You are on page 1of 36

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI


KHOA HTTT KINH TẾ & TMĐT

BÀI THẢO LUẬN


Đề tài: Phân tích cấu trúc tổ chức và văn hóa doanh nghiệp
trong triển khai chiến lược kinh doanh của một công ty Việt
Nam kinh doanh cụ thể?

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


1
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
Phần A. Cơ Sở Lý Thuyết................................................................................................4
I. Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh.................4
1. Bản chất của cấu trúc tổ chức....................................................................................4
2. Một số loại hình cấu trúc tổ chức cơ bản...................................................................6
3. Thích ứng cấu trúc tổ chức với yêu cầu triển khai chiến lược....................................6
II. Văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh..............................7
1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược..........7
2. Các yếu tố cấu thành của văn hóa doanh nghiệp........................................................9
3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược.................................12
4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ cho thực thi chiến lược..............................12
Phần B. Phân tích cấu trúc tổ chức và văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến
lược kinh doanh của Vinamilk......................................................................................14
I. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk............................14
1. Lịch sử hình thành...................................................................................................14
2. Ngành nghề kinh doanh...........................................................................................15
3. Hoạt động kinh doanh hiện nay...............................................................................16
II. Phân tích cấu trúc tổ chức của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk..........18
1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Vinamilk.......................................................................18
2. Các yếu tố tác động đên cấu trúc tổ chức của Vinamilk...........................................20
III. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
......................................................................................................................................... 23
1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Vinamilk...............................................23
2. Những giá trị được chấp nhận/tuyên bố của Vinamilk.............................................25
3. Những quan niệm chung của Vinamilk....................................................................29
KẾT LUẬN.....................................................................................................................34

2
LỜI MỞ ĐẦU

Từ lâu, sữa được biết đến như một loại thực phẩm lý tưởng chứa các yếu tố cơ bản
cho một bữa ăn cân bằng, ngoài ra sữa còn có hàm lượng dinh dưỡng cao góp phần hoàn
thiện hệ thống dinh dưỡng chung cho cộng đồng. Xã hội ngày càng tiến bộ về đời sống
tinh thần lẫn vật chất. Vì vậy, nhu cầu dùng sữa và các sản phẩm từ sữa để nâng cao sức
khỏe, thể chất và trí tuệ ngày càng được chú trọng và trở thành mối quan tâm hàng đầu
của đa số người dân. Chính vì vậy, hàng loạt công ty lớn nhỏ đã dấn thân vào thị trường
màu mỡ này, trong đó phải kể đến Vinamilk là doanh nghiệp thành công hơn cả. 
Trong thời kì mở cửa nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập
WTO, chúng ta không thể không nhắc đến tầm quan trọng của cấu trúc tổ chức và văn
hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh giúp doanh nghiệp phát triển và
có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài. Trong những năm qua, mặc dù phải
cạnh tranh với các sản phẩm sữa trong và ngoài nước, song bằng sự nỗ lực không ngừng
nghỉ của toàn thể cán bộ nhân viên, Vinamilk đã luôn giữ vững vai trò chủ đạo của mình
trên thị trường. Theo kết quả bình chọn 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam Campaign
Asia-Pacific và Nielsen phối hợp thực hiện năm 2020, Vinamilk vinh dự là thương hiệu
thực phẩm số 1 của Việt Nam chiếm thị phần hàng đầu, đạt tốc độ tăng trưởng 30%/năm,
được người tiêu dùng tín nhiệm. Để đạt được những thành tựu kể trên, không phải bất cứ
doanh nghiệp nào ở Việt Nam cũng có thể dễ dàng đạt được. Vì vậy, nhóm 9 quyết định
lựa chọn Vinamilk để thực hiện nghiên cứu đề tài: “Phân tích cấu trúc tổ chức và văn
hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh của một công ty Việt Nam
kinh doanh cụ thể”. 

3
Phần A. Cơ Sở Lý Thuyết

I. Cấu trúc tổ chức doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh
1. Bản chất của cấu trúc tổ chức
1.1 Khái niệm:
Cấu trúc tổ chức của doanh nghiệp là tập hợp các chức năng và quan hệ mang tính
chính thức xác định các nhiệm vụ mà mỗi một đơn vị của doanh nghiệp phải hoàn thành,
đồng thời cả các phương thức hợp tác giữa các đơn vị này. Mục đích của cấu trúc tổ chức
là hướng đến các nỗ lực hợp tác bằng cách xác định mối quan hệ giữa nhiệm vụ và quyền
hạn. Thông thường một công ty được tổ chức tốt sẽ thúc đẩy các nhà quản trị và các nhân
viên tích cực, chủ động, nỗ lực hết sức tham gia vào các hoạt động cùng hướng tới sự
thành công.
1.2. Đặc điểm
Cấu trúc tổ chức luôn bao gồm 3 chức năng được thực hiện đồng thời và liên tục:
Chuyên môn hoá công việc (Specialisation) biểu hiện cách thức và mức độ phân
công công việc trong tổ chức. Việc phân chia công việc được tiến hành trên những tiêu
chuẩn nào, đến mức độ chi tiết nào? Cần phải phân chia doanh nghiệp theo chức năng:
sản xuất, kinh doanh, tài chính, tổ chức,... hay là bởi các nhóm sản phẩm: các máy bay,
trực thăng, tên lửa hay vệ tinh do thám như ở Tập đoàn Aerospatiale, hay là theo nhãn
hiệu sản phẩm: Altis, Corolla, Camry, Innova, Land Cruiser đối với Toyota; hay là theo
vùng địa lý, theo dự án,...
Kết hợp các công việc (Coordination) biểu hiện của một hay nhiều cách hợp tác
được thiết lập giữa các đơn vị trong tổ chức (mối quan hệ, mức độ tập trung,... ). Trong
đa số các công ty, tổ chức theo phân cấp quản lý được xác định như phương thức chủ yếu
cho việc phối hợp hoạt động. Các mối quan hệ theo chiều dọc (cấp trên và nhân viên)
được hoàn thiện bởi các quan hệ theo chiều ngang (các phòng ban) làm việc theo từng
công việc, từng dự án cụ thể. Sự kết hợp các công việc 324 phụ thuộc vào các kênh lưu
chuyển thông tin riêng của cấu trúc. Các kênh này là một phần không thể tách rời của cấu

4
trúc tổ chức, đảm bảo tính hiệu quả, mềm dẻo và linh hoạt trong các quan hệ phân cấp và
theo hàng ngang.
Hợp thức hoá công việc (Formalisation) thể hiện mức độ chính xác trong xác định
các chức năng và các mối quan hệ, có nghĩa là vai trò của từng đơn vị, cá nhân có được
xác định một cách rõ ràng và cụ thể chưa? Ngày nay các nhân viên được đào tạo bài bản
hơn, có khả năng tham gia vào quá trình ra quyết định hơn bao giờ hết. Họ đều mong
muốn được giao quyền, trách nhiệm và chịu trách nhiệm về những kết quả công việc của
họ.
1.3. Yếu tố ảnh hưởng
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả vận hành của cấu trúc tổ chức:
Quy mô: Một doanh nghiệp nhỏ luôn luôn có cấu trúc đơn giản mặc dù nó cũng có
thể có những vấn đề về bộ máy tổ chức bên trong. Sự tăng trưởng đòi hỏi doanh nghiệp
phải thiết lập một bộ phận trung gian giữa Ban Giám đốc và bộ phận tiến hành, tầng
trung gian này được phân công các chức năng cụ thể đi kèm với các mục tiêu, các
phương tiện và cả quyền lực. Quy mô của doanh nghiệp đòi hỏi sự phân công công việc
lớn hơn, thiết lập những trình tự tiêu chuẩn để đảm bảo xử lý khối lượng thông tin ngày
một lớn. Tuy nhiên, không có cơ sở nào chỉ ra kết cấu của một doanh nghiệp lớn phải
kém hiệu quả hơn một doanh nghiệp nhỏ.
Công nghệ: Là tập hợp các quy trình biến đổi được thực hiện trong công ty. Rõ
ràng, công nghệ trong việc luyện thép trong một tập đoàn luyện kim không thể giống với
công nghệ xử lý các hồ sơ ở một hãng bảo hiểm. Mỗi một tổ chức này lại xây dựng một
kết cấu riêng phù hợp với nhiệm vụ của nó. Ngoài ra, trong cùng một doanh nghiệp lại
tồn tại các công nghệ khác nhau. Trong từng bộ phận: marketing, viện nghiên cứu, phân
xưởng sản xuất... lại phải lựa chọn cấu trúc phù hợp với chức năng sử dụng. Kinh nghiệm
chỉ ra rằng công nghệ đòi hỏi một phương thức phân công nhiệm vụ nhất định cũng như
một phương thức kết hợp xác định giữa các đơn vị thực hiện nhiệm vụ. Sự đa dạng và
phụ thuộc lẫn nhau này sẽ xác định các loại hình cấu trúc khác nhau.
Môi trường: Ngay từ những năm 1960, nhiều tác giả đã chỉ ra tổ chức là những hệ
thống mở, luôn trong trạng thái cân bằng động với môi trường của nó. Chức năng của cấu

