.
Lúc đầu chỉ mang tính chất "vui", lâu dần thành thói quen, thành đam mê.
Nhiều học sinh viên bỏ học, trốn tiết để tụ tập sát phạt nhau, nhất là những
dịp trước và sau tết Nguyên đán.

6
Như vậy, lô đề cũng đã trở thành thứ “thuốc phiện” của giới sinh viên.

 Tệ nạn ma túy:
Ma tuý trong học đường thực sự là vấn đề nhức nhối trong xã hội
hiện nay. Trong khi các cấp ủy, chính quyền đang tìm mọi biện pháp đề
ngăn chặn và đẩy lùi ma tuý ra khỏi đời sống xã hội thì TNXH và ma tuý
không những không giảm mà có những diễn biến phức tạp, khó lường đe
doạ tới một bộ phận giới trẻ trong xã hội, người chủ tương lai của đất
nước.
Hiện nay, tỷ lệ người nghiện ma tuý trong lứa tuổi thanh, thiếu niên,
học sinh đang có chiều hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Số
mắc nghiện chủ yếu là các em học sinh đua đòi, hư hỏng, học lực kém,
thường xuyên có mối quan hệ thân thiết với các phần tử xấu ngoài xã hội.
Theo báo cáo của các địa phương, timhs đến năm 2005 đối tượng nghiện
ma túy đều chủ yếu ở trong độ tuổi thanh thiếu niên, con số này chiếm tới
70%, trong đó có không ít đối tượng là HS, SV. Tại Hà Nội, Phòng Cảnh
sát điều tra tội phạm ma túy cho biết: qua điều tra 170 đối tượng nghiện, sử
dụng ma túy tổng hợp đã phát hiện có tới 9 HS và 21 SV. Từ đầu năm
2000 đến năm 2005 đã có 19 vụ sử dụng ma túy tổng hợp và thuốc lắc bị
triệt phá, trong đó cũng phát hiện có 8 HS và 22 SV tham gia. Đáng lưu ý
là ở các đô thị và thành phố lớn, số đối tượng nghiện ma túy đã giảm
nhưng chuyển sang các hình thức tinh vi hơn, còn ở nông thôn miền núi thì
con số này đang ở mức báo động. Năm 2005, tại tỉnh Sơn La có tới 189 HS
và 132 giáo viên nghiện và phạm tội ma túy. Thái Nguyên có 73 HS, SV
liên quan đến ma túy, Nghệ An có 104 HS, SV... Tại nhiều tỉnh thuộc nông
thôn và miền núi, số HS, SV nghiện và phạm tội ma túy tăng lên như Lạng

7
Sơn, Tuyên Quang, Ninh Bình, Hà Nam, Lâm Đồng, Long An, Bến Tre,
Cà Mau...
Đặc biệt gần đây sự xuất hiện của các loại ma túy tổng hợp như
Amphetamin, Methamphetamin, Estasy... tại các vũ trường, tụ điểm ăn
chơi đã cám dỗ một bộ phận thanh thiếu niên, HS-SV nghiện ngập.
 Tệ nạn bia rượu:
Hiện tượng sinh viên uống rượu đã trở thành chuyện thường ngày ở
huyện đối với nhiều người. Bất cứ một dịp nào: sinh nhật, lễ tết, ngày cuối
tuần… thậm chí là chả cần “nhân dịp”, các sinh viên cũng tụ tập chén tạc,
chén thù. Ba cậu sinh viên ĐHXD uống hết 3 chai rượu Lúa Mới (loại 1 lít
một chai) trong buổi liên hoan chia tay một đồng chí lên đường “về quê
mẹ” (vì bị đình chỉ học một năm) mà đồ nhắm chỉ có mấy củ lạc với vài
quả khế. Uống xong, cả bọn say xỉn, nôn mửa ra phòng khiến ai vô tình đi
ngang qua sẽ cảm thấy kinh hãi với lối sống buông thả của một bộ phận
sinh viên hiện nay. Ai cũng biết uống nhiều như vậy sẽ cực hại đến lục phủ
ngũ tạng nhưng tất cả đều phớt lờ và cho rằng “vui là chính, sức khỏe là
thứ yếu”. Thậm chí những khi “viêm màng túi”, nhiều sinh viên còn đi
mua những loại rượu rẻ tiền chỉ vài nghìn/lít. Biết thế, nhưng tất cả đều bỏ
qua, chỉ cần lúc “trăm phần trăm” thấy vui là được. Mọi chuyện sau này
đến đâu thì đến, không cần quan tâm.

Theo Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác Học sinh -
sinh viên (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Có đến 90% những vụ vi phạm pháp
luật, gây mất an ninh, trật tự trong học sinh sinh viên đều từ bia rượu mà
ra". Một xu hướng không lành mạnh trong sinh viên hiện nay là mọi dịp
vui buồn như liên hoan, sinh nhật, ăn mừng... đều được tổ chức
dưới dạng ăn nhậu thâu đêm suốt sáng. Các quán xá, căng-tin trong và

8
ngoài trường đều luôn luôn có rượu, bia bán cho học sinh, sinh viên, thậm
chí các chủ hàng còn sẵn sàng cho nợ. Uống quá say, không kiềm chế được
bản thân, nói năng thiếu suy nghĩ, dẫn đến chấp nhặt lẫn nhau giữa các cá
nhân, nhóm người, rồi không ít trường hợp xảy ra những va chạm, chửi
bới, đâm chém nhau, gây mất an ninh, trật tự”.
 Tệ nạn mại dâm.
Đây tưởng chừng là điều vô lý nhưng hoàn toàn là sự thật hiển nhiên
hiện nay. Cùng với sự phát triển tỷ lệ mại dâm của cả nước, số lượng gái
mại dâm ngày càng gia tăng với xu thế ngày càng trẻ hóa, trình độ ngày
được nâng cao. Số lượng sinh viên nữ tham gia hoạt động mại dâm hiện
nay ngày càng trở lên đông đảo, theo xu hướng như phong trào, “mốt”.
Hoạt động mại dâm với sự tham gia của giới sinh viên còn mang tính tổ
chức theo đường dây, với một phương thức cấp độ hoàn toàn khác, phục
vụ những đối tượng đại gia, khách Víp, với mức độ giá cả cũng hoàn toàn
khác các đối tượng mại dâm thông thường .Có nhiều nguyên nhân khác
nhau dẫn đến tình trạng mại dâm của giới sinh viên nhưng thực trạng này
thể hiện sự báo động trong nhận thức cuả xã hội đặc biệt là giới trẻ về gía
trị, lối sống, đạo đức truyền thống.
 Tệ nạn tham nhũng
Tệ nạn này đề cập đến đối tượng là các thầy cô giáo trong các
trường Cao đẳng, Đại học. Đây là tệ nạn không được công khai, có thể nói
như vậy. Nhưng trên thực tế, vẫn diễn ra trong các trường hiên nay trong
hệ thống giáo dục của nước ta. Biểu hiện cụ thể là các hiện tượng “mua
điểm”, “chạy điểm”, “mua bằng”, chạy bằng”. Hiện tượng sinh viên mùa
thi cử dùng tiền, hoặc quà cáp (giá trị rất cao) biếu xén thầy cô để nhằm
được điểm cao. Có trường hợp bắt nguồn từ sinh viên vì lười học nhưng
muốn có điểm cao lên dùng tiên chạy điểm, mua điểm. Có trường hợp,

