You are on page 1of 11

VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC

Năm 1936, John Maynard Keynes với tác phẩm “Lý thuyết chung về việc làm, lãi suất và
tiền tệ” (The General Theory of Employment, Interest and Money) được xem là người đặt
“bàn tay hữu hình” cho các hoạt động của nhà nước điều hành chính trị, kinh tế và duy trì
sự ổn định xã hội. Trong lịch sử các học thuyết kinh tế, vai trò nhà nước được xem là một
bộ phận của đối tượng nghiên cứu. Các trường phái kinh tế khác nhau có quan điểm khác
nhau về vai trò nhà nước nhưng dưới góc độ nào nhà nước vẫn giữ một vai trò nhất định
trong đời sống kinh tế, chính trị, xã hội nhất định. Trong hệ thống các học thuyết kinh tế
về vai trò nhà nước và thị trường, người ta nhận thấy có ba quan điểm: thứ nhất, quan
điểm nhà nước không can thiệp vào kinh tế; thứ hai, quan điểm đề cao vai trò nhà nước
trong kinh tế; thứ ba, quan điểm trung dung về vai trò nhà nước trong kinh tế.
I. Chủ nghĩa trọng thương
Chủ nghĩa trọng thương là trường phái kinh tế chính trị tư sản đầu tiên thể
hiện chính sách đặc biệt thời kỳ đầu tích lũy tư bản, đề cao vai trò của Nhà
nước cầm quyền trong hoạt động kinh tế và quyền lợi của giới doanh
thương. Có thể thấy rõ ràng lý thuyết này vai trò của Nhà nước lên hàng đầu, thể hiện ở
các điều sau:
Một quan điểm chủ đạo của chủ nghĩa trọng thương, cũng là sự thừa nhận truyền
thống quân chủ từ thời kỳ tiền trung cổ, xem người cầm quyền là tối cao, là phụ
mẫu của dân tộc, người có quyền điều hành các chính sách kinh tế với mục đích tạo
nên sự hùng mạnh của quốc gia. Chủ nghĩa trọng thương là hệ tư tưởng đầu tiên
xác định các chức năng lãnh đạo cho người đứng đầu nhà nước, nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc cổ xúy tinh thần dân tộc trong dân chúng.
Đặc điểm lý luận của CNTT là họ chưa biết và không thừa nhận quy luật kinh tế. Họ
đánh giá cao các chính sách kinh tế của nhà nước, dựa vào chính quyền nhà nước vì họ
cho rằng dựa vào Nhà nước mới có thể phát triển kinh tế. Một nền kinh tế chỉ có thể phát
triển tốt đẹp nếu như có sự điều chỉnh và quản lý của nhà nước, . Thương nhân cần dựa
vào nhà nước và nhà nước phối hợp bảo vệ thương nhân, khuyến khích sự độc quyền
trong ngoại thương. .
CNTT rất đề cao vai trò của nhà nước, sử dụng quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế
vì tích lũy tiền tệ chỉ thực hiện được nhờ sự giúp đỡ của nhà nước. Họ đòi hỏi nhà nước
phải tham gia tích cực vào đời sống kinh tế để thu hút tiền tệ về nước mình càng nhiều
càng tốt, tiền ra khỏi nước mình càng ít càng phát triển
Chủ nghĩa trọng thương chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch (chế độ thuế
quan bảo hộ) nhằm bảo hộ cho giới doanh thương quốc nội trên thị trường nước
ngoài và tạo ra những hạn chế đối với giới giao thương ngoại quốc trên thị trường
trong nước. Chính sách bảo hộ mậu dịch làm tăng khả năng cạnh tranh của quốc
gia, ưu tiên mở rộng sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Kết quả khả quan của giao
thương được đánh giá bằng sự vượt trội lượng hàng xuất đối với lượng hàng nhập,
bằng lượng vàng ròng thu được, dẫn đến sự hình thành khái niệm cân đối thương
mại chủ động.
I. Chủ nghĩa trọng nông
Cũng như phái Trọng thương, phái Trọng nông xuất hiện trong thời kỳ mà chế độ
phong kiến chuyển dần sang xã hội tư bản, nhưng ở một giai đọan cao hơn, trưởng thành
hơn. Trọng nông cho rằng nguồn gốc của cải, sự giàu có của một quốc gia không phải là
vàng bạc mà là khối lượng lương thực, thực phẩm dồi dào để thỏa mãn nhu cầu dân
chúng.