5
trúc tổ chức là lựa chọn và mã hoá các dữ liệu thu thập từ môi trường để từ đó chuyển đổi
các dữ liệu này thành các thông tin cần thiết cho việc ra quyết định. Tiềm năng này mà
càng lớn thì áp lực của thị trường sẽ càng yếu, cho phép doanh nghiệp quan tâm đến các
yếu tố khác của môi trường như công nghệ hay văn hoá. Điều này giải thích tại sao phần
lớn doanh nghiệp chỉ đặt ra các vấn đề về cấu trúc tổ chức khi mà các cơ hội tăng trưởng
trong ngành giảm sút. Môi trường càng không đồng nhất thì doanh nghiệp càng phải xây
dựng các phương thức chuyên môn hóa.
Chính các khó khăn trong việc không lường trước được các rủi ro này bắt buộc
doanh nghiệp phải lựa chọn một kết cấu mềm dẻo hơn về mặt phân công công việc và
phối kết hợp, và do đó sẽ hạn chế khả năng hợp thức hoá.
2. Một số loại hình cấu trúc tổ chức cơ bản
 Cấu trúc đơn giản
 Cấu trúc chức năng
 Cấu trúc bộ phận
 Cấu trúc ma trận
 Cấu trúc tổ chức quốc tế
3. Thích ứng cấu trúc tổ chức với yêu cầu triển khai chiến lược
3.1. Các phương thức kết hợp
Có một loạt công cụ tăng cường khả năng kết hợp của cấu trúc tổ chức khi mức độ
phân công của nó tăng lên mà một công ty có thể sử dụng. Các cơ chế này được mô tả từ
đơn giản đến phức tạp như sau:

(1) Tiếp xúc trực tiếp


(2) Vai trò liên lạc trong các bộ phận tương hỗ
(3) Lực lượng đặc nhiệm
(4) Các nhóm công tác thường xuyên
(5) Các chuyên gia kết hợp
(6) Các bộ phận kết hợp
3.2. Các phương thức kết hợp và kiểm soát

6
Trong quá trình thực thi chiến lược, nhà quản trị chiến lược cần cân đối giữa mức
độ phân công với mức độ kết hợp để đáp ứng các mục tiêu chiến lược của tổ chức.  Lưu ý
rằng trong khi phân công quá cao mà kết hợp không đầy đủ có thể làm cho quá trình thực
thi thất bại, điều ngược lại cũng vậy. Bên cạnh đó, kết hợp quá mức rất tốn kém cho công
ty bởi vì nó sẽ làm tăng chi phí quản lý. Công ty cần điều hành một cấu trúc đơn giản
nhất liên quan đến việc thực thi chiến lược của nó một cách hữu hiệu.

3.3. Các hệ thống thông tin và cơ cấu tổ chức


Sự tiên tiến của hệ thống thông tin, phần mềm và công nghệ Internet đang có tác
động quan trọng đến các nhà quản trị và các tổ chức. Bằng việc cải thiện khả năng của
các nhà quản trị trong việc kết hợp và kiểm soát các hoạt động của tổ chức và bằng việc
giúp các nhà quản trị máy tính hiện đại đã trở thành một bộ phận trung tâm của cơ cấu tổ
chức. Ngày càng có bằng chứng rõ ràng rằng hệ thống thông tin có thể là một nguồn lợi
thế cạnh tranh của công ty; các tổ chức không áp dụng hệ thống thông tin tiên tiến dường
như ở thế bất lợi tổ chức và lợi thế cạnh tranh.

Hệ thống thư điện tử, sự phát triển của các chương trình phần mềm để chia sẻ tài
liệu một cách điện tử, sự phát triển của Internet đã làm tăng hoàn toàn các luồng thông tin
theo chiều ngang trong phạm vi tổ chức. Sự phát triển của mạng máy tính trong toàn tổ
chức đã dỡ bỏ các rào chắn truyền thống giữa các bộ phận và kết quả là đã cải thiện được
hiệu suất, vượt trội về hiệu quả, chất lượng, sự cải tiến, đáp ứng khách hàng.

Tuy nhiên để thúc đẩy sử dụng hệ thống thông tin hiện đại và làm cho cơ cấu tổ
chức hoạt động, công ty cần phải tạo ra một cơ cấu kiểm soát và khuyến khích để động
viên con người và các đơn vị phụ thuộc làm tăng hiệu suất của tổ chức.

II. Văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược kinh doanh
1. Khái niệm và đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược
1.1. Khái niệm
Văn hóa doanh nghiệp được hiểu là "toàn bộ các giá trị văn hóa bao gồm các quy
tắc ứng xử, cách nghĩ, chuẩn mực, đường lối kinh doanh,... được xây dựng trong suốt quá

7
trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi
của mọi thành viên của doanh nghiệp; tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp và
được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp".
1.2. Đặc điểm
Văn hoá doanh nghiệp bao gồm các đặc điểm
Văn hóa doanh nghiệp tồn tại khách quan: Văn hoá tồn tại ngoài sự nhận biết của
chúng ta. Có con người, có gia đình, có xã hội là có văn hoá. Văn hoá rất quan trọng, nó
tồn tại độc lập với chúng ta. Văn hoá không có nghĩa là cái đẹp. Dù ta có nhận thức hay
không nhận thức thì nó vẫn trường tồn. Nếu ta biết nhận thức nó, xây dựng nó thì nó lành
mạnh, phát triển. Có thể có văn hoá đồi trụy đi xuống, văn hoá phát triển đi lên, văn hoá
mạnh hay văn hóa yếu, chứ không thể không có văn hoá. Người ta đồng nghĩa giữa văn
hoá doanh nhân, văn hoá kinh doanh và nhiều người nghĩ văn hoá giao tiếp là văn hóa
doanh nghiệp. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy.
Văn hóa doanh nghiệp mang tính hệ thống, thống nhất: Nhiều định nghĩa lâu nay
coi văn hóa như phép cộng của những tri thức rời rạc từ nhiều lĩnh vực. Do vậy, cần thiết
nhấn mạnh đến tính hệ thống của văn hóa. Cần xem xét mọi giá trị văn hóa trong mối
quan hệ mật thiết với nhau. Tính hoàn chỉnh cho phép phân biệt một nền văn hoá hoàn
chỉnh với một tập hợp rời rạc các giá trị văn hoá. Bản thân các yếu tố văn hóa liên quan
mật thiết với nhau trong những thời điểm lịch sử cũng như trong một thời gian dài. Do
vậy, việc xem xét văn hóa mang tính hệ thống giúp chúng ta có cái nhìn, sự nhận diện
một cách đầy đủ nhất về văn hóa nói chung và văn hóa doanh nghiệp nói riêng.
Văn hóa doanh nghiệp hình thành trong một thời gian khá dài, tức là văn hóa
doanh nghiệp mang tính lịch sử: Cũng như cá tính của mỗi con người, Văn hóa doanh
nghiệp khi đã được định hình thì “khó thay đổi”. Qua thời gian, các hoạt động khác nhau
của các thành viên doanh nghiệp sẽ giúp các niềm tin, giá trị được tích lũy và tạo thành
văn hoá. Sự tích lũy các giá trị tạo nên tính ổn định của văn hoá. Nói cách khác văn hóa
doanh nghiệp mang tính bền vững.
Tính giá trị: Là sự khác biệt của một doanh nghiệp có văn hoá với một doanh
nghiệp phi văn hoá. Giá trị văn hoá của doanh nghiệp có giá trị nội bộ; giá trị vùng; giá

8
trị quốc gia; giá trị quốc tế. Doanh nghiệp càng tôn trọng và theo đuổi những giá trị
chung cho những cộng đồng càng rộng lớn bao nhiêu thì vai trò của nó càng lớn bấy
nhiêu. Mặt khác, không có văn hóa doanh nghiệp “tốt” và “xấu” (cũng như cá tính, không
có cá tính tốt và cá tính xấu), chỉ có văn hoá phù hợp hay không phù hợp (so với định
hướng phát triển của doanh nghiệp). Giá trị cũng là khái niệm có tính tương đối, phụ
thuộc vào chủ thể, không gian và thời gian. Trong thực tế, người ta hay áp đặt giá trị của
mình, của tổ chức mình cho người khác, đơn vị khác, nên dễ có những nhận định “đúng-
sai” về văn hoá của một doanh nghiệp nào đó.
2. Các yếu tố cấu thành của văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành nên văn hoá doanh nghiệp được chia thành ba cấp độ khác
nhau. Các yếu tố này đi từ hiện tượng đến bản chất của một nền văn hoá, giúp cho chúng
ta hiểu một cách đầy đủ và sâu sắc những bộ phận cấu thành của nền văn hoá đó. Việc
phân loại như vậy sẽ giúp chúng ta hiểu rõ bản chất cũng như các biện pháp để xây dựng
văn hóa doanh nghiệp.
2.1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh nghiệp
Đó là những cái dễ nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận được khi tiếp xúc với doanh
nghiệp, đây là những biểu hiện bên ngoài của hệ thống văn hoá doanh nghiệp, được phân
thành các phần sau.
 Kiến trúc của doanh nghiệp: bao gồm các yếu tố như mặt bằng, cổng, cây
cối, quầy, bàn ghế, lối đi, nhà xưởng, các bức tranh, bằng khen... tất cả
được sử dụng tạo cảm giác thân quen với khách hàng, nhân viên cũng như
tạo môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Kiến trúc chứa đựng lịch sử
về sự hình thành và phát triển của tổ chức, trở thành biểu tượng cho sự phát
triển của tổ chức, ngôi nhà của toàn thể nhân viên công ty.
 Sản phẩm: Khi sản phẩm, dịch vụ phát triển đến mức cao, trở thành sản
phẩm có thương hiệu, nó sẽ là biểu tượng lớn nhất của doanh nghiệp, xét về
mặt giá trị, nó cũng là một yếu tố của văn hoá doanh nghiệp.
 Máy móc, công nghệ