9
thầy cô dùng điểm để “ép” sinh viên làm vậy dù muốn hay không. Đây
không phải là trường hợp phổ biến, cũng không phải diễn ra trong tất cả
các trường Cao đẳng, Đại học và tất cả các thầy cô giáo. Vẫn có rất nhiều
tấm gương người thầy hết lòng vì sinh viên, hay những học sinh xuất sắc
bằng chính thực lực của mình. Tuy nhiên, đó cũng là một tệ nạn vẫn
“phảng phất” tồn tại trong nền giáo dục Việt Nam hiện nay, cần phải được
loại bỏ trong thời gian tới.

b,Thực trạng bạo lực trong các trường cao đẳng đại học hiện nay.

Ngày nay, cùng với sự phát triển và đi lên của xã hội mỗi chúng ta
được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó
cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội.
Một trong những vấn đề đáng lo ngại hiện nay, đó là đạo đức học đường
của một bộ phận học sinh, sinh viên đang bị xuống cấp, dẫn đến tình trạng
bạo lực học đường xảy ra ngày càng phổ biến, quan hệ thầy trò bị đảo lộn.
Điều này không những gây hoang mang cho dư luận xã hội mà còn gióng
lên hồi chuông cảnh báo về lối sống đạo đức, nhân cách của giới trẻ ngày
nay. Bạo lực học đường không chỉ là hiện tượng cá biệt mà còn là vấn nạn
của toàn xã hội. Trên tất cả các trường học đề xuất hiện bạo lực học đường.
Tuy mức độ có khác nhau nhưng cả thành thị và nông thôn, cả đồng bằng
và miền núi thì các vụ liên quan đến bạo lực học đường ngày càng gia
tăng.
Dư luận xã hội đã bất bình và lên án về tình trạng bạo lực xảy ra
trong học đường, nhưng thời gian gần đây, hiện tượng này không thuyên
giảm mà thậm chí còn gia tăng với những hành vi và mức độ bạo lực nguy
hiểm hơn trước. Đó không chỉ là những biểu hiện lệch lạc trong hành vi,

10
nhân cách đạo đức như thiếu lễ độ với người lớn, tụ tập gây gổ đánh nhau,
thói lười học, ham chơi, sống đua đòi và phạm pháp hình sự từ phía học
sinh sinh viên mà bên cạnh đó còn có cả sự ngược đãi học sinh sinh viên
và tha hóa từ một số thầy cô giáo. Về phía sinh viên, đáng ngại hơn khi
những biểu hiện xuống cấp về đạo đức lại tăng theo lứa tuổi và bậc học.
Bạo lực học đường đã xảy ra ở khắp nơi, ở mọi cấp học và để lại hậu quả
khôn lường. Bạo lực học đường đang bùng phát và gia tăng tới mức báo
động, Mức độ nghiêm trọng của nó khiến dư luận xã hội phải nhìn nhận
bạo lực học đường như một vấn nạn cần chung tay phòng chống. Chuyện
bạo lực trong học đường đã vô tình làm lộ ra nhiều lỗ hổng trong tư duy,
tình cảm của giới trẻ.
Thực chất, bạo lực học đường không phải là vấn đề mới, nhưng mức
độ, tính chất và hành vi ngày càng nguy hiểm. Thật đáng phỉa quan tâm khi
bạo lực xảy ra ngày càng nhiều ở sinh viên, những con người được đào tạo
đầy đủ và là nguồn tri thức chủ yếu cho xã hội sau này.
Xét từ góc độ văn hoá thì bạo lực học đường là một hiện tượng phản
văn hoá, thể hiện lối ứng xử theo kiểu luật rừng, coi thường pháp luatạ, bỏ
qua nội quy trường lớp, đi ngược lại và làm hoen ố giá trị văn hoá tỷuyền
thống tốt đẹp trong xã hội, trong nhà trường. Xét từ góc độ giáo dục thì
bạo lực học đường là sự phản ánh kết quả giáo dục không được như mong
muốn, là thước đo gián tiếp cho thấy hiệu quả và chất lượng ngược chiều
với mục tiêu giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức, lối sống theo
chuẩn mực văn hoá.
Nhiều sự việc mang tính chất bạo lực học đường đã được phản ánh
qua các kênh thông tin đại chúng trong thời gian gần đây cho thấy, tuy
không phải là dòng chảy chủ đạo của văn hoá học đường nhưng cũng gây
nhiều lo ngại cho xã hội. Bởi bạo lực học đường đã vượt ra ngoài khuôn

