You are on page 1of 6

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÀI THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ NỘI HỌC KỲ II, NĂM HỌC 2020 – 2021

SỐ PHÁCH:
(Sinh viên không ghi mục này) (Sinh viên không ghi mục này)

* Sinh viên lưu ý:


• Điền đầy đủ thông tin từ mục 1 đến mục 9 dưới đây.
• Lưu bài thi dạng pdf và đặt tên file theo nguyên tắc: Số báo danh-Họ tên không
dấu (ví dụ: NL21001-Nguyen Van A).

• Độ dài phần bài làm: tối đa 4 trang. Sử dụng Font chữ Times new Roman; Bảng
mã Unicode. Cỡ chữ 14; Cách dòng 1.5 lines.

• Nghiêm cấm sinh viên sao chép dưới mọi hình thức. Nếu bị phát hiện trong quá
trình chấm thi, bài tập sẽ bị xử lý theo quy định.

1. Ngày thi (vd: 01.01.2021): 23.06.2021

2. Ca thi (vd: 1): 1

Đường lối Cách mạng Đảng cộng sản


3. Môn thi (vd: Nguyên lý Mác – Lênin I):
Việt Nam

4. Mã đề thi (vd: 1): 01

5. Số trang (vd: 3/5): 4/6

6. Họ và tên (vd: Nguyễn Văn A): Phạm Quỳnh Anh

7. Ngày sinh (vd: 01.01.2001): 20.10.2001

8. SỐ BÁO DANH (vd: NL20001): ĐL0088

9. Mã sinh viên (vd: 2001010001): 1907010023


KHÔNG XÓA VÀ KHÔNG LÀM BÀI VÀO TRANG NÀY
SỐ PHÁCH:

Điểm kết luận: ………………… Mã đề thi: …………

GV chấm thi 1: ………………………………

GV chấm thi 2: ………………………..…….

BÀI LÀM:
Bài 1:

“Màu cờ đỏ của Đảng chói lọi như mặt trời mới mọc, xé tan cái màn đen tối, soi
đường dẫn lối cho nhân dân ta vững bước tiến lên con đường thắng lợi trong cuộc cách
mạng phản đế, phản phong”. Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam ra đời là
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân, phong trào
yêu nước Việt Nam; khẳng định những đóng góp to lớn, vĩnh cửu đối với cách mạng dân
tộc của người thanh niên yêu nước chân chính, tài ba, lỗi lạc - Nguyễn Tất Thành.

Cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, chuyển sang giai đoạn độc quyền
khiến cho đời sống của nhân dân các nước trở nên cùng cực. Trong khi đó, Việt Nam đang
trong cảnh lầm than, đen tối, xã hội phong kiến lạc hậu với hai giai cấp cơ bản (địa chủ
phong kiến và nông dân), sản xuất tiểu nông, cơ sở kinh tế, dịch vụ chưa phát triển. Từ năm
1858 đến đầu thế kỷ XX, tại Việt Nam liên tiếp nổ ra các cuộc khởi nghĩa lớn, nhỏ của nhân
dân chống lại ách thống trị của Pháp. Tuy nhiên tất cả các cuộc khởi nghĩa đó đều thất bại
vì thiếu một đường lối đúng đắn, một phương pháp đấu tranh thích hợp và nhất là chưa có
một tổ chức lãnh đạo đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Trong bối cảnh lịch sử đó, Nguyễn Ái Quốc, với lòng yêu nước chân chính, dự cảm
chính trị thiên tài, suy nghĩa táo bạo đã nhận thấy những hạn chế trong phương pháp cách
mạng của các nhà yêu nước đương thời. Người quyết định tìm con đường mới; đến Pháp để
xem họ làm cách mạng như thế nào rồi về giúp nước mình. Tại đây, Người biết đến chủ
nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường đúng đắn - cách mạng vô sản. Để biến lý tưởng cách
mạng thành hiện thực, Người quan tâm hàng đầu là sáng lập ĐCS Việt Nam. Theo đó,
Người vừa tiếp tục hoạt động trong phong trào cộng sản quốc tế, vừa tích cực truyền bá chủ

Trang 1/6
nghĩa Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam, chuẩn bị
điều kiện cần thiết về tư tưởng, chính trị và tổ chức để thành lập ĐCS Việt Nam.

