You are on page 1of 13

CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH

SÁCH CÔNG

1
Nội dung môn học

 Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM MÃ NGUỒN MỞ


 Chương 2: MÃ NGUỒN MỞ VÀ QUẢN TRỊ
 Chương 3: MÃ NGUỒN MỞ VÀ BẢN QUYỀN
 Chương 4: MÔ HÌNH KINH DOANH CỦA MÃ NGUỒN MỞ
 Chương 5: CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH CÔNG
 TRÌNH BÀY KẾT QUẢ DỰ ÁN NHÓM ĐÃ THỰC HIỆN

2
CÁC VẤN ĐỀ VỀ CHÍNH SÁCH
CÔNG

 Các vấn đề về copyleft trong môi


trường cloud
 Mã nguồn mở, chuẩn hóa và cải tiến
 Lĩnh vực công và mã nguồn mở

3
Copyleft là gì?
+Copyleft (còn gọi là bản quyền bên
trái) là một cách chơi chữ đúp từ chữ
copyright trong tiếng Anh có nghĩa là
bản quyền,
+trong đó chữ left (bên trái) phản nghĩa
với nghĩa của từ right (bên phải), mặc
dù chữ "right" copyright có nghĩa là
"quyền lợi" chứ không mang nghĩa "bên
phải"
+Đồng thời copyleft còn có thể hiểu là
copy left (nghĩa là bản sao cho dùng,
bản sao được phép dùng)
+ý tưởng copyleft là trao quyền tự do
libre chủ quan cho những người dùng
cuối.
Copyleft cũng có thể được xem là một
mô hình cấp phép bản quyền, trong đó
tác giả từ bỏ một số, chứ không phải tất
cả, các quyền lợi mà luật bản quyền đã
trao.
4
Áp dụng copyleft
Một giấy phép như vậy thường trao cho mỗi người
hiện sở hữu một bản sao tác phẩm những quyền tự
do giống như tác giả đang có, bao gồm:
1. quyền tự do sử dụng và nghiên cứu tác phẩm,
2. quyền tự do sao chép và chia sẻ tác phẩm với người
khác,
3. quyền tự do thay đổi tác phẩm,
4. và quyền tự do phân phối các tác phẩm đã chỉnh sửa
tức là các tác phẩm phái sinh.

5
Mã nguồn mở, chuẩn hóa và cải
tiến
 Một định nghĩa ngắn về cải tiến mã nguồn
(refactoring) là làm hoàn thiện hơn thiết kế mã
nguồn pm đã có sẵn nhằm nhiều mục đích.
 là cải tiến và làm tốt hơn chất lượng của mã nguồn
trong một ứng dụng.
 Nó không làm thay đổi các chức năng chính, chức
năng chung của ứng dụng,
 nhưng nó làm cho ứng dụng dễ bảo trì hơn, dễ phát
triển hơn trong tương lai.
6
Mã nguồn mở, chuẩn hóa và cải
tiến (tt)
 Làm cho mã nguồn dễ đọc hơn. Sửa đổi định danh, từ
ngữ, cách đặt tên cho các thành phần trong mã nguồn.
Còn được gọi là chuẩn hóa từ ngữ (coding convention).

 Làm cho mã nguồn dễ hiểu hơn. Sắp xếp lại trật tự các
dòng lệnh, các vòng lặp, các điều kiện, ràng buộc nhằm
làm cho logic của mã nguồn tốt hơn, số lượng dòng lệnh
(line of code) được cực tiểu hóa.

7
Mã nguồn mở, chuẩn hóa và cải
tiến (tt)
 Tăng tính dùng lại: mã nguồn tốt, rõ ràng sẽ có lợi khi
được sử dụng lại cho các module khác của cùng ứng
dụng hoặc được dùng như một bộ thư viện sử dụng cho
nhiều ứng dụng, module khác nhau.

 Tăng tính tiến hóa: Một mã nguồn tốt có lợi ích và chu kỳ
sống cụ thể do công nghệ thông tin ngày càng phát triển.
Mã nguồn tốt có thể có thời gian sử dụng lâu hơn và khả
năng tự phát triển, nâng cấp, kế thừa khi ứng dụng có nhu
cầu phát triển thêm mà không phải bị vứt bỏ để viết lại từ
đầu.
8
Mã nguồn mở, chuẩn hóa và cải
tiến (tt)
 Refactoring không hẳn làm thay đổi các cư xử, hoạt động
bên ngoài của phần mềm.
 Chủ yếu là cải thiện phần cấu trúc bên trong nhằm làm
tối ưu chức năng của phần mềm để đạt đến một thiết kế
tốt hơn và cố thể phù hợp với nhiều môi trường hoặc thay
đổi mới cho người dùng trong quá trình sử dụng.
 Giảm thiểu những sai sót và tăng thời gian sống cho phần
mềm. Là một bước không thể thiếu và có thể được áp
dụng trong suốt các quá trình phát triển phần mềm.

9
Chính sách của Nhà nước về
phần mềm mã nguồn mở
Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển PMNM là một chủ trương đúng
đắn đã được khẳng định trong nhiều văn bản, chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước và các Bộ, ban, ngành, cụ thể như sau:
• Quyết định số 235/2004/QĐ-TTg ngày 02/3/2004 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt Dự án tổng thể “Ứng dụng và phát triển
PMNM ở Việt Nam giai đoạn 20042008”.
• Quyết định số 169/2006/QĐ-TTg ngày 17/07/2006 và Quyết
định số 223/2006/QĐ-TTg ngày 04/10/2006 của Thủ tướng
Chính phủ về việc đầu tư mua sắm các sản phẩm công nghệ
thông tin của các cơ quan, tổ chức sử dụng nguồn vốn ngân sách
nhà nước, trong đó quy định phải ưu tiên đầu tư, mua sắm sử
dụng các sản phẩm phần mềm tự do nguồn mở.

10
Định hướng của nhà nước về phần
mềm mã nguồn mở
Trong giai đoạn 2010 – 2020, Chính phủ đã đưa ra các định hướng về phần mềm mã
nguồn mở như sau:
 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1755/QĐ-TTg ngày 22/09/2010 về việc
phê duyệt Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông
tin và truyền thông" trong đó “Các doanh nghiệp phần mềm, nội dung số và dịch
vụ công nghệ thông tin Việt Nam làm chủ thị trường trong nước và tham gia xuất
khẩu.
 Nhiều sản phẩm, giải pháp phục vụ ứng dụng công nghệ thông tin của Nhà nước
và doanh nghiệp do Việt Nam nghiên cứu, phát triển hoặc bản địa hóa từ các
phần mềm tự do mã nguồn mở”.

11
Định hướng của nhà nước về phần
mềm mã nguồn mở (tt)
Trong giai đoạn 2010 – 2020, Chính phủ đã đưa ra các định hướng về phần
mềm mã nguồn mở như sau:
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1073/QĐ-TTg ngày 12/07/2010
về việc “Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai
đoạn 2011 - 2015”,
trong đó ban hành các chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư phát
triển và chuyển giao công nghệ hỗ trợ thương mại điện tử bao gồm
“Chính sách khuyến khích doanh nghiệp sử dụng phần mềm mã nguồn
mở khi triển khai các ứng dụng thương mại điện tử”.
12
Xin Cảm Ơn !

 ThS. Đặng Nhân Cách


 Skype: tucach
 Email: cach@ut.edu.vn

13

You might also like