11
khổ quản lý của xã hội. Thực trạng bạo lực học đường dã khiến cho bức
tranh giáo dục không còn được tinh khiết như bản chất của nền giáo dục
định hướng xã hội chủ nghĩa. So với thời kỳ trước khàng chiến và đổi mới,
thì nền giáo dục hiện nay đang thiên về “dạy chữ” một cách thái quá, còn
phần dạy người chưa đúng với mục tiêu đề ra. Nếu không kịp thời khắc
phục vấn nạn bạo lực học đường thì chắc chắn hậu quả của nó khó có thể
lường trước được.
Cứ nghĩ rằng bạo lực học đuờng chỉ xảy ra ở học sinh phổ thông vốn
bồng bột hiếu thăng. Nhưng không! Hiện tượng trên cũng khá phổ biến
trong môi trường Đại học. Ngay tại khu ĐHQG ở Thủ Đức, thỉnh thoảng
lại rộ lên những vụ ẩu đả giữa sinh viên trường Đại học Thể dục thể thao
với các trường lân cận nhưng không ai dám ngăn cản.
Bất nhẫn nhất là vụ cựu sinh viên trường Đại học Nông Lâm Trần Xuân
Thanh tạt axit Thầy Đặng Hữu Dũng chỉ vì bị thầy đánh trượt môn Tiếng
Anh. Vụ án trên đã gây bức xúc cho sinh viên trong trường và giới sinh
viên cả nước.
Những tưởng bạo lực học đường chỉ xảy ra với các nam sinh, nhưng
trên thực tế hiện nay nữ sinh cũng không hề tỏ ra thua kém. Nhiều nữ sinh
chia phe, chia nhóm, đánh nhau theo kiểu xã hội đen ngay trong sân
trường. Đặc biệt là vụ hai cô sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh đánh nhau
ngay trước cổng trường. Hay như nữ sinh viên trường Đại học Công
nghiệp Hà Nội đánh nhau rồi tung clip lên mạng. Vài tháng gần đây, nhiều
clip quay cảnh nữ sinh đánh nhau được tung lên mạng. Dư luận lên án hết
sức gay gắt tính côn đồ và sự tàn nhẫn trong hành vi của các nữ sinh. Điều
đáng lo ngại hơn là thái độ bàng quang và sự thờ ơ của những người đứng
xem mà đa phần là các bạn trẻ. Có lẽ giới trẻ ngày nay đang bị vô cảm hoá.
Giới trẻ ngày nay tiếp cận với các phương tiện thông tin giải trí hiện đại

12
như Internet, game online, những cảnh bạo lực đầy rẫy trong các trò chơi
điện tử, trong chuyện tranh. Thái độ bàng quang, vô cảm dường như không
chọn tuổi, càng trẻ các bạn cáng khó sàng lọc, chống đỡ với cái xấu.
Những suy nghĩ lệch lạc tất yếu dẫn đến những hành vi lệch lạc.
Một cuộc khảo sát thực hiện vào năm 2008 tại một số trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội về tình trạng bạo lực trong học sinh sinh viên nữ
đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 44,7% bạo lực nữ
sinh là rất thường xuyên, 38% là thường xuyên, 17,3% là không thường
xuyên. Đáng chú ý hầu hết những chuyện đánh nhau lần đàu tiên đêu diễn
ra trên khuôn viên trường hoặc trước cổng trường, và những lần bạo lực
tiếp theo lại đa số diên ra ngoài trường học.
Trong số các sinh viên đã từng có hành vi hành hung người khác,
hầu hết đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm
mất đi thiện cảm của mọi người đối với sinh viên. Điều đó chứng tỏ đa
phần các sinh viên và giới trẻ đều nhận biết được một cách rất rõ ràng hậu
quả của bạo lực và sự sai trái trong hành vi của mình, nhưng vẫn tiếp tục
thực hiện hành vi đó coi thường pháp luật và văn hoá đạo đức cảu sinh
viên. Cuộc khảo sát cũng cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng
cũng là cái cớ gây xung đột như không ưa thì đánh (24%), bị khiêu khích
nên đánh (16%), đánh vì lý do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là có những
lý do không thể hình dung được như người khác nhờ đánh (20%), và chẳng
có lý do gì cũng đánh (12%). Còn phải kể thêm một số yếu tố thúc đẩy
hành vi bạo lực học đường, đó là sự cổ vũ của các bạn bè, đặc biệt là nam
sinh.
Với câu hỏi “ khi đánh nhau bạn thường dùng hình thức chủ yếu
nào?” thì có tới 1/2 số khảo sát cho biết đó là đánh tập thể. Điều này cho
thấy bạo lực không chỉ chuyện của mỗi cá nhân mà có tính chất lây lan

13
theo nhóm, có nghĩa rằng đa số giới trẻ cho rằng bạo lực học đường là
chuyện bình thường. Thậm chí nhiều bạn còn đứng ngoài xem và cổ vũ rất
nhiệt tình. Một điều đáng sợ hơn nữa khi các cuộc bạo lực xay ra thường
sử dụg hung khí khi hành hung bạn, đó có thể là gạch đá, gậy gộc, thamạ
chí là dao lam, axit…những phương tiện này có mức độ nguy hiểm rất cao,
có thể gây tàn phế hoặc cướp đi mạng sống của các nạn nhân.
Không chỉ dừng lại ở đó, còn một phương tiện mang tính chất bạo
lực về tinh thần, đó là sử dụng điện thoại di động để ghi hình vu hành
hung, sau đó đưa lên mạng Internet như là cách làm nhục nạn nhân và
thậm chí là để khoe thành tích cá nhân. Đó chính là lý do tại sao gần đây số
lượng clip xuất hiện trên mạng ngày càng nhiều và được sử dụng rộng rãi.

Về thái độ của những người xung quanh, gần như trong các clip đều
thể hiện thái độ bàng quan, vô cảm của những bạn trẻ đứng xung quanh,
gần như những người chung quanh chỉ hò reo, cổ vũ, thậm chí chăm chú
quay video mà không hề có sự can thiệp, ngăn cản hoặc tìm cách cứu giúp
nạn nhân. Thái độ này nếu không được quan tâm kịp thời sẽ dần hình thành
trong các tâm lý của giới thói quen thờ ơ trước cái xấu, thậm chí còn vô
tình đồng lõa trước cái xấu đang diễn ra quanh mình.

