You are on page 1of 4

Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận "cái tình" trong thơ và tâm

trạng của
nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam,
giai đoạn 1932 -1945"ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng
Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân
Diệu" (Hoài Thanh –Thi nhân Việt Nam). Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu
thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất "điên cuồng" của nó. Chính "chất điên" ấy đã làm nên
phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. "Chất điên" trong
thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc
ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ" đặc biệt là hai khổ thơ sau
của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. Từ đó ta cảm nhận được rõ nét hơn
những chuyển biến về tâm trạng của nhân vật trữ tình.
"Mở cửa nhìn trăng, trăng tái mặt,
Khép phòng đốt nến, nến rơi châu..."
Mấy ai đã từng say trăng như Hàn Mặc Tử? "
Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi..."
Thơ Hàn Mặc Tử rợn ngợp ánh trăng, thể hiện tâm hồn "say trăng" với tình yêu tha
thiết cuộc đời, vừa thực vừa mơ.Ông đã để lại cho hậu thế không biết bao nhiêu kiệt tác
văn chương. Và một trong số đó phải kể đến tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” được rút trong
tập “Thơ điên”, xuất bản năm 1940. Bằng lời thơ mộc mạc, giản dị, bài thơ không chỉ vẽ
ra một bức tranh xứ Huế với vẻ đẹp hài hòa giữa con người và thiên nhiên mà nó còn thể
hiện được tình cảm tha thiết của tác giả dành cho xứ Huế- nơi có một “nàng thơ” mà ông
đang thầm thương trộm nhớ. Đặc biệt, hai khổ thơ cuối của bài thơ đã vẽ ra vẻ đẹp của
dòng sông đêm trăng xứ Huế rồi từ đó lắng đọng trong những suy tư của thi nhân cùng
niềm khát khao về cuộc sống, tình yêu đồng thời cũng thấy được sự trăn trở, âu lo về tình
đời, tình người. Từ đây, ta cũng cảm nhận được sự chuyển biến trong tâm trạng của tác
giả.
Nếu như khổ thơ trước, Hàn Mạc Tử vẽ lên trước mắt người đọc bức tranh thiên nhiên
thôn Vĩ tràn đầy sức sống trong khoảnh khắc “năng mới lên”, thì đến khổ thơ thứ 2,
khung cảnh tuyệt đẹp ấy đã mờ dần, nhạt dần để nhường chỗ cho cảnh mây trời sông
nước xứ Huế trong màn đêm mộng ảo, nhuốm màu tâm trạng của thi nhân:
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay”
Gió và mây để gợi buồn vì nó trôi nổi, lang thang thì nay lại càng buồn hơn gió đi theo
đường gió, mâyđi theo đường mây, gió và mây xa nhau; không thể là bạn đồng hành,
không thể gặp gỡ và sự xa cách củanhà thơ đối với người thương có thể là vĩnh viễn. Nỗi
buồn về sự chia li, tiễn biệt đọng lại trong lòng người phảng phất buồn và mang một nỗi
niềm xao xác. Chúng ta không còn thấygiọng tươi mát đầy sức sống ở đoạn trước nữa,
chúng ta gặp lại Hàn Mặc Tử -một tâm hồn đau buồn, u uất.Dòng sông Hương hiện ra
mới buồn làm sao với những bông hoa bắp màu xám tẻ nhạt, ảm đạm nhưmàu khói. Với
một tâm hồn mãnh liệt như Hàn Mặc Tr thì dòng sông trôi lững lờ của xứ Huế chỉ là
dòngsông buồn thiu gợi cảm giác buồn lặng, quạnh quẽ. Hoa hắp cũng lay nhè nhẹ trong
một nỗi buồn xavắng. Sự thay đổi tâm trạng chính là thái độ của những người sông trong
vòng đời tối lăm, bế tắc.
Tâm trạng thoắt vui - thoắt buồn mà buồn thì nhiều hơn, ta đã gặp rất nhiều ở các nhà thơ
lãngmạng khác sống cùng với thời Hàn Mặc Tử. Ý thơ thật buồn, được nối tiếp trong hai
câu sau nhưng với cách diễn đạt, thật tuyệt diệu, thực đấy mà mộng đấy:
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay?
