You are on page 1of 5

ĐỀ CƯƠNG SINH 10 GIỮA KỲ II ( 2021-20212)

A-TRẮC NGHIỆM
Chủ đề 4: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO ( 15 câu)

1. Ở tế bào nhân thực, bào quan thực hiện chức năng hô hấp của tế bào là
A. ti thể. B. lục lạp. C.ribôxôm D. không bào.
2. Giai đoạn nào sau đây không thuộc hô hấp tế bào?
A. Đường phân. B. Chuỗi chuyền electron hô hấp.
C. Chu trình Crep. D. Chu trình Canvin
3. Giai đoạn nào của hô hấp tế bào sinh ra nhiều ATP nhất?
A. Đường phân. B. Chuỗi chuyền electron hô hấp.
C. Chu trình Crep. D. Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
4. Sản phẩm của quá trình hô hấp gồm
A. CO2, H2O, năng lượng. B. O2, H2O, năng lượng.
C. CO2, H2O, O2. D. CO2, O2, năng lượng.
5. Một phân tử glucôzơ qua hô hấp hiếu khí tế bào giải phóng
A. 38 ATP. B. 30 ATP. C. 40 ATP. D. 32 ATP.
6. Giai đoạn đường phân xảy ra ở vị trí nào trong tế bào?
A. Ti thể. B. Tế bào chất. C. Nhân. D. Lục lạp.
7. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra
A. 1 axit piruvic + 1 ATP. B. 2 axit piruvic + 2 ATP.
C. 3 axit piruvic + 3 ATP. D. 4 axit piruvic + 4 ATP.
8. Ở tế bào nhân thực, bào quan thực hiện chức năng quang hợp của tế bào là
A. ti thể. B. lục lạp. C. ribôxôm D. không bào.
9. Nguyên liệu của quá trình quang hợp ở thực vật là
A. O2.                  B.C6H12O6.                 C. CO2, H2O.              D. Diệp lục.
10. Sản phẩm của quang hợp là
A. CO2.                                           B. O2, các chất hữu cơ.
C. H2O.                                                 D. năng lượng ánh sáng.
11. Sản phẩm của pha sáng quang hợp là
A. CO2.. B. ATP, NADPH, O2. C. ATP. NADPH. D. H2O.
12. Trong quang hợp, sản phẩm của pha sáng được chuyển sang pha tối là
A. O2. B. CO2.. C. ATP, NADPH. D. ATP, NADPH.
13. Trong quá trình quang hợp, O2 được sinh ra từ
A. H2O. B. CO2. C. chất diệp lục. D. C6H12O6.
14. Chất nào là nguyên liệu của pha tối trong quang hợp
A. H2O. B. CO2. C. O2. D. C6H12O6.
15. Sản phẩm của pha tối là
A. các chất hữu cơ. B. APG. C. H2O. D. CO2.

Chủ đề 5: PHÂN BÀO ( 42 câu)


1. Chu kỳ tế bào gồm các pha theo thứ tự
A. G1, G2, S, nguyên phân. B. G1, S, G2, nguyên phân. .
C. S, G1, G2, nguyên phân. D. G2, G1, S, nguyên phân.
2. Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là
A. Kì cuối. B. Kỳ giữa. C. Kỳ đầu. D. Kỳ trung gian.
3. Trong 1 chu kỳ tế bào, kỳ trung gian được chia
A. 1 pha. B. 2 pha. C. 3 pha. D. 4 pha.
4. Hoạt động xảy ra trong pha G1 của kỳ trung gian là