Ông Phùng Khắc Bình - Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên
(Bộ GD-ĐT) - cho biết: Thống kê từ 38 Sở GD-ĐT gửi về Bộ từ năm 2003
đến nay có tới hơn 8.000 vụ học sinh sinh viên tham gia đánh nhau và bị
xử lý kỷ luật. Có thể thấy ngay một vài vụ việc nổi trội gây ầm ĩ dư luận
gần đây mà mức độ nghiêm trọng ngày càng cao và hành vi ngày càng
nguy hiểm. Đây chính là mặt trái của nền kinh tế thị trường đang ngày
càng phát triển ở Việt Nam. Quá trình mở cửa hội nhập đã dẩy mạnh sự
giao thoa, tiếp biến văn hoá nhân loại vào văn hoá Việt, quá trình này

14
không tránh khỏi những luồng gió độc hại du nhập một cách ngẫu nhiên
hoặc có chủ ý (với âm mưu diễn biến hoà bình) làm tổn hại đến những giá
trị văn hoá truyền thống trong xã hội ta nói chung, trong nhà trường nói
riêng. Những cảnh bạo lực trong phim ảnh nước ngoài, nhất là nhgững trò
chơi bạo lực đã vô hình hcung chuyển tải đến giới trẻ và kích thích hành vi
của họ theo khuynh hướng hành động phi văn hoá, trái với nền giáo dục
của Việt Nam. Những hành vi như vậy chính là sự pha tạp văn hoá hành sử
kiểu côn đồ băng đảng đang ngày càng gia tăng, bất chấp pháp luật. Nó
đưa tới những hành vi cực kỳ gây nguy hiểm cho xã hội. Trong thời gian
gần đây, tội phạm là sinh viên ngày càng tăng nhanh và mức độ nguy
hiểm, sự tàn ác trong hành vi khiến dư luận xã hội phải giật mình. Từ việc
tạt axit vào thầy giao của cựu sinh viên trường Đại học Nông lâm đến
những hành vi côn đồ da man như vụ án năm sinh viên Học viện Công
nghệ bưu chính viễn thông đánh đập một sinh viên gần chết, rồi đến những
vụ án giết người kinh hoàng của cố sinh viên trường Đại học Ngoại
thương. Tất cả những hành vi đó giới trẻ bị tiêm nhiễm khi mà đâu cũng
thấ những cảnh bạo lực. Hàng ngày, trong hành trình từ nhà đến trường, đi
học và đi làm thêm, sinh viên đã chứng kiến khong ít những cảnh tượng
phi văn hoá diễn ra ngay trước mắt cảnh va quệt khi tham gia giao thông
dẫn đến chửi rủa, hành hung; cảnh “không thuận mua vừa bán” dẫn đến
xung đột náo loạn; cảnh người lương thiện vì phát giác kẻ trộm cắp mà bị
chúng ra tay “báo oán” gây thương tích. Trong một xã hội mà đạo đức con
người đang bị xuống cấp nghiêm trọng, lối sống cách cư xử thiếu văn hoá
đang diễn ra ở khắp mọi nơi có tác động cực kỳ lớn đối với giới trẻ, đặc
biệt là sinh viên sống xa nhà, thiếu sự quan tâm dạy dỗ của gia đình. Như
vậy, trong cuộc sống đương đại, cho dù đã và đang có nhiều làng xã, khu
phố được công nhận danh hiệu “văn hoá”, nhưng có một thực tế đau xót

15
trong ứng xử người với người lại hết sức phi văn hoá, trái với cương
thường đạo lý, vượt ra ngoài khuôn khổ pháp luật - đó chính là những hành
vi tiềm ẩn nguy cơ lấy bạo lực làm thượng tôn trong xử lý các mối quan hệ
xã hội.

Qua những sự việc trên cho thấy, tình trạng bạo lực học đường đang
diễn ra với mức độ ngày càng nguy hiểm. Đây không phải là nỗi lo của
riêng một tổ chức cá nhân nào, mà chính là nỗi lo chung của toàn xã hội.
Cứ nghĩ rằng sinh viên giới trẻ ngày nay năng động tiếp thuy được nhiều
luồng văn hoá mới chân chính, nhưng sự thực vấn đề gì cũng có mặt trái
của nó. Vấn đề đặt ra không phải là chỉ giáo dục cho riêng đối tượng học
sinh sinh viên, mà cần phải cải tổ và phát huy hơn nữa giá trị nhân văn sâu
sắc của dân tộc Việt nam đang bị mất dần trong xã hội hiện đại. Công tác
quản lý trong các nhà trường vẫn chưa đảm bảo được sự giáo dục toàn
diện, chỉ thiên về dạy chữ mà quên mất việc đào tạo con người. Vì thế
muốn đẩy lùi được bạo lực học đường thì không chỉ dừng lại ở việc điều
chỉnh hành vi của sinh viên mà cần phải điều chỉnh hành vi của toàn xã
hội, làm môi trường xã hội trong sạch và ổn định. Cần phải loại bỏ những
luồng văn hoá phản động, xây dựng lại nề văn hoá truyền thống. Có như
vậy mới giảm tải được tình trạng bạo lực trong sinh viên đang ngày càng
diễn ra ngày càng nguy hiểm trong xã hội chúng ta hiện nay.

Thực trang về vấn đề tệ nạn ở trường Đại học KHXH và nhân văn
Trường đại học KHXH và nhân văn Hà Nội là trường đại học thuộc hệ
thống trường Đại học Quốc Gia Hà Nôi – với bề dày về kinh nghiệm xã
hội và truyền thống văn hóa đạo đức tốt. Với cơ cấu sinh viên đa phần là
nữ và cơ sở vật chất dành cho hoạt động vui chơi giải trí cho sinh viên
thuộc loai tốt, nên trường có lợi thế hơn về việc quản lý và hạn chế được

