You are on page 1of 4

Trường THPT Phạm Hồng Thái

Nội dung ôn tập học kì II


Môn: Hoá học lớp 10 - Năm học 2021-2022
I - LÝ THUYẾT
1. Halogen:
a. Cấu tạo nguyên tử. Sự biến đổi một số đại lượng, tính chất của các nguyên tố halogen
b. Tính chất hóa học cơ bản của các halogen. Minh họa bằng các phản ứng hóa học. Sự biến đổi tính chất
hóa học từ F2 I2 . Cách điều chế các halogen.
c. Các hợp chất của halogen:
+ Các hiđro halogenua (HX): Tính chất, điều chế, cách nhận biết các ion X - . Sự biến đổi tính chất trong
dãy HX: Tính axit, tính khử ( minh họa bằng các PTHH).
+ Một số hợp chất có oxi của clo: Nước Gia-ven; clorua vôi ( Tính chất , ứng dụng , cách điều chế).
2. Oxi – Lưu huỳnh:
a. O2, S, O3: Tính chất , điều chế, ứng dụng. So sánh tính chất hóa học của O2 với O3; O2 và S.
b. Các hợp chất:  SO2, H2S, H2SO4: Tính chất hóa học ( minh họa bằng các PTHH),  cách điều chế. Cách
nhận biết các axit và muối tương ứng.
II – CÂU HỎI LÝ THUYẾT(Học sinh ban D không làm những bài in đậm)
Câu 1. Viết phương trình chứng minh :
+S, SO2 vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử
+HCl, H2S có tính khử mạnh
+Dung dịch H2SO4, HCl là một axit
+Dung dịch H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh
+O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2
Câu 2. Cho các chất sau: O2, dung dịch FeCl2, dung dịch Cu(NO3)2, SO2, dung dịch Br2, dung dịch NaOH.
a. H2S tác dụng được với những chất nào?
b. H2S khử được những chất nào?
Viết các phương trình hóa học xảy ra.    
Câu 3. Cho các chất: H2SO4 đặc, dung dịch Br2, H2S, HCl, dung dịch Ca(OH)2, Na2O, dung dịch KOH,
dung dịch KMnO4.
a. SO2 tác dụng được với những chất nào?
b. SO2 oxi hóa được những chất nào?
c. SO2 khử được những chất nào?
Viết các phương trình hóa học xảy ra.    
Câu 4. Cho các chất: Al, NaCl, Cu(OH) 2, FeO, ZnO, Fe3O4, Cu, Na2S, KHS, Na2SO3, FeS, Fe(OH)3, Mg,
BaCl2.
a. H2SO4 loãng tác dụng được với những chất nào?
b. H2SO4 loãng oxi hóa được những chất nào?
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 5. Cho các chất: Fe, Fe3O4, C, Fe2O3, Cu, Fe(OH)2, KI, NaCltinh thể, CO2, NaOH, BaCl2, Na2CO3.
a. H2SO4 đặc, nóng tác dụng được với những chất nào?
b. H2SO4 đặc, nóng oxi hóa được những chất nào?
Viết các phương trình phản ứng xảy ra.
Câu 6. Bằng phương pháp hóa học hãy phân biệt các chất sau:
a. Na2SO3, Na2SO4, Na2S. b. SO2, CO2.             
c. SO2, H2S. d. HCl, H2SO4, NaCl, NaOH.
e. Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH (chỉ được dùng quỳ tím ).
g. Ba(NO3)2, Na2SO3, Na2SO4 (chỉ dùng thêm một thuốc thử ).

III – BÀI TẬP


1. Làm lại bài tập trong SGK:

Trang 1/4
số 8 ( tr 96); số 7 ( tr 101), số 1,7 ( tr 106), số 4,5 ( tr 108), số 2,7,8,9 ( tr114); số
6,7,10,11,12( tr119); số 6 ( tr 128), số 4,5 (tr 132);  số 8,9,10 ( tr 139), số 6 (tr 143); số
4,5,6,8( tr 147); số 5 (tr 154); số 6,8 (tr 163); số 6 (tr 169).

