You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1:

Chúng ta sử dụng phép tổng theo chiều ngang đối với hàng hóa tư nhưng lại sử dụng
phép tổng theo chiều dọc đối với nhu cầu hàng hóa công. Tại sao lại có sự khác nhau về
cách thức xác định lợi ích biên giữa hàng hóa tư và hàng hóa công?

Câu 2:

Nhu cầu của Bình về kem (hàng hóa tư) là Q = 20 – 2P và nhu cầu của An là Q = 10 – P

a. Viết phương trình lợi ích biên xã hội về tiêu dùng hàng hóa kem.
b. Giả sử kem là hàng hóa công. Viết phương trình lợi ích biên của xã hội về tiêu
dùng kem.

Câu 3:

Xét một nền kinh tế có 3 nhóm người. Mỗi nhóm có sở thích khác nhau về các tượng đài.
Các cá nhân thuộc nhóm thứ nhất đánh giá lợi ích tượng đài với giá trị cố định là 100
đôla. Các cá nhân nhóm hai và nhóm ba đánh giá lợi ích tượng đài lần lượt là:

Bii = 200 + 30M – 1.5M2

Biii = 150 + 90M – 4.5M2

Trong đó, M là số tượng đài trong thành phố. Giả sử có 50 người trong mỗi nhóm. Chi
phí xây dựng một tượng đài là 3.600 đôla.

Hỏi có bao nhiêu tượng đài nên được xây dựng?

Gợi ý: Mức lợi ích biên của toàn xã hội bằng đạo hàm của hàm tổng mức hữu dụng của
mỗi nhóm (trong trường hợp hàm hữu dụng là hàm bậc 2).

Câu 4:

Thị trường hàng hóa X có 2 nhóm người tiêu dùng, đường cầu của mỗi nhóm được cho
như sau:
Nhóm 1: QD = 26 – 2P

Nhóm 2: QD = 7 – P

 Giả sử hàng hóa X được cung cấp tư nhân với chi phí biên của việc cung cấp là
MC = 8$.
a. Xây dựng đường cầu thị trường đối với sản phẩm X
b. Xác định số sản phẩm X được tiêu thụ?
 Giả sử hàng hóa X được cung cấp công cộng, chi phí biên của xã hội cho việc
cung cấp là MC = 8$
c. Xây dựng đường cầu thị trường đối với sản phẩm X
d. Xác định số lượng sản phẩm X được cung cấp.
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1:

Chúng ta sử dụng phép tổng theo chiều ngang đối với hàng hóa tư nhưng lại sử dụng
phép tổng theo chiều dọc đối với nhu cầu hàng hóa công. Tại sao lại có sự khác nhau về
cách thức xác định lợi ích biên giữa hàng hóa tư và hàng hóa công?

 Giáo trình trang 99

Câu 2:

Nhu cầu của Bình về kem (hàng hóa tư) là Q = 20 – 2P và nhu cầu của An là Q = 10 – P

c. Viết phương trình lợi ích biên xã hội về tiêu dùng hàng hóa kem.
d. Giả sử kem là hàng hóa công. Viết phương trình lợi ích biên của xã hội về tiêu
dùng kem.
 a. Kem là hàng hóa tư nên để xác định lợi ích biên xã hội, ta cộng tổng theo chiều
ngang, tức là cộng theo mức sản lượng.
Q = QA + QB (SV tự thay phương trình vào)
 b. Nếu kem là hàng hóa công, lúc này mức tiêu dùng của mọi người trong xã hội
là như nhau, pt lợi ích biên lúc này được công theo chiều dọc, tức là cộng theo
mức giá mà mỗi cá nhân trong xã hội sẵn sàng chi trả.
P = PA + PB (SV rút P từ phương trình Q theo đề bài và tự thay vào)

Câu 3:

Xét một nền kinh tế có 3 nhóm người. Mỗi nhóm có sở thích khác nhau về các tượng đài.
Các cá nhân thuộc nhóm thứ nhất đánh giá lợi ích tượng đài với giá trị cố định là 100
đôla. Các cá nhân nhóm hai và nhóm ba đánh giá lợi ích tượng đài lần lượt là:

Bii = 200 + 30M – 1.5M2

Biii = 150 + 90M – 4.5M2


Trong đó, M là số tượng đài trong thành phố. Giả sử có 50 người trong mỗi nhóm. Chi
phí xây dựng một tượng đài là 3.600 đôla.

Hỏi có bao nhiêu tượng đài nên được xây dựng?

Gợi ý: Mức lợi ích biên của toàn xã hội bằng đạo hàm của hàm tổng mức hữu dụng của
mỗi nhóm (trong trường hợp hàm hữu dụng là hàm bậc 2).

 MC = (50*Bi + 50*Bii + 50*Biii)’


 3600 = [50*100 + 50*(200 + 30M – 1.5M2 ) + 50*(150 + 90M – 4.5M2 )]’
 3600 = (22500 + 6000M – 300 M2 )’
 3600 = 6000 – 600M
 M=4

Câu 4:

Thị trường hàng hóa X có 2 nhóm người tiêu dùng, đường cầu của mỗi nhóm được cho
như sau:

Nhóm 1: QD = 26 – 2P

Nhóm 2: QD = 7 – P

 Giả sử hàng hóa X được cung cấp tư nhân với chi phí biên của việc cung cấp là
MC = 8$.
e. Xây dựng đường cầu thị trường đối với sản phẩm X
f. Xác định số sản phẩm X được tiêu thụ?
 MC = QD1 + QD2
 Giả sử hàng hóa X được cung cấp công cộng, chi phí biên của xã hội cho việc
cung cấp là MC = 8$
g. Xây dựng đường cầu thị trường đối với sản phẩm X
h. Xác định số lượng sản phẩm X được cung cấp.
 MC = P1 + P2

You might also like