You are on page 1of 8

Trường Lương Thế Vinh

LỊCH SỬ 8 - ĐỀ CƯƠNG THI HỌC KÌ II

I. Hình thức: Trắc nghiệm: 60%; Tự luận: 40%

II. Nội dung: Phần II. Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến 1918

III. Trọng tâm kiến thức

+ Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

+ Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương.

IV. Câu hỏi ôn tập

*Trắc nghiệm
1. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp thực dân Pháp đã áp
dụng chính sách gì?
A. Cướp đoạt ruộng đất.
B. Nhổ lúa trồng cây công nghiệp.
C. Thu tô nặng.
D. Lập đồn điền.
2. Mục đích của Pháp trong việc mở trường học để làm gì?
A. Phát triển nền giáo dục Việt Nam.
B. Khai minh nền văn hoá giáo dục Việt Nam.
C. Do nhu cầu học tập của con em quan chức và để đào tạo người bản xứ phục vụ cho Pháp.
D. Do nhu cầu học tập của nhân dân - ngày một cao.
3. Thành phần xuất thân của giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu từ?
A. Tầng lớp tư sản B. Tầng lớp địa chủ nhỏ
C. Tầng lớp tiểu tư sản D. Giai cấp nông dân.
4. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam sau khi?
A. Vừa đặt chân xâm lược Việt Nam (1858).
B. Đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự (1896).
C. Kí với triều đình Huế bản Hiệp ước Patonot (1884).
D. Pháp chiếm được 6 tỉnh Nam Kỳ (1867).
5. Cuộc khai thác lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động đã tác động đến xã hội Việt
Nam như thế nào?
A. Hình thành giai cấp công nhân và hai tầng lớp tư sản, tiểu tư sản.
B. Hình thành giai cấp tư sản và tiểu tư sản.
C. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng.
D. Giai cấp nông dân tăng nhanh về số lượng, giác ngộ cách mạng.
6. Thực dân Pháp đã thực hiện chính sách nào ngay từ khi tiến hành công cuộc khai thác
thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam?
A. Chính sách “chia để trị”, “hợp tác”.
B. Chính sách “dùng người Pháp trị người Việt”.
C. Chính sách “đồng hóa” dân tộc Việt Nam.
D. Chính sách “khủng bố trắng” đối với những người chống đối.
7. Vì sao khi tiến hành chương trình khai thác lần thứ nhất Pháp chú trọng đến việc xây dựng
hệ thống giao thông vận tải?
A. Phục vụ cho mục đích khai thác và mục đích quân sự.
B. Phát triển cơ sở hạ tầng cho Việt Nam.
C. Phục vụ cho việc phát triển kinh tế nước ta.
D. Giúp cho nhân dân ta đi lại thuận lợi.
8. Trước cuộc khi thác thuộc địa lần thứ nhất, xã hội Việt Nam có 2 giai cấp cơ bản là
A. Địa chủ phong kiến và tiểu tư sản.
B. Địa chủ phong kiến và nông dân.
C. Địa chủ phong kiến và tư sản.
D. Công nhân và nông dân.
9. Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở Kinh
thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở:
A. Có sự đồng tâm nhất trí trong hoàng tộc nhà Nguyễn.
B. Có sự ủng hộ của triều đình Mãn Thanh.
C. Có sự ủng hộ của binh lính và quân đội.
D. Có sự ủng hộ của nhân dân và quan lại phái chủ chiến.
10. Cuộc phản công quân Pháp tại Kinh thành Huế diễn ra vào thời gian?
A. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/5/1885.
B. Ngày 13/7/1885.
C. Đêm mồng 4 rạng sáng 5/7/1885.
D. Sáng ngày 5/7/1885.
11. Phái chủ chiến đã mở cuộc phản công quân Pháp tại những địa điểm nào?
A. Đồn Mang Cá, Đại Nội.
B. Đồn Mang Cá, Tòa Khâm sứ.
C. Tòa Khâm sứ, trên sông Hương.
D. Tòa Khâm sứ, Đại Nội.
12. Tôn Thất Thuyết đã thay mặt vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương lần nhất tại đâu?
A. Kinh thành Huế. B. Tân Sở (Quảng Trị).
C. Quảng Bình. D. Vụ Quang (Hà Tĩnh).