2. Một số bài tập tham khảo

A- Bài tập hỗn hợp O2 – O3

Câu 1. Tỷ khối của hỗn hợp X gồm O2 v à O3 so với H2 là 18. Phần trăm thể tích của O2 và O3 có trong hỗn
hợp X lần lượt là:
A. 25% ; 75% B. 30% ; 70% C. 50% ; 50% D. 75% ; 25%
Câu 2. Hỗn hợp X gồm O2 và O3 có tỉ khối so với H2 bằng 20. Để đốt cháy hoàn toàn 1 mol CH4 cần bao
nhiêu mol X?
A. 1,2 mol. B. 1,5 mol. C. 1,6 mol. D. 1,75 mol.
Câu 3. Có hỗn hợp khí O2 và O3. Sau 1 thời gian, O3 bị phân huỷ hết, ta được 1 chất khí duy nhất có thể
tích tăng thêm 2%. Thành phần % theo thể tích của O3 trong hỗn hợp là.
A. 2% B. 3% C. 4% D. 5%

B. Bài tập về H2S, SO2 tác dụng với dung dịch kiềm

Câu 1. Hấp thụ hoàn toàn 2,24 lít H 2S (đktc) vào 160 ml dung dịch NaOH 1M. Khối lượng muối khan thu
được khi làm khô dung dịch sau phản ứng là
A. 6,72. B. 6,92 . C. 5,74. D. 8,74.
Câu 2. Hấp thụ hoàn toàn 4,48 lít SO2 (đktc) vào 134,4 g dung dịch KOH 20% thu được dung dịch X. Cô
cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 31,60. B. 35,64. C. 36,08. D. 37,34.
Câu 3. Sục 3,36 lít khí SO2(đktc) vào 100 ml dung dịch Ba(OH)2 1,2M thì thu được dung dịch X. Nồng độ
của chất tan có trong X là
A. 0,3. B. 0,3 và 0,9. C. 0,9. D. 0,8.
Câu 4. Dẫn V ml SO2 (đktc) vào 300 ml dung dịch Ca(OH)2 0,1M thì thu được 2,4 gam kết tủa. Giá trị của
V là
A. 448. B. 448 hoặc 896. C. 896. D. 672.
Câu 5. Dẫn V lít SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch Ba(OH)2 xM thì thu được 21,7 gam kết tủa và dung dịch
A. Đun sôi dung dịch A lại thu được 10,85 gam kết tủa nữa. giá trị của V và x lần lượt là
Ba(HSO3)2---)BaSO3+SO2+H2O
A. 6,72 và 1. B. 4,48 và 1. C. 8,96 và 2. D. đáp án khác
C. Bài toán về H2SO4:
Câu 1. Cho hỗn hợp gồm Fe, Ag tác dụng với H 2SO4loãng, dư thì thu được 2,24 lít khí (đktc) và 7,2 gam
chất rắn. % khối lượng của Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 53,74 B. 43,75 C. 56,32 D. 43,62
Câu 2. Cho m gam hỗn hợp (Al, Cu) tác dụng H2SO4loãng, dư thì thu được 6,72 lít khí. Còn nếu cho tác
dụng với H2SO4 đặc, nóng dư thì thu được 11,2 lít khí mùi hắc, làm mất màu cánh hoa hồng (đktc).
Giá trị của m là
A. 16,8 B. 14,6 C. 18,2 D. 20,4
Câu 3. Hòa tan m gam Al vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được 4,48 lít (đktc) hỗn hợp hai khí SO 2 và
H2S có tỉ lệ thể tích 1 : 1. Giá trị của m là
A. 9 gam B. 27 gam C. 12 gam D. 6 gam
Câu 4: Hoàn tan 19,2 gam kim loại M trong H 2SO4 đặc, dư thu được 6,72 lít khí SO 2 (sản phẩm khử duy
nhất, đktc). M là kim loại