1
A. Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan. B. trung thể tự nhân đôi.
C. ADN tự nhân đôi. D. nhiễm sắc thể tự nhân đôi.
5. Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở giai đoạn nào?
A. Pha G1. B. Pha S. C. Pha G2. D. Kì đầu.
6. Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là
A. G1, G2, S. B. S, G1, G2. C. G2, G1, S. D. G1, S, G2
7. Nguyên nhân là hình thức phân chia tế bào không xảy ra ở loại tế bào nào sau đây ?
A. Tế bào vi khuẩn. B. Tế bào động vật. C. Tế bào thực vật. D. Tế bào nấm.
8. Diễn biến nào sau đây đúng trong nguyên phân?
A.Tế bào phân chia trước rồi đên nhân phân chia. B. Nhân phân chia trước rồi mới phân chia tế bào chất.
C. Nhân và tế bào phân chia cùng lúc. D. Chỉ có nhân phân chia còn tế bào chất thì không.
9.Thứ tự nào sau đây được sắp xếp đúng với trình tự phân chia nhân trong nguyên phân?
A. Kỳ đầu, kỳ sau, kỳ cuối, kỳ giữa. C. Kỳ sau, kỳ giữa, kỳ đầu, kỳ cuối.
C. Kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau, kỳ cuối. D. Kỳ giữa, kỳ sau, kỳ đầu, kỳ cuối.
10. Trong kỳ giữa, nhiễm sắc thể có đặc điểm
A. Ở trạng thái kép bắt đầu có co xoắn. B. Ở trạng thái đơn bắt đầu có co xoắn.
C. Ở trạng thái kép co xoắn cực đại. D. Ở trạng thái đơn có xoắn cực đại.
11. Hiện tượng các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào xảy ra vào
A. Kỳ cuối. B. Kỳ đầu. C. Kỳ trung gian. D. Kỳ giữa.
12. Trong nguyên phân khi nằm trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào, các nhiễm sắc thể xếp thành
A. Một hàng. B. Hai hàng. C. Ba hàng. D. Bốn hàng.
13. Nhiễm sắc thể có hình thái đặc trưng và dễ quan sát nhất vào
A. Kỳ giữa. B. Kỳ cuối. C. Kỳ sau. D. Kỳ đầu.
14.Những kỳ nào sau đây trong nguyên phân, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép?
A. Kỳ trung gian, đầu và cuối. B. Kỳ đầu, giữa, cuối.
C. Kỳ trung gian, đầu và giữa. D. Kỳ đầu, giữa, sau và cuối.
15. Hiện tượng các nhiễm sắc thể kép co xoắn cực đại ở kỳ giữa nhằm chuẩn bị cho hoạt động nào sau đây?
A. Phân li nhiễm sắc thể. B. Nhân đôi nhiễm sắc thể.
C. Tiếp hợp nhiễm sắc thể. D. Trao đổi chéo nhiễm sắc thể.
16. Hoạt động của nhiễm sắc thể xảy ra ở kỳ sau của nguyên phân là
A. NST kép tách tâm động thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực của tế bào.
B. Phân li về 2 cực tế bào ở trạng thái kép.
C. Không tách tâm động và dãn xoắn.
D. Tiếp tục xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
17. Theo lí thuyết, trong nguyên phân NST kép được tách ra và phân li về hai cực của tế bào ở kì nào?
A. Kì đầu. B. Kì giữa. C. Kì sau. D. Kì cuối.
18. Đối với cơ thể đơn bào, nguyên phân có ý nghĩa nào sau đây?
A. tái sinh cơ quan bị tổn thương. B. Tăng số lượng tế bào trong cơ thể.
C. Giúp cơ thể sinh trưởng, phát triển. D. Giúp cơ thể sinh sản.
19. Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào sinh dưỡng. B. Tế bào sinh dục sơ khai. C. Tế bào sinh dục chin D. Hợp tử.
20. Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi vào
A. Kì giữa I. B. Kì trung gian trước lần phân bào I.
C. Kì giữa II. D. Kì trung gian trước lần phân bào II.
21. Trong giảm phân, NST co xoắn cực đại và xếp hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào ở
A. kì giữa I và kì sau I. B. kì giữa II và kì sau II. C. kì giữa I và kì giữa II. D. kì giữa I và kì sau II.
22. Trong giảm phân, ở kỳ sau I và kỳ sau II có điềm giống nhau là
A. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái đơn. B. Các nhiễm sắc thể đều ở trạng thái kép.
C. Sự dãn xoắn của các nhiễm sắc thể. D. Sự phân li các nhiễm sắc thể về 2 cực tế bào.
23. Sự tiếp hợp và trao đổi chéo nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào trong giảm phân ?
A. Kỳ đầu I. B. Kỳ giữa I. C. Kỳ đầu II. D. Kỳ giữa II.