Trước hết, về mặt tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác-
Lênin vào Việt Nam nhằm làm chuyển biến nhận thức của quần chúng, đặc biệt là giai cấp
công nhân, làm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin từng bước chiếm ưu thế trong đời sống xã hội.
Nội dung truyền bá là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, được cụ thể hóa
cho phù hợp với trình độ của các tầng lớp thông qua những tác phẩm ngắn gọn, dễ hiểu,
tiêu biểu như Người cùng khổ, Bản án chế độ thực dân Pháp. Người đã vạch trần bản chất
xấu xa, tội ác của thực dân Pháp với nhân dân thuộc địa, nhân dân Việt Nam; nêu lên mối
quan hệ giữa cách mạng vô sản và cách mạng giải phóng dân tộc. Người sử dụng phương
pháp thích hợp truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam: từ thức tỉnh đến hành động,
đào tạo đội ngũ tuyên truyền thông qua một tổ chức thích hợp. Những phương pháp tuyên
truyền từ thấp lên cao, phù hợp với điều kiện một nước thuộc địa nửa phong kiến.

Thứ hai, về mặt chính trị, Nguyễn Ái Quốc đã phác thảo những vấn đề cơ bản cho
đường lối cứu nước đúng đắn của cách mạng Việt Nam, thể hiện trong những bài giảng của
Người cho cán bộ cốt cán của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, đến năm 1927 được
xuất bản thành tác phẩm Đường Kách mệnh. Tác phẩm chỉ rõ tính chất và nhiệm vụ của
cách mạng Việt Nam là cách mạng giải phóng dân tộc mở đường tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do đó phải đoàn kết toàn dân. Người nêu lên những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam như tính chất giải phóng dân tộc của cách mạng,
“công nông là gốc cách mệnh.”. Chính những luận điểm đó đã hình thành nên liên minh
công nông và mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng do ĐCS lãnh đạo.
Một quan điểm cực kỳ quan trọng cũng được Người chỉ ra là “ĐCS là nhân tố quyết định
thắng lợi của cách mạng”.

Cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc còn dày công chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời
của chính đảng vô sản của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là đào tạo cán bộ từ các lớp
huấn luyện do Người tiến hành ở Quảng Châu, tiến tới thành lập Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên. Sau đó đưa họ về nước, đi vào phong trào công nhân, thực hiện “vô sản hoá”
về tư tưởng và nếp sống, tự rèn luyện trong thực tế, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng
đứng lên đấu tranh. Chỉ trong một thời gian ngắn, từ giữa năm 1929 đến đầu 1930, ở Việt
Trang 2/6
Nam đã xuất hiện ba tổ chức cộng sản; và với sự xuất hiện kịp thời của Người, đã thống
nhất lại thành một đảng duy nhất. Đó là một cống hiến lịch sử, một sáng tạo độc đáo của
Nguyễn Ái Quốc, đóng góp vào lý luận xây dựng chính đảng của giai cấp công nhân ở
những nước thuộc địa và phụ thuộc có hoàn cảnh tương tự như nước ta.

Suốt 30 năm ra đi tìm đường cứu nước, ta dễ dàng nhận ra con đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc có nét khác biệt so với các vị tiền bối đi trước. Nếu như Phan Bội Châu
dựa vào Nhật Bản để đánh thực dân Pháp, Phan Chu Trinh dựa vào Pháp để đánh đổ chế
độ phong kiến nhà Nguyễn thì Nguyễn Ái Quốc nhận ra phải dựa vào sức mình là chính.
Người quyết định sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ Việt Nam,
nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái” - Pháp. Đó là một con đường mới mẻ, sáng
suốt. Chỉ có đi sâu vào tìm hiểu kẻ thù để tìm ra điểm yếu, bản chất thì mới nhận diện
chúng một cách chính xác nhất. Ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin và cuộc
cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - cách mạng vô sản.

