You are on page 1of 8

TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y DƯỢC SÀI GÒN ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

Kỳ thi: ……………………….
Môn học: Chính trị
Thời gian làm bài: 75 phút
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Mỗi đề có 100 câu, mỗi câu 0,1 điểm
Mã đề: 06
Câu 1: Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc muốn giành được thắng lợi phải đi
theo con đường nào?
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng vô sản
C. Cách mạng xã hội chủ nghĩa
D.Cách mạng ruộng đất
Câu 2: Triết học là gì?
A. Triết học là tri thức lý luận của con người về thế giới.
B. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới và vị trí của con người trong
thế giới
C. Triết học là tri thức về thế giới tự nhiên.
D. Triết học là tri thức về tự nhiên và xã hội .
Câu 3: Ph. Ăngghen sinh năm nào, ở đâu và mất năm nào?
A. 1819 - 1895, ở thành phố Bác-men. C. 1820 - 1895, ở thành phố Bác-men.
B. 1820 - 1895, ở thành Béc-linh. D. 1821 - 1895, ở thành phố Bác-men.
Câu 4: Quan điểm triết học nào cho rằng sự thống nhất của thế giới không phải ở tính tồn tại của nó
mà ở tính vật chất của nó?
A. Chủ nghĩa duy tâm. C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy vật siêu hình. D. Tất cả các đáp trên đều đúng.
Câu 5: Phép biện chứng duy vật có mấy nguyên lý cơ bản?
A. Một nguyên lý cơ bản. C. Ba nguyên lý cơ bản.
B. Hai nguyên lý cơ bản. D. Bốn nguyên lý cơ bản.

Câu 6: Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố nào của Phật giáo?
A. Lòng thương người
B. Tinh thần cứu khổ, cứu nạn
C. Tinh thần từ bi, bác ái
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 7: Nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật là nguyên lý nào?
A. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và về sự phát triển.
B. Nguyên lý về tính liên tục và tính gián đoạn của thế giới vật chất.
C. Nguyên lý về sự tồn tại khách quan của vật chất.
D. Nguyên lý về sự vận động và đứng im của các sự vật.
Câu 8: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng mối liên hệ giữa các sự vật có tính chất gì?
A. Tính ngẫu nhiên, chủ quan
B. Tính khách quan, tính phổ biến, tính đa dạng
C. Tính khách quan, nhưng không có tính phổ biến và đa dạng
D. Tất cả các đáp trên đều đúng.
Câu 9: Luận điểm sau đây thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển là quá trình chuyển hoá từ
những thay đổi về lượng thành sự thay đổi về chất và ngược lại"
A. Quan điểm biện chứng. C. Quan điểm chiết trung và nguỵ biện.
B. Quan điểm siêu hình. D. Tất cả các đáp trên đều đúng.
Câu 10: Luận điểm sau đây về nguồn gốc sự phát triển thuộc lập trường triết học nào: "Phát triển
của các sự vật là do cảm giác, ý thức con người quyết định"
A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan. C. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.
B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan. D. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
Câu 11: Các phạm trù số, hàm số, điểm, đường, mặt là phạm trù của khoa học nào?
A. Vật lý B. Toán học C. Hoá học D. Triết học