Phần quan trọng của học thuyết này là tư tưởng rằng Nhà nước không nên
can thiệp của vào quá trình kinh tế. Nhà nước chỉ đặt ra các điều luật cần
thiết phù hợp với "quy luật tự nhiên" và sau đó các chức năng của Nhà
nước sẽ phai mờ dần
Nếu chủ nghĩa trọng thương biến nhà nước thành nhà kinh doanh và mở đường cho nhà
kinh daonh tư nhân hoạt động thì Chủ nghĩa trọng nôn chủ trương “tự do hành động”,
chống lại “nhà nước toàn năng”, tính tự do của tư nhân không bị luật pháp và nghiệp
đoàn làm suy yếu, họ coi rằng phát triển kinh tế là một trật tự tự nhiên, kinh tế học không
chỉ phục vụ cho kẻ hùng mạnh mà còn phục vụ cho những người sản xuất và cho các
công dân
Họ cho rằng nhà nước có vai trò tối cao đứng trên tất cả các thành viên xã hội, nhà nước
có xu thế toàn năng, bệnh vực quyền lợi cho quý tộc, địa chủ và nhà buôn
Trường phái trọng nông đã nêu ra những ý tưởng về việc phát triển ngành kinh
tế nông nghiệp phải có sự quan tâm của nhà nước để họ yên tâm làm ăn trên
đồng ruộng và có tích luỹ đầu tư cho phát triển nông nghiệp, đồng thời cũng
nêu nên vấn đề thay đổi hoạt động cá thể riêng lẻ trong làm ăn nông nghiệp
bằng việc tập trung đất đai để xây dựng thành các đồn điền, đưa nông nghiệp đi
vào làm ăn lớn để chuyển từ nông nghiệp tiểu nông mang tính chất phong kiến
sang nền nông nghiệp theo kiểu tư bản chủ nghĩa để có năng suất lao động nông
nghiệp ngày càng cao, lương thực thực phẩm ngày càng sản xuất ra được nhiều
hơn, đem lại sự giàu có cho đất nước.
II. Kinh tế chính trị tư sản cổ điển
Trường phái Kinh tế học cổ điển hay Kinh tế chính trị cổ điển Anh là một
trong những xu hướng tư tưởng kinh tế tiến bộ, đã để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch
sử phát triển các luận thuyết kinh tế. Nhiều quan điểm chủ đạo của trường phái
này vẫn còn lưu giữ ý nghĩa đến tận ngày nay.
Người đề xướng ra tư tưởng tự do kinh tế bắt đầu là các nhà kinh tế tư sản cổ
điển, bắt đầu là Wiliam Petty thừa nhận và tôn trọng các quy luật kinh tế, kết
quả được đưa ra hệ phụ thuộc, nhân quả giữa các hiện tượng. Ông đề xuất vô số đề nghị
đối với sự can thiệp của nhà nước ngay cả khi ông ủng hộ đề nghị tự do của sự bất can
thiệp. Trong cuốn “Trong cuộc sống là trong kinh tế”, Petty viết : phải tính đều những
quá trình tự nhiên, không nên dùng hành động để cưỡng bức lại quá trình đó,thừa nhận
quá trình tự do cá nhân và đổi tự do cạnh tranh.
Lý thuyết về “ con người kinh tế “ và : bàn tay vô hình” cả Adam Smit đã chứng tỏ các
quy luật kết quả tự điều tiết nền kinh tế mà không cần có sự can thiệt của Nhà nước.
Adam Smith cho rằng cần phải tôn trọng trật tự tự nhiên, tôn trọng "bàn tay vô hình".
Hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hoá được phát triển theo sự điều tiết của bàn tay vô
hình. Nhà nước không nên can thiệp vào kinh tế.
_Học thuyết “bàn tay vô hình” nghiên cứu cơ chế hoạt động của một cơ chế thị trường
cạnh tranh và nó cũng phản ánh quan điểm chung của các nhà kinh tế học cổ điển.
_ Nội dung chính của học thuyết được hiểu:
+A.Smith đánh đồng trật tự tự nhiên với tự do cạnh tranh: một xã hội hợp tự nhiên là xã
hội tự do cạnh tranh, giao lưu, trao đổi hàng hóa tự do
+ Trong xã hội tự do có quy luật thiên định là bàn tay vô hình điều khiển tất cả nên không
ai cần kế hoạch, không ai cần mệnh lệnh, thị trường sẽ tự động giải quyết tất cả.
