You are on page 1of 14

BÀI 21.

MỘT SỐ QUY LUẬT CỦA LỚP VỎ ĐỊA LÍ

1. Nhận biết
Câu 1. Mối quan hệ quy định lẫn nhau của các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ
phận lãnh thổ trong lớp vỏ địa lý là quy luật địa lí nào?
A. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí.
B. Quy luật địa đới của lớp vỏ địa lý.
C. Quy luật phi địa đới của lớp vỏ địa lí.
D. Quy luật đai cao của lớp vỏ địa lí.
Câu 2. Khí hậu chuyển từ khô hạn sang ẩm ướt dẫn đến sự biến đổi của dòng chảy, thảm
thực vật, thổ nhưỡng là biểu hiện của sự biến đổi theo quy luật nào?
A. Quy luật địa đới.
B. Quy luật phi địa đới.
C. qui luật cảnh quan.
D. Thống nhất và hoàn chỉnh.
Câu 3. Qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí là
A. quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của lớp vỏ địa lí.
B. quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các bộ phận của trái đất.
C. quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các loài trong sinh vật.
D. quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các tầng của khí quyển.
Câu 4. Quy luật địa đới là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh
quan địa lí theo
A. vĩ độ địa lí.
B. kinh độ địa lí.
C. độ cao địa hình.
D. vị trí gần hay xa đại dương.
Câu 5. Quy luật đai cao là sự thay đổi có quy luật của các đối tượng địa lí theo
A. vĩ độ địa lí.
B. độ cao địa hình.
C. kinh độ địa lí.
D. các mùa trong năm.
Câu 6. Sự phân bố nhiệt trên Trái Đất được phân biệt bởi
A. Một vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh, hai vòng đai băng giá.
B. Một vòng đai nóng, một vòng đai ôn hòa, một vòng đai lạnh, một vòng đai băng giá.
C. Hai vòng đai nóng, hai vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh, một vòng đai băng giá.
D. Hai vòng đai nóng, một vòng đai ôn hòa, hai vòng đai lạnh, một vòng đai băng giá.
Câu 7. Nguyên nhân chính gây ra tính địa đới là
A. Trái Đất hình cầu, bức xạ Mặt Trời giảm dần từ xích đạo về hai cực.
B. Trái Đất hình cầu, bức xạ Mặt Trời tăng dần từ xích đạo về hai cực.
C. Trái Đất hình cầu, bức xạ Mặt Trời ổn định từ xích đạo về hai cực.
D. Trái Đất hình cầu, bức xạ lòng đất giảm dần từ xích đạo về hai cực.
Câu 8. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về xích đạo có các đai khí áp phân bố
theo thứ tự như thế nào?
A. Áp cao cực đới, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp thấp xích đạo.
B. Áp cao cực đới, áp cao ôn đới, áp thấp chí tuyến, áp thấp xích đạo.
C. Áp thấp cực đới, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo.
D. Áp cao cực đới, áp thấp ôn đới, áp cao chí tuyến, áp cao xích đạo.
Câu 9. Trên bề mặt Trái Đất, ở mỗi bán cầu, từ cực về Xích đạo có các loại gió được phân bố
theo thứ tự như thế nào?
A. Gió Đông Cực, gió Tây ôn đới, gió Tín Phong.
B. Gió Tây Cực, gió Ôn đới, gió nhiệt đới.
C. Gió Đông Cực, gió Tây ôn đới, gió biển.
D. Gió Bắc cực, gió Tây ôn đới, gió Tín phong.
Câu 10. Nguyên nhân tạo nên quy luật phi địa đới là do
A. nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.
B. sự vận động tự quay của Trái Đất.
C. hình cầu của Trái Đất và bức xạ Mặt Trời.
D. các tác nhân ngoại lực như gió, mưa.
Câu 11. Quy luật địa ô là sự thay đổi của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo
A. vĩ độ địa lí.
B. độ cao địa hình.
C. kinh độ địa lí.
D. địa hình thay đổi.
Câu 12. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?