Trang 1/8 - Mã đề thi 01


Câu 12: Truyền thống quý báu nhất của dân tộc Việt Nam được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển
là gì?
A. Lòng nhân ái, tinh thần hiếu học
B. Chủ nghĩa yêu nước
C. Cần cù lao động.
D. Tất cả các truyền thống nêu trên
Câu 13: Tiền đề lý luận của sự ra đời chủ nghĩa Mác là gì? Chọn câu trả lời đúng
A. Chủ nghĩa duy vật triết học của Phoiơbắc, Kinh tế học Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
B. Triết học biện chứng của Hêghen, Ktế chính trị cổ điển Anh, tư tưởng xã hội chủ nghĩa của Pháp.
C. Kinh tế học của Anh, Chủ nghĩa xã hội Pháp Triết học cổ điển Đức.
D. Triết học cổ điển Đức, Kinh tế chính trị cổ điển Anh, Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Câu 14: Môn khoa học nào sau đây không thuộc Chủ nghĩa Mác Lênin?
A. Triết học Mác-Lênin C. Lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam
B. Kinh tế chính trị Mác-Lênin D. Chủ nghĩa Xã hội Khoa học
Câu 15: Các phạm trù: vật chất, ý thức, vận động, mâu thuẫn, bản chất, hiện tượng là những phạm
trù của khoa học nào?
A. Kinh tế học. B. Hoá học. C. Luật học. D. Triết học.
Câu 16: Luận điểm nào sâu đây là luận điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Mỗi khái niệm là một cái riêng.
B. Mỗi khái niệm là một cái chung.
C. Mỗi khái niệm vừa là cái riêng vừa là cái chung.
D. Tất cả các đáp trên đều sai.
Câu 17: Bản chất của ý thức là gì?
A. Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo.
B. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan.
C. Ý thức là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội Sự ra đời, tồn tại của ý thức chịu sự chi phối
không chỉ các QL tự nhiên mà còn của các QL xã hội.
D. Tất cả các đáp trên đều đúng.
Câu 18: Phán đoán nào là của Chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A. Vật chất và ý thức là hai lĩnh vực riêng biệt không cái nào liên quan đến cái nào.
B. Ý thức có trước vật chất và quyết định vật chất.
C. Vật chất có trước ý thức và quyết định ý thức.
D. Vật chất và ý thức không cái nào quyết định cái nào.
Câu 19; Triết học Mác - Lênin là gì?
A. Là khoa học nghiên cứu về con người.
B. Là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vị trí, vai trò của con người trong
thế giới ấy
C. Là khoa học của mọi khoa học.
D. Là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên.
Câu 20: Từ nguyên lý về “mối liên hệ phổ biến” của “Phép biện chứng duy vật” chúng ta rút ra
những nguyên tắc phương pháp luận nào cho họat động lý luận và thực tiễn?
A. Quan điểm phát triển. C. Quan điểm toàn diện.
B. Quan điểm lịch sử - cụ thể. D. Quan điểm toàn diện, lịch sử - cụ thể.
Câu 21: Yếu tố hàng đầu của lực lượng sản xuất là gì?
A. Người lao động. C. Đối tượng lao động.
B. Tư liệu sản xuất. D. Công cụ lao động.
Câu 22: Hình thái kinh tế - xã hội là gì?
A. Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử để chỉ một xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định.
B. Là phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử để chỉ xã hội xã hội chủ nghĩa.
C. Phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử để chỉ xã hội phong kiến.
D. Phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử để chỉ xã hội tư bản.
Câu 23: Cấu trúc của Kiến trúc thượng tầng?
A. Đảng phái, nhà nước xây dựng trên quan hệ sản xuất nhất định.
B. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật.
C. Những thiết chế xã hội như nhà nước, đảng phái, giaó hội, các đoàn thể xã hội.

Trang 2/8 - Mã đề thi 01


D. Toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật…Những thiết
chế xã hội tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, các đoàn thể…