+ Chính phủ không nên can thiệp vào kinh tế, chỉ can thiệp khi các doanh nghiệp ko thể
làm gì được nữa.
+ Con người hoạt động kinh tế bắt đầu từ ý thức, sự ích kỷ cá nhân nhưng sẽ có bàn tay
vô hình dẫn dắt họ để mang lại lợi ích cho cộng đồng, ý muốn này không theo ý muốn
chủ quan ban đầu của con người
Theo A.Smith1, nhà nước chỉ cần thực hiện được 3 chức năng cơ bản: bảo đảm môi
trường hoà bình, không để xảy ra nội chiến, ngoại xâm; tạo ra môi trường thể chế cho
phát triển kinh tế thông qua hệ thống pháp luật; và cung cấp hàng hoá công cộng. Ngoài
ba chức năng cơ bản đó, tất cả các vấn đề còn lại đều có thể được giải quyết một cách ổn
thoả và nhịp nhàng bởi “bàn tay vô hình.” Tư tưởng về “bàn tay vô hình” đã thống trị
trong các học thuyết kinh tế phương Tây đến đầu thế kỷ XX trong các trào lưu của học
thuyết Tân cổ điển
Ông phế phán chủ nghĩa trọng thương dựa vào nhà nước để cưỡng bức kinh tế, ông cho
rằng chức năng của nhà nước là đấu tranh chống bọn tội phạm, kẻ thù,.. nhà nước có thể
thực hiện chức năng kinh tế khi các chứng năng đó vượt quá sức của các chủ xí nghiệp
riêng lẻ như xẩy dựng đường sá, sông ngòi và các công trình lớn khác. Theo ông, sự phát
triển kinh tế bình thường không cần có sự can thiệp của nhà nước.
David Ricardo tiếp tục lí luận của Adam Smith khi phát hiện ra những quy luật kinh tế và
tự do kinh tế. David Ricardo là người cổ vũ thương mại tự do dựa trên lý luận với lợi thế
so sánh. Quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ “đường hai chiều” có lợi cho mọi nước tham
gia, vì bất kỳ nước nào cũng có lợi thế tương đối, tức là lợi thế có được trên cơ swor so
sánh với các nước khác. Mục đích cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại là tiết kiệm chi
phí lao động xã hội, tức là tăng năng suất lao động xã hội.
Trung thành với lý tưởng của Adam Smith, Jean Baptiste Say quan niệm nhà nước là một
doanh nhân kém, do đó nhà nước càng không tham gia vào công việc kinh doanh được
chừng nào càng hay, cố gắng giảm bớt kinh phí điều hành của nhà nước để giảm nhẹ thuế
khóa đánh vào nhà sản xuất. Ông còn chỉ rõ thêm rằng sự can thiệp của nhà nước càng
thêm có hại khi đi từ lĩnh vực nông nghiệp sang công nghiệp, từ công nghiệp qua thương
mại.
Tóm lại: Những lý thuyết của nền kinh tế chính trị tư sản cổ điển có thái độ tiêu cực
với vai trò của nhà nước, khi họ cổ vũ mạnh mẽ cho sự phát triieenr tự do của kinh
tế thị trường và tuyệt đối hóa vai trò tự điều tiết của thị trường .
III. Kinh tế chính trị Mac-Lenin
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt
của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức
năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị
của giai cấp thống trị trong xã hội.
Theo Ăng-ghen về bản chất Nhà nước chẳng qua chỉ là một bộ máy của một giai cấp này
dùng để trấn áp một giai cấp khác,[13] là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp
này đối với giai cấp khác, là cơ quan quyền lực của một giai cấp đối với toàn xã hội, là
công cụ chuyên chính của một giai cấp
Theo chủ nghĩa Mác thì không có và không thể có nhà nước đứng trên các giai cấp hoặc
nhà nước chung cho mọi giai cấp. Nhà nước chính là một bộ máy do giai cấp thống trị về
kinh tế thiết lập ra nhằm hợp pháp hóa và củng cố sự áp bức của chúng đối với quần
chúng lao động. Giai cấp thống trị sử dụng bộ máy nhà nước để đàn áp, cưỡng bức các
giai cấp khác trong khuôn khổ lợi ích của giai cấp thống trị. Đó là bản chất của nhà nước
theo nguyên nghĩa, tức nhà nước của giai cấp bóc lột. Theo bản chất đó, nhà nước không
thể là lực lượng điều hòa sự xung đột giai cấp, mà trái lại, nó càng làm cho mâu thuẫn
giai cấp ngày càng gay gắt. Cũng theo bản chất đó, nhà nước là bộ máy quan trọng nhất
của kiến trúc thượng tầng trong xã hội có giai cấp.