2
24. Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi từ hiện tượng nào sau đây ?
A. Nhân đôi. B. Tiếp hợp. C. Trao đổi chéo. D. Co xoắn.
25. Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân về mặt di truyền là
A. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
26. Số tinh trùng được tạo ra nếu so với số tế bào sinh tinh thì
A. Bằng nhau. B. Bằng 2 lần. C. Gấp 4 lần D. Giảm một nửa.
27. Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha
A. G1. B. G2. C. S. D. nguyên phân.
28. Ở người, loại tế bào chỉ tồn tại ở pha G1 mà không bao giờ phân chia là
A. tế bào cơ tim. B. hồng cầu. C. bạch cầu. D. tế bào thần kinh.
29. Sự trao đổi chéo giữa các NST trong cặp tương đồng xảy ra vào kỳ
A. đầu I. B. giữa I. C. sau I. D. đầu II.
30. Kết quả của quá trình giảm phân là từ 1 tế bào tạo ra
A. 2 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. B. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
C. 4 tế bào con, mỗi tế bào có 2n NST. D. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST.
31. Hình thức phân chia tế bào sinh vật nhân sơ là
A. nguyên phân. B. giảm phân. C. nhân đôi. D. phân đôi.
32. Trong quá trình phân đôi của tế bào vi khuẩn, việc phân phối vật chất di truyền được thực hiện nhờ
A. sự hình thành vách ngăn. B. sự co thắt của màng sinh chất.
C. sự kéo dài của màng tế bào. D. sự tự nhân đôi của màng sinh chất
33. Quá trình giảm phân xảy ra ở
A. tế bào sinh dục chín. B. tế bào sinh dưỡng. C. tế bào sinh dục sơ khai. D. giao tử.
34. Quá trình truyền đạt thông tin di truyền trên ADN được thực hiện thông qua
A. các hình thức phân chia tế bào. B. sự trao đổi chất và năng lượng của tế bào.
C. quá trình hô hấp nội bào. D. quá trình đồng hoá.
35. Hoạt động quan trọng nhất của NST trong nguyên phân là
A. sự tự nhân đôi và sự đóng xoắn. B. sự phân li đồng đều về 2 cực của tế bào.
C. sự tự nhân đôi và sự phân li. D. sự đóng xoắn và tháo xoắn.
36. Có 5 tế bào sinh dục chín của một loài giảm phân. Biết. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là
A. 5. B.10. C.15. D. 20.
37. Ở người ( 2n = 46), số NST trong 1 tế bào tại kì giữa của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
38. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì sau của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
39. Ở người ( 2n = 46 ), số NST trong 1 tế bào ở kì cuối của nguyên phân là
A. 23. B. 46. C. 69. D. 92.
40. Có 3 tế bào sinh dưỡng của một loài cùng nguyên phân liên tiếp 3 đợt, số tế bào con tạo thành là
A. 8. B. 12. C. 24. D. 48.
41. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình phân bào nguyên
phân, ở kì sau có số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép. C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép.
42. Một loài thực vật có bộ NST lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào đang tiến hành quá trình giảm phân, ở kì sau
I số NST trong tế bào là
A. 24 NST đơn. B. 24 NST kép. C. 48 NST đơn. D. 48 NST kép.

Chủ đề 6: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT ( 18 câu)
1. Đặc điểm nào sau đây không có ở vi sinh vật?
A. Kích thước nhỏ. B. Chuyển hóa nhanh. C. Sinh trưởng chậm. D. Phần lớn là cơ thể đơn bào.
2. Dựa vào nhu cầu của vi sinh vật đối với nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu, người ta phân chia làm
A. 1 nhóm. B. 2 nhóm. C. 3 nhóm. D. 4 nhóm.