A. Sự phân bố các nhóm đất theo độ cao.
B. Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
C. Sự phân bố các đới khí hậu trên Trái Đất.
D. Sự phân bố các hoàn lưu trên đại dương.
Câu 13. Các đới khí hậu trên Trái Đất từ Xích đạo về cực được sắp xếp theo thứ tự nào sau
đây?
A. Xích đạo, nhiệt đới, ôn đới, cực đới.
B. Cận nhiệt, cận xích đạo, cận cực.
C. Nhiệt đới, cận xích đạo, cận cực.
D. Nhiệt đới, xích đạo, ôn đới, cực đới.
Câu 14. Biểu hiện rõ nhất của quy luật đai cao là sự phân bố theo vành đai của
A. khí áp và gió.
B. đất và động vật.
C. đất và thực vật.
D. lượng ẩm và gió.

2. Thông hiểu
Câu 15. Nguyên nhân tạo nên các đai cao ở miền núi là sự thay đổi về
A. nhiệt độ, khí áp thay đổi theo độ cao.
B. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo độ cao.
C. nhiệt độ và độ ẩm thay đổi theo độ cao.
D. mật độ không khí thay đổi theo độ cao.
Câu 16. Nguyên nhân chính nào tạo nên quy luật địa ô?
A. Do sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
B. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời theo vĩ độ.
C. Ảnh hưởng của các dãy núi chạy theo hướng kinh tuyến.
D. Hoạt động của các đới gió thổi thường xuyên trên Trái Đất
Câu 17. Biểu hiện nào sau đây không phải biểu hiện của tính địa đới?
A. Trên các lục địa, khí hậu phân hóa từ Đông sang Tây.
B. Trên Trái Đất có bảy vòng đai nhiệt.
C. Trên Địa Cầu có bảy vòng đai khí áp.
D. Từ cực về Xích đạo có sự thay đổi các thảm thực vật.
Câu 18. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là
A. Sự thay đổi lượng bức xạ mặt trời tới trái đất theo mùa.
B. Sự luân phiên ngày và đêm liên tục diễn ra trên trái đất.
C. Sự chênh lệch thời gian chiếu sang trong năm theo vĩ độ.
D. Góc chiếu của tia sang mặt trời đến bề mặt đất thay đổi theo vĩ độ.
Câu 19. Trong một lãnh thổ, nếu một thành phần tự nhiên thay đổi thì
A. sẽ kéo theo sự thay đổi của một vài thành phần tự nhiên khác.
B. sẽ không ảnh hưởng gì lớn đến các thành phần tự nhiên khác.
C. sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần tự nhiên còn lại.
D. sẽ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên của lãnh thổ đó.
Câu 20. Loại gió nào dưới đây không phân bố theo quy luật địa đới?
A. Gió mùa.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió Tây ôn đới.
Câu 21. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa ô là do
A. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo mùa.
B. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
C. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
D. góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về cực.
Câu 22. Nguyên nhân dẫn tới quy luật địa đới là do
A. bức xạ Mặt Trời thay đổi theo mùa.
B. sự luân phiên ngày đêm trên Trái Đất.
C. sự phân bố đất liền và biển, đại dương.
D. góc nhập xạ thay đổi từ Xích đạo về cực.
Câu 23. Loại gió nào dưới đây không phân bố theo quy luật địa đới?
A. Gió đất, gió biển.
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió Tây ôn đới.
Câu 24. Loại gió nào dưới đây không phân bố theo quy luật địa đới?
A. Gió phơn
B. Gió Mậu dịch.
C. Gió Đông cực.
D. Gió Tây ôn đới.

3. Vận dụng
Câu 25. Trên cùng một vĩ tuyến, từ Tây sang Đông ở các lục địa có sự khác nhau về thảm
thực vật do bị chi phối bởi quy luật
A. địa đới.
B. địa ô.
C. đai cao.
D. phi địa đới.
Câu 26. Việc phá rừng đầu nguồn sẽ không dẫn đến những hậu quả nào?