Bản chất giai cấp của nhà nước được thể hiện ở các chức năng của nó. Tùy theo góc độ
khác nhau, chức năng của nhà nước được phân chia khác nhau. Dưới góc độ tính chất của
quyền lực chính trị, nhà nước có chức năng thống trị chính trị của giai cấp và chức năng
xã hội. Dưới góc độ phạm vi tác động của quyền lực, nhà nước có chức năng đối nội và
chức năng đối ngoại. Trong các yếu tố của kiến trúc thượng tầng, nhà nước giữ vai trò
đặc biệt quan trọng, có tác dụng quyết định năng lực hiện thực hóa của một nền kinh tế vì
nó là lực lượng vật chất có sức mạnh kinh tế.

IV. Học thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới


Các nhà kinh tế của trường phái này ủng hộ tự do cạnh tranh, chống lại
sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế, tin tưởng cơ chế thị trường sẽ tự
điều tiết nền kinh tế thăng bằng cung cầu và có hiệu quả .
Alfred Marshall (trường phái Cambrige – Anh) thì đưa ra lý thuyết về cung cầu và giá
cả trên thị trường tự do cạnh tranh : tự điều tiết, giá cả là sự va chạm giữa nhiều yếu tố
tạo nên chúng. Marshall đề cao nhà kinh doanh, coi họ là người dẫn dắt nhân loại đi đến
phồn vinh
- Nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển mới tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh
tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế.
- Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
phát triển bình thường . Trường phái cổ điển mới ủng hộ quan điểm tự do cạnh
tranh và đưa nó lên 1 bước phát triển cao hơn
Alfred Marshall (trường phái Cambrige – Anh) thì đưa ra lý thuyết về cung cầu và giá
cả trên thị trường tự do cạnh tranh : tự điều tiết, giá cả là sự va chạm giữa nhiều yếu tố
tạo nên chúng. Marshall đề cao nhà kinh doanh, coi họ là người dẫn dắt nhân loại đi đến
phồn vinh
- Nhà kinh tế thuộc trường phái cổ điển mới tin tưởng vào sức mạnh của nền kinh
tế thị trường và sự hoạt động của các quy luật kinh tế.
- Theo họ, sự điều tiết của “bàn tay vô hình” sẽ đảm bảo cho quá trình tái sản xuất
phát triển bình thường . Trường phái cổ điển mới ủng hộ quan điểm tự do cạnh
tranh và đưa nó lên 1 bước phát triển cao hơn
V. Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes
Với chủ nghĩa của Keynes, tư tưởng tự do kinh tế hoàn toàn bị
xóa sổ
Vào những năm 30 của thế kỷ XX, các nước tư bản lâm vào tình trạng khủng hoảng sâu
sắc,nạn thất nghiệp diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng năm 1929-
1933 chứng tỏ học thuyết “Tự điều tiết kinh tế” của trường phái cổ điển và cổ điển mới là
thiếu tính xác đáng, học thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith và “Cân bằng tổng
quát” của Léon Walras tỏ ra kém hiệu nghiệm, không đảm bảo cho nền kinh tế phát triển
lành mạnh. Hơn nữa sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất đòi hỏi sự can
thiệp ngày càng tăng của nhà nước vào kinh tế. Tất cả điều nầy đòi hỏicác nhà kinh tế học
phải đưa ra lý thuyết mới cho phù hợp với tình hình mới. Từ đó xuấthiện lý thuyết “Kinh
tế TBCN có điều tiết” mà người sáng lập là John Maynard Keynes
Tư tưởng cơ bản của trường phái Keynes là
- Bác bỏ cách lí giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, không đồng ý với
phái cổ điển và cổ điển mới về sự cân bằng kinh tế dựa trên cơ sở tự điều tiết của
thị trường
- Cụ thể:
+ Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế
+ Lý giải: Khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp là do chính sách kinh tế lỗi thời, bảo
thủ, thiếu sự can thiệp của Nhà nước (không phải do nội sinh của chủ nghĩa tư
bản)
+ Vị trí trung tâm trong lý thuyết của Keynes là lý thuyết về việc làm vì theo ông
vấn đề quan trọng và nguy hiểm nhất đối với chủ nghĩa tư bản là khối lượng thất
nghiệp và việc làm.