Câu 24: Nguồn gốc kinh tế của sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội?
A. Sự tăng lên không ngừng của năng xuất lao động.
B. Mâu thuẫn giai cấp trong xã hội có giai cấp.
C. Ý muốn của các vĩ nhân, lãnh tụ.
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất.
Câu 25: Nguyên nhân sâu xa của Cách mạng xã hội?
A. Mâu thuẫn về quan điểm giữa những lực lượng chính trị khác nhau trong xã hội.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp cách mạng và phản cách mạng.
C. Mâu thuẫn giữa các giai cấp, tầng lớp trong xã hội.
D. Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Câu 26: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thành phần kinh tế nào đóng vai trò chủ đạo?
A. Kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể (nòng cốt là hợp tác xã).
B. Kinh tế quốc doanh.
C. Kinh tế Nhà nước.
D. Kinh tế tập thể.
Câu 27: Khái niệm nào dùng để chỉ về một bộ phận tư bản dùng để mua sức lao động (trả lương,
thuê mướn công nhân), đại lượng của nó thay đổi trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị thặng dư.
A. Tư bản khả biến: V
B. Khối lượng giá trị thặng dư: M
C. Tư bản bất biến: C
D. Tỉ suất thặng dư (hay còn gọi là trình bốc lột): m’
Câu 28: Cơ sở sản xuất quần áo phải trả lương cho công nhân là 10.000 USD mỗi tháng. Cơ sở đó chi
mua nguyên liệu là 7.000 USD, khấu trừ hao máy móc là 3.000 USD để tạo ra giá trị thặng dư là 20.000
USD. Hỏi cơ sở đó tạo ra tổng giá trị hàng hoá là bao nhiêu? Tỉ suất thặng dư là bao nhiêu?
A. W = 30.000 USD; m’ = 100% C. W = 50.000 USD; m’ = 250%
B. W = 40.000 USD; m’ = 200% D. W = 45.000 USD; m’ = 150%
Câu 29: Cuộc cách mạng nào sau đây là cách mạng xã hội?
A. Cách mạng văn hóa ở Trung Hoa.
B. Cách mạng xanh ở Ấn Độ.
C. Cách mạng Khoa học kỹ thuật ở Mỹ.
D. Cách mạng Nga 1917.
Câu 30: Đứng im là:
A. Tuyệt đối. C. Vừa tuyệt đối vừa tương đối.
B. Tương đối. D. Không có câu trả lời đúng.
Câu 31: Một công ti sản xuất xe máy quy định thời gian lao động của công nhân là 10 tiếng. Theo lí
thuyết, công nhân công ti đó làm đủ 5 tiếng là đạt tiêu chuẩn giá trị. Tính trình độ bóc lột công ti đó.
A. m’ = 100% B. m’ = 150% C. m’ = 200% D. m’ = 250%
Câu 32: Cơ sở sản xuất giày dép phải trả 20.000 USD cho công nhân, trình độ bóc lột là 200%. Hỏi
cơ sở đó có tổng giá trị thặng dư là bao nhiêu?
Giá trị thặng dư mỗi công nhân tạo ra là bao nhiêu, biết cơ sở đó có 100 công nhân
A. M = 30.000 USD; m = 300 USD. C. M = 50.000 USD; m = 500 USD.
B. M = 40.000 USD; m = 400 USD. D. M = 60.000 USD; m = 600 USD.
Câu 33: Một công ti chuyên về sản xuất tủ lạnh, chi phí bỏ ra cho thiết bị và máy móc là 100.000
USD. Bên cạnh đó, số tiền cho nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 USD. Hãy tính số liệu tư
bản khả biến và tổng khối lượng thặng dư ở công ti này (biết rằng giá trị của sản phẩm là 1.000.000
USD và trình độ bóc lột là 200%).
A. V= 100.000USD; M = 500.000USD C. V= 200.000USD; M = 400.000USD
B. V= 150.000USD; M = 450.000USD D. V= 250.000USD; M = 350.000USD
Câu 34: Công ti sản xuất giày dép có tất cả 100 công nhân, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị sản
phẩm với chi phí tư bản bất biến là 250.000 USD. Giá trị sức lao động 1 tháng của 1 công nhân là
250 USD, m’ = 300%. Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó.
A. Giá 1 sản phẩm là 28 USD và kết cấu 1 sản phẩm là: w(1 sp) = 20c + 2v + 6m
B. Giá 1 sản phẩm là 30 USD và kết cấu 1 sản phẩm là: w(1 sp) = 20c + 3v + 5m
C. Giá 1 sản phẩm là 32 USD và kết cấu 1 sản phẩm là: w(1 sp) = 20c + 4v + 4m
Trang 3/8 - Mã đề thi 01
D. Giá 1 sản phẩm là 35 USD và kết cấu 1 sản phẩm là: w(1 sp) = 20c + 5v + 3m