9
 Các nghi lễ: Đây là các hoạt động từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng gồm
các hoạt động, sự kiện văn hoá - chính trị,... được thực hiện chính thức hay
bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức… Các nghi lễ bao gồm:
nghi lễ chuyển giao, nghi lễ củng cố, nghi lễ nhắc nhở, nghi lễ liên kết…
 Giai thoại: Giai thoại thường được thêu dệt từ các sự kiện có thực của tổ
chức, được mọi thành viên chia sẻ và nhắc lại với các thành viên mới, ...
Những câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại về các năm tháng gian khổ và
vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật điển hình của doanh nghiệp.
 Biểu tượng: Gồm logo, kiểu chữ, đồng phục, thẻ nhân viên,...
 Ngôn ngữ, khẩu hiệu: Nhiều tổ chức sử dụng các câu chữ đặc biệt, khẩu
hiệu hay một ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể của nhân viên mình
và những người hữu quan.
 Phong cách giao tiếp ngôn ngữ của nhân viên với nhau, với khách hàng,
cấp trên,... Mỗi cá nhân có phong cách giao tiếp khác nhau,chính vì vậy sẽ
ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh và cách nhìn nhận của khách hàng, nhà
cung cấp, ... đối với công ty. Xây dựng một phong cách giao tiếp chuẩn cho
toàn thể nhân viên là một tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc xây dựng
văn hoá và thương hiệu cho doanh nghiệp.
2.2. Những giá trị được chấp nhận
Những giá trị chấp nhận là các chiến lược, mục tiêu, triết lý, “pháp luật” của doanh
nghiệp. Những giá trị chấp nhận phần nhiều được mang tính luật pháp, tức là nó yêu cầu
các thành viên tuân theo một cách triệt để.
 Sứ mạng của tổ chức, triết lý kinh doanh như triết lý về sản phẩm, dịch vụ,
cạnh tranh, trách nhiệm xã hội, nguồn nhân lực, khách hàng, phương pháp
làm việc,...
 Tri thức của doanh nghiệp gồm có tri thức hiện hữu liên quan đến trình độ
nhân viên, tri thức được kế thừa: Tri thức, sự chia sẻ tri thức, các giá trị văn
hoá học hỏi được: Những kinh nghiệm của tập thể của doanh nghiệp có
được khi xử lý các vấn đề chung; Những giá trị học hỏi được từ các doanh

10
nghiệp khác; Những giá trị văn hoá được tiếp cận khi giao lưu nền văn hoá
khác; Những giá trị do một hay nhiều thành viên mới đem lại; Những xu
hướng hay trào lưu xã hội.
 Quy trình, thủ tục, hướng dẫn, các biểu mẫu của doanh nghiệp liên quan
đến quá trình tác nghiệp, hướng dẫn thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh.
 Phong cách lãnh đạo
 Sự phân chia quyền lực
 Các tài liệu thể hiện các giá trị được chấp nhận như: Tài liệu quảng cáo, ấn
phẩm, trang web,... biển hiệu, khẩu hiệu, hướng dẫn, sổ tay, các quy trình
và hướng dẫn công việc.
2.3. Những quan niệm chung
Những quan niệm chung là những niềm tin, nhận thức và tình cảm có tính vô thức,
được mặc nhiên công nhận trong doanh nghiệp.
 Tính cách của doanh nghiệp: bao gồm tính cách ưa mạo hiểm, tính cách chú
trọng chi tiết, tính cách chú trọng kết quả, tính cách chú trọng con người,
tính cách chú trọng tập thể, tính cách chú trọng sự nhiệt tình của người lao
động, tính cách chú trọng sự ổn định.
 Lý tưởng: Là những động lực, giá trị, ý nghĩa cao cả, sâu sắc, giúp con
người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt họ trong nhận thức, cảm nhận và xúc
động trước sự vật và hiện tượng. Lý tưởng của tổ chức có thể là sứ mạng, là
lợi nhuận, là đỉnh cao công nghệ,... trong khi lý tưởng của nhân viên là
kiếm nhiều tiền, là danh phận,...
 Niềm tin: Là khái niệm đề cập đến mọi người cho rằng thế nào là đúng, là
sai. Niềm tin được hình thành từ ở mức độ nhận thức đơn giản. Xây dựng
niềm tin trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ kiến
thức và kinh nghiệm.
 Chuẩn mực đạo đức: Đây là quan niệm của mỗi nhân viên về các giá trị đạo
đức. Đó là quan niệm về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín về sự bình đẳng, sự thương

11
yêu đùm bọc lẫn nhau. Các yếu tố này thuộc văn hoá dân tộc, khi hành xử
các yếu tố này được coi như yếu tố đương nhiên trong các mối quan hệ
trong doanh nghiệp.
 Thái độ: Là chất gắn kết niềm tin và chuẩn mực đạo đức thông qua tình
cảm, thái độ phản ánh thói quen theo tư duy, kinh nghiệm để phản ánh
mong muốn hay không mong muốn đối với sự vật, hiện tượng.
3. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến lược
Các công ty xuất sắc đều có một hệ thống giá trị, một bản sắc riêng không ai bắt
chước được. Do đó có thể thấy văn hoá doanh nghiệp có một vai trò to lớn trong triển
khai chiến lược. 
Văn hoá doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạch định chiến lược phát triển
của tổ chức thông qua việc chọn lọc thông tin thích hợp (áp dụng kinh nghiệm, mô hình
phù hợp), đặt ra những mức tiêu chuẩn theo giá trị của tổ chức, cung cấp những tiêu
chuẩn, nguyên tắc cho các hoạt động. 
Văn hóa doanh nghiệp còn có ảnh hưởng mạnh tới hiệu quả thực thi chiến lược
của tổ chức. Văn hoá mạnh, sẽ tạo được một sự thống nhất và tuân thủ cao đối với giá trị,
niềm tin của tổ chức, là cơ sở quan trọng để thực hiện thành công chiến lược của tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp với chức năng tạo được cam kết cao của các thành viên trong tổ
chức, yếu tố quyết định để nâng cao hiệu quả hoạt động, năng suất lao động của tổ chức,
góp phần quan trọng tạo nên một “công thức thành công” cho các doanh nghiệp trên con
đường hội nhập.
4. Phát triển văn hóa doanh nghiệp hỗ trợ cho thực thi chiến lược
Văn hoá tồn tại khách quan và doanh nghiệp nào cũng có văn hoá của riêng mình.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một quá trình tổng thể chứ không phải chỉ là việc đưa
một giá trị một cách đơn lẻ, rời rạc.
Một số đề xuất điều chỉnh văn hóa tổ chức để hỗ trợ thực thi các chiến lược kinh
doanh trong bối cảnh hiện nay như sau.
 Một là, phát huy năng lực con người: Cấp độ thứ nhất là nâng cao năng lực
tiềm tàng của mỗi công nhân, viên chức; Cấp độ thứ hai là biến năng lực

12
tiềm tàng đó thành hiện thực, thông qua các biện pháp khuyến khích, kích
thích sức sáng tạo trong lao động sản xuất; Cấp độ thứ ba là tập trung cho
được các tiềm lực cá nhân của công nhân, viên chức vào việc thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp, thông qua các biện pháp tổ chức quản lý sản xuất và
nhân sự.
 Hai là, loại bỏ vấn đề tranh giành quyền lực trong công ty: Sự tranh giành
quyền lực trong công ty sẽ cản trở sự phát triển của mối quan hệ tin tưởng
lẫn nhau giữa mọi người trong công ty. Những việc làm thiếu lành mạnh
như thiên vị, vây cánh, phe phái, phao tin đồn thổi và làm hại nhau sau
lưng,... sẽ trở nên phổ biến trong một công ty nếu những người điều hành
và lãnh đạo công ty đó không có những nguyên tắc cơ bản và phương thức
quản lý nhân sự chuyên nghiệp.
 Ba là, xây dựng một tinh thần tập thể vững mạnh thông qua xác định những
giá trị cốt yếu. Khi phát triển một văn hóa làm việc có hiệu quả thì không gì
có thể thay thế được việc tạo dựng nên một tinh thần tập thể vững mạnh
trong đội ngũ nhân viên công ty.
 Bốn là, tạo ra một môi trường làm việc trong sạch và cởi mở. Một môi
trường làm việc cởi mở là nơi mà nhân viên có thể chia sẻ thông tin và kiến
thức một cách tự do, thoải mái, chắc chắn sẽ tạo điều kiện tốt để cho một
công ty có thể đạt được những mục tiêu của mình.
 Năm là, thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng. Khen thưởng ở đây
không chỉ đề cập đến việc khen thưởng vật chất mà còn bao hàm cả khen
thưởng về mặt tinh thần như sự thừa nhận của cấp trên về thành tích cá
nhân của bạn, những lời khen ngợi chân thành, những lời động viên khích
lệ và sự phản hồi tích cực từ phía lãnh đạo công ty.
 Cuối cùng, là tuyển dụng. Tuyển chọn nhân viên gắn với định hướng giá trị
của tổ chức là điều cần thiết. Tuyển chọn không chỉ là kiến thức và kỹ năng
phù hợp với vị trí mà doanh nghiệp cần, mà còn phải có sự phù hợp giữa
định hướng giá trị của doanh nghiệp và người được tuyển chọn.