+ Lý thuyết chủ đạo là lý thuyết trọng cầu, muốn làm được như vậy cần có sự can
thiệp rất sâu của nhà nước: đầu tư, thuế, việc làm, tiêu dùng
+ Keynes biểu hiện lợi ích và là công trình sư của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà
nước
- Theo Keynes còn có lý thuyết về sự điều chỉnh kinh tế vĩ mô của nhà nước
+ Keynes đi đến kết luận, muốn chống khủng hoảng và thất
nghiệp nhà nước phải có chương trình đầu tư quy mô lớn. Sử dụng ngân sách nhà nước
để
kích thích đầu tư tư nhân. Ông chủ trương thong qua những đơn đặt hàng lớn của nhà
nước,
hệ thống thu mua trợ cấp tài chính, tín dụng để tạo sự ổn định về lợi nhuận và đầu tư cho
tư bản độc quyền. Sự tham gia của nhà nước vào kinh tế sẽ làm tăng đầu tư tư nhân cũng
như tăng tiêu dùng nhà nước. Vì vậy làm cho cầu có hiệu quả tiến sát với đường biến đổi
của thu nhập,nhờ vậy mà chống được khủng hoảng và thất nghiệp.
+ Sử dụng hệ thống tài chính, tín dụng và lưu thoogn tiền tệ làm công cụ chủ yếu để điều
tiết kinh tế thông qua hai hướng: vừa củng cố lòng tin và sự lạc quan của doanh nhân,
vừa bảo đảm bù đắp thâm hụt ngân sách
+ Thực hiện “lạm phát kiểm soát” để tăng giá cả hàng hóa, tăng mức lưu thông tiền tệ, để
giảm lãi suất cho vay, in tiền giấy trợ cấp thâm hụt ngân sách Nhà nước, sử dụng công cụ
thuế điều tiết kinh tế.
+ Khuyến khích mọi hình thức đàu tư để tạo việc làm và tang thu nhập, thậm chí cả đầu
rư cho chiến tranh
+ Khuyến khích tiêu dùng của mọi người để tăng tổng cầu
VI. Trường phái chính hiện đại
Trường phái chính hiện đại đề cao tư tưởng tự do kinh tế, đồng thời khẳng định có cả vai
trò của nhà nước
Các lí thuyết kinh tế của trường phái cổ điển mới đều tập trung đề cao vai trò của cơ chế
thị trường tự do canh tranh. Trường phái Keynes lại đề cao vai trò điều tiết vĩ mô kinh tế
của Nhà nước và phê phán những khuyết tật của thị trường. Thực tế, nền kinh tế sẽ phát
triển không hiệu quả nếu như đề cao quá đáng vai trò của thị trường hoặc vai trò nhà
nước. Sự phê phán các trường phái dẫn đến sự xích lại gần nhau giữa hai chiều hướng.
Từ đó hình thành “Trường phái chính hiện đại”
Các nhà kinh tế của trường phái chính hiện đại đã đề xuất 1 mô hình kinh tế, đó là mô
hình “kinh tế hỗn hợp”.
 “Nền kinh tế hỗn hợp” là nền kinh tế kết hợp trong đó kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà
nước, nó được điều hành bởi cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước .
Samuelson chủ trương phát triển kinh tế phải dựa vào cả hai bàn tay là nhà
nước và thị trường. Ông cho rằng điều hành một nền kinh tế không có c ả Chính ph ủ lẫn
thị
trường thì chẳng khác nào như định “vỗ tay bằng một bàn tay”.
+ Cơ chế thị trường(bàn tay vô hình): xác định giá cả, sản lượng trong nhiều
lĩnh vực
+ Sự điều tiết của Chính phủ(bàn tay hữu hình): bằng các chương trình thuế, chi
tiêu và luật lệ
Theo Samuelson Cơ chế thị trường không phải là sự hỗn độn mà là một trật tự kinh t ế,
hoạt động tinh vi và hoàn toàn khách quan, thu hút m ọi t ầng l ớp xã h ội tham gia vào đó.