Cảnh vật thiên nhiên tràn ngập ánhsáng, một ánh trăng vàng sáng loáng chiếu xuống
dòng sông, làm cho cả dòng sông và những bãi bồi lunglinh, huyền ảo. Cảnh nên thơ quá,
thơ mộng quá! Và cũng đa tình quá! Dòng nước buồn thiu đã hoá thànhdòng sông trăng
lung linh, con thuyền khách đã trở thành thuyền trăng. Tác giả đã gửi gắm một tình
yêukhát khao, nỗi ngóng trông, mong nhớ vào con thuyền trăng, vào cả dòng sông trăng.
Thơ lồng trongngôn ngữ thơ thật là tài tình, thật là đẹp với xứ Huế mộng mơ. Vầng trăng
ở đây phải chăng là vầng trăng hạnh phúc và con thuyền không kịp trở về cho người trên
bến đợi? Câu hỏi biểu lộ niềm lo lắng của một số phận không có tương lai. Hàn Mặc Tử
hiểu căn bệnhcủa mình nên ông mặc cảm về thời gian cuộc đời ngắn ngủi, vầng trăng
không về kịp và Hàn Mặc Tửcũng không đợi vầng trăng hạnh phúc đó nữa, một năm sau
ông vĩnh biệt cuộc đời. Một ánh trăng gắt gao, kì quái, một ánhtrăng khêu gởi, lả lơi:
Gió tít tầng cao trăng ngã ngửa
Vờ tan thành vũng đọng vàng kho.
Dòng thời gian trong bài thơ trôi thật nhanh. Vừa buổi sáng với khu vườn mướt xanh
như ngọc,thoắt cái lại đến tối bên bến trăng, bến mơ.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra”
Mơ khách đường xa, khách đường xa... ai biết... ai có", các điệp ngữ luyến láy ấy tạo nên
nhạc điệu sâu lắng, dịu buồn, mênh mang. Người đọc thêm cảm thương cho nhà thơ tài
hoa, đa tình mà bạc mệnh, từng say đắm với bao mối tình tình nhưng suốt đời phải
sống trong cô đơn bệnh tật.Cũng cần nói đôi lời về chữ "ai" trong bài thơ này. Cả 4 lần
chữ "ai" xuất hiện đều mơ hồ ám ảnh: "Vườn ai mướt quá xanh như ngọc?" -"Thuyền ai
đậu bến sông trăng đó?" -"Ai biết tình ai có đậm đà?". Con người mà nhà thơ nói đến là
con người xa vắng, trong hoài niệm bâng khuâng. Nhà thơ luôn cảm thấy mình hụt hẫng,
chơi vơi trước một mối tình đơn phương mộng ảo. Một chút hi vọng mong manh mà tha
thiết như đang nhạt nhòa và mờ đi cùng sương khói? Vì nhớ mong da diết, nên vị khách
đường xa đi cả vào trong giấc mơ của Hàn Mặc Tử. Hình ảnhtrong mơ vừa gần lại vừa
xa, vừa thân thiết nhưng lại xa không cách nào với tới. Màu áo trắng là màu đặctrưng của
áo dài – đồng phục quen thuộc của nữ sinh Huế. Mối tình chưa lời ước hẹn của nhà thơ
vớingười con gái trong trắng, tinh khôi vẫn đau đáu trong tim ông chẳng bao giờ phai
nhạt.Thơ Hàn thường gắn với bóng giai nhân mang vẻ đẹp thanh khiết xuân tình cùng vẻ
đẹp của sắc trắng tinh khôi. Trong “Mùa xuân chín" , Hàn Mặc Tử viết:
“Chị ấy năm nay còn gánh thóc
Dọc bờ sông trắng nắng chang chang”
Khi mọi nỗ lực hướng ra thế giới "ngoài kia" - thế giới của đa sắc màu, tràn ngập sự
sống, của tình người ấm áp đều trở nên vô vọng, Hàn Mặc Tử buộc phải quay lại với thế
giới “trong này” của mình, quay lại với lãnh cung cuộc đời, cô đơn, bế tắc, buồn tẻ mà
ngẫm nghĩ về tình đời, tình người:
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”
“Ở đây” có hai cách hiểu, đó là thế giới thôn Vĩ Dạ - một vùng đất xứ Huế cũng có thể
hiểu 1 thế giới đang vây quanh Hàn Mặc Tử, là thế giới của lãnh cung lạnh lẽo đang giam
hãm nhà thơ trong cô độc. Thế giới đó đã bị ngăn cách với thế giới của “ khách đường
xa”. Đó là một thế giới mang sự lạnh lẽo, mịt mờ của khói sương, thiếu vắng hình bóng,
hơi ấm của con người, là nỗi đau đớn nhất của Hàn Mặc Tử khi phải chống chọi một
mình với bệnh tật, không người sẻ chia, bị cách ly khỏi xã hội. Dù hiểu theo cách nào đi
chăng nữa thì cũng có một sự cách biệt giữa "trong này" và "ngoài kia". Trong này thì bị
bao trùm bởi sương khói mông lung, tất cả đã làm “ mờ nhân ảnh”. Sự hoài nghi của Hàn
Mặc Tử thật giống với những ám ảnh, nghi ngờ của Xuân Quỳnh về đối phương khi lời
yêu ấy mỏng manh, liệu rằng sau này anh có thay lòng? Tâm tư ấy được gửi gắm trong
“Hoa cỏ may”:
“Lời yêu mỏng mảnh như màu khói
Ai biết lòng anh có đổi thay?"