16
những tệ nạn xã hội đang tồn tại trong đời sống sinh viên hiện nay. Không
những thế trường còn rất chú trọng tới việc đào tạo về văn hóa, đạo đức
trong lối sống cho sinh viêc. Song trong trường vẫn tồn tại những tệ nạn
như:
Ham mê chơi game, bi-a, điện tử dẫn đến việc bỏ bê học hành, không
chăm lo cho cuộc sống cá nhân.
Nạn đánh cờ bạc, lô đề tuy ko diễn ra trong trường nhưng vẫn điễn ra ở nơi
mà sinh viên sinh sống với quy mô ko lớn nhưng gây đam mê và thói
nghiện cờ bạc.
Sử dụng những chất kích thích có hại cho sức khỏa như: uống bia, rượu, sử
dụng những loại thuốc kích thích mạnh gây hại cho hệ thần kinh.
Nạn trộm cắp, lừa đảo…còn tồn tại ở nơi sống của sinh viên
Đây là một số tệ nạn hầu hết tồn tại ở một số ít nam sinh viên trong trường.
Ngoài ra việc đánh nhau hay phạm tội hình sự được hạn chế một cách tối
thiểu gần như là không xảy ra trong trường.
Tuy vậy trường Đại học KHXH nhân văn đã, đang và sẽ tiếp tục
phát huy hơn nữa truyền thống giảng dạy, học tập và giữ gì phẩm chất của
con người. Bên cạnh đó còn nâng cao hơn nữa những biện pháp giáo dục
đời sống của sinh viên thông qua công tác giảng dạy. Không những thế
trường cũng không ngừng nâng cao cơ sở vật chất, tạo ra những sân chơi
lành mạnh cho sinh viên. Ví dụ: Để cho sinh viên sử dụng sân tập thể dục
thể chất để tổ chức các hoạt động thể thao như đánh cầu long, đá
bong….hay tổ chức những đêm nhạc hội sinh viên. Đây cũng là yêu tố
quan trọng để sinh viên không dẫn đến con đường tệ nạn.

17
2. Nguyên nhân của hiện trạng tệ nạn xã hội và bạo lực học đường
trong các trường cao đẳng đại học.

Sự đổi mới đường lối kinh tế xã hội là sự lựa chọn mới về hệ thống
giá trị cơ bản của xã hội ở nước ta đã đem lại sự phát triển toàn diện, mạnh
mẽ và sâu sắc trong đời sống xã hội kéo theo sự biến đổi hệ thống định
hướng giá trị trong mỗi người. Bên cạnh việc hình thành những giá trị mới,
tích cực, sự phát triển, mở cửa, hội nhập nền kinh tế thị trường và sự phát
triển nhanh về khoa học công nghệ cũng làm nảy sinh những hiện tượng
tiêu cực trong xã hội, ảnh hưởng đến tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sống
của giới trẻ, đặc biệt là một bộ phận sinh viên.

Như phân tích ở trên chúng ta có thể nhận thấy thực trạng vấn đề tệ
nạn xã hội và bạo lực trong tầng lớp sinh viên là đáng lo ngại. Vậy nguyên
nhân nào đã dẫn tới thực trạng này? Đó vẫn là câu hỏi đang được cả xã hội
giải đáp và cho ý kiến. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên
chúng ta có thể tìm hiểu và thống kê thì nhân thấy vấn đề tệ nạn xã hội và
bạo lực diễn ra tong tầng lớp sinh viên ở các trường cao đẳng đại học do
hai nhóm nguyên nhân chủ yếu: Nhóm nguyên nhân chủ quan và nhóm
nguyên nhân khách quan.

a, Nguyên nhân chủ quan.

Đây là nhóm nguyên nhân xuất phát từ bản thân những sinh viên
trong các trường cao đẳng đại học này. Nhóm nguyên nhân này chủ yếu
xuất phát từ đặc điểm và tâm lý lứa tuổi, hoàn cảnh của sinh viên tạo lên,
cụ thể gồm những nguyên nhân sau:

a.1. Nguyên nhân do tâm lý lứa tuổi

18
Về mặt tâm lý, sinh viên là lứa tuổi hình thành và phát triển mạnh
mẽ những phẩm chất, nhân cách bậc cao có ý nghĩa rất lớn đối với sự tự
giáo dục, hoàn thiện bản thân theo hướng tích cực như khả năng tự đánh
giá, lòng tự trọng, tự tin, tự ý thức… Đây là lứa tuổi chưa thật sự trưởng
thành, suy nghĩ còn non nớt, dễ bị lôi kéo, thích ăn chơi đua đòi, dễ bị ảnh
hưởng bởi lối sống gấp, lối sống hưởng thụ một cách cực đoan. Các thế hệ
thù địch ra sức chống phá cách mạng nước ta trên nhiều phương diện, góc
độ khác nhau của đời sống xã hội, chúng tăng cường tuyên truyền du nhập
lối sống ngoại lai, tôn thờ lối sống tự do, vô chính phủ, vô kỷ luật, kích
thích những dục vọng cá nhân thấp kém, những ham muốn lệch lạc của
một số người, trong đó tập trung chủ yếu vào sinh viên. Do đó, nhiều sinh
viên có tâm lý nông nổi, đua đòi, ưa mạo hiểm, thích phiêu lưu… Nên đã
mắc vào tệ nạn xã hội.

a.2. Nguyên nhân từ chính cá nhân

- Một số sinh viên xuống cấp về lối sống đạo đức, sa sút về phẩm chất
chính trị, không xác định được động cơ mục đích, lý tưởng phấn đấu, sống
buông thả, sống gấp, sống thực dụng, sống không lao động và chạy theo
cám dỗ đời thường.

- Do nhận thức pháp luật còn hạn chế, sinh viên không ý thức được mối
nguy hiểm và hậu quả hành động vi phạm phạm tội của mình mà chỉ hành
động theo bản năng cảm tính có một số sinh viên khi bị bắt mới biết mình
phạm tội nghiêm trọng.

- Do tò mò, thích tìm cảm giác mới lạ.

- Một số sinh viên do thiếu ý thức rèn luyện không chủ động phòng tránh
những nguy cơ tấn công của các tệ nạn xã hội.