“Nó không có đầu não trung tâm nhưng vẫn phải được những bài toán khó mà máy tính
lớn nhất ngày nay không thể giải nổi. Không ai thiết kế ra nó, nó tự nhân và cũng như xã
hội loài người nó đang thay. Cơ chế thị trường hoạt động theo quy luật khách quan vốn
có của nó như: cạnh tranh, cung cầu, giá cả…với một cơ chế như vậy nền kinh t ế s ẽ đạt
được một sự cân đối chung. Sự phát triển diễn ra nhịp nhàng, trôi ch ảy.
Tuy nhiên “bàn tay vô hình” đôi khi cũng đưa nền kinh tế tới những sai l ầm. Đó
chính là những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Những khuy ết t ật này có th ể do tác
động bên ngoài gây nên như: ô nhiễm môi trường mà doanh nghi ệp ph ải tr ả giá cho s ự
hũy
hoại đó. Tình trạng độc quyền xóa bỏ cạnh tranh tự do, khủng hoảng, thất nghiệp, thu
nhập
bất bình đẳng.v.v…Để đối phó với những khuyết tật của kinh tế thị trường, các nền kinh
tế hiện đại phối hợp giữa “bàn tay vô hình” với “bàn tay h ữu hình” c ủa thu ế khóa, chi
tiêu và luật lệ của chính phủ v.v…
- Trong nhiều trường hợp, sự can thiệp của Nhà nước cũng có những hạn chế như có
nhiều vấn đề Nhà nước không lựa chọn đúng, sự tài trợ của Chính phủ có lúc kém hiệu
quả, sự ảnh hưởng của chủ quan dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai lầm, không
phù hợp với quy luật khách quan, không phản ánh đúng sự vận động của thị trường. . Vì
vậy theo Samuelson sự can thiệp của Nhà nước chỉ nên giới hạn “trong khuôn khổ khôn
ngoan của cạnh tranh” . Vai trò kinh tế của chính phủ bao gồm
+ Thiết lập khuôn khổ pháp luật
+ Sửa chữa, khắc phục những khuyết tật của cơ chế thị trường
+ Đảm bảo sự công bằng
+ Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô
VII. Nhận xét – so sánh
Trong lịch sử phát triển các học thuyết kinh tế từ cổ điển đến nay có ba quan điểm về vai
trò nhà nước trong nền kinh tế.
Một là, quan điểm nhà nước không can thiệp vào kinh tế; hai là, nhà nước can thiệp mạnh
vào nền kinh tế; ba là, quan điểm trung dung. Quan điểm nhà nước không can thiệp vào
kinh tế xuất hiện vào thời kỳ đầu của chủ nghĩa tư bản ở Anh và Pháp. Quan điểm này
được đề cập trong học thuyết kinh tế chính trị tư bản cổ điển với đại diện tiêu biểu là
Adam Smith. Với tác phẩm “Nghiên cứu về bản chất và nguyên nhân sự giàu có của các
dân tộc” năm 1776, Adam Smith được xem là cha đẻ của quan điểm tự do cạnh tranh
kinh tế. Tư tưởng này được gọi “bàn tay vô hình” của thị trường. Kế thừa quan điểm của
học thuyết kinh tế cổ điển, các nhà kinh tế tân cổ điển tiếp tục phát triển tư tưởng tự do
cạnh tranh trên cơ sở lý thuyết “cân bằng tổng quát” của Walras. “Bàn tay vô hình” này
tiếp tục phát triển trong lý thuyết “nền kinh tế hỗn hợp” của P.A.Samuelson. Quan điểm
nhà nước can thiệp tích cực vào nền kinh tế được phát triển sau cuộc khủng hoảng kinh tế
1929-1933. Đại diện cho quan điểmnày là J.M.Keynes với tác phẩm nổi tiếng là “Lý
thuyết chung về việc làm, lãi suất và tiền tệ” xuất bản năm 1936. Quan điểm này cũng
được P.A.Samuelson kế thừa và phát triển trong lý thuyết “nền kinh tế hỗn hợp”.
Thứ hai, xu hướng dịch chuyển quan điểm về vai trò nhà nước từ thái cực là nhà nước
không can thiệp sang thái cực nhà nước can thiệp tích cực và cuối cùng là quan điểm
trung dung. Quan điểm trung dung là đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường hiện
đại.