13
14
Phần B. Phân tích cấu trúc tổ chức và văn hóa doanh nghiệp trong triển khai chiến
lược kinh doanh của Vinamilk
I. Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
1. Lịch sử hình thành 
Năm 1976, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) chính thức được thành lập với tên
gọi ban đầu là Công ty Sữa – Cà Phê Miền Nam. Công ty thuộc Tổng cục Công nghiệp
Thực phẩm miền Nam. Đến năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển
giao về bộ công nghiệp thực phẩm và được đổi tên thành Xí nghiệp Sữa – Cà phê – Bánh
kẹo I.

 Thời kì đổi mới năm 1986 – 2003

Vào tháng 3/1992, xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi
tên thành Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) – trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ. Công ty
chuyên về sản xuất và chế biến những loại sản phẩm từ Sữa. Đến năm 1994, Công ty Sữa
Việt Nam đã xây dựng thêm 1 nhà máy tại Hà Nội để phát triển thị trường tại miền Bắc
thuận lợi hơn. Sự kiện này đã nâng tổng số nhà máy của công ty lên con số 4. Việc xây
dựng được nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng
các sản phẩm sữa của người dân miền Bắc. Năm 1996, Liên doanh với Công ty CP Đông
lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí nghiệp Liên Doanh Sữa Bình Định. Việc liên doanh này
đã giúp công ty thành công xâm nhập thị trường miền Trung một cách thuận lợi nhất.
Năm 2000, nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại khu Công nghiệp Trà Nóc. Vào
tháng 5 năm 2001, công ty đã khánh thành nhà máy Sữa tại Cần Thơ.

 Thời kì cổ phần hóa từ năm 2003 đến nay

Tháng 11 năm 2003, công ty đã được chuyển thành Công ty cổ phần Sữa Việt
Nam. Mã giao dịch trên sàn chứng khoán Việt của công ty là: VNM. Cũng trong năm đó,
Công ty khánh thành thêm nhà máy Sữa tại khu vực Bình Định và TP. Hồ Chí Minh.
Năm 2004, công ty đã thâu tóm cổ phần của Cty CP Sữa Sài Gòn, tăng số vốn điều lệ lên
1,590 tỷ đồng. Đến năm 2005, công ty lại tiếp tục tiến hành mua cổ phần của các đối tác

15
liên doanh trong cty cổ phần Sữa Bình Định. Vào tháng 6 năm 2005, công ty đã khánh
thành thêm nhà máy Sữa Nghệ An. Vào ngày 19 tháng 1 năm 2006, công ty được niêm
yết trên sàn chứng khoán TP.HCM. Thời điểm đó vốn của Tổng Cty Đầu tư và Kinh
doanh Vốn Nhà nước nắm giữ 50,01% vốn điều lệ của Công ty. Đến 20/8/2006, Vinamilk
chính thức đổi logo thương hiệu công ty. Trong năm 2009, doanh nghiệp đã phát triển
được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại Nghệ An,
Tuyên Quang. Năm 2012, công ty tiếp tục tiến hành thay đổi logo của thương hiệu.

Giai đoạn 2010 – 2012, doanh nghiệp đã tiến hành xây dựng nhà máy sữa nước và
sữa bột tại tỉnh Bình Dương với tổng số vốn đầu tư là 220 triệu USD. Năm 2011, đưa nhà
máy sữa Đà Nẵng đi vào hoạt động với số vốn đầu tư lên đến 30 triệu USD. Năm 2016,
khánh thành nhà máy Sữa đầu tiên tại nước ngoài, đó là nhà máy Sữa Angkormilk ở
Campuchia. Đến năm 2017, tiếp tục khánh thành trang trại Vinamilk Organic Đà Lạt –
trang trại bò sữa hữu cơ đầu tiên tại Việt Nam.

2. Ngành nghề kinh doanh


Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua
bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành,
thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác.

Kinh doanh thực phẩm công nghệ, thiết bị phụ tùng, vật tư, hoá chất và nguyên
liệu. kinh doanh nhà, môi giới cho thuê bất động sản; kinh doanh kho bãi, bến bãi;

Kinh doanh vận tải hàng bằng ô tô; bốc xếp hàng hóa; sản xuất mua bán rượu, bia,
đồ uống, thực phẩm chế biến, chè uống, cafe rang– xay– phin – hoà tan;

Sản xuất và mua bán bao bì, in trên bao bì; sản xuất, mua bán sản phẩm nhựa,
phòng khám đa khoa.

Dòng sản phẩm nổi tiếng của công ty: Sữa đặc chiếm 34% doanh thu và là dòng
sản phẩm chiếm tỷ trọng cao nhất

Sữa tươi chiếm 26% doanh thu: năm 2007 sữa tươi đạt mức tăng trưởng 18%,

16
Chiếm khoảng 26% doanh thu và có tỷ trọng đóng góp cao thứ nhì vào doanh thu
so với tất cả các dòng sản phẩm của công ty. Sữa tươi Vinamilk chiếm 35% thị phần. Sữa
bột và ngũ cốc ăn liền chiếm 24% doanh thu năm 2007 của Vinamilk.

Vinamilk là một trong 3 công ty dẫn đầu thị trương Việt Nam về doanh số sữa bột,
trong đó Vinamilk chiếm 14% thị phần.

Sữa chua chiếm 10% doanh thu: trong đó sữa chua uống chiếm 26% thị phần và
sữa chua ăn chiếm 96% thị phần. Vinamilk kinh doanh đa ngành đa nghề như vậy giúp
cho công ty dễ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước không chỉ sữa mà còn có
các mặt hàng thiết yếu khác.

3. Hoạt động kinh doanh hiện nay


Năm 2019, Dự án liên doanh của Vinamilk và các doanh nghiệp của Lào, Nhật
Bản, có quy mô 20.000 con trên diện tích 5.000ha trong giai đoạn 1. Dự kiến có thể phát
triển lên 100.000 con trên diện tích 20.000ha. Khánh thành trang trại bò sữa Tây Ninh với
quy mô 8000 con bò bê sữa, trên diện tích gần 700ha và được đầu tư công nghệ 4.0 toàn
diện.

Năm 2020, Vinamilk chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần
GTNfoods, đồng nghĩa với việc Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu chính thức
trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.

Năm 2021, cuộc khủng hoảng toàn cầu Covid-19 đã bước sang năm thứ 2 với
hàng loạt vấn đề liên quan đến sản xuất, chuỗi cung ứng… tạo nên "rào cản” cho lĩnh vực
xuất khẩu. Tuy nhiên, ở một phương diện khác, những thách thức do Covid-19 đặt ra
chính là phép thử cho các doanh nghiệp về "sức khỏe”, "độ bền” và khả năng ứng phó
trong những giai đoạn ngặt nghèo nhất. Là gương mặt đại diện cho ngành sữa, những kết
quả xuất khẩu lội ngược dòng Covid-19 của Vinamilk là minh chứng rõ nét của bản lĩnh
kinh doanh và uy tín trên thị trường quốc tế. Năm 2020, xuất khẩu đóng góp 5.561 tỷ
đồng vào tổng doanh thu của toàn công ty, tăng trưởng 7,4% so với năm 2019. 6 tháng
đầu năm 2021, giữa bối cảnh đại dịch Covid-19 một lần nữa khiến nền kinh tế lao đao,

17
hoạt động xuất khẩu của Vinamilk gây ấn tượng mạnh mẽ khi tăng trưởng 2 con số, đạt
2.772 tỷ đồng.

Năm 2021 kỷ niệm 45 năm thành lập, Vinamilk không chỉ trở thành công ty dinh
dưỡng hàng đầu Việt Nam mà còn xác lập vị thế vững chắc của một Thương hiệu Quốc
gia trên bản đồ ngành sữa toàn cầu. Công ty đã tiến vào top 40 công ty sữa có doanh thu
cao nhất thế giới (Thống kê Plimsoll, Anh).

Tháng 8/2021, Vinamilk công bố đối tác liên doanh tại Philippines là Del Monte
Philippines, Inc. (DMPI) - công ty con của Del Monte Pacific Limited và là một doanh
nghiệp thực phẩm và đồ uống hàng đầu tại Philippines.