A. Lũ quét được tăng cường.
B. Mực nước ngầm hạ thấp.
C. Đất không bị xói mòn.
D. Mất cân bằng sinh thái
Câu 27. Nhiệt độ trung bình năm của Đà Lạt thấp hơn Nha Trang là biểu hiện của quy luật
nào sau đây?
A. Địa ô.
B. Đai cao.
C. Địa đới.
D. Nhiệt độ.
Câu 28. Biểu hiện nào dưới đây không thể hiện qui luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ
địa lí?
A. trong năm, mùa lũ của các con sông thường diễn ra trùng với mùa mưa.
B. những trận động đất lớn trên lục địa thường gây ra hiện tượng sóng thần.
C. lượng CO2 trong khí quyển tăng lên theo nhiệt độ Trái Đất nóng lên.
D. rừng đầu nguồn bị mất làm cho chế độ nước sông trở nên thất thường.
4. Vận dụng cao
Câu 29. Các loại gió nào dưới đây biểu hiện cho quy luật địa đới?
A. Gió mậu dịch, gió mùa, gió tây ôn đới.
B. Gió mùa, gió Tây ôn đới, gió phơn.
C. Gió mậu dịch, gió Đông cực, gió phơn.
D. Gió mậu dịch, gió Tây ôn đới, gió Đông cực.
Câu 30. Quy luật địa đới có biểu hiện nào dưới đây?
A. Vòng tuần hoàn của nước.
B. Các hoàn lưu trên đại dương.
C. Các đai khí áp và các đới gió trên trái đất.
D. Các vanh đai đất và thực vật theo độ cao.
BÀI 22 + 23 + 24. ĐỊA LÍ DÂN CƯ

1. Nhận biết
Câu 1. Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan giữa
A. giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân số.
B. giới nam so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
C. giới nữ so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.
D. số trẻ em nam và nữ sinh ra so với tổng số dân.
Câu 2. Loại cơ cấu dân số nào thể hiện được tinh hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển
dân số và nguồn lao động của một quốc gia?
A. Cơ cấu dân số theo lao động.
B. Cơ cấu dân số theo giới.
C. Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
D. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa.
Câu 3. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh
A. trình độ dân trí và học vấn của dân cư
B. tỉ lệ người biết chữ trong xã hội
C. số năm đến trường trung bình của dân cư
D. đời sống văn hóa và trình độ dân trí của dân cư
Câu 4. Loại cơ cấu dân số nào sau đây không thuộc nhóm cơ cấu xã hội?
A. cơ cấu dân số theo nhóm tuổi
B. cơ cấu dân số theo lao động
C. cơ cấu dân số theo dân tộc
D. cơ cấu dân số theo ngôn ngữ, tôn giáo
Câu 5. Nhân tố nào quyết định sự biến động dân số trên thế giới?
A. Sinh đẻ và tử vong.
B. Số trẻ tử vong hằng năm.
C. Số người nhập cư.
D. Số người xuất cư.
Câu 6. Hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô được gọi là
A. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
B. tỉ suất gia tăng dân số cơ học.
C. tỉ suất dân trung bình ở thời điểm đó.
D. nhóm dân số trẻ từ 0 – 14 tuổi.
Câu 7. Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và số người nhập cư được gọi là
A. gia tăng dân số.
B. gia tăng cơ học.
C. gia tăng tự nhiên.
D. quy mô dân số.
Câu 8. Đâu là động lực phát triển dân số thế giới?
A. Gia tăng cơ học.
B. Gia tăng dân số tự nhiên.
C. Tỉ suất sinh thô.
D. Gia tăng dân số tự nhiên và cơ học.
Câu 9. Phân bố dân cư phải
A. phù hợp với điều kiện sống.
B. phù hợp với giới tính.
C. phù hợp với tuổi.
D. phù hợp với trình độ văn hóa.
Câu 10. Châu lục có dân số đông nhất là
A. châu Phi.
B. châu Mĩ.
C. châu Á.
D. châu Âu.
Câu 11. Các quốc gia có dân số đông nhất trên thế giới hiện nay theo thứ tự từ lớn đến nhỏ là
A. Trung Quốc, Ấn Độ, Nga.
B. Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì.