Trang 2/4
A. Cu. B. Mg. C. Fe. D. Ca.
Câu 5: Cho 12,8g đồng tác dụng với H2SO4 đặc, nóng dư, khí sinh ra cho vào 200ml dung dịch NaOH 2M.
Hỏi muối nào được tạo thành và khối lượng là bao nhiêu?
A. Na2SO3 và 24,2g B. Na2SO3 và 25,2g.C. Na2SO3 và 23,2g. D. NaHSO3 15g và Na2SO3 26,2g.
Câu 6. Cho 13,6 gam hỗn hợp Mg, Fe phản ứng hoàn toàn với H 2SO4 đặc nóng dư thu được 8,96 lít SO2
sản phẩm khử duy nhất ở đktc. Khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là?
A. 2,4 Mg, 11,2 g Fe B. 4,4 g Mg, 9,2 g Fe C. 4,8 g Mg, 8,8 g Fe D. 5,8 g Mg, 7,8 g Fe
Câu 7: Hòa tan hoàn toàn 20,88 gam một oxit sắt bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được V lít khí
SO2 (đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được 58 gam muối khan. Giá trị của V là
A . 3,248. B. 13,45. C. 2,240. D. 4,480.
Câu 8: Đốt cháy hoàn toàn 33,4 gam hỗn hợp B 1 gồm các kim loại gồm Al, Fe, Cu ngoài không khí thu
được 41,4 gam B2 gồm 3 oxit. Cho toàn bộ B 2 tác dụng hoàn toàn với V ml dung dịch H 2SO4 20%
vừa đủ (D = 1,14g/ml). Giá trị của V là
A. 214,91. B. 107,46. C. 429,80. D. 274,40.
Câu 9: Hòa tan hết 11,1 gam hỗn hợp 3 kim loại trong dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
8,96 lít khí (đktc) .Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan . Giá trị của m là
A . 59,1. B. 35,1. C. 49,5. D. 30,3.
Câu 10: Hòa tan hết 20,608 gam một kim loại M bằng dung dịch H 2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và
V lít khí (đktc) . Cô cạn dung dịch X thu được 70,0672 gam muối khan . M là
A. Na. B. Mg. C. Fe D. Ca
D- Bài tập pha loãng dung dịch và oleum

Câu 1. Trộn lẫn m1 gam dung dịch H2SO4 30% với m2 gam dung dịch H2SO4 15% để được 300 gam dung
dịch H2SO4 25%. Các giá trị m1 và m2 là
A. 100 và 200. B. 200 và 100. C. 300 và 100. D. 150 và 150.
Câu 2. Cần V1 ml dung dịch H2SO4 2,5M và V2 ml dung dịch H2SO4 1M để khi pha trộn chúng với nhau
thu được 600ml dung dịch H2SO4 1,5M. Các giá trị V1 và V2 là:
A. 200 và 400. B. 200 và 300 C. 300 và 300 D. 150 và 450.
Câu 3. Cần dùng bao nhiêu ml nước để pha loãng 100 ml dung dịch H 2SO4 98% (D = 1,84g/ml) thành
dung dịch H2SO4 20%.
A. 700,2. B. 720,5 C. 717,6 D. 650,5.
Câu 4. Hòa tan 200 gam SO3 vào m gam dung dịch H2SO4 49% thu được dung dịch H2SO4 78,4%. Giá trị
của m là
A. 400. B. 300 C. 450 D. 500.
Câu 5: Hòa tan 3,38 gam oleum X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần dùng 80
ml dung dịch NaOH 1,0M. Vậy công thức của X là
A. H2SO4.2SO3. B. H2SO4.4SO3. C. H2SO4.SO3. D. H2SO4.3SO3.
Câu 6. Hòa tan 67,6gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước, sau đó cho tác dụng với lượng dư BaCl 2 thấy có
186,4 gam kết tủa. Công thức chung của oleum là:
A. H2SO4.SO3 B. H2SO4.2SO3 C. H2SO4.3SO3 D. H2SO4.4SO3
E- Bài toán liên quan đến hiệu suất

Câu 1. Từ 300 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS 2 người ta sản xuất được bao nhiêu tấn H 2SO4 98%, biết
rằng hao hụt trong quá trình sản xuất là 10%.
A. 320 tấn B. 360 tấn C. 400 tấn D. 420 tấn.
Câu 2:. Cần bao nhiêu tấn quặng pirit sắt chứa 35,6% FeS 2 để sản xuất 700 tấn H2SO4 70%, biết rằng hao
hụt trong quá trình sản xuất là 40%.
A. 1404,5 tấn B. 1360,2 tấn C. 1400,8 tấn D. 4200,5 tấn.

Trang 3/4
Câu 3:. Từ 2 tấn quặng pirit sắt chứa 75% FeS 2 nguyên chất còn lại là các tạp chất không chứa lưu huỳnh
người ta đã điều chế được 2 tấn dung dịch H2SO4 98%. Tính hiệu suất của phản ứng điều chế.
A. 70 % B. 80 % C. 90 % D. 100 %.
Câu 4: Tính khối lượng H2SO4 thu được khi sản xuất từ 44 tấn quặng pirit sắt chứa 80% FeS 2 biết Hiệu
suất của các giai đoạn là 70%.
A. 24,65 tấn B. 2,465 tấn C. 19,72 tấn D. 40,25 tấn.

Trang 4/4

You might also like