You are on page 1of 6

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP + THI HẾT MÔN TRIẾT HỌC

NĂM HỌC 2021-2022


Y ĐA KHOA 2021
I. HÌNH THỨC THI
- Thi tự luận – đề đóng
- Gồm 2 câu
- Thời gian thi 75 phút
II. HÌNH THỨC NỘP BÀI
- Sinh viên thi tại giảng đường
- Làm bài trên giấy thi
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu

III. NỘI DUNG ÔN TẬP

PHẦN PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT


1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
2. Nguyên lý về sự phát triển.
3. Quy luật phủ định của phủ định.
PHẦN CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
1. Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất.
2. Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng
sản xuất.
3. Con người và bản chất của con người.

TRÌNH BÀY
CÂU 1. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.
a) Khái niệm
Mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển hóa lẫn nhau giữa các sự vật
hiện tượng hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật hiện tượng trong thế giới.
Ví dụ:
+ Mối liên hệ giữa ong và hoa
+ Mối liên hệ giữa mèo và chuột
Mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối liên hệ của các sự vật, hiện
tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn tại ở nhiều SV – HT.
Trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những mối liên hệ tồn tại ở nhiều SV – HT.
Ví dụ:
+ MLH tất nhiên và ngẫu nhiên
+ MLH nội dung và hình thức
b) Nội dung
Khách quan: mối liên hệ của các sự vật là khách quan vốn có của mọi SV - HT. Tổn tại
độc lập và không phụ thuộc vào ý thức của con người.
Ví dụ:
Sự tự thích nghi với môi trường ở sinh vật
Động thực vật ở sa mạc có khả năng dự trữ nước để tránh mất nước.
Phổ biến: Mối liên hệ qua lại, quy định, chuyển hoá lẫn nhau và tách biệt nhau không
những diễn ra ở mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội, trong tư duy, mà còn
diễn ra đối với các mặt, các yếu tố, các quá trình của mỗi sự vật, hiện tượng.
Đa dạng, phong phú: Các sự vật hiện tượng trong thế giới là đa dạng nên mối liên hệ
giữa chúng cũng đa dạng. Vì vậy khi nghiên cứu các mối liên hệ cần phân loại mối liên hệ
một cách cụ thể.
Ở mỗi giai đoạn, thời kì, không gian khác nhau thì lại có mối liên hệ khác nhau có thể là
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Ví dụ:
Các loài chim, thú, cá đều có mối liên hệ với nước. Tuy nhiên, loài cá có mối liên hệ
với nước khác với chim và thú.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
Khi nghiên cứu mối liên hệ phổ biến cần phải có quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử
cụ thể:
+ Quan điểm toàn diện:
Phải xem xét mọi mặt, mọi mối liên hệ
Khi xem xét một sự vật, hiện tượng cần đặt chúng trong các mối liên hệ với sự vật,
hiện tượng khác, cũng như các mối liên hệ giữa các mặt của chúng để rút ra đc tính chất và có
biện pháp phù hợp để tác động vào sự vật, hiện tượng.
Trong rất nhiều mối liên hệ phải rút ra mối liên hệ chung nhất.
Tránh quan điểm chủ quan, duy ý chí.
Tránh xem xét các sự vật hiện tượng một cách dàn trải, cào bằng, tránh việc triết trung
mối liên hệ.
+ Quan điểm lịch sử – cụ thể:
Khi xem xét các sự vật hiện tượng phải đặt chúng trong điều kiện lịch sử, không gian
và các mối liên hệ phù hợp để có cái nhìn khách quan nhất.
Cần phải xem xét quá trình phát sinh, hình thành và phát triển của sự vật hiện tượng.
Cần phân chia sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thành các giai đoạn để
có cách tác động phù hợp.
CÂU 2: Nguyên lý về sự phát triển
A. Khái niệm
Phát triển dùng để chỉ quá trình vận động đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến
hoàn thiện hơn. Quá trình đó vừa diễn ra dần dần, vừa nhảy vọt làm cho sự vật, hiện tượng cũ
mất đi, sự vật, hiện tượng mới về chất ra đời.
Nguồn gốc của sự phát triển nằm ở những mâu thuẫn bên trong của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ:
Quá trình phát triển của xã hội: công xã nguyên thủy => chiếm hữu nô lệ => phong
kiến=> tư bản cn=> xhcn
B. Nội dung
Khách quan: Phát triển là thuộc tính vốn có, bắt nguồn từ bản thân các sự vật, hiện
tượng nhằm giải quyết mâu thuẫn của chính sự vật hiện tượng, nó không phụ thuộc vào ý
thức của con người. Vì vậy, phát triển là thuộc tính tất yếu, khách quan.
Ví dụ:
Trứng – sâu-kén-bướm –trứng
Phổ biến: Quá trình phát triển diễn ra trong mọi sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực tự
nhiên, xã hội, tư duy con người. Diễn ra trong tất cả mọi sự vật, hiện tượng, trong mọi quá
trình, mọi giai đoạn. Trong mỗi quá trình biến đổi đã bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời cái
mới, phù hợp với quy luật khách quan.
Ví dụ:
- Tư nhiên: từ vô sinh đến hữu sinh
- Xã hội: công xã nguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản, cnxh
- Tư duy: từ đơn giản đến phức tạp
Đa dạng, phong phú: Sự phát triển không giống nhau ở các sự vật, hiện tượng khác
nhau. Trong điều kiện không gian, thời gian khác nhau sự phát triển cũng khác nhau.
Ví dụ:
- Virut thời gian tồn tại ngắn, nhưng khả năng sinh sản nhanh.
- Con người thời gian phát triển lâu hơn, qua nhiều giai đoạn, nhiều mối quan hệ.
C. Ý nghĩa phương pháp luận
Khi xem xét các sự vật, hiện tượng cần đặt trong sự tự vận động, biến đổi theo khuynh
hướng đi lên của nó, từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
Cần phân chia quá trình phát triển thành các giai đoạn, từ đó có các phương pháp nhận
thức và cách tác động phù hợp nhằm thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triển.
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn cần tránh quan điểm bảo thủ, trì trệ, quan điểm
chủ quan, nóng vội,…