19
a.3. Nguyên nhân do thiếu tiền

Đối với những sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn thì việc có
đủ tiền để học tập và trang trải cuộc sống là rất khó khăn. Nhiều sinh viên
không ý thức được hoàn cảnh của mình lại lao vào ăn chơi, đua đòi… khi
không có tiền ăn chơi đã lao vào các tệ nạn như: Làm gái mại dâm, lô đề,
cá độ bóng đá, sổ xố…

Đó là những nguyên nhân xuất phát từ phía cá nhân tầng lớp sinh
viên, từ bản thân đặc điểm về mặt tâm lý, tư tưởng. Song bên cạnh đó, một
nguyên nhân rất quan trong dẫn tới tình trạng tệ nạn xã hội và bạo lực
trong các trường cao đẳng đại học hiên nay đó là sự tác động từ môi trường
bên ngoài đến tầng lớp sinh viên- nhóm nguyên nhân khách quan:

b, Nhóm nguyên nhân khách quan.

b.1 Nguyên nhân từ gia đình

       Gia đình với chức năng nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục con em, là nơi
có nhiều thời gian nhất, có nhiều thuận lợi nhất về mọi phương diện để
giúp các em nhận rõ được tác hại ghê gớm của tệ nạn xã hội và từ đó có
cách phòng chống tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều gia đình thiếu phương pháp
giáo dục thích hợp với tâm lý lứa tuổi (quá nuông chiều, thoả mãn, đáp
ứng đầy đủ những yêu cầu vật chất không chính đáng), thiếu tri thức về
phòng chống ma tuý, không giáo dục cho con em tránh xa tệ nạn này. Cấu
trúc gia đình không hoàn hảo như bố mẹ chết, chỉ có bố hoặc chỉ có mẹ, bố
mẹ ly dị, sống trong cảnh dì ghẻ, bố dượng…thiếu người chăm sóc, giáo
dục dễ dàng bị bọn xấu rủ rê. Gia đình có người phạm tội (bố, mẹ phạm
tội, anh, chị phạm tội…) gia đình không hoà thuận, thường xuyên cãi vã,

20
thậm chí có hành vi đồng loã, khuyến khích các em lao vào các tệ nạn xã
hội.

b.2, Nguyên nhân từ nhà trường và cộng đồng

- Sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, các cấp các ngành chức năng chưa
hết trách nhiệm, chưa tạo phong trào rộng khắp chưa quản lý chặt chẽ sinh
viên, để họ nâng cao cảnh giác, tích cực phòng ngừa tham gia phòng
chống tội phạm và bài trừ tệ nạn xã hội.

- Trong chương trình dạy và học của nhà trường phần lớn chưa chú trọng
vào việc đưa những kiến thức về xã hội, về tệ nạn xã hội giảng dạy cho học
sinh, sinh viên một cách có hệ thống nhằm giúp các bạn có kiến thức về
vân đề này. Phần lớn nhà trường chỉ chú trọng việc đào tạo về kiến thức
trong sách vở,…Việc giới thiệc và tìm hiểu về tệ nạn xã hội chỉ mang tính
hình thức, chưa đi sau vào trong tầng lớp học sinh, sinh viên.

b.3, Mặt trái của nền kinh tế thị trường – tác hại từ công nghệ thông
tin

- Bên cạnh tính ưu Việt của nền kinh tế thị trường thì mặt trái của nó tác
động ảnh hưởng không nhỏ đến bộ phận sinh viên. Hàng năm có hàng triệu
sinh viên ra trường không xin được việc làm, để đảm bảo cuộc sống các
em đã tự phải bươn trải và không ít trong số đó bị lôi kéo vào con đường
phạm tội và tệ nạn xã hội.

- Trong khi trình độ khoa học công nghệ phát triển nhanh, đặc biệt là tin
học thì chưa có cơ chế quản lý phù hợp, vì vậy những văn hóa đồi trụy,

21
phản động, kích động tình dục, kiếm hiệp bạo lực thông qua internet được
một bộ phận sinh viên không được định hướng.

Tác hại của mạng Internet:


Chúng ta thấy rằng internet là điều cần thiết trong xã hội thông tin
hiện nay, nó có vai trò quan trọng trong việc phát triển xã hội, giúp con
người tiếp cận, và hòa nhập cùng xu thế chung của thế giới một cách dễ
dàng và thuận tiện hơn. Tuy nhiên, từ khi internet phát triển ở Việt Nam thì
ngoài những tác động tích cực thì nó cũng mang đến những vấn đề nan giải
của xã hội.
Năm 2002, khi Bộ GD-ĐT và Bộ Công an đưa ra Thông tư liên tịch
về công tác bảo vệ an ninh trật tự trong trường học thì mạng internet chưa
phát triển như bây giờ. Hiện nay an ninh mạng đang là vấn đề cần được đặt
ra khi đây được coi là nơi khởi nguồn nhiều hoạt động gây bất ổn an ninh
trật tự xã hội và rất khó kiểm soát, trong khi đó HS, SV lại là đối tượng
thường xuyên tiếp xúc với công nghệ thông tin. Nhận định về tình hình an
ninh trật tự trong trường học, đại diện Phòng Công tác HS - SV ĐH Bách
khoa Hà Nội cho biết, cùng với sự phát triển vượt bậc của đời sống kinh tế,
xã hội trong những năm gần đây thì mọi vấn đề phức tạp trong xã hội đều
tác động và phản ánh trong đời sống HS, SV. Điểm lại các tệ nạn xã hội đã
len vào trường học như ma túy, mại dâm, cờ bạc, hiện nay đời sống học
đường còn nổi lên các vấn đề như nạn cầm đồ, cho vay nặng lãi, nghiện
game, chat sex hay những quan điểm lệch lạc về lối sống tự do, buông thả.
Những mảng tối học đường còn được đề cập dưới góc độ nữ SV đang có
một “nghề” rất thịnh là làm gái bao, gái gọi cao cấp, thậm chí, tổ chức
quảng cáo, rao bán trên mạng internet. Vụ Công tác HS - SV, Bộ GD-ĐT
cũng cho biết, tình trạng HS, SV bỏ học, sống lang thang, thông qua mạng

22
internet để kết thành băng nhóm, sử dụng ma túy, gây rối trật tự xã hội...
có xu hướng gia tăng. Đáng chú ý hơn nữa là các hành vi vi phạm đạo đức
do tiêm nhiễm từ băng đĩa đen, trang web có nội dung khiêu dâm, đồi
trụy… đang đe dọa môi trường giáo dục.
Ông Trần Đình Mai - Trưởng ban Công tác HS-SV ĐH Đà Nẵng rất
lo lắng khi nhà trường chưa tìm được cách kiểm soát thông tin trên mạng
liên quan đến HS, SV. “Hàng triệu blog cá nhân, bao nhiêu địa chỉ diễn
đàn có sự tham gia của HS, SV. Làm sao nhà trường có thể nắm bắt được
thông tin ở đây để có thể tìm hiểu cũng như đề phòng những vấn đề gây
mất ổn định tư tưởng, chính trị, ảnh hưởng đến lối sống của SV?”.