Có thể nói vai trò của Nguyễn Ái Quốc thể hiện ở việc sau khi tìm ra, lựa chọn con
đường cứu nước, Người không chỉ khẩn trương, chuẩn bị những tiền đề về chính trị, tư
tưởng, tổ chức để dẫn tới ra đời các tổ chức cộng sản ở Việt Nam mà còn nhạy cảm, nắm
bắt được tình hình cách mạng trong nước để triệu tập Hội nghị các tổ chức cộng sản thành
một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự ra đời của ĐCS Việt Nam
luôn gắn liền với tên tuổi của Nguyễn Ái Quốc, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta.

Bài 2:

“Nền văn hóa đáng giá để ta có những mạo hiểm lớn lao. Không có văn hóa, chúng
ta chỉ là những con thú dữ chuyên chế”. Nhận thức được ý nghĩa quan trọng của văn hóa,
Đảng và Nhà nước luôn không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo trong sự nghiệp xây
dựng và phát triển văn hóa con người trong thời kỳ mới. Nghị quyết Trung ương 9 khóa
XI đã nêu ra 5 quan điểm, trong đó nổi bật là “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp
của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng”.

Văn hóa Việt Nam là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa con người
với con người, con người với xã hội và thiên nhiên. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 đánh
dấu sự đổi mới toàn diện tư duy lý luận về văn hóa của Đảng, tạo ra một bước ngoặt trong

Trang 3/6
tư duy lý luận và vai trò của văn hóa. Nghị quyết chỉ rõ 5 quan điểm chỉ đạo cơ bản trong
quá trình xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa nước ta mà nổi bật là quan điểm “Xây
dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ
trí thức giữ vai trò quan trọng”. Quan điểm này xác định vai trò chủ thể xây dựng và phát
triển sự nghiệp văn hóa dân tộc. Trước hết, mọi người dân Việt Nam cần nhận thức được
trách nhiệm của bản thân trong quá trình này. Mỗi người đều phấn đấu vì dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đều tham gia sự nghiệp xây dựng và phát triển nền
văn hóa nước nhà. Thứ hai, công nhân, nông dân, trí thức là nền tảng của khối đại đoàn
kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lãnh
đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước. Trong đó đội ngũ tri thức gắn bó với nhân dân giữ
vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

Trong việc xây dựng văn hóa, sinh viên đóng vai trò vô cùng quan trọng, vì thế mỗi
bạn đều cần có trách nhiệm, trước mắt là xây dựng văn hóa giảng đường tại HANU. Trước
hết, mỗi sinh viên cần hiểu rõ mục tiêu và giá trị của nhà trường, ở đây là Trường Đại học
Hà Nội phấn đấu trở thành trường đại học ứng dụng có uy tín trong nước và khu vực;
chuyên sâu về đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong các lĩnh vực
nhà trường giảng dạy dựa trên thế mạnh truyền thống về ngôn ngữ. Thứ hai, bản thân mỗi
người cần có trách nhiệm với việc học, rèn giũa nâng cao kiến thức chuyên môn, năng
động nhiệt tình trong học tập. Cụ thể, mỗi bạn có thể tự trau dồi qua kiến thức trên trường
lớp, thông qua thực tế như đi thực tập, đi làm thêm tích lũy kinh nghiệm. Cuối cùng, sinh
viên cũng cần giữ được nét đẹp truyền thống trong văn hóa ứng xử, nói năng lịch sự với
giảng viên, với các bạn sinh viên với nhau, ăn mặc trang nhã khi đến trường, đến nơi công
cộng. Mỗi hành động nhỏ của sinh viên chúng ta đều đóng góp một phần vào việc xây
dựng văn hóa giảng đường tại trường Đại học Hà Nội.

Như thế, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng thì xây dựng văn hóa là công việc
do mọi người cùng thực hiện. Đúng như chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Văn hóa soi
đường cho quốc dân đi”, mỗi người dân cần làm cho văn hóa thẩm thấu trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội, thực hành văn hóa hàng ngày. Đội ngũ tri thức gắn bó với nhân
dân cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa.

HẾT.
Trang 4/6

You might also like