Câu 35: Giá cả thị trường của hàng hóa chịu tác động bởi yếu tố nào?
A. Giá trị của hàng hóa. C. Số lượng tiền tệ trong lưu thông.
B. Cung và cầu về hàng hóa. D. Cả 3 yếu tố trên.
Câu 36: Khẳng định nào sau đây đúng:
A. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao
động càng giảm.
B. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao
động càng tăng. Khối lượng giá trị thặng dư phản ánh quy mô của sự bóc lột.
C. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng giảm, vì trình độ bóc lột sức lao
động càng tăng. Khối lượng giá trị thặng dư không phản ánh quy mô của sự bóc lột.
D. Tất cả các khẳng định trên đều đúng
Câu 37: Chủ trương trong quan hệ quốc tế của Nhà nước ta là gì?
A. Việt Nam sẵn sàng là bạn của các nước trong cộng đồng quốc tế.
B. Việt Nam muốn là bạn, là đối tác của các nước trong cộng đồng quốc tế.
C. Việt Nam sẵn sàng là bạn, tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
D. Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
Câu 38: Giá trị thặng dư (M) là gì?
A. Lợi nhuận thu được sau khi sản xuất kinh doanh.
B. Giá trị của tư bản tự tăng lên.
C. Một bộ phận của giá trị mới thừa ra ngoài giá trị sức lao động do người lao động làm thuê tạo ra.
D. Hiệu số giữa giá trị hàng hóa và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 39: Mối quan hệ giữa nội lực và ngoại lực trong phát triển kinh tế nước ta là:
A. Nội lực là chính.
B. Ngoại lực là chính trong thời kỳ đầu để phá vỡ cái vòng luẩn quẫn của sự nghèo đói.
C. Nội lực là chính, ngoại lực là rất quan trọng trong thời kỳ đầu.
D. Nội lực và ngoại lực đều quan trọng như nhau
Câu 40: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam vì:
A. Nước ta đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước chưa công nghiệp hóa.
B. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cho chủ nghĩa xã hội.
C. Tầm quan trọng của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với chủ nghĩa xã hội.
D. Thời kỳ quá độ là thời kỳ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
Câu 41: Chức năng cơ bản nhất của tiền là gì?
A. Phương tiện lưu thông. C. Thước đo giá trị.
B. Tiền tệ thế giới. D. Phương tiện thanh toán
Câu 42: Chủ nghĩa tư bản ra đời khi:
A. Sản xuất hàng hóa đã phát triển cao.
B. Tư liệu sản xuất tập trung trong tay một số ít người và đa số người trong xã hội bị mất hết tư liệu sản
xuất.
C. Phân công lao động xã hội đã phát triển khá cao.
D. Xuất hiện giai cấp bóc lột và giai cấp bị bóc lột
Câu 43: Khối lượng giá trị thặng dư (M) phản ánh:
A. Trình độ bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
B. Tính chất bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
C. Phạm vi bóc lột của tư bản đối với lao động.
D. Qui mô bóc lột của tư bản đối với lao động làm thuê.
Câu 44: Tiền lương danh nghĩa là gì?
A. Là biểu hiện đúng giá trị sức lao động. C. Là giá cả sức lao động.
B. Là giá cả của lao động. D. Luôn hay đổi theo giá tư liệu sinh hoạt.
Câu 45: Ýthức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Nhị nguyên
D. Cả 3 đáp án trên đều đúng
Trang 4/8 - Mã đề thi 01
Câu 46: Xã hội Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX có mâu thuẫn chủ yếu gì?
A. Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược.
B. Mâu thuẫn giữa nông dân với giai cấp phong kiến.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản.
D. Mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ.
