You are on page 1of 4

Leçon 0: Bài mở đầu

Trong bài này, chúng ta sẽ học:


 Cách chào hỏi và tạm biệt
 Hệ thống chữ cái và cách phát âm trong tiếng Pháp
 Số đếm từ 1 đến 20

1. Cách chào:
- Thông thường để chào nhau vào ban ngày, ta nói:
Bonjour [bɔ̃ӡur]
- Bắt đầu từ 17 giờ, ta nói:
Bonsoir [bɔ̃swar]
- Với người thân ta nói thêm tên riêng:
Bonjour Anne-Marie
Bonsoir Christiant
- Để tỏ ý tôn trọng, ta dùng cách chào :
Bonjour madame : chào bà
Bonjour monsieur : chào ông
Bonjour mademoiselle : chào cô
- Giữa bạn bè với nhau, bất kể ngày hay tối, ta có thể chào:
Salut [saly]
hoặc thêm tên riêng : Salut Paul / Mai / Nam

2. Để hỏi thăm sức khỏe :


- Khi gặp nhau, ta có thể dùng cách sau để hỏi thăm sức khỏe:
Anh / chị có khỏe không : Comment allez-vous ? / Vous allez bien ?
hoăc : Comment vas-tu ?
- Giữa bạn bè với nhau, ta dùng : Comment çava ? / Tu vas bien ?
hoặc : çava ?
- Chúng ta có thể đáp lại các câu hỏi thăm trên như sau :
Cảm ơn, tôi khỏe, còn anh thì sao ? : Merci, je vais bien, et vous ?
- Với bạn bè thân quen, ta nói :
Tớ khỏe, còn cậu thế nào : Moi, ça va, et toi ?
- Ngoài nghĩa hỏi thăm sức khỏe, câu « comment ça va ? » hay « ça va ? » trong
những tình huống cụ thể còn có nghĩa hỏi thăm về tình hình công việc hoặc một
việc nào đó.

3. Cách xưng hô “Vous” hay “Tu” :


“Vous” và “Tu” đều là đại từ nhân xưng làm chủ ngữ ngôi thứ hai song khách
nhau ở chỗ
- “Vous” : dùng trong trường hợp xã giao hay với nhiều người
Vous allez bien? : Ông/ Bà / Anh / Chị có khỏe không?
- “Tu” : dùng thân mật giữa những thành viên trong gia đình, giữa bạn bè, giới trẻ.
Tu vas bien? : Cậu khỏe không?

4. Để tạm biệt người Pháp nói:


o Au revoir [orəvwar] ou [ɔrvwar] : tạm biệt
o Salut [saly] ( thân mật)
o Bonsoir [bɔ̃swar] ( buổi tối)
o Bonnuit [bɔn nɥi] (chúc ngủ ngon)
o À bien tôt [abjɛt̃ o] (hẹn sớm gặp lại)
o Bonne journée [bɔn ӡurne] (Chúc một ngày tốt lành)

5. Bảng chữ cái:


 Có 26 chữ cái trong đó có 6 nguyên âm: A – E – I – O – U – Y
 Khi kết hợp với nhau, chúng ta nghe thấy 13 nguyên âm ở dạng đọc, 3
nguyên âm mũi, 3 bán nguyên âm và 17 phụ âm (bảng trang 129)
 Chữ “H” không đọc, gọi là “H câm”
 Ngoài ra trong tiếng Pháp còn có các dấu: dấu sắc, dấu huyền, dấu mũ, dấu
hai chấm trên mũ chữ e, i và chữ c có móc dưới (ç )
 Thông thường, cứ 1 nguyên âm đi với 1 phụ âm sẽ tạo ra 1 âm đọc lên gọi
là syllabe. Nếu 2 nguyên âm đứng cạnh nhau thì âm đầu e, a sẽ bị lược, ở
chỗ bị lược, ta đánh dấu phẩy gọi là dấu lược (apostrophe)
 Trên thực tế, ta sẽ thấy các từ: la, de, je, le, me, ne que, se, te + nguyên âm
hay chữ « h » câm thì sẽ bị lược thành ͢ l’, d’, j’, l’, m’, n’, qu’, s’, t’
 Thông thường 1 chữ, 2 chữ hay thậm chí ba chữ tạo ra 1 âm đọc lên nhưng
ngược lại 1 âm đọc lên có thể được viết dưới nhiều kí tự khác nhau ví dụ:
âm [e] có thể được viết là er, ez, es, é

6. Các con số từ 1 đến 20 (nghe và học thuộc): các con số này sẽ có mặt trong các
số còn lại trong tiếng Pháp

0: Zéro

1: Un 11: Onze

2: Deux 12: Douze

3: Trois 13: Treize

4: Quatre 14: Quatorze

5: Cinq 15: Quinze

6: Six 16: Seize

7: Sept 17: Dix-sept

8: Huit 18: Dix-huit

9: Neuf 19: Dix-neuf

10: Dix 20: Vingt

You might also like