C. Trung Quốc, Ấn Độ, Bra-xin.
D. Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản.
Câu 12. Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với
A. dân số trung bình ở cùng thời điểm.
B. dân số nữ so với tổng số dân cùng thời điểm.
C. số người trong độ tuổi sinh đẻ cùng thời điểm.
D. số nữ trong độ tuổi từ 18 - 40 cùng thời điểm.
Câu 13. Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết trong năm so với
A. dân số trung bình ở cùng một thời điểm.
B. số trẻ em và người già cùng thời điểm.
C. số người có nguy cơ tử vong cao cùng thời điểm.
D. số người thuộc nhóm dân số già cùng thời điểm.
Câu 14. Thước đo được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh là
A. tổng tỉ suất sinh.
B. tỉ suất sinh thô.
C. tỉ suất sinh chung.
D. tỉ suất sinh đặc trưng.
Câu 15. Gia tăng cơ học là sự chênh lệch giữa
A. số người xuất cư và số người nhập cư.
B. số người xuất cư và số trẻ em sinh ra.
C. số trẻ em sinh ra và số người nhập cư.
D. số người xuất cư và số người tử vong.
Câu 16. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo
A. lao động và theo giới.
B. lao động và theo tuổi.
C. tuổi và theo giới.
D. tuổi và theo trình độ.
Câu 17. Yếu tố nào sau đây không tác động đến tỉ suất tử thô?
A. Chiến tranh.
B. Kinh tế.
C. Các thiên tai
D. Phong tục tập quán.
Câu 18. Tiêu chí nào sau đây được sử dụng để thể hiện tình hình phân bố dân cư?
A. Quy mô dân số
B. Mật độ dân số.
C. Cơ cấu dân số
D. Loại quần cư.
Câu 19. Tỷ lệ dân thành thị có xu hướng tăng nhanh là biểu hiện rõ nét của quá trình
A. đô thị hóa.
B. hiện đại hóa.
C. thương mại hoá.
D. công nghiệp hóa.
Câu 20. Quá trình đô thị hóa làm cho lối sống của dân cư nông thôn có xu hướng nhích lại
gần
A. lối sống làng xã.
B. lối sống thành thị.
C. hoạt động thuần nông.
D. sản xuất công nghiệp.
Câu 21. Cơ cấu dân số theo tuổi là
A. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những trình độ nhất định.
B. tương quan giữa giới nam so với giới nữ hoặc so với tổng số dân.
C. tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tổi nhất định.
D. tập hợp nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.
Câu 22. Ở các nước đang phát triển, cơ cấu dân số theo giới có?
A. tỉ lệ nam giới thấp hơn nữ giới.
B. tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới.
C. tỉ lệ nam giới bằng tỉ lệ nữ giới.
D. tỉ lệ nam giới gấp đôi nữa giới.
Câu 23. Bộ phận dân số trong độ tuổi quy định có khả năng tham gia lao động được gọi là
A. nguồn lao động.
B. lao động có việc làm.
C. lao động đang hoạt động kinh tế.
D. những người có nhu cầu về việc làm.
Câu 24. Sự sắp xếp dân số một cách tự phát hoặc tự giác trên một lãnh thổ nhất định, phù
hợp với điều kiện sống và các yêu cầu của xã hội gọi là
A. sự phân bố dân cư.
B. quần cư đô thị.
C. mật độ dân số.
D. đô thị hóa cao.
Câu 25. Ý nào sau đây là đặc điểm của kiểu tháp dân số mở rộng?