Câu 47: Địa danh đầu tiên được Hồ Chí Minh đặt chân đến khi mới về nước, tại Cột mốc 108 trên
biên giới Việt- Trung thuợc huyện nào của tỉnh Cao Bằng:
A. Hòa An. B. Hà Quảng. C. Nguyên Bình. D. Trấn Biên.
Câu 48: “Chúng ta thà hy sinh tấ cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm
nô lệ” câu nói đó của Hồ Chí Minh vào thời gian nào?
A. Tháng 8 năm 1945 C. Ngày 19-12-1946
B. Tháng 9 năm 1945 D. Ngày 17-7-1966
Câu 49: Từ 6/1911 đến cuối 1913, Nguyễn Ái Quốc làm phụ bếp thuỷ thủ trên các tàu biển đi từ
Đông Nam Á sang Châu âu tới nước nào?
A. Pháp, Italia. C. Các nước châu Phi.
B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. D. Tất cả các nước trên.
Câu 50: Nguyễn Ái Quốc viết “luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin
tưởng biết bao? Tôi vui mừng đến phát khóc lên! Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như
đang nói trước quần chúng đông đảo: hỡi đồng bào bị đoạ đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng của chúng ta” câu nói này ở đâu?
A. Việt Nam B. Trung Quốc C. Pháp D. Anh
Câu 51: Núi Các Mác, suối Lênin là những ngọc núi, con suối được Hồ Chí Minh đặt tên, hiện nay
thuộc tỉnh:
A. Lạng Sơn B. Tuyên Quang C. Cao Bằng D. Thái Nguyên
Câu 52: Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải
để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đoạn văn trên trích từ bài viết nào của Hồ Chí Minh:
A. Thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa. C. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến.
B. Tuyên ngôn độc lập. D. Thư gửi đồng bào Nam bộ.
Câu 53: Trong tác phẩm “Đời sống mới”, Bác Hồ nói: “Nếu miệng thì tuyên truyền bảo người ta siêng
làm, mà tự mình thì ăn trưa, ngủ trễ; bảo người ta tiết kiệm, mà tự mình thì xa xỉ, lung tung, thì tuyên
truyền 100 năm cũng vô ích”. Theo suy nghĩ của các bạn, Bác Hồ khuyên chúng ta điều gì?
A. Nên siêng làm . C. Nên làm gương.
B. Nên tiết kiệm. D. Nên khiêm tốn.
Câu 54: Khi trao nhiệm vụ cho một vị tướng, ngày 1 tháng 1 năm 1954, Hồ Chí Minh nói: “Trao cho
chú toàn quyền quyết định. Trận này quan trọng, phải đánh cho thắng! Chắc thắng mới đánh, không
chắc thắng không đánh”. Vị tướng được trao nhiệm vụ đó là:
A. Nguyễn Chí Thanh C. Võ Nguyên Giáp
B. Trần Văn Quang D. Nguyễn Sơn
Câu 55: Cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản là gì?
A. Công trường thủ công
B. Cuộc cách mạng công nghiệp
C. Nền đại công nghiệp cơ khí
D. Trình độ sản xuất máy móc, cơ khí hóa
Câu 56: Trình độ của lực lượng sản xuất thể hiện ở?
A. Trình độ công cụ lao động và con người lao động
B. Trình độ tổ chức và phân công lao động xã hội.
C. Trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất.
D. Tất cả đều đúng
Câu 57: Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là:
A. Phù hợp với quá trình lịch sử - tự nhiên. C. Vận dụng sáng tạo của Đảng ta.
B. Không phù hợp với quá trình lịch sử. D. Câu A và C đều đúng.
Câu 58: Ý nào dưới đây không phải là hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật:
A. Chủ nghĩa duy vật chất phác. C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.
B. Chủ nghĩa duy vật tầm thường. D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 59: Thực chất của quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là gì?
A. Quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội
B Quan hệ giữa kinh tế và chính trị
Trang 5/8 - Mã đề thi 01
C. Quan hệ giữa vật chất và tinh thần.
D. Quan hệ giữa tồn tại xã hội với ý thức xã hội.