Thứ ba, đặc trưng của học thuyết kinh tế cổ điển và tân cổ điển là duy trì và khuyến khích
rộng rãi tự do cạnh tranh, tự do trao đổi, tự do tiến hành các hoạt động sản xuất kinh
doanh trên cơ sở tín hiệu thị trường và sự điều tiết của thị trường. Mọi hoạt động của các
chủ thể kinh doanh và sự vận động của giá cả thị trường đều phải tuân theo quy luật
khách quan của nền kinh tế thị trường mà Adam Smith gọi là “bàn tay vô hình”. Theo
quan điểm cổ điển và tân cổ điển thì vai trò nhà nước trong nền kinh tế chỉ là người “giữ
nhà”,nghĩa là nhà nước can thiệp rất hạn chế và mang tính chất gián tiếp vào hoạt động
kinh tế. Xuất phát từ quan điểm “bàn tay vô hình” của Adam Smith, lý thuyết về “cân
bằng tổng quát” của Leon Walras đã làm sáng tỏ cơ chế cân bằng của thị trường. Học
thuyết cổ điển và tân cổ điển đã đánh dấu cột mốc quan trọng cho sự hình thành và phát
triển nền kinh tế thị trường. Đây chính là nền tảng để cho các nhà tư tưởng kinh tế sau
này phát triển và luận giải cơ
chế thị trường. Trong trường phái chính danh hiện đại mà tiêu biểu là P.A.Samuelson đã
vận dụng một cách sáng tạo những quan điểm của các bậc tiền bối để xây dựng nên quan
điểm về cơ chế thị trường rất có giá trị khoa học và thực tiễn trong bối cảnh ngày nay.
Đặc biệt các quan điểm này có thể luận giải cơ chế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hóa
và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư, đặc trưng của trường phái học thuyết Keynes là Nhà nước phải can thiệp tích cực
vào hoạt động kinh tế, gọi là “Bàn tay hữu hình”. Thông qua việc nghiên cứu các đại
lượng tổng quát như tổng cầu, tổng cung, tổng đầu tư, tổng việc làm, tổng thu nhập và
mối quan hệ giữa chúng và thông qua cơ sở phân tích tâm lý chủ quan của số đông và
tâm lý xã hội, các nhà học thuyết theo trường phái Keynes đã giải thích các hiện tượng
kinh tế ở góc độ vĩ mô. Học thuyết Keynes đề cao tiêu dùng và những biện pháp kích cầu
tiêu dùng và đầu tư. Theo trường phái này, nhà nước cần phải tăng chi tiêu trong thời kỳ
khủng hoảng cho dù có thâm thụt ngân sách nhằm giúp quốc gia vượt qua khủng hoảng
nhờ tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập và tăng tiêu dùng.
So sánh với học thuyết cổ điển và tân cổ điển thì học thuyết của trường phái Keynes đối
lập hoàn toàn. Đó là sự thay đổi quan điểm về vai trò nhà nước từ vai trò là người “giữ
nhà” sang vai trò nhà nước phải can thiệp tích cực vào nền kinh tế. Vai trò nhà nước
trong học thuyết của Keynes đã được ứng dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và đạt
được nhiều thành công đáng kể. Sở dĩ như vậy là vì các cuộc khủng hoảng kinh tế và
chiến tranh thế giới đã minh chứng cho sự thất bại của thị trường theo quan điểm của học
thuyết cổ điển và tân cổ điển. Đồng thời, trên thế giới thời kỳ này xuất hiện các quốc gia
XHCN theo học thuyết Mác-Lênin. Nhà nước các nước XHCN đã chủ trương kế hoạch
hóa nền kinh tế quốc dân, tuyệt đối hóa vai trò nhà nước và xóa bỏ hoàn toàn thị trường.
Tuy nhiên, quan điểm tuyệt đối hóa vai trò nhà nước trong nền kinh tế đã làm cho nền
kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới tỏ ra kém hiệu quả. Quan điểm về vai trò nhà nước
can thiệp tích cực vào nền kinh tế cũng được các nhà kinh tế thị trường hiện đại kế thừa
và phát huy. Trong đó, lý thuyết “nền kinh tế hỗn hợp” đã thành công trong việc phát
triển quan điểm này.