CÂU 3. Quy luật phủ định của phủ định


Quy luật phủ định của phủ định chỉ ra khuynh hướng chung của sự phát triển và tiến lên
thông qua 1 chu kì phủ định biện chứng thì sự vật hiện tượng mới sẽ ra đời thay thế cho sự
vật hiện tượng cũ nhưng ở trình độ cao hơn.
A. Khái niệm
Phủ định: sự thay thế bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển.
Phủ định biện chứng: là phạm trù triết học dùng để chỉ sự phủ định tự thân, là mắt khâu
của quá trình dẫn đến sự ra đời cái mới, tiến bộ hơn sự vật cũ.
Phủ định biện chứng có 2 tính chất: tính khách quan và tính kế thừa
- Tính khách quan: nguyên nhân của sự phát triển nằm trong chính bản thân sv – ht, nó
là quá trình đấu tranh, giải quyết mâu thuẫn tất yếu bên trong bản thân sự vật hiện
tượng, tạo ra cái mới.
- Tính kế thừa: cái mới hình thành và phát triển tự thân thông qua quá trình chọn lọc,
loại bỏ những mặt tiêu cực, lỗi thời, giữ lại những nội dung tích cực.
Ví dụ
Iphone 1 => iphone 2=> iphone3…
B. Nội dung
Quá trình phủ định của phủ định diễn ra trong 2 chu kỳ
Phủ định lần thứ nhất: sự vật cũ chuyển thành cái đối lập với chính nó.
Phủ định lần thứ hai: sự vật mới ra đời nhưng đối lập với cái được sinh ra ở lần phủ
định thứ nhất. Nó dường như lập lại cái ban đầu nhưng được bổ sung nhiều nhân tố mới, tích
cực hơn.
Ví dụ:
Hạt thóc cho ra cây mạ (phủ định lần thứ nhất)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (pđ lần thứ hai)
Cây lúa cho ra bông, ra thóc ( lần này không chỉ 1 hạt mà cho ra nhiều hạt)
 Qua nhiều lần phủ định biện chứng sự vật loại dần cái tiêu cực, tích lũy dần cái tích cực.
Kết quả của quá trình phủ định của phủ định là điểm kết thúc của một chu kỳ phát triển
và cũng là điểm khởi đầu của chu kỳ phát triển tiếp theo. Cứ như vậy sự vật mới ngày
càng mới hơn.
 Phát triển diễn ra theo khuynh hướng xoắn ốc đi lên
C. Ý nghĩa phương pháp luận
Quan điểm biện chứng về sự phát triển đòi hỏi trong quá trình phủ định cái cũ phải theo
nguyên tắc kế thừa có phê phán; kế thừa những nhân tố hợp quy luật và lọc bỏ, vượt qua, cải
tạo cái tiêu cực, trái quy luật nhằm thúc đẩy sv-ht phát triển theo khuynh hướng tiến bộ.
Không bi quan trước những thất bại tạm thời của cái mới
Tránh khuynh hướng phủ định “sạch trơn”, hay kế thừa “toàn bộ”
Trong hoạt động thực tiễn cần tìm ra và tôn trọng cái mới, phát triển cái mới, mặc dù cái
mới vừa xuất hiện chưa có mặt tích cực.
Khi sàn lọc mặt tích cực của cái cũ, con người cần bồi dưỡng mặt tích cực đó cho phù
hợp với môi trường xã hội hiện tại.
CÂU 4: Sản xuất vật chất và vai trò của sản xuất vật chất.
A. Khái niệm
Sản xuất vật chất: là quá trình con người sử dụng công cụ lao động do mình làm ra tác
động cái biến các dạng vật chất của giới tự nhiên, nhằm tạo ra những sản phẩm thỏa mãn nhu
cầu tồn tại và phát triển của con người.
+ Sản xuất là hoạt động đặc trưng của con người và xã hội loại người.
+ Sản xuất xh gồm: SX vật chất, SX tinh thần, SX con người.
+ Nền sxvc khác nhau thì phương thức sản xuất cũng khác nhau.
Phương thức sản xuất là cách thức con người ở giai đoạn lịch sử nhất định thực hiện quá
trình sản xuất tạo ra của cải vật chất nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại và phát triển xã hội.
+ Ở những thời đại khác nhau con người sử dụng những phương thức khác nhau để sản xuất