3
3. Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cac bon chủ yếu là CO2, và năng lượng của ánh sáng được gọi là
A. Hoá tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
4. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon CO2, được gọi là
A. quang dị dưỡng. B. hoá dị dưỡng. C. quang tự dưỡng. D. hoá tự dưỡng.
5. Vi khuẩn lam dinh dưỡng dựa vào nguồn nào sau đây ?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ. B. CO2 và ánh sáng. C. Chất vô cơ và CO2. D. Ánh sáng và chât vô cơ.
6. Vi khuẩn lam có kiểu dinh dưỡng nào sau đây ?
A. Hoá tự dưỡng. B. Quang tự dưỡng. C. Hoá dị dưỡng. D. Quang dị dưỡng.
7. Quang dị dưỡng có ở
A. Vi khuẩn màu tía. B. Vi khuẩn lưu huỳnh. C. Vi khuẩn sắt. D. Vi khuẩn nitrat hoá.
8. Kiểu dinh dưỡng của động vật nguyên sinh là
A. hoá tự dưỡng. B. quang tự dưỡng. C. hoá dị dưỡng. D. quang dị dưỡng.
9. Vi khuẩn lactic dinh dưỡng theo kiểu
A. quang tự dưỡng. B. quang dị dưỡng. C. hoá tự dưỡng. D. hoá dị dưỡng.
10. Kiểu dinh dưỡng quang dị dưỡng và hóa dị dưỡng giống nhau ở đặc điểm nào sau đây?
A. Nguồn C chủ yếu là CO2. B. Nguồn năng lượng là chât hữu cơ.
C. Nguồn C chủ yếu là chất hữu cơ. D. Nguồn năng lượng là ánh sáng.
11. Việc làm tương, nước chấm là lợi dụng quá trình
A. lên men rượu. B. lên men lactic. C. phân giải polisacarit. D. phân giải protein.
12. Trong gia đình, có thể ứng dụng hoạt động của vi khuẩn lactic để thực hiện quá trình
A. làm tương. B. muối dưa. C. làm nước mắm. D. làm giấm.
13. Lên men lactic có thể tạo ra các sản phẩm nào sau đây?
A. Nước tương. B. Sữa chua. C. Nước mắm. D. Rượu êtylic.
14. Quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật có đặc trung nào sau đây?
A. Diễn ra với tốc độ nhanh. B. Diễn ra bên ngoài cơ thể
C. Không cần sử dụng năng lượng. D. Không có sự tham gia của các enzim.
15. Vi sinh vật có khả năng tiết ra hệ enzim xenlulaza để phân giải xenlulozo trong xác thực vật nên con người
có thể sử dụng chúng để
A. phân giải polisaccarit và lipit.
B. làm giảm ô nhiễm môi trường và làm giàu chất dinh dưỡng cho đất.
C. phân giải polisaccarit và protein.
D. phân giải protein và lipit.
16. Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?
A. Đốt và xả khí lên cao B. Chôn sâu C. Đổ tập trung vào bãi rác D. Phân loại và tái chế
17.Trong quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật, đơn phân nào sau đây tổng hợp nên phân tử prôtêin?
A. Axiamin. B. Glucozo. C. Axitbéo. D. Nuclêôtit.
18.Trong quá trình tổng hợp các chất ở vi sinh vật, đơn phân nào sau đây tổng hợp nên phân tử pôlisaccarit?
A. Axiamin. B. Glucozo. C. Axitbéo. D. Nuclêôtit.

B- TỰ LUẬN
1. Phân biệt nguyên phân và giảm phân.
2. Khi quan sát 1 TB sinh dục đang giảm phân, người ta thấy có 6 NST đơn đang phân li về 2 cực TB. Theo lí
thuyết TB này đang ở kì nào của quá trình phân bào và bộ NST lưỡng bội bằng bao nhiêu?
3. Quá trình phân giải các chất ở VSV(các sản phẩm: nước tương, axitlactic, rượu eetilic, axitamin, nước mắm..
thuộc quá trình phân giải nào?)
4. Một tế bào có bộ NST 2n=14 đang thực hiện quá trình giảm phân, ở kì cuối I. Xác định số NST trong mỗi TB con
5. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia quá trình giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Tính số tế bào sinh tinh
6. Để nghiên cứu kiểu hô hấp của 1 loài vi khuẩn, người ta cấy chúng vào môi trường dinh dưỡng có bổ sung KNO3
nhận thấy vi khuẩn phát triển ở phần đáy ống nghiệm. Hãy cho biết kiểu hô hấp của vi khuẩn này, giải thích.
7. Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo
đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 - 1,5;   KH2PO4 - 1,0;   MgSO4 - 0,2;   CaCl2 - 0,1;   NaCl - 5,0

4
a) Môi trường trên là loại môi trường gì?
b) Vi sinh vật phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c) Nguồn cacbon, nguồn năng lượng và nguồn nitơ của vi sinh vật này là gì?

You might also like