Câu 60: Lực lượng quyết định sự phát triển của lịch sử là:
A. Nông dân C. Vĩ nhân, lãnh tụ
B. Quần chúng nhân dân D. Các nhà khoa học

Câu 61: Theo Hồ Chí Minh, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần có cái gì?
A, Khoa học – kỹ thuật.
B. Kinh tế phát triển
C. Con người toàn diện
D. Con người xã hội chủ nghĩa.
Câu 62: Quy luật xã hội nào giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội?
A. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
B. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội.
C. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng.
D. Quy luật đấu tranh giai cấp.
Câu 63: Một sinh viên suy nghĩ: “Nhà mình nghèo được bố mẹ gắng sức cấp tiền cho mình đi học đại
học, mình phải cố gắng học giỏi. Ra trường kiếm việc làm và có cơ hội chọn được nơi làm việc có thu
nhập cao. Đồng thười chuẩn bị cho tương lại đền đáp công ơn của bố mẹ”. Hỏi suy nghĩa của sinh
viên trên thuộc cặp phạm trù nào?
A. Nội dung – Hình thức C. Khả năng – Hiện thực
B. Nguyên nhân – Kết quả D. Bản chất – Hiện tượng
Câu 64: Sự phân chia giai cấp trong xã hội bắt đầu từ hình thái kinh tế – xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thuỷ. C. Phong kiến.
B. Chiếm hữu nô lệ. D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 65: V.I.Lênin đưa ra định nghĩa về vật chất: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ
thực tại khách quan được đem lại cho con người trong …, được … chúng ta chép lại, chụp lại, phản
ánh và tồn tại không lệ thuộc vào …”. Hãy chọn từ điền vào chổ trống để hoàn thiện nội dung của
định nghĩa nêu trên:
A. Ý thức B. Cảm giác C. Nhận thức D. Tư tưởng
Câu 66: Quan điểm: "Bản chất của thế giới là ý thức" là quan điểm của trường phái triết học nào?
A. Duy vật B. Duy tâm C. Nhị nguyên D. Tất cả đều sai
Câu 67: Hồ Chí Minh ví tuổi trẻ như mùa nào trong năm?
A. Mùa xuân
B. Mùa hạ.
C. Mùa đông.
D. Mùa thu.
Câu 68: Điều kiện không thể thiếu để cuộc cách mạng xã hội đạt tới thành công theo quan điểm của
chủ nghĩa Mác-Lênin:
A. Bạo lực cách mạng. C. Giai cấp thống trị tự phản động.
B. Sự giúp đỡ quốc tế. D. Sự khủng hoảng của chế độ cũ.
Câu 69: Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất?
A. Phương thức sản xuất C. Lực lượng sản xuất
B. Quan hệ sản xuất D. Tư liệu sản xuất
Câu 70: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là kiểu nhà nước nào?
A. Nhà nước phong kiến C. Nhà nước tư sản
B. Nhà nước chủ nô D. Nhà nước vô sản
Câu 71: Mâu thuẫn đối kháng giữa các giai cấp là do:
A. Sự khác nhau về tư tưởng, lối sống C. Sự khác nhau giữa giàu và nghèo
B. Sự đối lập về lợi ích cơ bản – lợi ích kinh tế D. Sự khác nhau về mức thu nhập
Câu 72: Nguồn gốc của sự hình thành và phân chia giai cấp trong xã hội là do:
A. Sắc tộc B. Tài năng C. Tôn giáo D. Kinh tế