+ Mỗi phương thức sản xuất đều có 2 mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Ví dụ:
Trong xã hội nguyên thủy cách thức đánh bắt tự nhiên, phương thức sản xuất ở trình độ thấp.
Trong xã hội hiện đại: phương thức sản xuất ở trình độ kĩ xảo công nghiệp, công nghệ cao.
B. Vai trò của sxvc
- Tạo ra tư liệu sinh hoạt nhằm thỏa mãn nhu cầu tồn tại của con người; tạo ra tư liệu sản
xuất để sản xuất.
- Trên cơ sở quan hệ sản xuất hình thành các quan hệ xã hội khác( gia đình, giai cấp, dân
tộc,..), các mặt của đời sống xã hội.
- Làm biến đởi giới tự nhiên, xã hội và tư duy.
- Trình độ SXVC càng cao => con người càng có điều kiện để thỏa mãn nhu cầu vật chất
và tinh thần của mình càng lớn => XH càng phát triển => càng tạo điều kiện để con người
hoàn thiện chính mình và thúc đẩy phát triển mọi mặt cuộc sống (nhà nước, pháp quyền,
pháp luật, đạo đức,…)
- Sự phát triển lịch sử nhân loại là lịch sử phát triển PTSX.
CÂU 5: Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản
xuất.
A. Khái niệm
Lực lượng sản xuất:
Là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự
nhiên theo nhu cầu sinh tồn, phát triển của con người.
LLSX bao gồm người lao động và tư liệu sản xuất (tư liệu lao động và đối tượng lao
động)
Quan hệ sản xuất:
Là quan hệ giữa con người với con người trong quá trình sản xuất
QHSX gồm: quan hệ về sở hữu tư liệu sx; quan hệ về tổ chức và quản lý sx; quan hệ
trong việc phân phối sản phẩm sx làm ra.
B. Nội dung
LLSX quyết định QHSX ở 3 mặt:
LLSX quyết định QHSX về mặt nội dung: có nghĩa là trình độ, tính chất của lực lượng
sản xuất như thế nào thì đòi hỏi quan hệ sản xuất tương ứng như thế ấy.
Ví dụ: công cụ sx thô sơ thì quan hệ sx đơn giản.
LLSX quyết định QHSX về tính chất trình độ: khi LLSX thay đổi về tính chất trình độ thì
QHSX cũng thay đỏi theo cho phù hợp.
LLSX quyết định QHSX về mặt biến đổi: trong quá trình phát triển LLSX cũ sẽ dần mất
đi và thay thế bằng LLSX mới. Do đó, dù sớm hay muộn thì quan hệ sx cũng mất đi và thay
thế bằng QHSX mới dẫn tới hình thái kinh tế xh mới
QHSX tác động trở lại LLSX
QHSX tác động trở lại LLSX về khuynh hướng phát triển nhu cầu lợi ích vật chất,
tinh thần, có nghĩa là QHSX quyết định phương thức phân phối và qui mô thu nhập, cụ thể là
quyết định sản phẩm lao động xã hội làm ra. Nếu phân phối phù hợp sẽ thúc đẩy con người
có động lực, điều kiện để tham gia sản xuất.
QHSX tác động trở lại LLSX về hình thức tổ chức quản lý nền sản xuất xã hội. Nếu
quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất thì quan hệ sản xuất sẽ là động lực để lực
lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Ngược lại quan hệ sản xuất sẽ không phù hợp lực lượng
sản xuất nếu lực lượng sản xuất quá lạc hậu hay quá hiện đại.
QHSX quyết định mục đích của nền sản xuất xã hội: có nghĩa là sản xuất hàng hóa là
vì giai cấp, vì lợi nhuận của giai cấp thống trị.
Ví dụ:
LLSX phát triển đến một mức độ nhất định, không còn phù hợp với QHSX phong kiến =>
cách mạng xã hội để thay thế một quan hệ sx mới tiến bộ hơn, QHSX tư bản.
C. Ý nghĩa phương pháp luận
Về mặt nhận thức
Đây là quy luật căn bản của tất cả hệ thống các quy luật xã hội. Khi phân tích hiện