A. Đáy hẹp, đỉnh phình to.
B. Đáy rộng, đỉnh nhọn, hai cạnh thoải.
C. Ở giữa tháp thu hẹp, phình to ở phía hai đầu.
D. Hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh.
Câu 26. Bộ phận dân số nào sau đây thuộc nhóm dân số không hoạt động kinh tế?
A.Những người nội trợ đang làm việc ở nhà.
B. Những người đang làm việc trong các nhà máy.
C. Những người nông dân đang làm việc trên ruộng đồng.
D. Người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
Câu 27. Ở các nước phát triển, cớ cấu dân số theo giới có đặc điểm là
A. tỉ lệ nam giới thấp hơn nữ giới.
B. tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới.
C. tỉ lệ nam giới bằng tỉ lệ nữ giới.
D. tỉ lệ nam giới gấp đôi nữa giới.
Câu 28. Chỉ số phản ánh trình độ nuôi dưỡng và sức khỏe của trẻ em là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất tử thô.
C. tỉ lệ tử vong của trẻ sơ sinh.
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.

2. Thông hiểu
Câu 29. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số trẻ?
A. Nguồn lao động có kinh nghiệm.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. Nguồn lao động ngành nghề.
D. Nguồn lao động có trình độ cao.
Câu 30. Ý nào sau đây đúng khi nói đến thuận lợi của cơ cấu dân số già?
A. Nguồn lao động có kinh nghiệm.
B. Nguồn lao động dồi dào.
C. thiếu nguồn lao động.
D. Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Câu 31. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa thường dùng làm một tiêu chuẩn để đánh giá
A. tốc độ phát triển kinh tế của một nước.
B. chất lượng cuộc sống ở một nước.
C. nguồn lao động của một nước.
D. khả năng phát triển dân số một nước.
Câu 32. Đâu là hậu quả của việc dân số tăng nhanh?
A. Kinh tế chậm phát triển, mất an ninh xã hội, ô nhiễm môi trường
B. Chậm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, khó khai thác tài nguyên
C. Mất an ninh trật tự xã hội, gia tăng các loại tội phạm
D. Khó khai thác tài nguyên, đời sống người dân khó khăn
Câu 33. Tỉ suất sinh thô 24 0/00 có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em được sinh ra.
B. trung bình 1000 dân có 24 trẻ em dưới 5 tuổi.
C. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
D. trung bình 1000 dân có 24 phụ nữ mang thai.
Câu 34. Tỉ suất tử thô 9 0/00 có nghĩa là
A. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em chết.
B. trung bình 1000 dân có 9 người cao tuổi.
C. trung bình 1000 dân có 9 người chết.
D. trung bình 1000 dân có 9 trẻ em có nguy cơ tử vong.
Câu 35. Nhận định nào sau đây không đúng về đặc điểm đô thị hóa trên thế giới?
A. Tỷ lệ dân thành thị tăng.
B. Tỷ lệ dân nông thôn tăng.
C. Dân cư tâp trung vào các thành lớn và cực lớn
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
Câu 36. Nhận định nào sau đây không đúng về ảnh hưởng tích cực của đô thị hóa?
A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch.
C. Thay đổi quá trình sinh, tử.
D. Giảm nguồn lao động nông thôn.
Câu 37. Nhận định nào sau đây không phải ảnh hưởng tiêu cực của đô thị hóa?
A. Kinh tế tăng trưởng nhanh.
B. Nông thôn mất đi nguồn nhân lực.
C. Thiếu việc làm.
D. Môi trường bị ô nhiễm.
Câu 38. Hiện nay lối sống đô thị ngày càng được phổ biến rộng rãi vì
A. kinh tế nông thôn ngày càng phát triển.
B. giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển.
C. dân thành thị di cư về nông thôn.
D. dân nông thôn di cư về thành thị.
Câu 39. Nhận định nào sau đây chưa chính xác về phân bố dân cư trên thế giới?
