You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC – TỰ NHIÊN

KHOA SINH HỌC – CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Môn học: SINH LÝ THỰC VẬT


Thái Minh Duy 19150069 Trần Thị Mai Trinh 19150231
Huỳnh Ngọc Uyên 19150244 Nguyễn Quế Anh 19150276
Nguyễn Trần Trúc Vy 19150259

Bài tập về nhà


1. Tại sao vào sáng sớm lá cây lại có nước đọng ở trên?

Trả lời: Nguyên nhân: Sự hô hấp vào ban đêm và ứ giọt.

Ban đêm cây hô hấp → hút nước, nước được chuyển theo mạch gỗ lên lá và thoát ra ngoài
qua khí khổng. Vào ban đêm, độ ẩm không khí cao → bão hoà hơi nước → không thể hình
thành hơi nước để thoát ra, do đó nước ứ qua mạch gỗ đến nơi có khí khổng. Hơn nữa do
các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo nên sức căng bề mặt, hình thành nên giọt
nước treo đầu tận cùng của lá.

Ban ngày nhiệt độ cao làm bốc hơi nước từ môi trường. Nước bốc hơi đó bay lơ lửng trong
không khí, dưới dạng độ ẩm. Nhiệt độ càng cao, nhiều nước sẽ bay hơi.
Sức nóng mà chúng ta cảm thấy trên trái đất không phải do bức xạ trực tiếp từ mặt trời mà
là bức xạ sóng dài hoặc sóng hồng ngoại do bề mặt trái đất phát ra. Khi mặt trời lặn vào
buổi tối, bề mặt trái đất tiếp tục tỏa nhiệt và bắt đầu nguội dần. Đến sáng sớm, bề mặt trái
đất mát hơn không khí xung quanh. Không khí có chứa hơi nước và bởi vì các phân tử
nước trong không khí liên tục bắn phá các bề mặt, giống như những ngọn cỏ. Nên nếu
vật đủ lạnh và có đủ độ ẩm trong không khí, sự ngưng tụ xảy ra và các hạt nước nhỏ kết
hợp với nhau tạo thành các giọt hoặc sương.
Một điểm quan trọng cần lưu ý là sương chỉ hình thành khi không khí xung quanh nóng
hơn bề mặt trái đất hoặc bề mặt trái đất lạnh hơn không khí xung quanh. Điều này chỉ xảy
ra vào sáng sớm. Khi sương hình thành, ngày càng nhiều không khí mát lắng xuống do
không khí lạnh chìm xuống. Đây là lý do tại sao bạn nhìn thấy giọt nước trên lá cây vào
cuối buổi sáng sớm.

2. Giải thích vì sao khi bị lũ lụt, ngập dẫn đến cây bị rụng lá?

Trả lời: Lượng nước trong đất ảnh hưởng đến tốc độ hấp thụ nước. Ngập úng sẽ làm cho
đất yếm khí, làm cho gây bị stress nước gây thiếu oxi cho hô hấp của rễ → rễ lên men →
dẫn đến gây hạn sinh lý (rễ thiếu ATP → giảm nước và ion tới lá → lá héo và lão suy sớm).

Hệ thống lông hút của rễ mẫn cảm cao với độ ẩm của đất. Khi lũ lụt → nồng độ oxi trong
đất thấp → hệ rễ hô hấp kém, áp suất thẩm thấu để hút nước giảm → tích lũy chất độc hại
(hô hấp yếm khí) làm chết tế bào lông hút ở rễ và sẽ ko có khả năng tạo ra tế bào lông hút
mới, từ đó ko hấp thu nước được ➔ úng rễ → nước không di chuyển được đến các bộ phận
khác của cây → tan rã vách tế bào theo con đường enzyme tại vùng rụng → cây bị rụng lá
→ không xử lí kịp sẽ gây chết cây.

3. Áp dụng kĩ thuật thủy canh để trồng cây, làm sao để thu được sản phẩm an toàn (không
dư lượng các chất dinh dưỡng)?

Trả lời: Thủy canh là phương pháp trồng cây mà không dùng đất, thay vào đó là trồng trực
tiếp vào dung dịch dinh dưỡng.

- Chủ động điều chỉnh lượng chất dinh dưỡng phù hợp cung cấp cho cây.
- Thay thế nguồn thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại thành các loại thuốc trừ bệnh cho
cây có nguồn gốc từ thảo mộc, sinh học, vi sinh,... Đây là các loại thuốc có tính thân
thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá
nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.
- Khuyến khích sử dụng hệ thống thủy canh kín thay cho hệ thống thủy canh mở để
tránh lãng phí dung dịch dinh dưỡng vì ở hệ thống thủy canh kín, dung dịch dinh
- dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể
chứa.
- Cần theo dõi cây thường xuyên để phát hiện nhanh chóng các nguyên tố dinh dưỡng
trong cây có thể cho biết cây thừa hay thiếu dinh dưỡng thông qua các phản ứng đặc
trưng giữa các nguyên tố và các thuốc thử đặc trưng. Chẳng hạn: Netle trong môi
trường kiềm với amon sẽ cho ra màu vàng của K+ và I-; thang màu xanh xuất hiện
khi nhỏ diphenilamin lên lát cắt thân cây giúp xác định nồng độ Nitrat có trong cây;
xác định nồng độ P2O5 bằng molydat amon;…

You might also like