Tháng 4/2021, mô hình trang trại sinh thái thân thiện môi trường được Vinamilk
chính thức ra mắt. Đây là nơi cung cấp nguồn nguyên liệu sữa tươi cao cấp làm nên sản
phẩm sữa tươi Vinamilk Green Farm thanh nhẹ, thuần khiết.

18
II. Phân tích cấu trúc tổ chức của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
1. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Vinamilk
a. Sơ đồ cấu trúc tổ chức của Vinamilk
 Mô hình trực tuyến chức năng:

b. Đánh giá ưu điểm, nhược điểm khi sử dụng mô hình cấu trúc tổ chức này trong
thực thi triển khai chiến lược kinh doanh của Vinamilk

 Ưu điểm :
 Quyền hạn trực tuyến

- Các bộ phận làm việc sẽ nhận mệnh lệnh trực tiếp từ 1 nhà lãnh đạo cấp trên trực
tiếp.

- Tạo điều kiện cho việc kiểm tra chặt chẽ của cấp cao nhất.

VD: Các nhà quản lý cấp cao chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về mọi hoạt động của
bộ phận. Nhận chỉ tiêu kế hoạch của công ty, khai thác thực hiện.

19
 Quyền hạn chức năng

- Phát huy đầy đủ hơn ưu thế chuyên môn hóa ngành nghề theo chức năng từng đơn
vị.

- Giữ được sức mạnh và uy tín của các chức năng chủ yếu.

- Đơn giản hóa việc đào tạo.

- Chú trọng hơn đến tiêu chuẩn nghề nghiệp và tư cách nhân viên.

- Hiệu quả tác nghiệp cao đối với nhiệm vụ lặp đi lặp lại hằng ngày.

VD: Tổng giám đốc ủy quyền cho giám đốc điều hành hành chính nhân sự để thực hiện
việc tuyển dụng.

 Nhược điểm
 Quyền hạn trực tuyến

- Dễ dẫn đến mâu thuẫn giữa các đơn vị chức năng khi đề ra mục tiêu hay chiến
lược.

- Trách nhiệm vấn đề thực hiện mục tiêu chung của tổ chức thường được gán cho
cấp lãnh đạo cao: tổng giám đốc.

 Quyền hạn chức năng

- Thiếu sự phối hợp hành động giữa các phòng ban chức năng.

- Chuyên môn hóa cao => cán bộ quản lí sẽ có tầm nhìn hạn hẹp vì chỉ ở chuyên
môn của mình, không giỏi hoặc không quan tâm đến chuyên môn khác.

- Hạn chế phát triển đội ngũ quản lý chung

VD: Tổng giám đốc trao cho giám đốc điều hành hành chính nhân sự về tuyển chọn nhân
lực, bố trí nhân lực, quản lý các khiếu nại về nhân sự,...khi đó GĐ điều hành hành chính
nhân sự sẽ chỉ quan tâm đến những vấn đề đó mà không quan tâm đến những lĩnh vực
khác

20
=> Biện pháp:

Người lãnh đạo sử dụng các bộ phận tham mưu giúp việc của một nhóm chuyên
gia hoặc chỉ là một cán bộ trợ lý nào đó. Nhờ đó, người lãnh đạo lợi dụng được tài năng
chuyên môn của một số chuyên gia, có thể tiếp cận thường xuyên với họ, không cần hình
thành một cơ cấu tổ chức phức tạp của các bộ môn thực hiện các chức năng quản lý. Ví
dụ: Giám đốc điều hành marketing cùng bộ phận đó có thể cung cấp lời khuyên, góp ý
kiến cho giám đốc điều hành kinh doanh xây dựng nên những quyết định phù hợp và
đúng đắn cho bộ phận cũng như nhà quản lí (giám đốc)

2. Các yếu tố tác động đên cấu trúc tổ chức của Vinamilk

a. Đặc điểm hoạt động

Vinamilk là một trong những tập đoàn kinh doanh các sản phẩm từ sữa lớn nhất
trong nước và chất lượng, uy tín của tập đoàn hiện nay đã được khẳng định và in dấu ấn
trong tâm trí khách hàng.

Vinamilk hoạt động chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm từ sữa như: sữa tươi tiệt
trùng, sữa bột, sữa chua, kem...và nhiều các loại sản phẩm từ sữa khác. Để đảm bảo chất
lượng tuyệt đối cho sản phẩm, vinamilk không ngừng nghiên cứu và đầu tư cho công
nghệ, kỹ thuật tiên tiến.

Bên cạnh tập trung sản xuất và phát triển các loại hình sản phẩm từ sữa, Vinamilk
còn chú ý và tập trung vào yếu tố nền móng nhất nhằm đem đến sản phẩm tốt nhất và kịp
thời đáp ứng nhu cầu khách hàng. Hiểu được cốt lõi trong việc sản xuất các sản phẩm từ
sữa là dựa vào nguồn nguyên liệu sữa có tốt hay không. Vì vậy năm 2013. Vinamilk đã
đẩy mạnh việc tự phát triển cấc trang trại bò sữa đi cùng với quá trình sản xuất sản phẩm.
Hiện nay hệ thống trang trại của Vinamilk và công ty con thuộc Vinamilk bao gồm 6
trang trại bò sữa hoạt động trải khắp các tỉnh thành khác nhau.

b. Quy mô hoạt động

21
Trải qua hơn 45 năm hình thành và phát triển, từ 03 nhà máy tiếp quản ban đầu,
đến nay Vinamilk đã mở rộng quy mô lên đến 46 đơn vị gồm 1 trụ sở chính, 5 chi nhánh,
16 nhà máy, 14 trang trại bò sữa, 2 kho vận và 8 công ty con, công ty liên kết cả trong và
ngoài nước. Hệ thống sản xuất lớngiúp Vinamilk có thể phát triển hơn 250 loại sản phẩm
sữa từ 13 nhóm ngành: sữa đặc, sữa bột, sữa chua….

Năm 2021, Vinamilk đã lọt top 40 công ty sữa có doanh thu cao nhất trên thế giới.
Cả năm 2021, tổng doanh thu hợp nhất của Vinamilk đạt 61.012 tỷ đồng là mứ cao kỷ
lục nhất của Vinamilk. Bên cạnh đó, Vinamilk đã xuất khẩu các sản phẩm liên doanh tại
Philipin. Cũng trong năm 2021, công ty đã phát triển thêm 2 thị trường xuất khẩu mới
nâng tổng số thị trường xuất khẩu các sản phẩm của Vinamilk lên 57.

c. Khả năng về nguồn lực

Nguồn lực lao động đồi dào đảm bảo quá trình sản xuất và vận hành của công ty.
Đi cùng với đó là sự sắp xếp và tổ chức hoạt động hợp lý của bộ máy đầu ngành.

Vinamilk trang bị những kỹ thuật tiên tiến nhất, đồng thời không ngừng tư duy,
đổi mới về máy móc, công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu snar xuất và hoàn thành mục tiêu
mà công ty hướng đến.

d. Môi trường hoạt động

Ngày nay không chỉ có riêng Vinamilk mà ngày càng nhiều công ty về sữa khác
cũng được hình thành, phát triển và cạnh tranh song hành với vị thế của Vinamilk. Cũng
như các công ty về sữa khác, Vinamilk cũng hoạt động sôi nổi và tích cực trên thị trường
của mình. Là một doanh nghiệp về sữa đã có từ lâu, tuy nhiên Vinamilk không đứng yên
tại chỗ mà luôn nghiên cứu, phát triển, tạo ra những giá trị mới và xu hướng mới. Sữa
tươi Vinamilk Green Farm cao cấp mới từ nguồn sữa tươi tại hệ thống trang trại sinh thái
Vinamilk hay là sữa tươi vị tổ yến là một trong những sản phẩm mới và có sự đặc biệt
trong chuỗi các sản phẩm của Vinamilk.

22
Mặc dù ngày nay có nhiều loại sản phẩm đa dạng từ sữa từ nhiều doanh nghiệp
khác nhau nhưng thật sự 1 điều là chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà vinamilk đã
đem đến cho khách hàng. Ngày nay, công ty đang ngày càng nỗ lực để đem sản phẩm của
mình đến tay nhiều người sử dụng hơn nữa.

e. Mục tiêu chiến lược phát triển

Hội đồng quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty sữa lớn nhất thế giới về doanh thu,
Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi như sau:

Đầu tiên là đi đầu trong đổi mới và sáng tạo mang tính ứng dụng cao. Tiếp tục
nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng
hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng;
đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều trải nghiệm phong phú và tiện lợi

Tiếp đó củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa trong nước. Ưu tiên tập trung khai thác
thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn. Mở rộng thâm nhập và bao phủ
khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng còn rất
lớn. Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia tăng, đặc
biệt ở khu vực thành thị. Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn và vững
mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

Và cuối cùng là mục tiêu trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất tại Đông
Nam Á. Sẵn sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ
hợp tác mạnh mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết
hợp. Ưu tiên tìm kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục
đích mở rộng thị trường và tăng doanh số. Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu
mới với chiến lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình
thức hợp tác sâu với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