A. Là hoạt động mang tính bản năng không theo quy luật.
B. Hoạt động có ý thức, có quy luật.
C. Dân cư tập trung đông trong các thành phố lớn.
D. Phân bố dân cư không đều theo không gian
Câu 40. Châu Á có dân số đông nhất thé giới là do
A. có tốc độ gia tăng tự nhiên cao.
B. dân từ châu Âu di cư sang.
C. tăng trưởng kinh tế cao.
D. dân cư chuyển dịch từ nông thôn lên thành thị.
Câu 41. Đâu không phải là đặc điểm của đô thị hóa?
A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
B. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
C. Trình độ nhận thức của dân cư ngày càng cao.
D. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn, cực lớn.
Câu 41. Đâu không phải là đặc điểm của cơ cấu dân số theo giới trên thế giới hiện nay?
A. Lúc mới sinh, nam thường nhiều hơn nữ.
B. Ở tuổi trưởng thành, nam nữ gần cân bằng.
C. Ở tuổi già, nữ thường nhiều hơn nam.
D. Ở nước phát triển, nam nhiều hơn nữ.
Câu 43. Kiểu tháp mở rộng là biểu hiện của cơ cấu dân số
A. trẻ.
B. già.
C. chuyển tiếp.
D. ổn định.
Câu 44. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện được tỉ lệ dân số có tuổi thọ trung bình cao?
A. Mở rộng.
B. Thu hẹp.
C. Ổn định.
D. Chuyển tiếp.
Câu 45. Nhận định nào sau đây không phải là hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh ở các
nước đang phát triển?
A. Kìm hãm sự phát triển kinh tế -xã hội.
B. Nguồn lao động dồi dào, thị trường lớn.
C. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp.
D. Tài nguyên môi trường bị ô nhiễm, suy giảm.
Câu 46. Một tiêu chí đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia là
A. cơ cấu dân số theo giới.
B. cơ cấu dân số theo tuổi.
C. cơ cấu dân số theo lao động.
D. cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá.
Câu 47. Các nước đang phát triển phải thực hiện chính sách dân số là do
A. dân số tăng quá nhanh với phát triển kinh tế.
B. mất cân đối giữa tăng trưởng dân số với phát triển kinh tế
C. tình trạng dư thừa lao động và vấn đề việc làm.
D. tỉ lệ phụ thuộc quá lớn và phúc lợi xã hội cao.
Câu 48. Yếu tố nào sau đây đã có tác động làm thay đổi tỉ suất sinh theo không gian và thời
gian?
A. Các yếu tố thuộc tâm lý xã hội.
B. Trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
C. Chính sách dân số của quốc gia.
D. Các yếu tố tự nhiên - sinh học.
Câu 49. Sự khác biệt giữa tháp thu hẹp với tháp mở rộng là
A. đáy rộng, đỉnh nhọn, ở giữa thu hẹp.
B. đáy hẹp, đỉnh phình to, ở giữa thu hẹp
C. ở giữa tháp phình to, thu hẹp về hai phía đáy và đỉnh tháp.
D. hẹp đáy và mở rộng hơn ở phần đỉnh, ở giữa phình to.
Câu 50. Nhân tố quan trọng nhất được coi là động lực phát triển dân số một quốc gia và trên
thế giới là
A. tỉ suất tử thô.
B. tỉ suất sinh thô.
C. tỉ suất gia tăng dân số cơ học.
D. tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên.
Câu 51. Nhân tố quan trọng nhất, được coi là thước đo phản ánh trung thực, đầy đủ tình hình
biến động dân số của một quốc gia và trên thế giới là
A. tỉ suất sinh thô.
B. tỉ suất tử thô.
C. gia tăng dân số.
D. gia tăng cơ học.
Câu 52. Tiêu chí nào sau đây không được thể hiện trong kiểu tháp tuổi mở rộng?
A. Tỉ suất sinh cao.
B. Tuổi thọ thấp.
C. Dân số tăng nhanh.
D. Già hóa dân số.
Câu 53. Các nhân tố nào sau đây có tác động mạnh mẽ đến cơ cấu theo lao động?