tượng xã hội, giải thích nguyên nhân gây biến đổi xã hội, tìm cơ sở vận động của các quy luật
khác thì phải dựa vào quy luật này làm cơ sở, tiền đề, điều kiện để giải thích.
Về mặt thực tiễn
Trong hoạt động thực tiễn phải vận dụng đúng đắn quy luật khi xây dựng và phát triển
một phương thức cụ thể, cần khắc phục tình trạng chủ quan duy ý chí.
Khi vận dụng quy luật này vào nền kinh tế nước ta hiện nay, do lực lượng sản xuất đã
tồn tại và phát triển ở nhiều trình độ khác nhau nên để tạo điều kiện cho lực lượng sản xuất
phát huy Đảng và Nhà nước ta cần kiên quyết đổi mới, khắc phụ tình trạng chủ quan duy ý
chí trong tư duy con người.
Khi xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ cấu thị trường, cần có sự
lãnh đạo nhà nước định hướng XHCN và đẩy mạnh công nghiệp hóa đất nước.
CÂU 6: Con người và bản chất của con người
A. Con người
Con người là một thực thể tư nhiên (sinh học) và xã hội.
Trên phương diện tự nhiên:
+ Con người là kết quả tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên, sống dựa vào giới tự nhiên.
+ Con người có các đặc điểm sinh học, trải qua các giai đoạn phát triển sinh học và bị
chi phối bởi các quy luật sinh học
+ Để tồn tại và phát triển bình thường, trước hết con người phải thỏa mãn những nhu
cầu sinh học.
Trên phương diện xã hội:
+ Lao động là cơ sở ra đời, tồn tại và phát triển của con người. Thông qua lao động, các
đặc điểm, bản chất xã hội của con người được hình thành, thể hiện và chi phối bởi các
quy luật XH. Để phát triển bình thường, con người phải được thỏa mãn những nhu
cầu XH.
+ Sự tồn tại của con người luôn luôn bị chi phối bởi các nhân tố xh và quy luật xh. Xh
biến đổi thì con người cũng biến đổi tương ứng. Bên cạnh đó, sự phát triển của mỗi cá
nhân là tiền đề cho sự phát triển xã hội.
B. Bản chất con người
Bản chất con người là sự tổng hòa các quan hệ xh, bản chất con người mang tính lịch sử, là
cái chung, sâu sắc nhất:
+ Mọi quan hệ xã hội mà trước hết là QHSX đều góp phần hình thành nên bản chất con
người.
+ Bản chất con người mang tính lịch sử nên sẽ thay đổi khi các quan hệ xã hội thay đổi.
+ Thông qua mặt sinh học, măt xh được biểu hiện đa dạng trong mỗi con người cụ thể.
Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử mà còn là chủ thể sáng tạo ra lịch sử.
+ Con người là một sinh thể lao động
+ Lao động vừa là điều kiện cho sự tồn tại của con người và xh loài người, vừa là
phương thức biến đổi toàn bộ đời sống của con người và bộ mặt của xã hội.
+ Trên cơ sở nắm bắt các quy luật (Tự nhiên và xh), thông qua hoạt động thực tiễn con
người đã sáng tạo ra tự nhiên theo quy luật tự nhiên, cải tạo xã hội theo quy luật xh.
(Giới tự nhiên thứ 2 và xh là sản phẩm do con người sáng tạo ra, dành cho con người;
mỗi sự vân động tiến lên của lịch sử ứng với sự vận động biến đổi của con người theo
hướng tích cực)
C. Ý nghĩa ppl
+ Để lý giải những vấn đề của con người không chỉ dừng ở bản tính tự nhiên mà còn
phải xét ở bản tính xã hội.
+ Động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là năng lực sáng tạo của
con người => phát huy tính năng động, sáng tạo của con người.
+ Sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy năng lực sáng tạo lịch sử phải hướng
vào sự nghiệp giải phóng các quan hệ kinh tế – xã hội.

You might also like