Hàn Mặc Tử bị vùi lấp trong nỗi cô đơn, bị xa cách tách biệt với thế giới ngoài kia mà
ông hằng yêu quý. Câu hỏi cuối như hỏi “ai”, nhưng cũng là tựvấn chính mình. Chỉ có
lòng dạ này ghi tạc, chứ cuộc sống ngắn ngủi, khiến ông phải nuối tiếc quá nhiềuvề mối
tình còn dang dở. Đau đớn thay!
“Tác phẩm đích thực là một phát minh về hình thức và là một khám phá về nội dung”.
Hai khổ thơ cuối “Đây thôn Vĩ Dạ” không chỉ gây ấn tượng với người đọc về cảnh vật,
tâm trạng con người chìm sâu trong mộng ảo mà còn bởi đặc sắc nghệ thuật. Trước hết,
hình ảnh thơ độc đáo, gợi cảm, ngôn ngữ trong sáng giàu liên tưởng được thể hiện xuyên
suốt tác phẩm. Bên cạnh đó, biện pháp so sánh cùng các câu hỏi tu từ xuyên suốt bài thơ
đã góp phần diễn tả cảnh buồn, cùng tâm trạng đầy mộng ảo, tha thiết của thi nhân. Đặc
biệt, việc vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ thất ngôn, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình, biểu
hiện nội tâm đã bộc bạch nỗi buồn và nỗi nhớ của nhà thơ. Tất cả đã góp phần xây dựng
thành công bức tranh phong cảnh trữ tình và tâm cảnh trong tấm lòng thi sĩ - tấm lòng tha
thiết với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
Sau dòng hồi tưởng về quá khứ đẹp đẽ nơi Vĩ Dạ thì đến hai khổ thơ cuối, thi nhân đã trở
về thực tại đau buồn rồi đi đến tương lai, một cõi mơ xa xăm và mờ ảo. Thực tại tựa như
chốn “lãnh cung” với bao buồn đau bởi lẽ xứ Huế đẹp là vậy nhưng chẳng thể nào với
tới, người thương dù nhớ mong da diết nhưng chẳng thể gặp gỡ. “Trái tim” yêu cuộc
sống thiết tha, khao khát sống mãnh liệt nhưng lại phải đón nhận bi kịch đáng buồn. Để
rồi hiện tại buồn bã, chia ly ấy gieo vào con người khát khao được giao cảm, giao hòa,
một niềm hi vọng mãnh liệt về sự sống, về cuộc đời. Tuy nhiên, sự hy vọng ấy lại chứa
đựng đầy nỗi âu lo, hoài nghi khiến cho tương lai trở nên mơ hồ, tựa như ảo ảnh, tình đời,
tình người cũng trở thành câu hỏi lớn trong suy tư của tác giả.
Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Thơ Hàn Mặc Tử có những câu thơ đẹp một cách
lạ lùng, đọc lên như rưới vào hồn một nguồn sáng lạng.” Quả thực vậy, hai khổ cuối đã
vẽ nên khung cảnh sông trăng nên thơ mà mang nỗi buồn man mác và ẩn trong đó là nỗi
lòng của nhà thơ: khát khao giao cảm với cuộc đời trần thế nhưng lại đau đớn cho số
phận ngắn ngủi của mình. Mỗi khổ thơ là một câu hỏi, như một nỗi buồn day dứt lòng
người dẫn hồn ta đi về miền sương khói của thôn Vĩ Dạ một thời xa vắng. Thật đúng như
những gì nhà thơ Chế Lan Viên đã nhận xét về Hàn Mặc Tử: “Mai sau, những cái tầm
thường, mực thước kia sẽ biến tan đi, và còn lại của cái thời kỳ này, chút gì đáng kể đó là
Hàn Mặc Tử.”

You might also like