A. Cơ cấu theo ngành và theo lãnh thổ.
B. Cơ cấu kinh tế theo ngành và theo thành phần.
C. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo ngành.
D. Cơ cấu theo tuổi và cơ cấu kinh tế theo thành phần.
Câu 54. Đô thị hoá gắn liền với sự hình thành và phát triển
A. mạng lưới đô thị.
B. công nghiệp hoá.
C. kiến trúc thành phố.
D. cơ sở hạ tầng đô thị.
Câu 55. Biểu hiện nào dưới đây không phải trực tiếp thể hiện đặc điểm của quá trình đô thị
hoá?
A. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.
B. Phổ biến nhiều loại giao thông thành thị.
C. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
D. Dân cư tập trung trong các thành phố lớn và cực lớn.
Câu 56. Kiểu tháp tuổi nào sau đây thể hiện gia tăng dân số có xu hướng giảm dần?
A. Mở rộng.
B. Thu hẹp.
C. Ổn định.  
D. Không thể xác định được.
Câu 57. Ý nào sau đây là ảnh hưởng tích cực của quá trình đô thị hóa?
A. Làm cho nông thôn giảm đi nguồn lao động.
B. Làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
C. Tỉ lệ dân số thành thị tăng lên một cách tự phát.
D. Qui mô đô thị tăng lên một cách tự phát.
Câu 58. Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của quá trình đô thị hoá?
A. Dân cư thành thị có xu hướng tăng nhanh.
B. Dân cư tập trung vào các thành phố lớn và cực lớn.
C. Dân nông thôn tăng nhanh, tuổi thọ trung bình giảm.
D. Phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

3. Vận dụng
Câu 59. Cơ cấu dân số già ảnh hưởng tiêu cực nào sau đây?
A. Tỉ lệ sinh cao.
B. Tuổi thọ trung bình thấp.
C. Tỉ lệ tử cao.
D. Thiếu nguồn lao động.
Câu 60. Những khu vực có tỉ lệ dân thành thị cao nhất là
A. Bắc Mỹ, châu Á.
B. Bắc Mỹ, tây Âu.
C. Tây Âu, Nam Phi .
D. Tây Âu, bắc Phi.
Câu 61. Tác động tích cực của quá trình đô thị hoá đối với kinh tế là
A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. tác động mạnh đến tuổi kết hôn.
C. nhanh cạn kiệt tài tài nguyên thiên nhiên.
D. giảm tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Câu 62. Nhận xét nào sau đây không đúng
A. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển, đang phát triển đều có xu hướng giảm.
B. Tỉ suất sinh thô của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển.
C. Gia tăng dân số của các nước phát triển thấp hơn các nước đang phát triển.
D. Gia tăng dân số của các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển.
Câu 63. Năm 2017, diện tích nước ta là 331 212 km2, dân số 93 671 nghìn người (Tổng cục
thống kê). Mật độ dân số trung bình của nước ta là
A. 254 người/km2.
B. 260 người/km2.
C. 278 người/km2.
D. 283 người/km2.
Câu 64. Dân số của Việt Nam năm 2016 là 92 692 nghìn người, năm 2017 là 93 671 nghìn
người (Tổng cục thống kê), thì tốc độ tăng dân số nước ta là
A. 1,06%.
B. 1,28%.
C. 1,37%
D. 1,45%.
Câu 65. Ở nước ta, đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao nhất cả nước, lý do chính là
A. tính chất của nền kinh tế.
B. có diện tích lớn hơn.
C. có mùa đông lạnh.
D. lịch sử khai thác lãnh thổ sớm.
Câu 66. Sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nhất
nào sau đây?