23
III. Phân tích văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần sữa Việt Nam – Vinamilk
1. Những quá trình và cấu trúc hữu hình của Vinamilk
1.1. Kiến trúc của doanh nghiệp
Hình ảnh nhà máy, xí nghiệp Vinamilk gắn liền với hai màu xanh trắng, nằm trong
khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, tạo ấn tượng với nhân viên, người tiêu dùng. Mỗi nhân
viên làm việc trong nhà máy trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng. Mọi người làm việc với
thái độ thân thiện, nhiệt tình, tâm huyết. Khi đến giờ làm việc, nhân viên đào tạo hướng
dẫn tận tình trình độ chuyên môn quy định, tác phong công ty.
1.2. Sản phẩm
Hiện tại công ty Vinamilk có các nhãn hiệu với các dòng sản phẩm chính như sau:
 Vinamilk: sữa tươi, sữa chua ăn, sữa chua uống, sữa chua men sống, kem,
phô mai
 Dielac: dành cho bà mẹ, dành cho trẻ, dành cho người lớn
 Ridielac: dành cho trẻ, dành cho người lớn
 V-Fresh: sữa đậu nành, nước ép trái cây, smoothie, sâm bí đao
 Vinanmilk Café: café hòa tan, café rang xay, café uống liền
 Sữa đặc: ông Thọ, Ngôi sao phương nam.
Sản phẩm của Vinamilk luôn đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm với
giá cả cạnh tranh hợp lý, tiệm cận giá thành sản xuất trung bình của thế giới.
1.3. Máy móc, công nghệ
Hiện nay tất cả hệ thống chuồng trại chăn nuôi bò sữa được Công ty đầu tư xây
dựng theo công nghệ hiện đại nhất của thế giới. Chẳng hạn hệ thống mái được áp dụng
công nghệ chống nóng bằng tôn lạnh với lớp nguyên liệu cách nhiệt; hệ thống cào phân
tự động; hệ thống máng uống tự động; hệ thống quạt làm mát trong chuồng. Các ô nằm
nghỉ cho đàn bò được lót bằng đệm cao su nhập từ Thụy Điển, đảm bảo chân móng của
chúng luôn sạch sẽ và không bị nhiễm bệnh. Các ô chuồng và nơi nằm nghỉ của đàn bò
được trang bị hệ thống chổi gãi ngứa tự động. Mỗi con bò được đeo một con chíp điện tử
dưới cổ để nhận dạng qua hệ thống Alpro hiện đại do Delaval cung cấp. Những chíp điện

24
tử này giúp kiểm tra lượng sữa chính xác của từng con và phát hiện được bò động dục và
bò bệnh để các Bác sỹ thú y điều trị kịp thời. Ngoài ra, mỗi con bò sữa đều được tắm mỗi
ngày một lần và được dạo sân chơi thư giãn. Trong quá trình vắt sữa, bò được nghe nhạc
hòa tấu êm dịu.
Có hệ thống xử lý nước thải hiện đại và hệ thống ép phân tự động có tác dụng bảo
vệ môi trường nên môi trường sống bên trong cũng như ngoài trang trại luôn được thông
thoáng, an toàn. Toàn bộ phân khô sau khi được sấy ép sẽ được chuyển về hệ thống nhà
kho lưu trữ. Nước thải sẽ được xử lý sinh học thông qua hồ lắng và được sử dụng tưới
cho đồng cỏ.
1.4. Các nghi lễ, giai thoại
Hàng tháng, hàng năm, công ty có đợt liên hoan, tổng kết công tác để biểu dương
thành tích đạt được và rút kinh nghiệm cho cán bộ, nhân viên. Công ty thường xuyên tổ
chức chương trình liên hoan văn nghệ, giải bóng đá toàn công ty để thắt chặt tình đoàn
kết các thành viên. Công ty còn tổ chức các hoạt động xã hội rất ý nghĩa và mang tính
nhân văn đến cộng đồng như: “khám phá thế giới sữa Vinamilk” – ngày hội ý nghĩa cho
gia đình; Quỹ 6 triệu ly sữa, quỹ học bổng Vinamilk-Ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam;
Cuộc thi Đồ Rê Mí. Đó là tình yêu và niềm tin mạnh mẽ của Vinamilk đối với thế hệ trẻ
Việt Nam.
Bà Mai Kiều Liên – Tổng giám đốc công ty Vinamilk chia sẻ một trong những bí
quyết thành công “cốt tử” của Vinamilk: muốn có sản phẩm đi đầu trên thị trường thì
phải luôn sáng tạo. Sáng tạo là yếu tố sống còn. Vì thế, bà luôn đòi hỏi sự sáng tạo không
ngừng trong công ty. Bà quyết liệt tới mức: “Đừng bao giờ đưa tôi ký duyệt những sản
phẩm mà “người ta làm lời lắm”. Phải là sản phẩm mới, đi đầu trên thị trường“.
1.5. Biểu tượng, ngôn ngữ, khẩu hiệu
Nhãn hiệu sữa nổi tiếng hàng đầu Việt Nam – Vinamilk luôn đặt chất lượng lên
hàng đầu. Hình ảnh logo Vinamilk độc đáo, điểm lượn logo tượng trưng cho giọt sữa dòng
sữa, tên Vinamilk có ý nghĩa đặc biệt, Vina viết tắt của từ Việt Nam, “m” là chữ đầu của
từ “milk” nghĩa là sữa, “v” chữ đầu victory có nghĩa chiến thắng. Hình ảnh tên công ty
màu trắng sữa bật màu xanh dịu mát cam kết bền vững chất lượng Vinamilk. Cùng với

25
Slogan : “ Chất lượng quốc tế, chất lượng Vinamilk” mà không nhân viên công ty phải
nhập tâm mà hẳn người tiêu dùng sản phẩm Vinamilk thuộc lòng.

1.6. Phong cách giao tiếp


Công ty Vinamilk luôn trân trọng và tin tưởng vào tài năng, phẩm chất, ý chí của
tất cả nhân viên đã, đang và sẽ luôn phấn đấu cho mục tiêu phát triển của Vinamilk. Duy
trì và phát huy những giá trị đó, Vinamilk cam kết luôn đặt sự Tôn trọng nhân viên lên
hàng đầu và xác định nhân viên là một tài sản quý giá. Những điều này được thể hiện rất
cụ thể:
 Tất cả nhân viên đều có điều kiện làm việc tốt nhất trên cả khía cạnh vật chất
lẫn tinh thần.
 Tất cả nhân viên đều được đảm bảo an toàn và sức khỏe.
 Vinamilk luôn công bằng trong việc đánh giá năng lực của nhân viên cho dù tồn
tại những quan điểm, ý kiến khác nhau trong công việc.
Ngược lại nhân viên cũng phải có những quy định riêng trong công ty đảm bảo tính
hai chiều trong mối quan hệ giữa nhân viên và Vinamilk.
 Tất cả các nhân viên phải có trách nhiệm bảo vệ taì sản cho doanh nghiệp bao
gồm cả tài sản hữu hình và vô hình; phải có ý thức làm việc nghiêm túc, sử
dụng tài sản doanh nghiệp vào mục đích công việc.
 Vinamilk không chấp nhận việc nhân viên quản lý ở Vinamilk lại đồng thời
tham gia điều hành một doanh nghiệp khác. Điều này nhằm đảm bảo việc nhân
viên đó phải nỗ lực toàn tâm toàn ý xây dựng công ty.

26
2. Những giá trị được chấp nhận/tuyên bố của Vinamilk
2.1 Tầm nhìn

Trở thành biểu tượng niềm tin hàng đầu Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng và sức
khỏe phục vụ cuộc sống con người.

2.2 Sứ mệnh

Vinamilk cam kết mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng và chất lượng cao
cấp hàng đầu bằng chính sự trân trọng, tình yêu và trách nhiệm cao của mình với cuộc
sống con người và xã hội.

2.3 Triết lý kinh doanh

Vinamilk mong muốn trở thành sản phẩm được yêu thích ở mọi khu vực, lãnh
thổ. Vì thế chúng tôi tâm niệm rằng chất lượng và sáng tạo là người bạn đồng hành của
Vinamilk. Vinamilk xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng.

2.4 Giá trị cốt lõi

 Chính trực: Liêm chính, liêm chính trong ứng xử và tất cả giao dịch

 Tôn trọng: Tôn trọng bản thân, Tôn trọng đồng nghiệp, Tôn trọng công ty, Tôn
trọng đối tác, Hợp tác trong sự tôn trọng

 Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác

 Đạo đức: Tôn trọng các tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách đạo
đức

 Tuân thủ: Tuân thủ luật phát, Bộ Quy Tắc Ứng Xử và quy chế, chính sách, quy
định của công ty

2.5 Chiến lược phát triển:

27
Hội đồng Quản trị Vinamilk xác định tầm nhìn chiến lược dài hạn để định hướng
các hoạt động sản xuất kinh doanh. Tiếp tục duy trì vị trí số 1 tại thị trường Việt Nam và
tiến tới mục tiêu trở thành 1 trong Top 30 Công ty Sữa lớn nhất thế giới về doanh thu,
Vinamilk xác định chiến lược phát triển với 3 trụ cột chính được thực thi, bao gồm:

Mục tiêu thứ nhất: Đi đầu trong đổi mới sáng tạo mang tính ứng dụng cao. Tập
trung vào ngành sữa và các sản phẩm liên quan đến sữa, vốn là ngành kinh doanh cốt lõi
tạo nên thương hiệu Vinamilk. Tiếp tục nghiên cứu và phát triển nhiều sản phẩm mới với
mục đích cách tân, mở rộng và đa dạng hóa danh mục sản phẩm trên cơ sở phù hợp với
thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng; đồng thời mang đến cho người tiêu dùng nhiều
trải nghiệm phong phú và tiện lợi.