Trang 6/8 - Mã đề thi 01


Câu 73: Khái niệm nào sau đây được dung để chỉ một cộng đồng người ổn định được hình thành
trong lịch sử trong một lãnh thổ nhất định, có chung mối lien hệ về kinh tế, ngôn ngữ và một nền văn
hóa?
A. Bộ lạc B. Dân tộc C. Quốc gia D. Bộ lạc
Câu 74: Nước ta có bao nhiêu dân tộc cùng nhau chung sống?
A. 52 dân tộc B. 53 dân tộc C. 54 dân tộc D. 55 dân tộc
Câu 75: Hôn nhân tiến bộ dựa trên cơ sở nào?
A. Tình yêu C. Tự nguyện
B. Hôn nhân 1 vợ 1 chồng D. Tất cả các đáp án trên

Câu 76: Quan hệ nào được coi là quan hệ cơ bản nhất trong gia đình?
A. Quan hệ hôn nhân C. Quan hệ quần tụ trong một không gian sinh tồn
B. Quan hệ hôn nhân và huyết thống D. Quan hệ nuôi dưỡng
Câu 77: Kiểu nhà nước nào sau đây được V.I.Lênin gọi là nhà nước “nửa nhà nước”?
A. Nhà nước chủ nô C. Nhà nước tư sản
B. Nhà nước phong kiến D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa
Câu 78: Con người phát triển và hoàn thiện mình chủ yếu dựa trên yếu tố nào?
A. Phát triển kinh tế xã hội C. Lao động sản xuất
B. Phát triển kinh tế xã hội D. Cả 3 câu trên đều sai
Câu 79: Mở đầu thời đại hiện nay được đánh bằng sự kiện lịch sử quan trọng nào?
A. Cách mạng tư sản Pháp 1789 C. Cách mạng tháng Mười Nga 1917
B. Công xã Pari 1871 D. Kết thúc chiến tranh thế giới thứ II 1945
Câu 80: …….……… tức phạm trù chỉ tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình
tạo nên sự vật và……..…….. là phạm trù chỉ phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ
thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
A. Nội dung – Hình thức C. Khả năng – Hiện thực
B. Nguyên nhân – Kết quả D. Bản chất – Hiện tượng
Câu 81: Giá cả bằng giá trị khi:
A. Cung bằng cầu C. Cung lớn hơn cầu
B. Cung nhỏ hơn cầu D. Cả A, B, C đều sai
Câu 82: …….. là phạm trù chỉ sự tổng hợp tất cả những mặt, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối
ổn định bên trong sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật với…………. là phạm trù
chỉ sự biểu hiện ra bên ngoài của bản chất.
A. Nội dung – Hình thức C. Khả năng – Hiện thực
B. Nguyên nhân – Kết quả D. Bản chất – Hiện tượng
Câu 83: Nguyễn Ái Quốc đọc “Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc
địa” của V.I.Lênin vào thời gian nào?
A. 7/1917 B. 7/1920 C. 7/1918 D. 7/1922
Câu 84: Năng suất lao động là:
A. Hiệu quả, hay hiệu suất của lao động C. Kéo dài thời gian lao động
B. Sự hao phí lao động trong một đơn vị thời gian D. Các phương án trên đều đúng
Câu 85: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng vào thời gian nào?
A. 5/6/1911 B. 6/6/1911 C. 5/7/1911 D. 6/7/1911
Câu 86: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống,
quyền sung sướng và quyền tự do”. Câu trên Hồ Chí Minh nói đó trong văn kiện nào?
A. Tuyên ngôn độc lập (1945) C. Đường Kách mệnh
B. Bản án chế độ thực dân Pháp D. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
Câu 87: Hồ Chí Minh đã dùng hình tượng nào dưới đây để chỉ chủ nghĩa tư bản?
A. Con chim ưng C. Con chim đại bàng.
B. Con đỉa hai vòi D. Con chim cánh cụt
Câu 88: Sức mạnh dân tộc bao gồm những yếu tố chủ yếu nào?
A. Chủ nghĩa yêu nước C. Tinh thần đoàn kết
B. Ý thức tự lực, tự cường D. Tất cả các đáp án trên
Câu 89: Hồ Chí Minh xác định yếu tố nào là gốc của người cách mạng?
A. Tài năng. B. Văn hóa C. Nhân cách D. Đạo đức.