13. Nguyên nhân trực tiếp bùng nổ phong trào Cần Vương
A. Thực dân Pháp áp bức bóc lột nhân dân ta.
B. Phong trào phản đối hai hiệp ước 1883 và 1884 diễn ra sôi nổi.
C. Phái chủ chiến triều đình mâu thuẫn với TD Pháp.
D. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế thất bại.
14. Ý nào sau đây không phải là nội dung của chiếu Cần vương?
A. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
B. Kêu gọi văn thân, sĩ phu đứng lên giúp vua kháng chiến.
C. Kêu gọi quần chúng nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
D. Kêu gọi sĩ phu, văn thân tiến hành cải cách để cứu nước.
15. Trong giai đoạn 1885 - 1888 phong trào Cần Vương được đặt dưới sự chỉ huy của ai?
A. Tôn Thất Thuyết và Nguyễn Văn Tường
B. Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết.
C. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
D. Nguyễn Văn Tường và Trần Xuân Soạn.
16. Đặc điểm nổi bật của phong trào Cần Vương trong giai đoạn từ năm 1885 đến năm 1888
là:
A. Có nhiều cuộc khởi nghĩa lớn nhỏ ở Bắc Kì và Trung Kì.
B. Có lực lượng tham gia đông đảo gồm cả người dân tộc thiểu số.
C. Đặt dưới sự chỉ huy thống nhất của một triều đình kháng chiến.
D. Có địa bàn hoạt động khắp cả nước.
17: Sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, phong trào Cần Vương
A. Chấm dứt hoạt động.
B. Chỉ hoạt động cầm chừng.
C. Vẫn tiếp tục nhưng thu hẹp địa bàn ở Nam Trung Bộ.
D. Tiếp tục hoạt động, quy tụ dần thành những trung tâm lớn.
18: Vì sao chiếu Cần vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng?
A. Vì chiếu Cần vương đã tố cáo tội ác xâm lược của thực dân Pháp.
B. Vì chiếu Cần vương đã kêu gọi nhân dân đứng lên kháng chiến.
C. Vì chiếu Cần vương đáp ứng nguyện vọng đấu tranh giành độc lập của nhân dân.
D. Vì chiếu Cần vương đã kêu gọi nhân dân phản công lại phái chủ hòa trong triều đình.
19: Tính chất của phong trào Cần vương là:
A. Phong trào đấu tranh chống phong kiến điển hình, mang đậm tính dân chủ nhân dân.
B. Phong trào yêu nước chống Pháp mang ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc
sâu sắc.
C. Phong trào yêu nước dân tộc dân chủ công khai, quy mô rộng lớn, hình thức phong
phú.
D. Phong trào đấu chống Pháp vì độc lập tự do và thiết lập chế độ tư bản chủ nghĩa.
20: Phong trào Cần Vương bùng nổ xuất phát từ nguyên nhân sâu xa nào sau đây?
A. Vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương.
B. Cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế của phái chủ chiến.
C. Thực dân Pháp tấn công kinh thành Huế.
D. Mâu thuẫn dân tộc diễn ra gay gắt.
21: Phong trào Cần vương cuối cùng bị thất bại vì lí do chủ yếu nào sau đây?
A. Thực dân Pháp còn mạnh, lực lượng chống Pháp quá yếu.
B. Phong trào bùng nổ trong lúc Pháp đã đặt ách thống trị Việt Nam.
C. Thiếu giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đúng đắn.
D. Phong trào diễn ra trên quy mô còn nhỏ lẻ.
22: Phong trào Cần vương thất bại đã đặt ra yêu cầu cấp thiết gì đối với cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc của nhân dân ta?
A. Phải liên kết các phong trào đấu tranh thành một khối thống nhất.
B. Huy động kháng chiến của toàn dân để giành độc lập.
C. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để có thể đương đầu với Pháp.
D. Phải có giai cấp tiên tiến lãnh đạo với đường lối đấu tranh phù hợp.
23. Hệ quả lớn nhất trong chính sách cai trị của thực dân Pháp đối với Việt Nam sau cuộc
khai thác thuộc địa lần thứ nhất là
A. nền kinh tế phát triển rõ rệt.
B. công nghiệp phát triển.