A. Kinh tế - xã hội phát triển chậm.
B. Tài nguyên môi trường bị ô nhiễm, suy giảm.
C. Chất lượng cuộc sống của người dân thấp.
D. Sức ép lên kinh tế - xã hội và môi trường.

4. Vận dụng cao


Câu 67. Cho bảng số liệu:
Cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước năm 2010 (%)
Chia ra
Tên nước
Khu vực I Khu vực II Khu vực III
Hoa Kì 2,7 24,0 73,3
Inđônêxia 45,3 13,5 42,1
Việt Nam 63,0 12 25,0
Dựa vào bảng số liệu trên cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi so sánh cơ cấu
lao động phân theo khu vực kinh tế của Hoa Kì, Việt Nam và Inđônêxia năm 2010?
A. Khu vực I Hoa Kỳ thấp nhất, Việt Nam cao nhất.
B. Khu vực II Việt Nam cao nhất, Inđônêxia thấp nhất.
C. Khu vực III của Inđônêxia cao nhất, Việt Nam thấp nhất.
D. Khu vực I của Hoa Kỳ thấp nhất, Inđônêxia cao nhất.
Câu 68. Cho biểu đồ:
SỐ DÂN THÀNH THỊ VÀ NÔNG THÔN NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2005 - 2016

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về sự thay đổi số dân nước ta,
giai đoạn 2005 - 2016?
A. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn giảm.
B. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn tăng.
C. Số dân thành thị giảm, số dân nông thôn giảm.
D. Số dân thành thị tăng, số dân nông thôn tăng.

Câu 69. Cho bảng số liệu:


CƠ CẤU LAO ĐỘNG PHÂN THEO KHU VỰC KINH TẾ
CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015
Đơn vị: %
Chia ra
Tên nước
Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3
Pháp 3,8 21,3 74,9
Mê-hi-cô 14,0 23,6 62,4
Việt Nam 46,7 21,2 32,1
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện cơ cấu lao dộng phân theo khu vực kinh tế của ba nước
trên năm 2015 là
A. Biểu đồ miền.
B. Biểu đồ tròn.
C. Biểu đồ đường.
D. Biểu đồ cột.
Câu 70. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ VIỆT NAM NĂM 2005 VÀ NĂM 2015
(Đơn vị: nghìn người)
Năm 2005 2015
Thành thị 22332,0 31067,5
Nông thôn 60060,1 60642,3
Tổng số dân 82392,1 91709,8
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017)
Theo bảng số liệu, để thể hiện cơ cấu dân số nước ta năm 2005 và năm 2015, dạng biểu đồ
nào sau đây là thích hợp nhất?
A. Đường.
B. Miền.
C. Tròn.
D. Cột.
Câu 71. Cho bảng số liệu sau:
DÂN SỐ CÁC CHÂU LỤC NĂM 2005 VÀ 2015
Dân số (triệu người)
Châu lục
2005 2015
Châu Đại Dương 33 40
Châu Á (trừ Liên Bang Nga) 3920 4397
Châu Âu (kể cả Liên Bang Nga) 730 742
Châu Mĩ 888 987
Châu Phi 906 1171
Toàn thế giới 6477 7337
(Nguồn số liệu theo sách giáo khoa Địa lí 10-Nhà xuất bản giáo dục 2019, Internet 2019)
Theo bảng số liệu, nhận xét nào sau đây đúng khi so sánh dân số năm 2005 và năm 2015
của các châu lục?
A. Châu Á tăng chậm hơn Châu Âu.
B. Châu Âu tăng chậm hơn châu Đại Dương.
C. Châu Đại Dương tăng nhanh hơn châu Phi.
D. Châu Đại Dương tăng chậm hơn châu Mĩ.
Câu 72. Cho bảng số liệu sau:
TỈ LỆ DÂN NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ CỦA THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 1900-2015
(Đơn vị: %)
Năm 1900 1950 1990 2015
Thành thị 13,6 29,2 43,0 54,0
Nông thôn 86,4 70,8 57,0 46,0
Thế giới 100 100 100 100
(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015, NXB thống kê 2016)
Theo bảng số liệu, để thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu dân số phân theo thành thị và nông
thôn giai đoạn 1900-2015, biểu đồ nào sau đây thích hợp?
A. Cột
B. Đường.
C. Miền.
D. Tròn

You might also like