Trang 7/8 - Mã đề thi 01


Câu 90: Luận điểm: “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện
bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng
trong” là của ai?
A. Mác B. Lênin C. Lê Duẩn D. Hồ Chí Minh
Câu 91: Lực lượng giải phóng dân tộc gồm:
A. Vô sản B. Nông dân C. Trí thức D. Toàn dân tộc
Câu 92: Câu nói: “Những thay đổi đơn thuần về lượng, đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa thành
những sự khác nhau về chất” của ai?
A. Mác B. Ăngghen C. Lênin D. Phơbách

Câu 93: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu?
A. Quan niệm và vận dụng không đúng đắn về CNXH
B. Những sai lầm của đảng và của những người lãnh đạo cấp cao nhất ĐCS Liên Xô
C. Sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch bằng “Diễn biến hòa bình”
D. Cả A, B, C
Câu 94: “Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên do nhu cầu xã hội phải giải quyết
những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên. Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải là cái tất nhiên,
vì cái đó không phụ thuộc trực tiếp vào tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân
vật khác sẽ xuất hiện, thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất
định nó phải xuất hiện.” Câu nói này của ai?
A. Mác B. Ăngghen C. Lênin D. Phơbách
Câu 95: Câu nói: “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số,
người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ , gái, trai, giàu, nghèo. Nói dến
đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh
chung. Người đã nhiều lần nói rõ: “ ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn
phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự
nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Thể hiện tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề gì?
A. Đại đoàn kết dân tộc C. Trung với nước, hiếu với dân
B. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư D. Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH
Câu 96: Bản luận cương của Đảng Cộng sản Việt Nam tháng 10 năm 1930 do ai soạn?
A. Trần Phú B. Hà Huy Tập C. Trường Chinh D. Hồ Chí Minh
Câu 97: "Học cái tốt thì khó, ví như người ta leo núi, phải vất vả, khó nhọc mới lên đến đỉnh. Học cái
xấu thì dễ, như ở trên đỉnh núi trượt chân một cái là nhào xuống vực sâu". Câu nói này của ai?
A. Mác B. Hồ Chí Minh C. Lênin D. Phơbách.
Câu 98: Cụm từ điền vào chỗ trống đúng với tư tưởng Hồ Chí Minh: Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã
hội từ một nước thuộc địa nữa phong kiến,…
A. Lược qua giai đoạn phát triển TBCN. C. Bỏ qua chế độ TBCN.
B. Băng qua giai đoạn phát triển TBCN. D. Xuyên qua TBCN.
Câu 99: …………tức phạm trù chỉ cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất
quyết định và trong những điều kiện nhất định nó phải xảy ra như vậy với cái …………. một phạm
trù chỉ cái không do mối liên hệ bản chất, bên trong kết cấu vật chất, bên trong sự vật quyết định mà
do các nhân tố bên ngoài, do sự kết hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định và có thể xuất hiện,
có thể không xuất hiện, có thể xuất hiện như thế này, hoặc có thể xuất hiện khác đi.
A. Nội dung – Hình thức C. Khả năng – Hiện thực
B. Nguyên nhân – Kết quả D. Tất nhiên – ngẫu nhiên
Câu 100: Sự sụp đổ của chế độ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu vừa qua đã ảnh hưởng đến
tính chất và nội dung của thời đại ngày nay như thế nào?
A. Tính chất và nội dung của thời đại ngày nay có thay đổi
B. Tính chất và nội dung của thời đại ngày nay không thay đổi
C. Tính chất của thời đại ngày nay có thay đổi
D. Nội dung của thời đại ngày nay có thay đổi

Trang 8/8 - Mã đề thi 01

You might also like