Thứ năm, đặc trưng của lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là có “hai bàn tay” điều tiết nền
kinh tế. “Bàn tay vô hình” của thị trường điều tiết nền kinh tế ở tầm vi mô như giá cả, sản
lượng và “Bàn tay hữu hình” của nhà nước điều tiết nền kinh tế ở tầm vĩ mô như thuế,
luật lệ, chính sách. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp đã kế thừa và phát huy những điểm
tích cực và khắc phục được những điểm hạn chế của các học thuyết kinh tế cổ điển, tân
cổ điển và Keynes. Lý thuyết về nền kinh tế hỗn hợp là cơ sở cho hình thành chính sách
điều tiết nền kinh tế của nhà nước. Từ đó, hình thành nên tư tưởng các quốc gia đi sau,
chậm phát triển có thể tăng tốc đuổi theo các nước khác bằng cách chính phủ các nước
này tăng cường can thiệp vào nền kinh tế ở tầm vĩ mô.Đồng thời lý thuyết nền kinh tế
hỗn hợp cũng đã xác định được rõ 4 chức năng cơ bản của nhà nước trong nền kinh tế:
thiết lập khuôn khổ luật pháp, sửa chữa khuyết tật thị trường để thị trường hoạt động hiệu
quả, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế vĩ mô. Do vậy, lý thuyết “nền kinh tế hỗn
hợp” ra đời kế thừa một phần quan điểm của học thuyết cổ điển, tân cổ điển về “bàn tay
vô hình” và kế thừa một phần quan điểm của học thuyết Keynes về “bàn tay hữu hình” đã
giải quyết phần nào các vấn đề nảy sinh trên thế giới. Lý thuyết “nền kinh tế hỗn hợp”
được xem là chuẩn mực của nền kinh tế thị trường hiện đại. Ngày nay, lý thuyết này
không những được các nước tư bản chủ nghĩa mà ngay cả các nước theo XHCN cũng
xem là nền tảng để phát triển kinh tế thị trường.
VIII. Ý nghĩa
Việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong lịch sử các học thuyết kinh tế vừa có ý nghĩa về
mặt khoa học, vừa có ý nghĩa về mặt thực tiễn.
Thứ nhất, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc nghiên cứu vai trò nhà nước
trong nền kinh tế. Vai trò nhà nước trong lịch sử các học thuyết kinh tế là một bộ phận
đối tượng nghiên cứu quan trọng của lịch sử các học thuyết kinh tế. Lịch sử các học
thuyết kinh tế là một bộ môn khoa học độc lập, chiếm vị trí quan trọng trong số các môn
khoa học xã hội. Xuất phát từ việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong lịch sử các học
thuyết kinh tế mà saunày phát triển thành bộ môn khoa học xã hội độc lập là môn quản lý
nhà nướcvề kinh tế.
Thứ hai, việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong lịch sử các học thuyết kinh tế giúp chúng
ta hiểu rõ hệ thống quan điểm các lý luận về vai trò nhà nước trong nền kinh tế làm cơ sở
cho việc nghiên cứu các vấn đề liên quan đến kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa của nước ta hiện nay.
Thứ ba, việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong nền kinh tế, đặc biệt là lý thuyết về nền
kinh tế hỗn hợp giúp chúng ta nhận thức được những ưu điểm và nhược điểm của “hai
bàn tay”. Từ đó chúng ta nhận thức rõ hơn ranh giới tương đối của “bàn tay vô hình” và
“bàn tay hữu hình” để điều tiết hoạt động của nền kinh tế.
Thứ tư, việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong lịch sử các học thuyết kinh tế giúp chúng
ta hiểu rõ bản chất của nền kinh tế thị trường hiện đại ngày nay.
Thứ năm, việc nghiên cứu vai trò nhà nước trong lịch sử các học thuyết kinh tế giúp cho
các nhà hoạch định hiểu rõ hơn bản chất sự can thiệp của nhà nhà nước vào nền kinh tế
để có những chính sách phù hợp.
Thứ sáu, trong điều kiện kinh tế Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu vai trò nhà nước
trong lịch sử các học thuyết kinh tế rất thiết để chúng ta có thể nắm vững các chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng đất nước ta trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Kết luận
Vấn đề quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thực
chất là xác định vai trò của nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Việc nghiên cứu tổng kết vai trò của nhà nước thông qua các học thuyết kinh tế cổ
điển, tân cổ điển, Keynes và nền kinh tế hỗn hợp rất cần thiết và có ý nghĩa giá trị về lý
luận và thực tiễn của nền kinh tế nước ta hiện nay. Vai trò của nhà nước được thể hiện
qua các

You might also like