Mục tiêu thứ hai: Củng cố vị thế dẫn đầu ngành sữa Việt Nam. Ưu tiên tập trung
khai thác thị trường nội địa với tiềm năng phát triển còn rất lớn. Mở rộng thâm nhập và
bao phủ khu vực nông thôn với các dòng sản phẩm phổ thông, nơi tiềm năng tăng trưởng
còn rất lớn. Đẩy mạnh tập trung vào phân khúc sản phẩm cao cấp với nhiều giá trị gia
tăng, đặc biệt ở khu vực thành thị. Tiếp tục xây dựng hệ thống phân phối nội địa rộng lớn
và vững mạnh, gia tăng thị phần và giữ vững vị thế dẫn đầu của Vinamilk trên thị trường.

Mục tiêu thứ ba: Trở thành công ty sữa tạo ra nhiều giá trị nhất Đông Nam Á. Sẵn
sàng cho các hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) và mở rộng mối quan hệ hợp tác mạnh
mẽ với các đối tác theo cả ba hướng tích hợp ngang, tích hợp dọc và kết hợp. Ưu tiên tìm
kiếm các cơ hội M&A với các công ty sữa tại các quốc gia khác với mục đích mở rộng
thị trường và tăng doanh số. Tiếp tục thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới với chiến
lược chuyển đổi mô hình xuất khẩu hàng hóa truyền thống sang các hình thức hợp tác sâu
với các đối tác phân phối tại các thị trường trọng điểm mới.

2.6 Cam kết về phát triển bền vững:

Là một trong những doanh nghiệp hàng đầu ở Việt Nam, Vinamilk nhận thức rõ
tầm ảnh hưởng của mình đến cộng đồng và sự phát triển bền vững của xã hội. Vinamilk
cũng thấu hiểu sự thành công của một doanh nghiệp sẽ không chỉ đơn giản là những con

28
số về doanh thu thể hiện trên các bản báo cáo thường niên mà còn là những gía trị vượt
trội và lâu dài mà doanh nghiệp đó xây dựng và mang đến được cho mọi người. Với
những mong muốn đúng đắn và những hành động thiết thực của mình, Vinamilk đã được
nhớ đến là "Thương hiệu gắn bó cộng đồng". Chính vì vậy, Vinamilk đã cam kết
và hành động hướng đến năm khía cạnh của mục tiêu phát triển bền vững:

 Hành động 1: Dinh dưỡng con người

Đặt an toàn thực phẩm làm nguyên tắc hàng đầu, Vinamilk cam kết mỗi sản phẩm
của Vinamilk đều là kết quả của một chu kỳ khép kín đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nghiêm
ngặt, bao gồm:

- Nghiên cứu, thiết kế sản phẩm an toàn và dinh dưỡng

- Nguyên liệu an toàn

- Thiết bị, công nghệ hiện đại

- Quản lý và kiểm soát chất lượng vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế

- Thông tin trung thực, đầy đủ cho người tiêu dùng

 Hành động 2: Môi trường và năng lượng

- Sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng

- Sử dụng nguồn nước hiệu quả và tiết kiệm

- Kiểm soát và xử lý tốt rác thải

- Các hoạt động khác về cộng đồng

 Hành động 3: Phát triển kinh tế địa phương

- Hoạt động tuân thủ phát luật

- Phát triển kinh tế ở các địa phương

- Phát triển nông nghiệp chăn nuôi bò sữa

29
 Hành động 4: Người lao động

- Điều kiện làm việc an toàn và được chăm sóc về sức khỏe

- Phát triển đội ngũ lao động đa dạng, tôn trọng sự khác biệt và không phân biệt

- đối xử

- Người lao động được đảm bảo quyền lợi mà pháp luật quy định

- Giá trị lao động của nhân viên được ghi nhận và bù đắp thỏa đáng

- Người lao động của đối tác trong các chuỗi cung ứng

 Hành động 5: Hỗ trợ và phát triển cộng đồng

- Quỹ sữa “Vươn cao Việt Nam”

- Quỹ học bổng “VINAMILK – Ươm mầm tài năng trẻ Việt”

- Hoạt động hỗ trợ cộng đồng

3. Những quan niệm chung của Vinamilk


3.1 Tính cách doanh nghiệp
Tính cách chú trọng con người: Vinamilk rất coi trọng nhân tài. Công ty sữa
Vinamilk đã xác định yếu tố “con người” sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại
của doanh nghiệp. Do vậy, con em của cán bộ công nhân viên nào vừa đậu đại học hoặc
đang học tại các trường đại học chính quy, học lực giỏi, có nhu cầu về làm tại Vinamilk,
công ty sẽ đài thọ chi phí đưa các em sang học chuyên ngành sinh vật tại Nga trong thời
gian 6 năm. Và Vinamilk còn tuyển sinh viên tốt nghiệp loại giỏi ở các trường đại học tại
Thành phố Hồ Chí Minh và đưa đi du học chuyên ngành ở nước ngoài. Không chỉ chuẩn
bị cho nguồn nhân lực trình độ cao trong tương lai, ngay cả những cán bộ, công nhân nào
có yêu cầu học tập cũng được công ty hỗ trợ 50% học phí. 
Ngoài việc sản xuất kinh doanh, Công Ty VINAMILK còn cung cấp dinh dưỡng
cho cộng đồng người Việt Nam trong tương lai có một thế hệ khỏe mạnh hơn và thông

30
minh hơn. Vì lẽ đó, trong nhiều năm qua Công Ty VINAMILK luôn quan tâm đến công
tác tài trợ cho các hoạt động liên quan đến thế hệ trẻ, thông qua các quỹ tài trợ như: 
 Quỹ học bổng mang tên “ VINAMILK ươm mầm tài năng trẻ Việt Nam" hàng
năm dành cho các em học sinh giỏi tại các tỉnh/thành phố trên toàn quốc.
 Quỹ học bổng, quỹ thưởng dành cho các em học sinh, các cán bộ đoàn xuất sắc.
 Quỹ học bổng hàng năm mang tên Vừ A Dính, tạo điều kiện học tập cho các em
học sinh giỏi người dân tộc.
 Quỹ phòng chống suy dinh dưỡng quốc gia hàng năm.
 Chương trình “ Sữa học đường" cho các em học sinh trên toàn quốc.
 Tài trợ phương tiện học tập cho trẻ em nghèo tại các tỉnh khó khăn.
3.2 Lý tưởng
Năm 2021, Vinamilk tiếp tục được đánh giá là một trong các tổ chức có môi
trường làm việc tốt nhất Việt Nam. Điều này cho thấy Vinamilk đang đi đúng hướng
trong việc xây dựng một môi trường làm việc thu hút người lao động với chính sách tiền
lương, phúc lợi hấp dẫn, tạo điều kiện cho đội ngũ nhân viên được phát huy năng lực, cơ
hội được đào tạo và thăng tiến, với văn hóa làm việc cởi mở, năng động và các quyền lợi
người lao động được đảm bảo. Vinamilk sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc đầu tư vào đội ngũ
nhân sự với mục tiêu xây dựng đội ngũ nhân sự đáp ứng với nhu cầu phát triển của tổ
chức và thực hiện những chính sách nhằm nâng cao sự thỏa mãn về môi trường làm việc
của đội ngũ nhân viên.
3.3 Niềm tin
Vinamilk chinh phục niềm tin người tiêu dùng 45 năm liền. Để có được sự tin
tưởng của người tiêu dùng, Vinamilk nỗ lực không ngừng trên các phương diện: nâng cao
năng lực quản trị, đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển vùng nguyên liệu và
gia tăng năng lực sản xuất. Với triết lý: “Xem khách hàng là trung tâm và cam kết đáp
ứng mọi nhu cầu của khách hàng”, Vinamilk khuyến khích nhân viên tham gia vào các
chương trình thiết kế mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của khách hàng,
bình ổn giá cả, tìm hiểu mong muốn của khách hàng để có cung cách phục vụ tốt nhất. 

31
Nỗ lực trong từng sản phẩm: Với hơn 200 loại sản phẩm được người tiêu dùng tin
dùng, trong đó tiêu biểu và vượt trội những sản phẩm như sữa tươi 100% organic, sữa
tươi 100% A2, sữa đậu nành hạt óc chó, sữa chua Hy Lạp, sữa chua nếp cẩm… Chiến
lược phát triển sản phẩm trong những năm tới sẽ chú trọng đến sản phẩm đem lại giá trị
gia tăng nhiều hơn cho khách hàng. Hệ thống bán hàng của Vinamilk tỏa rộng khắp cả
nước thông qua các kênh bán hàng truyền thống (bao gồm 208 nhà phân phối với hệ
thống điểm lẻ lên đến 250.000 điểm), kênh hiện đại (bao gồm hầu hết siêu thị và cửa
hàng tiện lợi trên toàn quốc). 