Sự bùng nổ của các loại hình giải trí trên mạng như Chat, các loại
Geme, Blog… sinh viên lại có cơ hội mê mẩn với thế giới ảo trong Võ Lâm
Truyền Kỳ, Avatar, geme nhịp điệu cuộc sống Audision... Trong thế giới
đó, cậu không còn là một sinh viên quèn, đến tiền ăn hàng ngày cũng phải
ngửa tay xin bố mẹ nữa mà là một “anh hùng”, một cao thủ võ lâm hành
tẩu giang hồ, trừ gian diệt bạo được người trong thiên hạ (ảo) kính nể.
Những sinh viên này sống với thế giới ảo nhiều hơn thế giới thật. Số giờ
học trên giảng đường ngày càng thưa thớt, thậm chí là còn không về phòng
trọ, ăn uống ngay tại quán Net, thay vào đó là những đêm bạc mặt trước
màn hình với những “chiêu thức”, những “bí kíp” võ công đọc lên đã thấy
méo cả miệng và làm tất cả để thể hiện đẳng cấp của mình trong thế giới
ảo. Khi đã đắm chìm trong thế giới ảo sẵn sàng bỏ tiền thật để mua lấy
những “vũ khí”, đồ dùng ảo nhằm trang bị cho nhân vật của mình thật tinh
nhuệ. Số tiền chi ra từ vài trăm nghìn đồng rồi lên đến vài triệu và hàng
chục triệu lúc nào chẳng hay dẫn đến nợ nần chất đống. Điều đáng nói là từ
những trò chơi ảo đó đã dần dần thấm vào nhân cách của người chơi, hình

23
thành tính hung bạo, man dợ, thực tế đã chứng minh rằng hàng loạt vụ giết
người, đâm chém hiện nay được các tay “geme thủ” bắt trước theo đúng
trong trò chơi.

Đây chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong đại đa số những sinh viên đang
ngày đêm chăm chỉ học hành, tích lũy tri thức, đạo đức góp phần xây
dựng, bảo vệ đất nước. Tuy nhiên, những số lượng này cũng đã nói lên
rằng ngày càng nhiều sinh viên, những trụ cột tương lai của đất nước, đang
sống không có lý tưởng, trượt dài trong những “cuộc vui suốt tháng, trận
cười thâu đêm”. Họ tưởng mình đang tận hưởng tuổi trẻ, nhưng thực ra
chính họ đang tiêu phí tuổi xuân một cách liều lĩnh. Vùi mình vào những
thú chơi vô bổ, vào rượu, vào sex, họ đang đánh đổi sức khỏe, tương lai,
hạnh phúc thậm chí là cả tính mạng của mình. Sự liều lĩnh trong cách sống
của một bộ phận những sinh viên này khiến người ta có cảm giác họ sống
mà không cần biết đến ngày mai. Không biết dừng lại, những sinh viên này
sẽ sớm nhìn thấy hậu quả của những gì mình gây ra.

3.Giải pháp phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực học đường trong
trường học.

Thực trạng trên đặt ra câu hỏi lớn cho xã hội, nhà trường và gia
đình, làm sao cứu vãn được con người (sinh viên) những chủ nhân tương
lai thoát khỏi những hố sâu tiêu cực của mặt trái xã hội. Từ đó đề ra giải
pháp phòng ngừa để sinh viên nói riêng cũng như thế hệ trẻ Việt Nam nói
chung thực hiện phát huy những sứ mệnh lịch sử của mình trong công cuộc
xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh. Môi trường xã hội văn hóa lành
mạnh không còn bóng dáng của tội phạm và tệ nạn xã hội.

Việc đưa ra các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực học đường

24
Cho học sinh sinh vên trong các trương học là vấn đề chung của toàn xã
hội và đòi hỏi sự tham gia một cách đồng bộ của tất cả các cá nhân, tố
chức.
Về phía Nhà nước:
- Hoàn thiện các quy định liên quan đến việc xử lý tệ nạn xã hội và bạo
lực. Như các vấn đề liên quan đến công tác: phòng chống tệ nạn ma túy,
mại dâm, cờ bạc,…
- Thực hiện nghiêm minh những chế tài xử phạt liên quan đến những hành
vi vi phạm tệ nạn xã hội và bạo lực diễn ra.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về tệ nạn xã hội đến
các tầng lớp nhân dân, chỉ rõ tác hại của tệ nạn xã hội đối với cá nhân, gia
đinh và cả cộng đồng.
- Có những chính sách cụ thể giúp đỡ tầng lớp học sinh, sinh viên trong
qua trình học tập như học phí, học bổng, nhà ở, việc làm sau khi ra trường.

Về phía nhà trường và gia đình:


- Phối hợp với các cơ quan chức năng và lực lượng công an để có kế
hoạch, tăng cườngcông tác giáo dục chính trị tư tưởng, nâng cao ý thức
cảnh giác cho cán bộ,giáo viên và học sinh, sinh viên về phòng chống tội
phạm và tệ nạn xã hội.
- Nâng cao hiệu quả giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức pháp luật và các
quy định bảovệ an ninh trật tự trong chương trình nội khóa và các hoạt
động ngoại khóa.
- Củng cố các đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội trong trường học về cơ
sở giáo dục (Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ ChíMinh, Hội Sinh viên, Công
đoàn, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Hội cha mẹ họcsinh,...)
nhằm tạo sức mạnh tổng hợp, đấu tranh có hiệu quả phòng chống tộiphạm,