C. cơ cấu kinh tế ít nhiều có sự biến chuyển, cơ cấu xã hội biến đổi sâu sắc.
D. phong trào yêu nước phát triển mạnh mẽ.
24. Vì sao trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương thực dân Pháp không
chú trọng đầu tư khai thác công nghiệp nặng?
A. Pháp không đủ điều kiện khoa học kỹ thuật.
B. Pháp đã đầu tư hết vốn vào các ngành khác.
C. đây là ngành có vốn đầu tư lớn và khó thu lại lợi nhuận.
D. nước ta thiếu những quặng kim loại để phục vụ phát triển công nghiệp nặng.
Câu 25. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ
Việt Nam đã phân hóa theo hướng như thế nào?
A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.
D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
26. Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, một bộ phận nhỏ của giai cấp địa chủ Việt
Nam đã phân hóa theo hướng như thế nào?
A. Giàu lên, trở thành tay sai của thực dân Pháp.
B. Bị mất ruộng đất, trở thành nông dân làm thuê.
C. Nghèo đi, bị đế quốc chèn ép, áp bức.
D. Bị phá sản hoàn toàn, trở thành công nhân làm thuê cho chủ tư bản.
27.  Vì sao trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ nhất, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam
giảm sút?
A. Nước Pháp tham gia chiến tranh, Việt Nam bị ảnh hưởng.
B. Thực dân Pháp tăng cường vơ vét phục vụ chiến tranh.
C. Nhân dân bị bắt đi lính, diện tích trồng lúa bị thu hẹp.
D. Trồng cây công nghiệp phục vụ chiến tranh.
28.  Trong cuộc khai thuộc địa lần thứ nhất ở Đông Dương, với lĩnh vực công nghiệp, trước
hết Pháp tập trung vào ngành gì?
A. Sản xuất xi – măng và gạch ngói. B. Khai thác than và kim loại.
C. Chế biến gỗ và xay xát gạo. D. Khai thác điện, nước.
29. Nông dân Yên Thế đứng lên đấu tranh nhằm mục đích gì?
A. Giúp vua cứu nước
B. Bảo vệ cuộc sống
C. Giành lại độc lập.
D. Cứu nước, cứu nhà.
30. Giai đoạn 1893-1908 khi nhận thấy tương quan lực lượng của ta và địch quá chênh lệch,
Đề Thám đã có một quyết định sáng suốt đó là?
A. Tìm cách giảng hoà với quân Pháp
B. Lo tích luỹ lương thực
C. Xây dựng đội quân tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu.
D. Liên lạc với một số nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. 
* Tự luận
Câu 1. Chính sách kinh tế của thực dân Pháp trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897-1914). Mục đích của chương trình khai thác?
Câu 2: Vì sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong
trào Cần Vương?
1. A 2. C 3. D 4. B 5. A 6. A 7. A 8. B 9. D 10. C
11. B 12. B 13. D 14. D 15. A 16. C 17. D 18. C 19. B 20. D
21. C 22. D 23. C 24. C 25. A 26. C 27. C 28. B 29. B 30. A
*Trắc nghiệm

*Tự luận
Câu 1.
a) Nội dung khai thác trên 3 lĩnh vực
- Nông nghiệp
+ Chính sách cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền trồng cà phê, chè, thuốc lá…
- Công nghiệp
+ Khai thác mỏ than, thiếc kẽm…
+ Xây dựng cơ sở công nghiệp phục vụ nhu cầu tại chỗ.
- GTVT
+ Chú ý xây dựng hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ, bến cảng… phục vụ mục đích
khai thác và mục đích quân sự.
b) Mục đích khai thác
- Vơ vét, bóc lột chuẩn bị cho chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Thăm dò thế mạnh của thuộc địa Việt Nam.
Câu 2.
- Cuộc khởi nghĩa kéo dài nhất 11 năm (1885 – 1896).
- Quy mô rộng lớn, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.
- Trình độ tổ chức cao, chặt chẽ: Nghĩa quân tổ chức thành 15 quân thứ, chế tạo súng trường
theo mẫu của Pháp.
- Đường lối đánh linh hoạt, đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.

You might also like