  Đầu tư, phát triển theo hướng công nghệ cao: Vinamilk hiện có 13 nhà máy trải
dài khắp Việt Nam, trong đó có hai siêu nhà máy sữa bột và sữa nước tại Bình Dương
được trang bị công nghệ tiên tiến với hệ thống thiết bị khép kín và tự động hóa hoàn toàn
từ khâu chế biến đến thành phẩm và đóng gói, bảo đảm tuyệt đối an toàn vệ sinh thực
phẩm. Hệ thống 10 trang trại của Vinamilk trải dài khắp Việt Nam đạt tiêu chuẩn Global
GAP với toàn bộ bò giống nhập khẩu từ Úc, Mỹ và New Zealand và 1 trang trại bò sữa
hữu cơ chuẩn Châu Âu tiên phong tại Việt Nam.

Hợp tác chiến lược cùng nâng tầm thương hiệu: Vinamilk phục vụ trên các
chuyến bay của Vietnam Airlines xuất phát từ Việt Nam, hợp tác với Bệnh viện Chợ Rẫy
- TP.HCM, Công ty Dược Hậu Giang để tiếp tục nghiên cứu cho ra đời các sản phẩm
mới, các sản phẩm chuyên biệt nhằm đem lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng. Bên cạnh
các đối tác trong nước, để phát triển sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế Vinamilk đã ký kết
hợp tác chiến lược với tập đoàn dinh dưỡng hàng đầu thế giới như DSM (Thụy Sỹ), tập
đoàn Chr. Hansen (Đan Mạch) để ứng dụng dinh dưỡng chuẩn quốc tế vào sản phẩm của
mình.

3.4 Chuẩn mực đạo đức


Chuẩn mực đạo đức của vinamilk là yêu thương con người.
 Đối với người tiêu dùng
Luôn đảm bảo sức khỏe của người tiêu dùng đo đó toàn bộ các sản phẩm của
Vinamilk được sản xuất trên hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và được kiểm soát chặt

32
chẽ theo hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO, HACCP do các công
ty hàng đầu thế giới chứng nhận. Đồng thời, tất cả các sản phẩm của Vinamilk đều đảm
bảo thực hiện công bố đầy đủ theo quy định của pháp luật và luôn luôn có sự giám sát
trực tiếp cũng như gián tiếp của các cơ quan chức năng. Hàng ngày, mỗi nhà máy của
Vinamilk sản xuất hàng chục triệu hộp sữa các loại với sự kiểm soát chặt chẽ từ nguyên
liệu đầu vào; vệ sinh máy móc thiết bị và phân xưởng sản xuất; quá trình sản xuất đến khi
xuất hàng. Để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, nguyên liệu sữa tươi Vinamilk thu mua
từ các hộ nông dân trên cả nước luôn được kiểm tra nghiêm ngặt theo đúng quy trình với
sữa có tồn dư kháng sinh sẽ không thu mua nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho người
tiêu dùng.
 Đối với người lao động
Doanh nghiệp phải tạo công ăn việc làm với mức thù lao tương xứng. Nghĩa vụ
kinh tế của doanh nghiệp đối với người lao động còn bao gồm việc tìm kiếm năng lực
mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải
đảm bảo cơ hội công bằng, phát triển nghề nghiệp về chuyên môn, được hưởng môi
trường lao động an toàn và đảm bảo riêng tư nơi làm việc.
Tại Vinamilk, môi trường chuyên nghiệp, công việc đầy thách thức và cơ hội làm
việc với những người giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các tập đoàn đa quốc gia là nơi
tốt nhất để chọn lựa cho con đường phát triển sự nghiệp. Vinamilk luôn cam kết tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất giúp người lao động đạt được mục tiêu nghề nghiệp. Vinamilk là
môi trường cho người lao động có thể thỏa sức sáng tạo, đưa những kiến thức và kinh
nghiệm vào thực tế nhằm góp phần xây dựng và phát triển Công ty.
 Đối với nhà đầu tư.
Vinamilk là doanh nghiệp đi tiên phong cho trào lưu IR( investor relation- quan hệ
nhà đầu tư). IR là tất cả các hoạt động công bố thông tin của doanh nghiệp với nhà đầu
tư, nhằm thỏa mãn cung cầu về thông tin mang lại lợi ích cho cả hai bên.Vinamilk đã
thiết lập bộ phận IR gồm các nhân viên am hiểu về tài chính lẫn hoạt động quan hệ công
chúng (public relations - PR). Các thông tin của Vinamilk sẽ được bộ phận này đưa đến
các đối tác thường xuyên.Vinamilk luôn đăng tải báo cáo tài chính của công ty một cách

33
chi tiết và đầy đủ, công khai trên website của công ty theo từng tháng, quý, năm. Đồng
thời có cả giải trình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua các giai đoạn. Hệ thống
HỎI–ĐÁP (FAQ’s) luôn sẵn sàng giải đáp tất cả các thắc mắc và ý kiến như: thắc mắc
kết quả báo cáo tài chính của công ty, thông tin về Cổ phiếu, …. Công ty cổ phần
Vinamilk luôn thực hiện tốt nghĩa vụ kinh tế đối với các nhà đầu tư.
3.5 Thái độ
Vinamilk xây dựng rất rõ ràng các giá trị và chính sách dành cho nhân viên trong
văn hóa doanh nghiệp của Vinamilk. Đặc biệt thái độ và tinh thần của nhân viên, doanh
nghiệp đều được thể hiện rất rõ.
 Đối với doanh nghiệp/ chủ sở hữu doanh nghiệp: “Nỗ lực mang lại lợi ích vượt
trội cho các cổ đông, trên cơ sở sử dụng hiệu quả và bảo vệ mọi nguồn tài nguyên
của Vinamilk.”
 Đối với nhân viên: “Đối xử tôn trọng, công bằng với mọi nhân viên. Vinamilk tạo
cơ hội tốt nhất cho mọi nhân viên để phát triển sự bình đẳng, xây dựng và duy trì
môi trường làm việc thân thiện, an toàn và cởi mở.”
 Đối với khách hàng: “Vinamilk cung cấp sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Vinamilk
cam kết chất lượng đạt tiêu chuẩn cao nhất, giá cả cạnh tranh và trung thực với
mọi giao dịch.”
Trong các hoạt động, Vinamilk luôn gắn kết hoạt động xã hội với văn hóa doanh
nghiệp. Vinamilk thường xuyên tổ chức các hoạt động xã hội như: tài trợ các giải thi đấu
thể thao, tổ chức chương trình hỗ trợ giáo dục: Đom Đóm tỏa sáng, Khinh khí cầu cùng
Vinamilk vươn tới trời cao,… Đồng thời, Vinamilk còn tổ chức các chương trình tư vấn
chăm sóc sức khỏe, cả khách hàng với nhân viên, thể hiện sự quan tâm với nhân viên tận
tâm.
Nhân viên Vinamilk nhận thức tác phong làm việc nghiêm túc từ các quy định tới
phong cách, đồng phục làm việc gọn gàng và sạch sẽ. Thái độ làm việc của nhân viên
luôn phải thân thiện, nhiệt tình và tâm huyết. Trước khi các nhân viên được tham gia làm
việc chính thức, Vinamilk trước tiên đào tạo trình độ chuyên môn cơ bản, quy định và các
tác phong làm việc.

34
Với chính sách giữ chân nhân tài, Vinamilk thường niên tổ chức các đợt liên hoan,
tuyên dương các thành tích nhân viên và rút kinh nghiệm cho nhân viên. Để gắn kết nhân
viên, Vinamilk thường xuyên tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ, giải đấu giao lưu để
thắt chặt sự đoàn kết của nhân viên. Bên cạnh đó các chính sách Vinamilk còn chăm lo
cho gia đình các nhân viên, tổ chức các hoạt động chăm lo cho nhân viên, giúp họ an tâm
làm việc cho Vinamilk lâu dài.
KẾT LUẬN
Từ những phân tích nói trên ta có thể nhận thấy rằng Vinamilk sở hữu một sơ đồ
cấu trúc tổ chức khoa học và tạo dựng văn hóa doanh nghiệp giúp các cá nhân có thể phát
huy được hết năng lực của mình. Mỗi phòng ban, mỗi thành viên trong công ty đều được
phân bổ trách nhiệm rõ ràng và phù hợp ở từng lĩnh vực khác nhau. Chính điều đó đã
giúp cho vinamilk hoạt động có hiệu quả trong suốt một thời gian dài. Cùng với việc đảm
bảo các nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc kiểm soát, nguyên tắc hiệu quả với những
nhiệm vụ được đặt ra, Vinamilk đã từng bước phát triển vững mạnh trên thị trường Việt
Nam cũng như trên đấu trường quốc tế. 
Qua việc phân tích cấu trúc tổ chức VINAMILK, nhóm 9 muốn đưa ra lời khẳng
định rằng, để một công ty, doanh nghiệp có thể phát triển vững mạnh cần phải đặc biệt
chú trọng trong việc xây dựng cấu trúc tổ chức và văn hóa doanh nghiệp của mình. 

35

You might also like