25
ma túy và tệ nạn xã hội. Tạo điều kiện cho các hoạt động lành mạnh
củahọc sinh, sinh viên, nhất là hoạt động sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể
dục thể thao và các phong trào thi đua của Đoàn, Hội, Đội trong trường
học và địa phương; không để học sinh, sinh viên tự phát lập hội, câu lạc
bộ, ra báo, bản tin, tạp chí và các hình thức khác trái quy định của pháp
luật.
Đồng thời đẩy mạnh những buổi tọa đàm, trao đổi về lý tưởng sống, về
ước mơ, những dự định tương lai đối với sinh viên.
- Có những chương tình giới thiệu sử dụng, truy cập các trang web có ý
nghĩa, nội dung phù hợp, cũng như cảnh báo về những trang weeb có nội
dung không lành mạnh.
- Có chế độ khen thưởng, tuyên dương đối với những tấm gương sinh viên
tích cực, gương mẫu tham giai phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực trong
nhà trường.
- Về phía gia đình cần tạo môi trương gia đình hòa thuận, có sự quan tâm
chăm sóc tới những sinh viên, con em mình, đặc biệt đối với những sinh
viên học xa nhà.
Về phía bản thân những cá nhân sinh viên trong các trường cao đẳng đại
học:
- Cần có thái độ chủ động, tích cực trong việc tham gia các phong trào
phòng chống tệ nạn xã hội và bạo lực trong môi trường học tập của bản
thân
- Tham gia các phong trao tìm hiểu tác hại của tệ nạn xã hội và bạo lức đối
với bản thân gia đình và cộng đồng, từ đó chủ động trở thành người tuyên
truyền tác hại của tệ nạn xã hội và bạo lực ra cộng đồng.

26
- Có ý thức, và trách nhiệm trong việc tìm hiểu thông tin, lựa chọn những
thông tin bổ ích, phù hợp với bản thân, để phục vụ cho việc học tập và
nghiên cứu của mình.

27
KẾT LUẬN
Tệ nạn xã hội và bạo lực học đường là một trong những vấn đề được
cả xã hội quan tâm hiên nay. Thực trạng là như vây. Chúng ta có thể làm gì
để giảm dần tiến tới xóa bỏ tình trạng này? Đây là câu hỏi đặt ra không
đơn thuần chỉ đành cho những nhà quản lý mà là dành cho cả xã hội.Để
giaair quyết nó cũng cần sự chung tay của tất cả mọi người.
Sinh viên – những chủ nhân tương lai của đất nước, xinhayx suy nghĩ
nghiêm túc vấn đề này, để có thể trở thành một thế hệ xứng đáng với sự kỳ
vọng của cả đất nước
Kết thúc bài tiểu luận của mình, nhóm xin trích dẫn một câu hỏi thường
được đặt ra cho thế hệ trẻ hôm nay: “ Đừng hỏi tổ quốc đã làm gì cho bạn,
xin hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc hôm nay”

28
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trân Đức Châm (2007), Phòng chống tệ nạn xã hội, NXB chính trị
quốc gia, Hà Nội
2. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH :Về công tác bảo vệ an ninh - trật tự trong
trường họcvà cơ sở giáo dục. Số: 10/2002/TTLT/BGDĐT-BCA
3. THÔNG TƯ LIÊN TỊCH: Hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác
bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân.
4. http://giaoduc.edu.vn/news/thoi-su-655/te-nan-hoc-duong-
109425.aspx
5. http://moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn%20bn%20php%20lut/
View_Detail.aspx?ItemID=22040
6. http://thuvienphapluat.vn

29
BIÊN BẢN HỌP NHÓM 4
MÔN: PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
Danh sách thành viên nhóm:
 Lăng Thị Hiền (nhóm trưởng)
 Nguyễn Thị Trang
 Đăng Thị Hằng
 Lê Đình Huân
 Trịnh Văn Tuấn
 Đỗ Thị Thu
 Nguyễn Thị Quỳnh Như
1. Thời gian địa điểm họp nhóm:
 Ngày 30/9/2001: thảo luận dàn ý, phân công nội dung tìm hiểu
bài tiêu luận của các thành viên.
 Ngày 2/9/2011: Các thành viên trong nhóm nộp bài cho nhóm
trưởng tổng hợp. Trong quá trình làm bài, các thành viên trong
nhóm liên hệ thảo luận và nộp bài tổng hợp thông qua hình thứ
E-mail.
2. Nội dung, phân công công việc và đánh giá.
Họ tên Nhiệm vụ Đánh giá
+ Tổng hợp bài tiển luận, + Đóng + Hoàn thành nhiệm vụ.
góp ý kiến trong dàn ý bài tiểu +Thành viên tích cực
luận.
Lăng Thị Hiền + Tham gia tìm hiểu nội dung
những khái niệm cơ bản, mở đầu
và kết luận.
+ Đóng góp ý kiến trong dàn ý bài + Hoàn thành nhiệm vụ.
tiểu luận. +Thành viên tích cực

30
+ Tham gia tìm hiểu nội dung 2:
Thực trạng tệ nạn xã hội trong
Nguyễn Thị Trang các trường cao đẳng đại học
hiên nay

+ Đóng góp ý kiến trong dàn ý bài + Hoàn thành nhiệm vụ.
tiểu luận. +Thành viên tích cực
Đăng Thị Hằng + Tham gia tìm hiểu nội dung 3:
giải pháp phòng chống tệ nạn xã
hội và bạo lực học đường trong
các trường cao đẳng đại học hiên
nay.

t
+ Đóng góp ý kiến trong dàn ý bài + Hoàn thành nhiệm vụ.
tiểu luận +Thành viên tích cực
+ Tham gia tìm hiểu nội dung
nguyên nhân tệ nạn xã hội và bạo
Lê Đình Huân lực trong các trường cao đẳng đại
học.
+ Đóng góp ý kiến trong dàn ý bài + Hoàn thành nhiệm vụ.
tiểu luận. +Thành viên tích cực
+ Tham gia tìm hiểu nội dung 3:
nguyên nhân của hiện trạng tệ nạn
xã hội và bạo lực trong các trường
Trịnh Văn Tuấn cao đẳng đại học.

+ Đóng góp ý kiến dàn ý bài tiểu + Hoàn thành nhiệm vụ.

31
luận. +Thành viên tích cực
+ Tham gia tìm hiểu nội dung 2
thực trạng bạo lưc trong các
Đỗ Thị Thu trường cao đẳng đại học.

+ Đóng góp ý kiến trong dàn ý bài + Hoàn thành nhiệm vụ.
tiểu luận +Thành viên tích cực
+ Tham gia tìm hiểu nội dung thực
Nguyễn Thị Quỳnh trạng tệ nạn xã hội và bạo lực tại
Như trường đại học khoa học xã hội và
nhân văn.

Hà Nội, ngày 05/10/2001.


Người lập biên bản
Nhóm trưởng.

32

You might also like